Kế hoạch phát triển thị trường của công ty cổ phần Thành Đức - Pdf 10

LỜI NÓI ĐẦU.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều
thay đổi. Chúng ta chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường. Sự thay đổi tất yếu này đã tác động mãnh mẽ đến sự phát
triển của các thành phần kinh tế và đổi mới tư duy kinh tế của các doanh
nghiệp. Trong cơ chế mới, quy luật của thị trường được chấp nhận, mọi
thành phần, tổ chức kinh tế được bình đẳng phát triển và cạnh tranh. Cạnh
tranh ngày càng ở mức độ cao thì mỗi doanh nghiệp càng cần phải có những
công cụ biện pháp quản lý, những chiến lược, tầm nhìn rộng để nắm bắt cơ
hội phát triển, chiếm lĩnh thị trường.
Đối với một doanh nghiệp thì phát triển và mở rộng thị trường là rất
quan trọng. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự cố
gắng, lỗ lực và có kế hoạch cụ thể. Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ
phần Thành Đức, dựa vào bản báo cáo tổng hợp em đã chọn đề tài:”Kế
hoạch phát triển thị trường của công ty cổ phần Thành Đức”. Trong
khuôn khổ chuyên đề này em xin đi sâu vào kế hoạch phát triển thị trường
nội thất của công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề cua rem bao gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về thị trường và kế hoạch phát triển thị
trường.
Chương II : Thực trạng về thị trường của công ty cổ phần Thành Đức.
Chương III: Kế hoạch phát triển thị trường của công ty giai đoạn 2008-
2012 và một số giải pháp.
Chuyên đề này được hoàn thành với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.
Nguyễn Tiến Dũng và tập thể CBCNV phòng kế hoạch của công ty. Em xin
chân thành cảm ơn và kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến để chuyên
đề được hoàn thiện hơn.
Chương I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG.
I.Khái quát về thị trường và phát triển thị trường.

2.Vai trò, chức năng của thị trường.
2.1.Vai trò.
Đối với một doanh nghiệp thì mục tiêu luôn là tối đa hoá lợi nhuận. Sản
phẩm của một doanh nghiệp phải được trao đổi trên thị trường. Lợi nhuận,
doanh thu của doanh nghiệp cũng được thu về từ thị trường. Vì vậy, thị
trường quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Mặc dù bản thân
nó không tránh khỏi những khiếm khuyết như thông tin không đầy đủ, cung
cấp hàng hoá công cộng… Nhưng nói chung doanh nghiệp và thị trường
luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Doanh nghiệp luopon chịu sự tác động, phụ
thuộc rất nhiều vào thị trường. Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu
không gắn với thị trường và không được thị trường thừa nhận.
Thị trường gắn với khách hàng, gắn với người tiêu dùng. Một doanh
nghiệp không thể bán sản phẩm của mình nếu không biết ai là khách hàng ,
họ mua gì, tại sao họ mua sản phẩm này mà không phải là sản phẩm khác?
Ai sẽ tham gia vào quá trình trao đổi? Khi nào mua? Mua ở đâu? Và mua
như thế nào? Thị trường chính là căn cứ để doanh nghiệp xác định mình sẽ
sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu và sản xuất cho đối tượng nào? Đây là
những thông tin rất quan trọng quyết định tương lai của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ có được nhữnh thông tin này thông qua hoạt động nghiên
cứu thị trường, nghiên cứu về khách hàng và nhu cầu của họ cũng như sự
biến đổi của cầu thị trường. Từ đó đưa ra các chiến lược quan trọng.
Trên thị trường, không thể không nhắc đế cạnh tranh. Đây là quy luật tất
yếu của nèn kinh tế. Doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép từ đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của mình mà còn chịu áp lực cạnh tranh từ nhiều phía như từ
khách hàng, từ nhà cung cấp, từ sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn. Tất cảt
đề xuất hiện và tác động đến doanh nghiệp qua thị trường. Do đó, thị trường
cũng là nơi doanh nghiệp khẳng định vị thế, uy tín, khả năng vượt trội của
mình so với đối thủ.
Một doanh nghiệp kinh doanh trên một lĩnh vực thì không thể đáp ứng
được tất cả nhu cầu của mọi khách hàng, trong khi đó xung quanh doanh

