Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện - Pdf 97

Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Để việc kiểm toán báo cáo tài chính có thể cung cấp thông tin tài chính
một cách chính xác, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, kiểm toán viên
tiến hành đánh giá qua nhiều bước với những phương pháp kỹ thuật khác
nhau. Trong đó bước công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đóng một
vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để kiểm toán viên có thể đưa ra các thủ tục
kiểm toán thích hợp.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các công ty ngày càng phát triển
với sự đa dạng về hình thức, đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh. Các nghiệp vụ
kinh tế cũng phát sinh một ngày phức tạp dẫn đến việc kiểm toán các báo cáo
tài chính ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, đòi hỏi kiểm toán viên phải có
óc xét đoán và phương pháp làm việc khoa học hợp lý. Việc đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ một cách chính xác sẽ giúp kiểm toán viên khoanh
vùng được rủi ro, qua đó rút ngắn được thời gian kiểm toán, tiết kiệm được
chi phí và đạt được hiệu quả trong công việc do giảm được đáng kể các thủ
tục kiểm tra chi tiết. Vì vậy, việc nghiên cứu quy trình đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính là một vấn đề cấp thiết và
cần quan tâm đúng mức.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và qua
quá trình thực tập tại công ty KPMG, đề tài “Quy trình đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH
KPMG Việt Nam thực hiện” được chọn làm chuyên đề nghiên cứu.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia thành 2 chương :
Chương 1: Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam
thực hiện.
Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty
TNHH KPMG Việt Nam thực hiện.

Chuyên đề thực tập
a) Những thông tin mà KTV cần thu thập bao gồm
- Những hoạt động bên ngoài có khả năng tác động tới hoạt động kinh
doanh của khách hàng như sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ
mô của chính phủ, của ngành kinh doanh, biến động của thị
trường…
- Các hoạt động nội bộ của khách hàng: KTV cần thu thập thông tin
về những hoạt động có khả năng ảnh hưởng tới thông tin trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp như thay đổi nhân sự hội đồng quản
trị hay các vị trí nhân sự quan trọng khác ( kế toán trưởng, giám đốc
tài chính,…); các hoạt động đầu tư mới, thay đổi trong chiến lược
hoạt động kinh doanh của công ty….
b) Các phương pháp chủ yếu để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của
khách hàng:
Có 3 phương pháp chính bao gồm thu thập, kiểm tra tài liệu, phỏng vấn và
quan sát:
- Thu thập, kiểm tra tài liệu: KTV sẽ đưa ra một bản danh sách các tài liệu
cần thiết yêu cầu Ban giám đốc và Kế toán trưởng công ty cung cấp, tùy
theo từng đặc thù của doanh nghiệp mà tài liệu có thể khác nhau, song cơ
bản thường gồm: giấy phép thành lập, điều lệ công ty, các hợp đồng quan
trọng và dài hạn, biên bản họp hội đồng quản trị, ban giám đốc, báo cáo tài
chính, thuyết minh báo cáo tài chính và các giải trình, các bảng kê liên
quan đến các thuyết minh trên báo cáo tài chính. Tài liệu quan trọng nhất
là báo cáo tài chính năm kiểm toán cùng với giải trình của ban giám đốc
trong đó nêu rõ người lập và phê duyệt báo cáo tài chính và lời khẳng định
báo cáo tài chính được trình bày trung thực hợp lý.
- Phỏng vấn: Theo yêu cầu của cuộc kiểm toán Ban giám đốc sẽ giới thiệu
về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, về quá trình hình thành,
phát triển, các giải trình về báo cáo tài chính, các thông tin cơ bản về chính
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A

