Hoàn thiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện - Pdf 10

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay Việt Nam đang là một trong những nước hàng đầu về thu hút đầu
tư trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai Đông Nam Á. Hơn bao giờ
hết, vấn đề minh bạch trong hoạt động kinh doanh trở thành một yếu tố quyết định
để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
Cùng với sự tăng trưởng phát triển kinh tế, quyền và nghĩa vụ nộp thuế là
hoạt động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán ngày nay đang phát huy vai trò quan
trọng của mình là trong sạch hóa bộ máy kinh tế của các doanh nghiệp hoạt động tại
Việt Nam, trong đó có việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn KPMG là một trong những công ty cung cấp
dịch vụ kiểm toán có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Trong quá trình thực tập ở
công ty, em đã tham gia hực hiện kiểm toán phần hành thuế cho một số doanh ngiệp
và nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc hoàn thiện kiểm toán phần hành
này. Vì vậy, em đã hoàn thành chuyên đè thực tập:
“Hoàn thiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính
do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện” .
Chuyên đề thực tập bao gồm ba chương:
♦ Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH KPMG
♦ Chương 2: Kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
♦ Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán thuế
GTGT tại công ty TNHH KPMG Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths. Tạ Thu Trang đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành chuyên đề thực tập tổng hợp này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn
tới các anh chị kiểm toán viên của công ty TNHH KPMG Việt Nam đã tận tình chỉ
bảo em trong suốt quá trình thực tập.
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM

và ý tưởng. KPMG là một trong những công ty đầu tiên đáp ứng được nhu cầu của
các tổ chức dịch vụ tài chính đa quốc gia và chúng tôi tiếp tục là một trong những
nhà tư vấn quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này.
Mạng lưới của KPMG bao gồm gần 10.000 nhân viên trong nhóm Dịch vụ
Tài chính Ngân hàng Toàn cầu.
KPMG kiểm toán 25% trong 500 ngân hàng lớn nhất thế giới, bao gồm 5
trong số 10 tập toàn ngân hàng hàng đầu toàn cầu, và 30% trong 100 công ty bảo
hiểm hàng đầu thế giới. Ngoài ra, KPMG cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho
56% trong 500 ngân hàng lớn nhất thế giới và 70% trong 100 công ty bảo hiểm lớn
nhất thế giới.
Tại Việt Nam KPMG hoạt động tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1992 khi Việt Nam bắt đầu mở cửa đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài. Đến 17
tháng 5 năm 1994. công ty đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức doanh
nghiệp 100% vón nước ngoài, giấy phé đầu tư số 863/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
với tên gọi “Công ty TNHH KPMG Việt Nam”.
Sau 12 năm chính thức đi vào hoạt động. KPMG Việt Nam gồm trên 300
người có trình độ Đại học và trên Đại học về các chuyên ngành kiểm toán. Kế toán,
ngân hàng tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh. Phần lớn nhân viên cấp cao đã có
chứng chỉ kiểm toán viên công chứng CPA do Bộ Tài Chính Việt Nam cấp. Các
nhân viên của KPMG đều được công ty tạo điều kiện để tham gia khóa học lấy
chứng chỉ kế toán viên công chứng của Vương quốc Anh ACCA. Bởi vậy mà trình
độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc của nhân viên không ngừng được
nâng cao.
Chức năng của KPMG Việt Nam đã được ghi rõ trong giấy phép đầu tư số
863/G cấp ngày 17/5/1994. Theo đó công ty được thành lập nhằm cung cấp các dịch
vụ kế toán, kiểm toán độc lập, tư vấn thuế và pháp luật, tư vấn tài chinh và các dịch
vụ tư vấn khác như tư vấn quản lý tài chính chiến lược, tư vấn công nghệ thông tin.
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
3
Nhiệm vụ của công ty là hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực trên cocư sở tuân