Thị trường còn kích thích các nhà đầu tư giỏi. Điều tất yếu là khi một
nhà đầu tư giỏi sẽ hoạt động tốt và đứng vững trên thị trường. Ngược lại,
những đầu tư kém hiệu quả sẽ bị sụp đổ. Các mặt hàng mới, lĩnh vực có lợi,
có tiềm năng cũng sẽ được kích thích phát triển. Bởi vì các mặt hàng mới thì
luôn thu hút được sự quan tâm, kích thích người mua muốn mua. Và khi cầu
tăng thì cung sẽ phải tăng để đáp ứng nhu cầu. Và đối với các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư thì mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Vì vậy, họ sẽ tìm
mọi cách để xâm nhập vào những lĩnh vực có lợi, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, thị trường còn là nơi kiểm tra đánh giá các kế hoạch, quyết
định của doanh nghiệp thông qua tốc độ phát triển, mức độ tham gia vào thị
trường của doanh nghiệp. Qua thị trường, doanh nghiệp sẽ thấy được ưu,
nhược điểm cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mình. Từ đó, doanh nghiệp
sẽ có các biện pháp phát huy, tận dụng thế mạnh và khắc phục, tránh những
điểm yếu. Doanh nghiệp không chỉ xác định được vị trí của mình mà còn có
thể xác định được vị trí của đối thủ cạnh tranh trên thị trường và đưa ra
những chiến lược, chính sách đối với đối thủ.
Thị trường còn là nơi cung cấp thông tin cho người sản xuất và người
tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng, thị trường cung cấp thông tin về chủng
loại, giá cả, mẫu mã, nhãn hiệu… Đối với nhà sản xuất thông tin từ thị
trường cực kỳ quan trọng. Những thông tin về nhu cầu, tình hình tiêu thụ sản
phẩm, xu hướng tiêu dùng… sẽ là những căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các
quyết định về sản phẩm, só lượng phân phối…
3.Phát triển thị trường và sự cần thiết phải phát triển thị trường.
3.1.Quan niệm và nội dung của phát triển thị trường.
Mở rộng thị trường là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh
thu, lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Đưa hàng hoá hiện có
của mình vào các thị trường mới để tăng lượng tiêu thụ. Để đạt được mục
đích này thì ngoài thị trường truyền thống mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh,
doanh nghiệp cần mở rộng thêm, xâm nhập vào những đoạn thị trường khác
hoặc cải tiến sản phẩm, thay đổi chính sách giá cả… để thu hút thêm khách