Chuyên đề thực tập
- Quan điểm quản lý, phong cách quản lý và sự tận tâm nhằm đạt
được chất lượng, hiệu quả: Những quan điểm về quản lý có thể gây
rủi ro như thế nào với doanh nghiệp, đã đạt yêu cầu về chất lượng
hay chưa…
- Những quy chế, chuẩn mực về lòng tự trọng và các giá trị đạo đức
của khách hàng: liệu khách hàng có tạo được một chuẩn mực đạo
đức và tự trọng đúng đắn cho nhân viên không, và có truyền đạt
được những chuẩn mực, quy chế ấy tới nhân viên của mình không.
- Sự đóng góp của những người được phân công, chịu trách nhiệm
quản lý: Những người có trách nhiệm có làm việc hiệu quả không,
có hoạt động đúng với những gì mình chịu trách nhiệm không.
- Chính sách về con người và việc thực hiện chính sách ấy: Khách
hàng có những chính sách gì về con người, các chính sách ấy được
thực hiện như thế nào và có hiệu quả ra sao, có góp phần giảm được
rủi ro trong quá trình lập báo cáo tài chính hay không.
Để thực hiện mục đích này, KTV tiến hành những buổi gặp gỡ với Ban
Giám đốc khách hàng, thu thập tài liệu chứng minh cho việc thực hiện
những thủ tục kiểm soát như các quyết định, quy chế, văn bản của công ty
khách hàng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của nhân
viên, cơ cấu tổ chức… Bên cạnh đó, KTV còn phỏng vấn Ban Giám đốc,
phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính và những người có liên
quan. KTV cũng có thể sử dụng phương pháp quan sát đối với các hoạt
động của công ty hay kiểm tra chứng từ, tài liệu nhằm có được thông tin
đầy đủ nhất. Từ những thông tin có được, KTV có thể đánh giá tổng thể về
hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng cũng như thái độ,
nhận thức, hoạt động của các cá nhân có trách nhiệm trong hệ thống ấy
nhằm khẳng định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát.
Đối với các khách hàng cũ, thông thường hệ thống kiểm soát nội bộ ít
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A

Chuyên đề thực tập
toán của doanh nghiệp chưa, có phù hợp nguyên tắc phân công, phân nhiệm
hay không. Nhân sự phòng kế toán có đạt trình độ phù hợp với hoạt động
được phân công không, có ý thức, thái độ làm việc, năng suất công việc được
giao như thế nào.
Tại KPMG, KTV thường sử dụng ba phương pháp là thu thập tài liệu,
quan sát và phỏng vấn để tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng.
Đối với những khách hàng thường niên, KTV thường xem xét dựa trên
những thông tin đã thu thập được từ những năm trước, sau đó cập nhật thêm
những thay đổi trong năm nay.
1.1.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát thường đan xen trong các bước tìm hiểu về môi
trường kiểm soát cũng như hệ thống kế toán, do đó KTV KPMG thường tiến
hành bước tìm hiểu này đan xen với hai bước trên, tập trung vào các nguyên
tắc thiết kế của thủ tục kiểm soát: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc
phân công phân nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Các kỹ thuật
được áp dụng vẫn là thu thập tài liệu, phỏng vấn và quan sát.
Sau khi đã tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đã có cái nhìn sơ
bộ về tổng thể hệ thống kiểm soát, bước đầu đánh giá về những rủi ro kiểm
soát, từ đó quyết định dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
nhiều hay ít, và có cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm kiểm soát hay không.
Nếu KTV cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là không đáng tin cậy thì thử
nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện ở mức tối thiểu; còn nếu đánh giá ban
đầu chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy thì khối lượng các
thử nghiệm kiểm soát sẽ ở mức cơ bản.
1.1.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát không phải được tiến hành tại một
thời điểm mà được KTV KPMG tiến hành trong suốt quá trình kiểm toán,
thường xuyên cập nhật trong giấy tờ làm việc cũng như trong kế hoạch kiểm
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A

Chuyên đề thực tập
không.
- Nếu các thủ tục đó là hợp lý thì chúng có được thực thi một cách có
hiệu quả, hiệu lực ở các bộ phận, các phòng ban của khách hàng hay
không.
Nội dung, quy mô và thời gian thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro tùy
thuộc vào đặc điểm từng cuộc kiểm toán cụ thể như: quy mô của khách thể,
mức độ phức tạp trong các hoạt động của khách thể, sự hiểu biết của KTV về
khách thể. Đối với KPMG, các thủ tục để đánh giá rủi ro thường bao gồm:
- Phỏng vấn ban quản lí và các thành viên khác thuộc công ty khách hàng;
- Thủ tục quan sát và điều tra;
- Thủ tục phân tích.
Cho đến nay, mạng lưới KPMG toàn cầu đã xây dựng cho mình một
công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán
với khách hàng thường niên hay khách hàng tiềm năng. Theo đó, tất cả các
thành viên KPMG ở tất cả các nước đều sử dụng các thủ tục chung trong việc
đánh giá chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Và theo công cụ chung này, KPMG
phân biệt rủi ro ở 3 mức: cao, trung bình và thấp.
Rủi ro ở mức cao: áp dụng đối với các khách hàng hoạt động trong các
lĩnh vực có rủi ro cao (công nghệ thông tin, sản xuất vũ khí, y tế…); mô hình
hoạt động kinh doanh dựa trên những yếu tố không ổn định, có sự thay đổi
bất thường hoặc không giải thích được bằng các chỉ tiêu tài chính quan trọng;
có sự nghi ngờ về tính trung thực và năng lực của ban lãnh đạo; vấn đề liên
quan đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp;…
Rủi ro ở mức trung bình: áp dụng đối với các khách hàng được niêm
yết trên thị trường chứng khoán; ban quản lí chịu áp lực để hoàn thành kế
hoạch kinh doanh; khách hàng áp dụng những chính sách kế toán mang tính
chất “bảo thủ” hoặc “nóng vội”…
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập

quá trình kiểm toán.
Sau khi đã tiến hành phỏng vấn, thu thập tài liệu và quan sát hoạt động
của công ty, kiểm toán viên đã tập hợp kết quả của mình được trình bày trong
giấy tờ làm việc như dưới đây:
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chun đề thực tập
Bảng 1.1 : Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của cơng ty A
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
Khách hàng
Cơng ty A
Kỳ kế tốn
31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.05
Cơ cấu tổ chức
Cơng ty A (“Công ty”) là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đượcc thành lập tại Việt
Nam. Các hoạt động chính của Công ty là phát triển, sản xuất và bán các linh kiện điện tử.
Tổng số vốn đầu tư và vốn điều lệ của Công ty theo quy đònh trong Giấy chứng nhận Đầu tư tương
ứng là 75.000.000 USD và 43.180.000 USD.
Cơng ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 2558/GP ngày 22 tháng 3 năm 2006 do bộ Kế hoạch
đầu tư cấp. Giấy phép đầu tư có hiệu lực 41 năm kể từ ngày cấp.
Tên giao dịch của cơng ty: A COMPANY LTD
Trụ sở đăng ký Khu Công nghiệp Thăng Long
Huyện Đông Anh
Hà Nội, Việt Nam
Hội đồng Quản trò Ông Shigeru Ono Chủ tòch

Tổng số nhân viên cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 2.845 người, trong đó có 12 người nước
ngoài, 2.833 người Việt Nam
Khách hàng
100% doanh số của công ty là từ xuất khẩu. Công ty chỉ bán các sản phẩm cho các thành viên trong
tập đoàn mẹ và các công ty có quan hệ đối tác với tập đoàn mẹ.
Cách khách hàng chính bao gồm:
- PED Malaysia
- PED Hong Kong,
- PIA Singapore
- PT Malaysia
- Global Procurement Service Co.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp nguyên vật liệu chính là Sumitomo Co. Japan, ngoài ra các thành viên trong tập đoàn ở
Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng là những nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty.
Đồng thời KTV cũng tiến hành thu thập các thông tin về ngành và môi
trường kinh doanh của khách hàng và lưu trữ trên giấy tờ làm việc.
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Bảng 2.2 : Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của công ty A
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Khách hàng
Công ty A
Kỳ kế toán
31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.05

Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
1.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố
cấu thành
1.2.2.1 Tìm hiểu và đánh giá về môi trường kiểm soát
Là khách hàng mới của công ty KPMG Việt Nam nên thông tin về môi
trường kiểm soát của công ty A phải được tìm hiểu từ đầu, tập trung vào xem
xét quan điểm, phong cách điều hành của Ban lãnh đạo cũng như các quy
trình kiểm soát có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mục
đích của bước công việc này là đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức và
hoạt động của Ban lãnh đạo nhằm khẳng định tính hợp lý và độ tin cậy của hệ
thống kiểm soát nội bộ.
KTV đã tìm hiểu một số thông tin và thể hiện trên giấy tờ làm việc.
Bảng 2.3 : Thông tin về môi trường kiểm soát của công ty A
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Khách hàng
Công ty A
Kỳ kế toán
31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.06
• Cơ cấu tổ chức và phân công quyền hạn, trách nhiệm
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về các chính sách, chiến lược quan trọng của công ty và định
hướng hoạt động chung cho toàn công ty. Tổng giám đốc có quyền ra các quyết định quan trọng