Tổng giám đốc.
Các thành viên của BGĐ của công ty đều là các chủ phần hùn (partner). Họ
là người trực tiếp đánhh giá rủi ro kiểm toán, quyết định kí hợp đồng kiểm toán,
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI NGHIỆP VỤ
Phòng hành chính
Phòng
thuế
Phòng
kiểm
toán
Phòng tư
vấn
Phòng tin
học
Phòng kế
toán
5
thực hiện các soát xét cuối cùng đối với một cuộc kiểm toán và là người đại diện
của Công ty ký và ban hành báo cáo kiểm toán hay thư quản lí tới khách hàng.
Khối nghiệp vụ bao gồm 3 phòng ban tương ứng với 3 lĩnh vực hoạt động
chính của công ty: Phòng Kiểm toán, phòng Thuế và phòng Tư vấn. Nhiệm vụ của
từng phòng ban được qui định cụ thể như sau:
Phòng kiểm toán: được chia thành ba bộ phận phụ trách trên 3 lĩnh vực hoạt
động là ngân hàng, sản xuất và các tổ chức phi chính phủ, dự án. Dẫn dắt mỗi bộ
phận là giám đốc kiểm toán phụ trách từng bộ (Senior Manager), người có nhiều
năm kinh nghiệm và am hiểu sâu trong lĩnh vực mình phụ trách. Hiện nay, cả ba bộ
phận này đều hoạt động rất hiệu quả, tuy nhiên, kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng

- Kiểm toán báo cáo tài chính
- Kế toán tuân thủ
- Kiểm toán nội bộ
- Các loại hình cung cấp dichj vụ bảo đảm có liên quan.
Về Tư vấn thuế:
- Tư vấn hợp nhất quốc tế
- Tư vấn thuế doanh nghiệp
- Tư vấn thuế cá nhân
Về tư vấn tài chính:
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp
- Tư vấn tái cơ cấu
- Tư vấn pháp lý
- Tư vấn quản lý tài chính chiến lược
Về tư vấn rủi ro:
- Tư vấn quản lý rủi ro thông tin
- Quản lý rủi ro tài chính
- Tư vấn kế toán
- Tư vấn hoàn thiện và cải tiến quản lý hoạt động kiinh doanh
Về tư vấn gia nhập thị trường:
- Tư vấn chiến lược ra nhập thị trường và cơ cấu đầu tư
- Hoàn thiện thủ tục cấp giấy phép đầu tư
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
7
- Tư vấn các thủ tục sau cấp giấy phép
- Tư vấn nhân lực
Trong những dịch vụ trên, kiểm toán và tư vấn tài chính là hai loại hìn đem lại tỷ
trọng doanh thu lớn nhất và cũng là thế mạnh của KPMG Việt Nam với các đối thủ
cạnh tranh.
Sơ đồ 2 Doanh thu của KPMG Việt Nam theo loại hình dịch vụ
Doanh thu của KPMG Việt Nam theo loại hình dịch vụ (tỷ USD)

dạng nên khách hàng của công ty cũng rất đa dạng, chủ yếu là các doanh nghiệp,
các dự án có vốn đầu tư trong và ngoài nước về những lĩnh vực:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, nông
nghiệp, tự động hóa, thực phẩm,…
- Cung cấp dịch vụ tài chính: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, môi trường
tài chính…
- Thương mại, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.
- Kinh doanh bất động sản
- Xây dựng dầu khí, đóng tàu
- Viễn thông, công nghệ thông tin
- Những dự án, chương trình lợi nhuận và phi lợi nhuận của chính phủ Việt
Nam, của các tổ chức quốc tế.
Nhờ thế mạnh kiểm toán và tư vấn tài chính, đặc biệt là kiểm toán ngân hàng
nên KPMG Việt Nam có một lượng lớn khách hàng là các ngân hàng ở trong và
ngoài nước. Hiện tại 80% các ngân hàng và tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam là khách hàng của công ty, trong số đó phải kể đến những ngân
hàng nổi tiếng thế giới như ABN Amro Bank, ANZ, HSBC, Chinfon Bank… Các
khách hàng là ngân hàng quốc doanh bao gồm ngân hàng Công thương, Ngoại
thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ..
Bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, KPMG Việt Nam đã lấy được lòng
tin từ khách hàng và khẳng định uy tín của mình. Chất lượng dịch vụ mà KPMG
mang lại đã thực sự đem lại lợi ích cho đối tác khiến họ trở thành khách hàng lâu
năm của công ty.
Sơ đồ 3. Thị phần của thành viên khu vực của công ty KPMG
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
9
2007
54%
13%
33%