3.2.1. Xu thế chung của nền kinh tế.
Nếu như trước kia nền kinh tế Việt Nam còn có sự phân biệt giữa thành
phần kinh tế nhà nước và tư nhân, thậm chí chúng ta chủ trương chỉ phát
triển thành phần kinh tế nhà nước. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thị
trường và các quy luật của thị trường không tồn tại. Các doanh nghiệp thực
hiện sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước do đó không có động lực
để phát triển. Khi các quan hệ kinh tế thị trường không được thừa nhận thì sẽ
dẫn đến nền kinh tế đi ngược quy luật và đổi mới là tất yếu. Hiện nay, tất cả
các thành phần kinh tế đều bình đẳng và có cơ hội phát triển. Sự can thiệp
của nhà nước giảm dần và chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián
tiếp bằng các chính sách vĩ mô. Sự bình đẳng này cũng dẫn đến các doanh
nghiệp luôn phải cạnh tranh và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Do đó,
để có thể đứng vững thì không còn cách nào khác mỗi doanh nghiệp phải tự
lựu chọn cho mình một hướng đi và có những chiến lược chiếm lĩnh thị phần
nhất định.
Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ các giới hạn về địa lý
không còn là vấn đề đáng quan tâm, thị trường của doanh nghiệp không bị
bó hẹp trong nước cũng như khu vực. Các doanh nghiệp có cơ hội vươn ra
nước ngoài thì cũng có nguy cơ bị xâm nhập bởi các doanh nghiệp nước
ngoài. Cạnh tranh gay gắt hơn và doanh nghiệp không thể không nghiên cứu
thị trường và thực hiện phát triển thị trường của mình không bằng cách này
thì bằng cách khác.
Đặc biệt trong vài thập niên trở lại đây, toàn cầu hoá và hội nhập chưa
bao giờ mạnh mẽ như vậy. Thị trường là thị trường toàn cầu. Bắt buộc các
doanh nghiệp trong nước phải có tầm nhìn ra nước ngoài. Trong khi đó, thị
trường trong nước vẫn phải được quan tâm và do nhu cầu luôn biến đổi, đời
sống nâng lên, các nhu cầu của con người không còn là những nhu cầu thiết
yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu sản phẩm của doanh
nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu doanh nghiệp không
chú ý đêu điều này thì các nhu cầu mới sẽ sẵn sàng được đáp ứng bởi các

nhân tố gây ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm mới và cơ hội
thị trường mới. Việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất
quan trọng. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến vòng đời của sản
phẩm. Thế giới đã từng chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm trao đảo,
thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực kinh doanh đồng thời lại làm xuất hiện nhiều
lĩnh vực mới, hoặc hoàn thiện hơn.
 Môi trường văn hoá- xã hôi: Khi đưa sản phẩm ra thị trường doanh
nghiệp cần phải nắm được đặc tính về văn hoá, xã hội ở thị trường đó. Sản
phẩm, nhãn hiệu đó có phù hợp với văn hoá và có gây cách hiểu sai với
thông điệp của nhà sản xuất không? Hiểu biết văn hoá của nơi mình kinh
doanh và dự định kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định
đúng đắn và tạo được thiện cảm của khách hàng.
 Môi trường tự nhiên: “ Thiên thời, địa lợi, nhân hoà “ hội tụ ba yếu tố
này sẽ làm mọi việc suôn sẻ. Nghiên cứu các quy luật tự nhiên là một trong
các yếu tố giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro và có nhiều khi là nhân tố
quyết định thắng lợi của doanh nghiệp.
 Môi trường chính trị, pháp luật: Bao gồm hệ thống luật và các văn bản
dưới luật, các công cụ, chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế
điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội.
 Môi trường toàn cầu: Khu vực hoá, toàn cầu hoá đang là một xu thế
tất yếu mà mọi ngành, mọi doanh nghiệp phải tính đến. Để tồn tại doanh
nghiệp phải tìm cách thích ứng, hoà nhập, sáng suốt nhận biết thời cơ, thách
thức.
 Môi trường nhân khẩu học: Các vấn đề về dân số, quy mô, mật độ,
tuổi tác, giới tính, sắc tộc,…có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tốc độ phát
triển thị trường . Đây là điều mà một doanh nghiệp muốn phát triển thị
trường cầ hết sức quan tâm.
4.2. Môi trường ngành.
M. Porter đã đưa ra mô hình năm áp lực cạnh tranh:
Doanh nghiệp và