Bộ phận
hành chính
Bộ phận sản
xuất
Chuyên đề thực tập
Các hoạt động phải được tuân theo chính sách và kế hoạch của công ty, bất kỳ sự không tuân thủ nào
sẽ được báo cáo lên các trưởng bộ phận, giám đốc và ban giám đốc.
Tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên là ưu tiên hàng đầu của công ty, trong đó họ được
khuyến khích cống hiến cho tập thể, tiếp cận với các cơ hội học tập năng cao kỹ năng và kiến thức,
được ghi nhận cho các đóng góp và khám phá năng lực bản thân.
Mặc dù công ty không có văn bản quy định các giá trị đạo đức của riêng mình, nhưng nó đã duy trì
và phát triển văn hóa doanh nghiệp đề cao và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực, liêm
khiết và đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó công ty cũng tuân theo các giá trị đạo đức mà công ty mẹ
đề ra.
Đối với khách hàng B, KTV xem xét hồ sơ năm trước và cập nhật
những thay đổi trong môi trường kiểm soát năm nay của công ty. Do nhân sự
trong Ban giám đốc công ty có nhiều thay đổi nên kiểm toán viên tiến hành
phỏng vấn và quan sát Ban giám đốc mới. Trong quá trình phỏng vấn và quan
sát, KTV rút ra kết luận Ban giám đốc mới của công ty có nhiệt tình, có thái
độ và ý thức nghiêm túc, có tác phong tốt và đã có kinh nghiệm quản lý nhiều
năm, môi trường kiểm soát của công ty B được đánh giá là vẫn chặt chẽ.
1.2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán
Sau khi tìm hiểu về môi trường kiểm soát của công ty, KTV tiến hành
thu thập và tìm hiểu về hệ thống kế toán của công ty:
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Bảng 2.4 : Tìm hiểu các chính sách kế toán của công ty A
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chun đề thực tập
Cơ sở lập báo cáo tài chính

31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.07
Chuyên đề thực tập
Nhân sự hệ thống kế toán của công ty
Phòng kế toán của công ty có kế toán trưởng và kế toán các phần hành. Tuy nhiên trình độ kế toán
không cao và thường xuyên luân chuyển nhân sự, gây hiện tượng thiếu kinh nghiệm, vì thế rủi ro
sai sót của hệ thống kế toán cao.
Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán
Kiểm tra hệ thống chứng từ sổ sách kế toán, KTV nhận thấy các thủ tục kiểm soát của công ty chưa
được tuân thủ. Phỏng vấn kế toán trưởng thì được biết hàng tháng có sự đối chiếu giữa sổ cái và sổ
chi tiết của từng phần hành cụ thể. Tuy nhiên qua thực tế kiểm tra thì không thấy dấu hiệu chứng
minh điều này, hơn nữa một số phần hành như dự phòng, doanh thu tài chính có số ghi trên sổ chi
tiết không khớp với sổ cái, điều này được kế toán trưởng giải thích là do sự sai sót trong ghi chép.
Cách sắp xếp và lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách cũng không hợp lý, có thể gây ra sự mất chứng
từ hay sai lệch sổ sách.
Đối với công ty cổ phần B, trình tự chu trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế
toán là xem lại thông tin năm trước và cập nhật thông tin năm nay, KTV đưa
ra kết luận là không có sự thay đổi trong chính sách kế toán của công ty, có
một vài sự thay đổi nhỏ trong nhân sự hệ thống kế toán (kế toán phần hành
tiền và lương nhân viên - chị Vũ Thị Nhung nghỉ đẻ nên công ty đã tuyển chị
Hà làm thay với hợp đồng ngắn hạn 6 tháng. Hiện tại chị Lê Minh Hà đã làm
được 2 tháng), nhưng không gây ảnh hưởng tới hệ thống kế toán của công ty.
1.2.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
KTV đã xem xét, tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán tại công ty A và đưa
ra nhận xét và đánh giá cho từng phần hành cụ thể trên các giấy tờ làm việc:

2. Thu tiền
Tiền mặt
Dựa trên tờ khai được chuẩn bị bởi thủ quỹ, kế toán phải thu in Phiếu thu và các chứng từ đi kèm để
kế toán trưởng phê duyệt, rồi ghi vào phần mềm Oracle.
Tiền gửi ngân hàng
Hàng ngày, kế toán tiền gửi ngân hàng nhận sổ phụ ngân hàng và ghi chép tất cả các giao dịch vào
phần mềm.
3. Đối chiếu với ngân hàng
Dựa trên sổ phụ ngân hàng, kế toán tiền gửi ngân hàng ghi chép các giao dịch và đối chiếu giữa số
liệu ghi chép với sổ phụ ngân hàng vào cuối tháng.
4. Kiểm kê tiền mặt tại quỹ
Kiểm kê tiền mặt tại quỹ thường được tiến hành vào cuối năm và đôi khi thực hiện kiểm kê bất ngờ
trong một số trường hợp nhất định.
B. Quá trình mua hàng-nhập kho-lưu kho-xuất kho
1. Quá trình mua hàng:
Nhân sự phòng vật tư phụ trách quá trình mua hàng gồm trưởng phòng vật tư, trợ lý trưởng phòng và
nhân viên vật tư.
Trợ lý trưởng phòng lập báo cáo về lượng hàng tồn kho của từng loại vật liệu cho từng loại sản phẩm
do thủ kho cung cấp, trưởng phòng căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng sản phẩm đã được phòng kỹ
thuật kiểm soát và số vật liệu trong kho để xác định lượng hàng cần nhập, lập đề nghị mua hàng. Sau
đó trợ lý mua hàng lấy giấy báo giá của các nhà cung cấp trình lên cho phó giám đốc sản xuất, phó
giám đốc sẽ quyết định giá nhập và số lượng cần nhập rồi chuyển lên để giám đốc ký duyệt. Sau đó
trợ lý mua hàng gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp và chuẩn bị hợp đồng mua hàng. Sau khi ký kết
xong hợp đồng, đơn đặt hàng và hợp đồng mua hàng được chuyển sang cho phòng kế toán để chuẩn
bị thanh toán theo quy định trong hợp đồng.
2. Quá trình nhập hàng và lưu kho
Hàng hóa mua về được phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau đó phòng vật tư giám sát
việc nhập kho, sau khi nhập kho, một liên phiếu nhập kho được chuyển sang bộ phận kế toán để ghi
sổ.
3. Quá trình xuất kho

5. Khách hàng trả trước
Dựa trên khoản trả trước của khách hàng, kế toán phải thu, cập nhật số lượng ứng trước và thông tin
khách hàng vào phần mềm. Khi xuất hóa đơn, phần mềm tự động xử lý các bút toán trên tiểu khoản
của tài khoản 131.
D. Quản lý và kiểm soát các khoản Phải thu khách hàng và phải trả người bán
Thông thường, công ty yêu cầu khách hàng thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Nhìn
chung không có khoản nợ phải thu khó đòi.
Phải trả người bán là các khoản phải trả cho nhà cung cấp trong nước và nước ngoài nhưng chủ yếu
là hàng nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm thu thập, soát xét và lưu giữ hóa đơn chứng
từ hàng nhập khẩu và kiểm soát số dư với nhà cung cấp. Việc kiểm soát được thực hiện bằng cách đối
chiếu với nhà cung cấp thông qua hệ thống “Statement of account”.
E. Quản lý và kiểm soát đối với tài sản cố định
1. Mua tài sản cố định
Dựa trên nhu cầu mua tài sản cố định, mỗi phòng chuẩn bị Giấy đề nghị mua tài sản cố định. Tùy
thuộc vào giá trị mua, trưởng phòng đề nghị Giám đốc/Phó Giám đốc xem xét và phê duyệt. Sau đó
Đề nghị mua được chuyển tới phòng kế toán. Đề nghị thanh toán được phê duyệt bởi kế toán trưởng
và Phó Giám đốc trước khi thanh toán.
Sau khi nhận được đề nghị (đã duyệt), kế toán tài sản cố định thu thập báo giá của các nhà cung cấp
khác nhau. Nhà cung cấp tốt nhất (dựa trên điều kiện chất lượng, giá và thương hiệu) sẽ được chọn.
Khi đó lập Đề nghị mua hoặc hợp đồng với nhà cung cấp.
2. Bàn giao tài sản cố định
Dựa trên việc nhận tài sản cố định, trưởng phòng kiểm tra tài sản cố định và chữ ký trên biên bản bàn giao
tài sản cố định. Sau đó, biên bản bào giao tài sản cố định được chuyển tới phòng kế toán để ghi nhận vào
phần mềm kế toán tài sản cố định.
Công ty đã ghi nhận một số tài sản nhỏ hơn 10 triệu VNĐ là tài sản cố định. Điều này không tuân
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
theo Quyết định 206/2006/QĐ-BTC.
3. Quản lý tài sản cố định
Tài sản cố định được quản lý bởi phần mềm Oracle về nguyên giá, thời gian sử dụng hữu ích và hao mòn