kiểm toán tư vấn cho nhiều dự án, giúp chính phủ Việt Nam trong công tác cải thiện
năng lực thể chế và điều hành nền kinh tế.
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
10
2006
53%
12%
35%
Bằng thành tích hoạt động của mình, KPMG Việt Nam đã góp phần không
nhỏ thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kế toán, kiểm toán của nước ta. Công ty đã
được Bộ Tài chính tặng bằng khen, được thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng giải
thưởng Rồng Vàng trong 5 năm liền từ năm 2003-2007 cho nhà cung cấp dịch vụ
tài chính tốt nhất, được nhận Cúp Vàng “vì sự phát triển của cộng đồng năm 2004”.
Bảng 1.1 Doanh thu của thành viên của công ty KPMG tại các khu vực
Doanh thu của KPMG tại các khu vực (tỷ USD )
KPMG khu vực 2007 2006 Tăng (%)
Mỹ 6,59 5,96 10,6%
Châu Á Thái Bình
Dương
2,55 2,10 21,6%
Châu Âu, Trung
Đông, Châu Phi,
Nam Á
10,67 8,82 20,9
Tổng 19,81 16,88 17,4%
1.4 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG
1.4.1. Tổ chức công tác kiểm toán
KPMG Việt Nam hiện đang áp dụng một hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến,
mang tính đặc thù cao, đó là phương pháp KAM (KPMG Audit Manual). Theo đó
các cuộc kiểm toán của công ty đều phải được tiến hành với một trình tự chuẩn

hiện đồng bộ trong chu trình kiểm toán; và giúp nâng cao chất lượng kiểm toán.
Công cụ kỹ thuật chính của chúng tôi là Vector được xây dựng trên nền tảng công
nghệ của CaseWare International Inc và Groove Networks Inc, và được điều chỉnh
bởi KPMG cho mục đích sử dụng của các kiểm toán viên ở các công ty thành viên
trên thế giới.
Từ chuẩn này, căn cứ vào đặc điểm riêng về qui mô và ngành nghề kinh doanh của
khách hàng mà kiểm toán viên sẽ xây dựng nên những chương trình kiểm toán phù
hợp với mỗi khách hàng và yêu cầu của cuộc kiểm toán ở KPMG Việt Nam bao
gồm những bước sau:
Sơ đồ 7. Các bước tổ chức công tác kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
12
Chuẩn bị kiểm toán - Chấp nhận thư mời
- Ký kết hợp đồng kiểm toán
- Lựa chọn đội ngũ kiểm toán
Xây dựng chiến lược kiểm
toán
- Tìm hiểu mục tiêu và chiến lược kinh doanh của khách
hàng.
- Xác định mức độ rủi ro
Phân tích và lập kế hoạch
kiểm toán chi tiết
- Đánh giá mực độ rủi ro và các thủ tục kiểm soát nội bộ
- Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết
Tổng hợp và đánh giá ban
đầu
Đánh giá các rủi ro kinh doanh và tính hiệu quả của các thủ tục
kiểm soát nội bộ.
Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cơ bản
Thu thập và đánh giá các

• Đánh giá hoạt động tài chính
• Hệ thống kiểm soát nội bộ
KPMG sẽ xác định các khoản mục mà ước tính và đánh giá của ban giám
đốc có thể có ảnh hưởng trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Công ty phân tích độ lớn của các rủi ro phát hiện được và xác định các thủ tục
tương ứng. Sơ đồ hoạch định của KPMG liên kết các rủi ro đến các tài khoản trọng
yếu và các cơ sở dẫn liệu có liên quan trong báo cáo tài chính, và tập hợp các cơ sở
dẫn liệu về các tài khoản này vào các mục tiêu kiểm toán. Những cơ sở dẫn liệu này
bao gồm tính đầy đủ của một tổng thể, tồn tại, chính xác, đánh giá, quyền sở hữu và
sự trình bày. Với mỗi mục tiêu, nhóm kiểm toán xác định một mức rủi ro và xác
định sơ bộ việc kết hợp hiệu quả khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục
phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ riêng biệt và các số dư.
1.4.1.2. Thực hiện kiểm toán
Bước này được thực hiện trên cơ sở kế hoạch đã được lập về thời gian, phạm
vi thực hiện, nội dung kiểm toán. Quá trình thực hiện được tiến hành một cách toàn
diện, đảm bảo đúng tiến độ xây dựng trong kế hoạch. Thực tế, KPMG thường tiến
hành hai cuộc kiểm toán đối với mỗi khách hàng: kiểm toán giữa năm tài chính và
kiểm toán kết thúc năm tài chính.
Đối với cuộc kiểm toán vào giữa năm tài chính, kiểm toán viên thường tiến
hành các công việc: phân tích chu trình, thực hiện thủ tục kiểm soát và một phần các
thử nghiệm cơ bản. Trong việc phân tích chu trình, KTV đi sâu vào tìm hiểu các
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
14
hoạt động chính của chu trình: các nghiệp vụ mang tính trọng yếu, diễn ra thường
xuyên, các nghiệp vụ phức tạp, có giá trị giao dịch lớn, đồng thời KTV xem xét cả
hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình. Việc rà soát lại một lần nữa hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng cho phép KTV đưa ra đánh giá cuối cùng về mức
độ rủi ro của những sai phạm trọng yếu và quyết định số lượng các thử nghiệm cơ
bản sẽ thực hiện.
Đối với mỗi cuộc kiểm toán kết thúc năm tài chính, KTV cập nhật thêm các

