Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " - Pdf 10

PHAN ANH THƯ
Mã số SV : 4054289
Lớp: KTNN 1 K31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ
CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MAI VĂN NAM
Tháng 05/2009
Trang i
LỜI CẢM TẠ

Luận văn tốt nghiệp là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên năm
cuối ở trường đại học. Do tính chất phức tạp và những yêu cầu đặt ra của một luận
văn, mỗi sinh viên khi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình đều nhận được sự
hướng dẫn tận tình, tận tâm của thầy cô cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ
quan, đơn vị, cá nhân… có liên quan đến đề tài. Trong kỳ thực tập tốt nghiệp của
mình, để thực hiện được đề tài “ Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An”, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ:
- Trước hết, xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học Cần
Thơ đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội tiếp xúc thực tế sản xuất để tôi có thể hiểu
thêm về thực tế sản xuất sau thời gian học những lý thuyết liên quan.
- Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Mai Văn Nam, thầy đã hướng dẫn tận tình trong
quá trình thực hiện đề tài.
- Xin chân thành cám ơn các cơ quan: Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Hình thức:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
7. Kết luận:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày …. tháng 5 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Mai Văn Nam
Trang iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1. Phạm vi nghiên cứu 3
2. Thời gian nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
V. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU 4
1. Các nghiên cứu trong nước 4
2. Các nghiên cứu nước ngoài 5
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
1.Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 6
2. Khái niệm về nông hộ 7
3. Lí thuyết về giá trị sản phẩm, giá trị thực tế của sản phẩm, hiệu quả sản xuất
và thu nhập lao động gia đình 9
4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích 10
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
1. Phương pháp thu thập số liệu 17
2. Phương pháp xử lí số liệu 17
Trang vi
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN 18
I. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 18
1. Vị trí địa lí 18
2. Điều kiện tự nhiên 18
3. Tài nguyên 20
4. Dân số và nguồn lực 21
5. Địa hình, địa chất 22
6. Tài nguyên nhân văn 22
7. Hiện trạng phân vùng kinh tế 23
8. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Châu Thành đến
năm 2010 24
9. Lợi thế và hạn chế của huyện Châu Thành 25

CHĂN NUÔI 80
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NGƯỜI CHĂN NUÔI NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CHĂN NUÔI VÀ TĂNG THU NHẬP 83
1. Về con giống 83
2. Về thức ăn 83
3. Giá cả 84
4. Giải pháp nâng cao trình độ người chăn nuôi 84
5. Về thú y 85
6. Giải pháp tạo nguồn vốn 86
7. Thị trường tiêu thụ 87
8. Giải pháp tăng thu nhập 87
CHƯƠNG 6.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
I. KẾT LUẬN 91
II. KIẾN NGHỊ 90
1. Đối với nông hộ 90
2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 91
Trang viii
DANH MỤC BẢNG
TRANG
Bảng 1. Số hộ điều tra trên địa bàn huyện Châu Thành 16
Bảng 2. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện 28
Bảng 3. Đặc điểm chung của nông hộ chăn nuôi gia cầm tại địa bàn huyện Châu
Thành tỉnh Long An 31
Bảng 4. Số năm kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi 33
Bảng 5: Tỷ lệ các loại gia cầm nuôi tại huyện 33
Bảng 6. Qui mô hộ chăn nuôi gà 34
Bảng 7. Diện tích đất canh tác của hộ chăn nuôi gà 35
Bảng 8. Hình thức chăn nuôi gà 35
Bảng 9. Qui mô hộ chăn nuôi vịt 36
Bảng 10. Diện tích đất canh tác của những hộ chăn nuôi vịt 36

Bảng 38. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ .78
Bảng 39. Ma trận SWOT 82
Trang x
DANH MỤC HÌNH
TRANG
Hình 1. Số người lao động trong hộ nuôi gia cầm 33
Hình 2. Tỷ lệ học vấn của hộ 32
Hình 3. Tỷ lệ gia cầm được nuôi tại huyện 34
Hình 4. Tỷ lệ hộ báo với cơ quan thú y khi bắt đầu chăn nuôi 40
Hình 5 . Qui mô đàn của từng đối tượng nuôi 57
Hình 6. So sánh chỉ tiêu kinh tế của hai loại gia cầm lấy thịt 59
Hình 7. So sánh chỉ tiêu kinh tế của gà trứng và vịt trứng 63
Hình 8. Tỷ lệ thu nhập của nông hộ năm 2008 68
Hình 9. Tỷ lệ hộ thực hiện đa dạng hoá thu nhập 68
Hình 10. Cơ cấu thu nhập của nông hộ ở Châu Thành năm 2008 69
Hình 11. Những nguyên nhân nông hộ quyết định thực hiện hoạt động nhiều ngành
nghề 71
Luận văn tốt nghiệp
Trang 1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Sự cần thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Nó cung
cấp cho chúng ta sản phẩm thịt và trứng, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Nghề
chăn nuôi gia cầm ngày từng bước được mở rộng, từ mô hình sản xuất đơn giản
với những giống gia cầm ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật ngày
càng nhiều giống gia cầm nuôi theo những mô hình khác nhau nhằm gia tăng sản
phẩm cung cấp cho con người. Cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực di