phê duyệt. Với trưởng phòng thì Ban Giám đốc sẽ là người xem xét, đánh giá và phê duyệt.
Cuộc họp giữa Ban Giám đốc, Phòng hành chính, kế toán trưởng, các trưởng phòng được tổ chức để
hoàn thành việc đánh giá nhân viên của các phòng ban. Việc đánh giá và quyết định tăng lương được
phê duyệt bởi Giám đốc và sau đó cập nhật vào phần mềm.
3. Thôi việc
Đơn xin thôi việc được đệ trình cho trưởng phòng để xem xét và đề nghị Giám đốc duyệt. Giám đốc
ký chấm dứt hợp đồng và chuyển cho phòng nhân sự cập nhật vào phần mềm và tính toán số tiền phải
trả cho người thôi việc. Phó phòng hành chính nhân sự sẽ kiểm tra lại số tiền phải trả và xóa tên nhân
viên đó ra khỏi danh sách.
4. Thưởng và trợ cấp
Thưởng (cố định)
Thưởng cố định hàng năm là tháng lương thứ 13.
Thưởng và trợ cấp
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Cuối năm, công ty trích 10% lợi nhuận sau thuế để lập quỹ khen thưởng và phúc lợi. Giám đốc phê
duyệt mức độ thưởng khác nhau cho từng phòng ban. Trưởng phòng sẽ phê duyệt mức thưởng cho
từng nhân viên dựa trên việc đánh giá kết quả/hiệu quả làm việc.
Làm thêm giờ
Trợ cấp làm thêm tuân theo Luật lao động : 150% lương gộp cơ bản hàng tuần (kể cả thứ 7), 200%
lương gộp cơ bản cho chủ nhật, 300% lương gộp cơ bản cho ngày lễ tết.
Thuế thu nhập cá nhân
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân được chuẩn bị cho từng nhân viên người Việt Nam và nước ngoài, rồi
gửi tới cơ quan thuế trước ngày 20 hàng tháng. Với lương thưởng (tháng lương thứ 13, thưởng, trợ
cấp), hệ thống sẽ tính toán lại lương trung bình cho mỗi nhân viên và bổ sung thuế thu nhập cá nhân
phải nộp.
Trợ cấp mất việc làm
Công ty bắt đầu tính và lập dự phòng 1% tổng lương cơ bản vào cuối năm 2008. Tổng số tiền trả cho
người thôi việc tính vào chi phí. Bảng lương được chuyển tới phòng kế toán kiểm tra và phê duyệt bởi
kế toán trưởng. Kế toán nhập vào phần mềm sau khi kế toán trưởng và Giám đốc soát xét và phê duyệt.

thủ tục kiểm soát vẫn được thực hiện liên tục và hiệu quả.
1.2.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Đối với các khoản mục mà KTV cho là không trọng yếu trên Báo cáo tài
chính (phải trả khác, phải thu khác, phải trả công nhân viên…), KTV chỉ giải
thích bản chất và kiểm tra chi tiết, không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Còn các khoản mục quan trọng theo nhận định có rủi ro thường được KTV
tập trung tiến hành thử nghiệm kiểm soát. Sau đó KTV tập hợp lại trên giấy tờ
làm việc. Mỗi thử nghiệm kiểm soát thực hiện sẽ đạt được một số mục tiêu
nhất định. Trong đó các mục tiêu đạt được khi thực hiện từng thủ tục kiểm
soát sẽ được ký hiệu thống nhất.
C (Completeness): Tính đầy đủ hoặc trọn vẹn
E (Existence and Occurrence) : Tính có thực và hiện hữu
A (Accuracy): Tính chính xác số học
V (Valuation): Đánh giá
O (Obligations and Rights): Quyền và nghĩa vụ
P (Presentation and Disclosure): Thuyết minh và trình bày
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status