cáo của mình liệu có phải điều chỉnh theo.
Lợi ích của phương pháp này là:
• Tập trung rõ ràng vào các chu trình chủ yếu của Công ty kết hợp với những
phản hồi liên tục về các rủi ro, những yếu kém về kiểm soát nội bộ và các cơ hội để
cải thiện hoạt động của khách hàng;
• Các vấn đề chính được phát hiện một cách nhanh chóng và được thông báo
đến Ban Giám đốc;
• Tính hữu hiệu và hiệu quả chi phí cùng với phương pháp kiểm toán dựa trên
rủi ro của KPMG; và
• Đáp ứng tất cả các nhu cầu về ngày phát hành báo cáo của khách hàng mà
không có các vấn đề bất ngờ phát sinh vào phút cuối.
1.4.2 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do công ty kiểm toán lập, phân loại, sử dụng và
lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán bao gồm mọi thông tin cần thiết
liên quan đến cuộc kiểm toán để làm cơ sở cho việc hình thành và đưa ra ý kiến của
kiểm toán viên theo đúng chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hoặc kiểm toán quốc tế
được công nhận.
Xác định tầm quan trọng của hồ sơ kiểm toán trong hoạt động kinh doanh
của mình, KPMG Việt Nam đã tổ chức việc lập, lưu trữ và bảo quản các hồ sơ kiểm
toán rất khoa học và nghiêm ngặt. Công ty thực hiện kiểm toán theo phương pháp
KAM- KPMG Audit Manual, theo đó trong mỗi một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên
phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty khách hàng, các giấy tờ xác nhận của bên thứ ba hoặc các
bên có liên quan cũng như các báo cáo mà kiểm toán viên lập ra trong quá trình thực
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
16
hiện kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán được sắp xếp khoa học, tuân theo dúng qui định,
có đầy đủ chữ kí, xác nhận của người có thẩm quyền.
Các phần trong hồ sơ kiểm toán của KPMG được đánh dấu theo thứ tự từ A-
>Z, trong đó có những phần bắt buộc cho mọi cuộc kiểm toán và có những thay đổi

1.4.3 Hệ thống kiểm soát chất lượng tại công ty KPMG Việt Nam
Công việc kiểm soát chất lượng của hoạt động kiểm toán là việc làm cấp
thiết, giống như một hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo cho việc cung cấp các dịch
vụ đạt hiệu quả cao nhất. Tại KPMG, các thủ tục kiểm tra chất lượng được xây
dựng căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành trong quyết định số
28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được chia thành
hai lĩnh vực chính: Kiểm soát chất lượng chung toàn công ty và kiểm soát chất
lượng cuộc kiểm toán.
1.4.3.1 Kiểm soát chất lượng chung toàn công ty
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về “Kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán” nêu rõ “Nội dung, lịch trình và phạm vi của những chính sách và
thủ tục kiểm soát chất lợng của một công ty kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố
nhất định về qui mô, tính chất hoạt động của công ty, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ
chức, việc tính toán xem xét giữa chi phí và lợi ích”
Ví dụ điển hình cho công việc kiểm soát chất lượng chung toàn công ty chính
là các chính sách, quy định về rất nhiều mặt được đặt ra bởi Ban giám đốc và được
cụ thể hóa từ những qui định của KPMG quốc tế với điều kiện thực tế tại Việt
Nam, cụ thể:
- Tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp cũng như năng lực chuyên môn của kiểm
toán viên.
- Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư
vấn: phân công công việc kiểm toán; hướng dẫn và giám sát thực hiện kiểm toán;
các yêu cầu khi tham khảo ý kiến chuyên gia; điều kiện của việc ký kết hợp đồng
kiểm toán và tiêu thức chấp nhận, duy trì khách hàng; quy trình và kĩ thuật kiểm
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
18
toán, hồ sơ kiểm toán; quy định trong công tác tuyển dụng và đào tạo, trong xây
dựng chiến lược hoạt động kinh doanh.
- Cách thức kiểm tra, theo dõi tính hiệu quả và đầy đủ khi thực hiện các chính
sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty.