hoá vẫn thực sự cần thiết. Nó giúp tập trung sự chú ý của các hoạt động
trong doanh nghiệp vào các mục tiêu. Thị trường rất linh hoạt và thường
xuyên biến động, kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp các doanh nghiệp
dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xẩy ra để quyết định nên làm
cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm trong một thời kỳ nhất định.
Nếu như không có kế hoạch và tổ chức quá trình hoạt động thông qua các
mục tiêu định lập trước thì rủi ro trong hoạt động sẽ tăng lên.
Công tác kế hoạch giúp ứng phó với các bất định và thay đổi của thị
trường. Do đó, ngoài việc soạn lập kế hoạch thì phải tiến hành các nội dung
khác của công tác kế hoạch hoá như triển khai thực hiện, kiểm tra, điều
chỉnh.
Công tác kế hoạch hoá tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh
nghiệp. Công tác kế hoạch hoá giúp doanh nghiệp cực tiểu chi phí, chú trọng
vào các hoạt động hiệu quả. Kế hoạch thay thế sự hoạt động manh mún,
không được phối hợp bằng sự nỗ lực có định hướng chung, thay thế luồng
hoạt động bất thường bằng các luồng hoạt động đều đặn, thay thế các phán
xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc.
Công tác kế hoạch hoá tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung
hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu
sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Từ đó, các nhà quản lý thực hiện
các phân công, điều độ, tổ chức các hành động cụ thể, chi tiết theo đúng
trình tự, đảm bảo sản xuất không bị rối loạn và tiết kiệm.
2. Phân loại.
Có nhiều cách phân loại hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp. Phân
loại theo thời gian, hoặc theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế
hoạch.
Đứng trên góc độ tính chất, cấp độ kế hoach chia làm hai bộ phận: kế
hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật.
Kế hoạch chiến lược xuất hiện khi các hoạt động của các doanh nghiệp
trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn trong khi các tiến

thị trường mới để tăng lượng tiêu thụ.
Căn cứ để doanh nghiệp xác định các mục tiêu phát triển và lập kế hoạch
phát triển thị trường là những nghiên cứu về thị trường, thị trường mới, mức
tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh. Các kết quả tiêu thu của doanh nghiệp thời
kỳ trước và khả năng về tài chính, sản xuất, nhân sự của doanh nghiệp.
3.2. Vai trò và mục tiêu.
3.2.1. Vai trò.
Kế hoạch phát triển thị trường có sự liên kết với các kế hoạch khác trong
doanh nghiệp. Kế hoạch giúp doanh nghiệp nắm bắt, duy trì và mở rộng thị
trường một cách tốt hơn. Khi doanh nghiệp chuẩn bị tung ra sản phẩm mới
hay có ý định cải tiến sản phẩm, xâm nhập vào thị trường mới sẽ có những
căn cứ, hướng đi và thực hiện theo những trình tự logic tránh mò mẫm.
Kế hoạch thị trường giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro khi tiến
hành ra nhập đoạn thị trường mới. Đặc biệt thị trường ngày càng biến động
phức tạp, cạnh tranh khốc liệt theo nó là những rủi ro cao, kế hoạch thị
trường giúp doanh nghiệp dự báo và lường trước những biến động, rủi ro có
thể gặp phải và đuưa ra những giải pháp hạn chế rủi ro.
Quá trình lập kế hoạch về thị trường giúp doanh nghiệp dự báo những
biến động về nhu cầu thị trường và có những biện pháp xử lý. Hơn nữa,
thông qua việc nghiên cứu, thu thập thông tin doanh nghiệp sẽ biết khách
hàng cần gì về sản phẩm và những nhu cầu nào doanh nghiệp có thể đáp ứng
và đáp ứng một cách tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Để tránh phát triển tràn lan, không hiệu quả gây lãng phí nguồn lực của
doanh nghiệp, kế hoạch giúp tìm ra những lỗ hổng thị trường, những phân
đoạn mà các doanh nghiệp khác còn yếu. Nó cho biết thị trường trọng tâm
mà doanh nghiệp hướng đến, từ đó đưa ra các chính sách về sản phẩm chủ
yếu, đối tượng phục vụ chủ yếu…
Kế hoạch này còn là cơ sở xây dựng các chỉ tiêu đánh giá, kiểm tra.
3.2.1. Mục tiêu.
Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ kế hoạch nào trong doanh nghiệp cũng