của nông họ chăn nuôi gặp không ít khó khăn do giá bán thấp hoặc gia cầm
không bán được, đời sống phải lâm vào cảnh khó khăn. Chính vì thế, tôi chọn đề
tài “ Phân tích hiệu quả chăn nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ chăn nuôi gia cầm tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” để hiểu rõ
hơn về tình hình hiệu quả chăn nuôi cũng như đời sống của nông hộ. Từ đó đề
xuất những biện pháp giúp người nông dân tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập,
ổn định đời sống.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả chăn nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ chăn nuôi gia cầm tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An để thấy rõ tình
hình chăn nuôi gia cầm cũng như tình hình đời sống kinh tế của hộ. Từ đó đề
xuất những giải pháp hợp lí nhằm giúp nông hộ cải thiện hiệu quả chăn nuôi,
nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng tình hình chăn nuôi của nông hộ chăn nuôi gia cầm.
- Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm của hộ, so sánh hiệu quả chăn nuôi
của những hộ nuôi các loại gia cầm khác nhau.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi loại gia cầm
chủ yếu tại huyện Châu Thành.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hoá của hộ, từ đó
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
- Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập.
Luận văn tốt nghiệp
Trang 3
III. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI KIỂM ĐỊNH
1. Các giả thuyết kiểm định
- Các hộ chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Các loại chi phí kể cả lao động nhà qui ra tiền đều ảnh huởng đến lợi
nhuận của người chăn nuôi.

Hiệu quả sản xuất là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm,
vì nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc xác định hiệu quả sản
xuất, cụ thể như sau:
Mai Văn Nam (2004); “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản
xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”: Trường hợp
sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan;
phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu;
kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả
thấp hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế
biến.
Nguyễn Trung Cang (2004); “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng
Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà
lan; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui
mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế
chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng
hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn
trên 03 hecta.
Nguyễn Thị Thanh Giang (2006); “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà
công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp
khoá 28 khoa Kinh tế - QTKD trường đại học Cần Thơ; phương pháp thống kê,
mô tả, so sánh, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí; kết quả nghiên cứu cho
thấy hình thức nuôi gia công có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt các
trại nuôi theo hình thức chuồng kín mang lại hiệu quả cao hơn so với các trại
nuôi theo hình thức chuồng hở.
Phước Minh Hiệp và nhóm nghiên cứu, 2005; “Phân tích hiệu quả sử
dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”, phương pháp phân
tích chi phí lợi ích (CBA), mô hình probit và so sánh mô hình sản xuất được sử

đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền
kinh tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã
hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành
như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch…
Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần
nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự cơ
giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của
mỗi người nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả
việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến
sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại,
làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp hiện
đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra các
sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo ra các loại
khác như: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống
b. Đặc điểm
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật. Trong sản
xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu
vực.
Luận văn tốt nghiệp
Trang 7
2. Khái niệm về nông hộ
a. Nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
và dịch vụ hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của
gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông -
lâm - ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình.
Trong điều kiện sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường, sự phát triển kinh

Xem xét cơ cấu sản xuất của nông hộ cũng như các yếu tố bên trong của
nông hộ như đất đai, lao động, vốn, công cụ sản xuất, để thấy được đặc trưng
kinh tế của nông hộ trong nông thôn nước ta.
Đất đai
Đặc trưng nổi bật của các nông hộ của nước ta hiện nay là có qui mô canh
tác nhỏ bé. Qui mô đất canh tác bình quân của một nông hộ ở miền Bắc là 0,48
ha, Duyên hải miền Trung là 0,40 ha đến 0,60 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long
là 0,60 ha đến 1,00 ha. Điều đáng quan tâm là qui mô đất canh tác của nông hộ
có xu hướng giảm dần do tác động của các nhân tố: số dân nông thôn tăng lên;
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, với việc phát triển các ngành giao thông,
thương mại, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác đã lấy đi đất nông
nghiệp.
Về sở hữu đất đai: Nông hộ không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền
sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế và quyền thế chấp quyền sử dụng
đất đai.
Lao động
Nông hộ là đơn vị tự tổ chức lao động, sử dụng lao động của gia đình là
chính. Lao động của nông hộ chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề. Tùy theo qui
mô và hình thức sản xuất mà các nông hộ có thuê mướn thêm lao động.
Nguồn vốn sản xuất
Nguồn vốn tích lũy của các nông hộ chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi.
Nguồn vốn sản xuất của đại bộ phận nông hộ là thấp. Phần lớn các nông hộ sản
xuất trong tình trạng thiếu vốn. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn của các nông
hộ, Nhà Nước ta có chính sách cho vay vốn. Hệ thống tín dụng trong những năm
gần đây đã có sự tiến bộ đáng kể nhưng tình trạng thiếu vốn vẫn diễn ra do các
nông hộ còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian và lãi suất.
Công cụ sản xuất
Công cụ sản xuất được xem như là một trong những nguồn vốn cố định của
nông hộ. Mặc khác, nó phản ánh trình độ trang bị kĩ thuật, những phương tiện
Luận văn tốt nghiệp

Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà
người tiêu dùng cần nhất hay nói các khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi
Luận văn tốt nghiệp
Trang 10
ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất.
4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích
a. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA)
Phân tích lợi ích - chi phí là một kĩ thuật phân tích để đi đến quyết định xem
có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển
khai các dự án đã được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích - chi phí cũng được
dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều dự án loại trừ lẫn nhau.
Hay phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn
tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường
bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có
được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ
bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh
đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn
kinh tế tối ưu cho mình.
Nói rộng hơn, phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức
thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá
trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh
tế. Vì thế phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn
chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.
Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu
vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các
đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó
tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.
Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi gia cầm chủ

+ α
4
X
4i
+ α
5
X
5i
+ … + α
k
X
ki
+ u
i
= f(X
1i
, X
2i
,…,X
ki
) + u
i
Ký hiệu X
ki
biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i. Các hệ
số α là các tham số chưa biết và thành phần u
i
là các biến độc lập ngẫu nhiên có
phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai giống nhau σ
2

Adjusted R
2
: Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên
thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R
2
tăng lên thì ta
quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, càng
lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α.
Luận văn tốt nghiệp
Trang 12
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giữa thuyết H
0
(H
0
: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β
1
= β
2
= β
3
= …. =β
k
= 0) hay
các X
i
không liên quan tuyến tính với Y. H
1
≠ 0, tức là các X

1
+ b
2
X
2
+ ………+ b
n
X
n
+

Trong đó, Y là thu nhập của nông hộ, các biến giải thích (X
i
) bao gồm: diện
tích đất canh tác, tỷ lệ lao động, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, mức độ
đa dạng ngành nghề (SID) và thu nhập từ chăn nuôi, b
i
là tham số ước lượng,

là sai số ước lượng.
c. Các chỉ số tài chính
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, trong đề tài có sử dụng
các tỷ số tài chính:
- Tỷ số giữa thu nhập trên công lao động nhà (TN/CLDN): nhằm biết thu
nhập có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không.
- Tỷ số giữa thu nhập trên chi phí chưa có công lao động nhà
(TN/ΣCPCCCLDN): một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập.
- Tỷ số giữa lợi nhuận trên công lao động nhà (LN/CLDN): lợi nhuận đạt
được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không.
Luận văn tốt nghiệp

SID = 1-

i
i
P
2
Luận văn tốt nghiệp
Trang 14
Trong đó: P
i
là tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động ngành nghề thứ i. Chỉ số
SID dao động từ 0 đến 1. Nếu như nông hộ chỉ tham gia hoạt động một ngành
nghề, P
1
= 1, thì SID=0, nếu số hoạt động ngành nghề tăng thì tỷ trọng P
i
sẽ giảm
xuống và khi đó chỉ số SID tăng và tiến về 1.
f. Hồi qui Logistic
Hàm hồi qui logistic được sử dụng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng phát triển đa dạng ngành nghề của nông hộ được cụ thể như sau:
Cho tần số biến cố xảy ra hay tần số về thực hiện đa dạng nghề là x ghi
nhận từ 58 đối tượng điều tra (n). Chúng ta có thể tính xác suất của biến cố về
thực hiện đa dạng ngành nghề như sau:
n
x
Y 
Y có thể xem là một chỉ số đo lường tình trạng đa dạng ngành nghề của
nông hộ, là tỷ số xác suất xảy ra đa dạng hoá ngành nghề và không thực hiện đa
dạng của hộ. Như vậy khả năng để xảy ra việc thực hiện đa dạng hoá thu nhập

ODDS


1
= e
a + bx
(3)
Với

Y
là số ước tính của Y hay ước tính xác suất Y với bất kì giá trị nào của x
Từ phương trình (3) ta có

Y
=
Khi đó phương trình hồi qui phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động đa dạng nghề của nông hộ là:
e
a + bx
1 + e
a + bx

Trích đoạn Một số đặc điểm cơ bản về hộ chăn nuôi gia cầm Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện năm 2008 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM CỦA HỘ TRONG ĐỢT
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status