Bước kiểm soát này nhằm mục đích xác định xem
- Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn
cần thiết để thực hiện công việc đợc giao hay không;
- Các trợ lý kiểm toán có hiểu các hướng dẫn kiểm toán hay không;
- Công việc kiểm toán có đợc thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và
chơng trình kiểm toán hay không;
Người chịu trách nhiệm giám sát quá trình kiểm toán có nhiệm vụ nắm bắt và
xác định các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm
toán để điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán cho phù
hợp. Đồng thời tiến hành xử lý các ý kiến khác nhau về chuyên môn giữa các kiểm
toán viên và trợ lý kiểm toán cùng tham gia vào cuộc kiểm toán và cân nhắc xem có
phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn không;
Kiểm tra kiểm toán
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán thường xuyên kiểm tra các công việc sau:
- Thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán; Việc đánh giá về
rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, bao gồm cả việc đánh giá kết quả của các thử
nghiệm kiểm soát và đánh giá những sửa đổi (nếu có) trong kế hoạch kiểm toán
tổng thể và chơng trình kiểm toán;
- Việc lưu vào hồ sơ kiểm toán những bằng chứng kiểm toán thu đợc bao gồm cả ý
kiến của chuyên gia t vấn và những kết luận rút ra từ việc tiến hành các thử nghiệm
cơ bản;
- Báo cáo tài chính, những dự kiến điều chỉnh báo cáo tài chính và dự thảo báo cáo
kiểm toán.
Bên cạnh đó, KPMG Việt Nam còn chịu sự kiểm tra, giám sát từ mạng lưới
KPMG quốc tế dưới hình thức cá cuộc kiểm toán “nóng” và “lạnh”. Kết quả của
cuộc kiểm toán này sẽ đánh giá và xếp loại về chất lượng và kiểm soát chất lượng
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
20
trong hoạt động của KPMG Việt Nam. Việc phân công trách nhiệm trong việc kiểm
soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thể hiện trong sơ đồ sau:

Bước này bao gồm các công việc: Bố trí nhóm kiểm toán, xem xét nhu cầu
sử dụng chuyên gia thuế, IRM- chuyên gia phân tích rủi ro.
Với cuộc kiểm toán của khách hàng A - là khách hàng không có quy mô lớn,
nhóm kiểm toán bao gồm 5 người bao gồm 1 nhân viên kinh nghiệm S1 làm trưởng
nhóm, 1 nhân viên A1- trợ lý cấp cao và 2 nhân viên A2- trợ lý và 1 thực tập sinh.
Cuộc kiểm toán với khách hàng A có yêu cầu được sử dụng nhân viên phân tích rủi
ro thông tin (IRM) do hệ thống thông tin của khách hàng tương đối phức tạp đòi hỏi
phải có sự thử nghiệm trước khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, đồng thời dây là
năm đầu tiên KPMG tiến hành kiểm toán khách hàng A nên việc phân tích rủi ro
ban đầu cần được coi trọng. Cuộc kiểm toán được tiến hành vào tháng 2 đến tháng 3
năm 2008
• Bước 3: Tìm hiểu thông tin cơ sở về khách hàng
Công ty TNHH A là công ty 100% vốn nước ngoài của Nhật được thành lập
theo giấy phép đầu tư số 32/GP-KCN-HN cấp bởi ban quản lý các khu chế xuất và
khu công nghiệp Hà Nội, cấp ngày 29/4/2002. Thời hạn của giấy phép kinh doanh là
45 năm kể từ ngày cấp.. Trong giấy phép đầu tư sửa đổi số 32/GPDC1-KCN-HN
cấp ngày15/04/2005 công ty đã tăng tổng vốn đầu tư từ 3,8 triệu USD lên 13,3 triệu
USD và tăng vốn pháp định từ 1,2 triệu USD lên 4 triệu USD. Vốn pháp định của
công ty hiện nay là gần 63 triệu đồng. Hiện nay, công ty tập trung vào hoạt động sản
xuất và lắp đặt các trang thiết bị vận tải.
Công ty bắt đầu sản xuất từ 01/03/2003 và có lợi nhuận từ năm 2004.
Trong 9 tháng đầu năm 2007, công ty thua lỗ VND1,354,868 nghìn, tuy nhiên 3
tháng gần đây nhất, công ty có mức lợi nhuận đạt VND 632,415 nghìn. Sau 4 năm
hoạt động, công ty A đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài và các nhà
sản xuất trong nước vì các sản phẩm đều đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và
yêu cầu kỹ thuật
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B
22
Hiện tại, công ty sử dụng 139 lao động Việt Nam and 2 chuyên gia nước
ngoài, tất cả đều có hợp đồng lao động. Tỉ lệ thay thế các lao động chủ chốt khá cao.