nghiên cứu thị trường; những tóm lược về thực hiện của côgn ty như doanh
số, sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận; hiện tình thị trường của công ty như sản
phẩm, cạnh tranh, phân phối, giá cả…; phân tích các cơ hội, thách thức,
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Và rất quan trọng trong bản kế
hoạch là các mục tiêu về khối lượng tiêu thụ, thị phần, lợi nhuận trên những
đoạn thị trường mà doanh nghiệp hướng theo đuổi. Sau khi có các mục tiêu
sẽ là các giải pháp, chương trình hành động dự kiến làm gì, khi nào làm, ai
làm chi phí bao nhiêu? Trong bản kế hoạch cũng có thể dự kiến lỗ lãi,
những giả thiết về những tình huống có thể xảy ra và các biện pháp theo dõi,
kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch.
4.1. Nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường bao gồm các hoạt động nghiên cứu cung, cầu thị
trường, nghiên cứu sự biến động và xu thế biến động của thị trường. Nghiên
cứu môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh
nghiệp.
Nghiên cứu cầu và xu hướng biến đổi của cầu sản phẩm: Nghiên cứu
tổng cầu và cầu của doanh nghiệp, cầu của đối thủ cạnh tranh cụ thể cho
từng sản phẩm trên một đơn vị thời gian và không gian cụ thể. Công tác này
cần xác định được cầu hiện tại của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh cũng
như dự báo được cầu trong tương lai. Dự báo cầu tương lai có thể sử dụng
quy trình ba giai đoạn: dự báo vĩ mô( lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, chi tiêu,
thu nhập…), dự báo mức tiêu thụ ngành, dự báo mức tiêu thụ của công ty.
Để có kết quả nghiên cứu, dự báo tốt công ty có thể thăm dò ý định
người mua, tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng, lấy ý kiến chuyên gia,
… và sử dung các phương pháp định lượng như phương pháp trung bình
động, trung bùnh trọng số, phương pháp phân tích cấu trúc dòng cầu,…
Nghiên cứu dựa trên thu nhập, mật độ dân cư,thói quen, tiến bộ khoa học
công nghệ..Và dự báo được phản ứng của khách hàng trước những quyết
định mới của doanh nghiệp như đưa sản phẩm mới, chính sách giá mới,…
Nghiên cứu cung: Nghiên cứu về tổng cung thị trường hiên tại, cung của

4.4. Đưa ra các giải pháp thực hiện.
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra và thực hiện một cách có hiệu quả
trước hết doanh nghiệp cần xác định thị trường tiêu thụ cho từng loại sản
phẩm đối với doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực và sản phẩm đa
dạng. Với đoạn thị trường mà doanh nghiệp muốn xâm nhập thì sản phẩm
của doanh nghiệp phải có những đặc tính lợi ích gì với khách hàng. Khác
biệt như thế nào so với sản phẩm cũ của những doanh nghiệp, hãng khác.
Hoặc cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp có những điểm khác biệt nổi bật gì
so với sản phẩm cũ?
Do thị trường có những phân khúc khác nhau, nhu cầu và sự thoả mãn
của mỗi đoạn thị trường khác nhau, từng nhóm khách hàng với những mục
đích sử dụng là khác nhau. Hơn nữa, những khác biệt mang tính địa lý như
thói quen, phong tục tập quán, quan niệm, văn hoá địa phương cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sự tiêu dùng sản phẩm. Do đó, không thể áp dụng cùng
một chính sách đối với tất cả các đoạn thị trường mà cần có kế hoạch cụ thể
cho mỗi sự khác biệt.
Doanh nghiệp có những hạn chế nhất định về nguồn lực, khả năng. Vì
vậy, các giải pháp thực hiện cũng phải thống nhất với việc lựa chọn thị
trường mục tiêu. Nếu tập trung phát triển một đoạn thị trường thì doanh
nghiệp cần xác định những chính sách về chất lượng và giá cả sản phẩm
cạnh tranh cùng những kế hoạch hành động marketing mãnh mẽ hơn nhằm
thu hút khách hàng. Khi quyết định phát triển theo hướng mở rộng sản phẩm
thì điều doanh nghiệp cần quan tâm là nhu cầu mới của thị trường là gì?
Hoặc doanh nghiệp có thể áp dụng theo hình thức chuyên môn hoá sản
phẩm, tập trung vào việc sản xuất một loại sản phẩm có đặc thù đáp ứng
nhiều đoạn thị trường.
Điều cốt yếu mà khách hàng mong đợi ở doanh nghiệp là hàng hoá, dịch
vụ mà doanh nghiệp mang lại cho họ. Do vậy, để thực hiện thành công mục
tiêu thì doanh nghiệp không thể không có những giải pháp về sản phẩm. Sản
phẩm đó có những đặc tính gì? Cách thức bao gói, nhãn hiệu, hình ảnh mà

ty phải có được những lợi thế nhất định trong sản xuất kinh doanh về chi
phí, về bí quyết riêng, … Ví dụ về một số hãng đang thực hiện chính sách
này như ToyS’R’US- cửa hàng cung cấp đồ chơi chủng loại đa dạng bậc
nhất với giá rẻ nhất.
Các hành động Marketing bán hàng, phân phối,, hành động marketing
phụ trợ như quảng cáo, khuyến mại, lực lượng bán hàng…
Doanh nghiệp nên tự tổ chức bán hàng hay dựa vào lực lượng khác. Các
lực lướng đó là các đại lý, bán buôn, bán lẻ,…Số lượng là bao nhiêu? Khi
nào thì tung sản phẩm ra thị trường? Với sản lượng bao nhiêu?...
Các cách thức để khách hàng biết đến sản phẩm, mua sản phẩm. Tuyên
truyền ra sao? Phương thức tuyên truyền đạt hiệu quả. Khuyến mại kèm theo
và các biện pháp về dịch vụ sau bán, chế độ đãi ngộ đối với khách hàng…
Doanh nghiệp tiến hành hình thức phân phối nào? Kênh ngắn, trung bình,
hay dài. Bán hàng trực tiếp ra sao?
Chương II.
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THÀNH ĐỨC.
I.Tổng quan về công ty.
1.Lịch sử hình thành và phát triển.
1.1.Lịch sử hình thành.
Công ty Cổ phần Thành Đức chính thức được thành lập ngày 03/12/2004
trên cơ sở sáp nhập của hai Công ty: Công ty Xuất nhập khẩu Thiên Sơn và
Công ty TNHH Phát triển thương mại và dịch vụ Nam Anh. Với sự sáp
nhập của hai Công ty đã có uy tín trên thị trường và có bề dày hoạt động
trong các lĩnh vực thiết kế và xây dựng nội thất, Công ty Cổ phần Thành
Đức đã kế thừa được những kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, có nền tảng vững chắc để sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu, đòi
hỏi của khách hàng về mặt tiến độ cũng như chất lượng, kỹ - mỹ thuật công
trình .Ngoài trụ sở chính của Công ty ở 14 Lê Văn Linh , Công ty Thành
Đức còn có một xưởng sản xuất đồ nội thất tại Cổ Bi huyện Gia Lâm – Hà

vn u t, t vn xõy lp, mua sm
T vn, u t: Lp v thc hin cỏc d ỏn xõy dng, kinh doanh nh ,
khu ụ th v khu cụng nghip.
K
i

m

s
o
á
t

k
ế

h
o

c
h
K
i

m

s

K
i

m

s
o
á
t

c
h

t


mang nét đặc trưng của sản phẩm Việt vừa hiện đại tiện nghi bắt kịp với
cuộc sống sôi động.
Với các sản phẩm làm từ gỗ, quy trình sản xuất phải tuân thủ tuyệt đối,
đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng thời gian do đặc trưng của sản phẩm để đảm
bảo độ bền, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi thời
gian.
K
i
Ó
m

s
o
¸
t

k
Õ

h
o
¹
c
h
K
i
Ó


t
­
K
i
Ó
m

s
o
¸
t

c
h


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status