trọng của doanh nghiệp là ghi nhận doanh thu. Việc lựa chọn và áp dụng các chính
sách kế toán ở công ty A là phù hợp và chấp nhận được.
Doanh nghiệp có cơ cấu nhỏ: Phòng kế toán gồm 2 người: chị Thủy phụ
trách kế toán tổng hợp và chị Nhung kế toán viên. Tổng giám đốc phụ trách trực tiếp
các giao dịch với ngân hàng. Đây là những người phụ trách hành chính của công ty.
Sự phân chia nhiệm vụ này là hợp lý vì đây là một doanh nghiệp nhỏ. Các bản ghi
kế toán không lớn và đơn giản.
• Bước 4: Tìm hiểu hoạt động kế toán phần hành thuế GTGT và hệ
thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nộ bộ và các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục thuế
được khách hàng thực hiện đầy đủ và được đánh giá hiệu quả, đảm bảo sự phân
công phân nhiệm. Do vậy, qua quá trình tìm hiểu hoạt động kế toán và hoạt động
kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT, KTV có thể dựa vào hệ thống kiểm soát
nội bộ trong quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng A.
Bảng 2.1: Tìm hiểu về hoạt động kế toán và HTKSNB
đối với thuế GTGT của khách hàng A
Tìm hiểu hoạt động kế toán và HTKSNB
đối với khoản mục VAT
Khách hàng: Công ty A Kỳ kế toán 31/12/2007
Người thực hiện TQH Ngày thực hiện 11/10/2007 WP C128
Các hoạt động kiểm soát nội bộ để
đảm bảo không xảy ra sai sót trọng yếu
Mô tả hoạt động
kiểm soát
Sử dụng
hệ thống
thông tin?
Đã được
kiểm
tra?

gồm cả thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
và thuế GTGT đầu ra. Sau khi đối chiếu, họ
sẽ lập biên bản đối chiếu hàng tháng trên đó
ghi rõ số liệu kê khai và số liệu trên sổ cái
của thuế GTGT (đầu vào và đầu ra), tính
toán lượng chênh lệch và nêu rõ nguyên
nhân. Công việc này được trình bày trên
GTLV và được chị Hiền kế toán trưởng
xem xét và kiểm tra lại.
Sau đó, tờ khai thuế và danh sách các hóa
đơn sẽ được trình cho bộ phận thuế xem
xét. Thủ tục kiểm soát đối với khoản mục
thuế này được thực hiện từ năm 2004
Ban giám đốc
xem xét và phê
chuẩn tờ khai
thuế
Không Không
Sau khi được chuẩn bị bởi kế toán trưởng,
tờ khai thuế sẽ được đưa cho Tổng Giám
đốc xem xét và thông qua.
• Bước 5: Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Sau khi đã thu thập những thông tin cơ bản về khách hàng cũng như về hệ
thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
trên Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD bằng cách so sánh trị số của các khoản mục
vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Thuế GTGT là khoản mục nhỏ nên KTV tiến hành
phân tích sơ bộ những khoản mục lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động thuế
GTGT như bảng sau:
Bảng 2.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ của khách hàng A
Lê Bảo Châu Kiểm toán 46B


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status