Công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên - Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002 Thực trạng và giải pháp - Pdf 10

LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ năm
1960 của thế kỉ XX. Kể từ đó đến nay, chính sánh bảo hiểm xã hội đã được phát
huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người lao động. Bảo hiểm
xã hội (BHXH) luôn có mặt khi người lao động gặp những rủi ro: ốm đau, bệnh
tật, tai nạn, tuổi già và những khó khăn khác trong cuộc sống.
Từ khi Bộ luật lao động ra đời, BHXH được thực hiện theo điều lệ BHXH
đã thực sự đi vào đời sống xã hội, kinh tế và chính trị, có tác dụng tích cực trong
mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tổ chức BHXH đã
khẳng định được hiệu quả hoạt động và vị thế của mình trong nước, đạt được
những kết quả rất đáng khích lệ. Bên cạnh những thành tích đó BHXH Việt Nam
vẫn còn có rất nhiều điểm chưa phù hợp đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện
nay của đất nước.
Trước thực tế đó, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : "Công tác chi trả Bảo
hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên - Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002 Thực trạng và
giải pháp" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn này được thực hiện với mục đích nêu lên sự cần thiết của BHXH
đối với người lao động làm rõ những vấn đề lý luận về công tác chi trả tại BHXH
huyện, những kết quả đạt được, và những tồn tại cần giải quyết để từ đó có những
giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác chi trả BHXH tại BHXH huyện Cẩm Xuyên
- Hà Tĩnh
Kết cấu luận văn ngoài lời nói đầu và kết luận gồm phần
Chương I : Lý luận chung về BHXH
Chương II : Công tác chi trả các chế độ BHXH tại huyện Cẩm Xuyên
–Hà Tỉnh giai đoạn 2000-2002.
Chương III : Một số kiến nghị.
Luận văn đề cập đến một số vấn đề trong công tác chi trả BHXH, đưa ra
một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác chi trả, đáp
ứng được yêu cầu của người lao động trong công cuộc đổi mới đất nước.
Trang 1
Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo

bảo vệ việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn
không cần thiết.
Trang 3
Mối quan hệ ba bên nêu trên được thế giới quan niệm là Bảo hiểm xã hội
(BHXH) cho người lao động. Như vậy BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ
người lao động, bằng cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy
động từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), sự tài
trợ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ
trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật
hoặc tử vong…
1.2 Đặc trưng cơ bản của BHXH.
BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao
động do vậy BHXH có những đặc trưng cơ bản sau:
- BHXH đảm bảo cho người lao động trong và sau quá trình lao động.
- Các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như : ốm đau,
tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết…Do
những rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập, họ cần
phải có khoản thu khác bù vào để ổn định cuộc sống, thông qua BHXH nguồn thu
nhập này được đảm bảo.
- Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH: Người lao động muốn được
quyền hưởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ đóng BHXH; người sử dụng lao
động cũng phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn.
Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp khi có nhu cầu phát sinh về BHXH.
- Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế
độ BHXH cũng do luật định, Nhà nước bảo hộ các hoạt động của BHXH.
1.3 Ý nghĩa của BHXH:
Ra đời và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường, BHXH đã có mặt ở hầu
hết các nước trên thế giới. Trình độ phát triển của BHXH được quyết định bởi
mức độ phát triển của nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển thì mức độ hoàn


2.1. Quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH
2.1.1 Người lao động
Trang 5
* Quyền hạn
- Được nhận sổ BHXH.
- Được nhận lương hưu hoặc trợ cấp kịp thời, đầy đủ thuận tiện khi có đủ
điều kiện hưởng BHXH theo quy định tại Điều lệ này.
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao
động hoặc tổ chức BHXH có hành vi vi phạm Điều lệ BHXH.
* Trách nhiệm
- Đóng BHXH theo đúng quy định.
- Thực hiện đúng các quy định về việc lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH.
- Bảo quản, sử dụng sổ BHXH và hồ sơ về BHXH đúng quy định.
2.1.2 Người sử dụng lao động
*Quyền hạn
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của Điều lệ
BHXH.
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan BHXH có
hành vi vi phạm Điều lệ BHXH.
* Trách nhiệm
- Đóng BHXH theo đúng quy định.
- Trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH đúng quy định.
- Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan khi có kiểm
tra, thanh tra về BHXH của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.1.3 Cơ quan bảo hiểm xã hội
* Quyền hạn
- Trình thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các
quy định để quản lí việc thu, chi BHXH và để xác nhận đối tượng hưởng các chế
độ BHXH quy định tại Điều lệ này.

góp của người sử dụng lao động, người lao động và nhà nước, đây là nguồn chiếm
tỉ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ. Thứ hai là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi
tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lời.
Thứ ba là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về
BHXH. Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các
Trang 7
nguồn nêu trên. Tuy nhiên phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên
tham gia có khác nhau.
* Về phương thức đóng góp
BHXH của người lao động và người sử dụng lao động vẫn còn hai quan
điểm:
Quan điểm thứ nhất: căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan đơn
vị.
Quan điểm thứ hai: căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân
đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng.
* Về mức đóng góp
Nhìn chung mức đóng góp BHXH ở các nước rất khác nhau, phụ thuộc vào
sự phát triển của xã hội và khả năng kinh tế. Ở các nước phát triển thì tỉ lệ đóng
cao, thường từ 40-50% tổng quỹ tiền lương. Ở các nước đang phát triển tổng mức
đóng từ 15-25% tổng quỹ tiền lương, trong đó người sử dụng lao động đóng
khoảng 2/3 và người lao động khoảng 1/3. Có một số nước mức đóng góp thấp từ
6-10% tổng quỹ tiền lương.
Nhà nước chỉ giảm thuế đối với các khoản đóng BHXH hoặc hỗ trợ về tiền
lương đối với người lao động khó khăn.
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 149 - Chương XII- BHXH của Bộ luật
Lao động và được cụ thể hoá ở Điều 36- chương III của Điều lệ BHXH ban hành
kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ thì mức đóng góp tỉ lệ
20% tổng quỹ tiền lương, trong đó :
- Người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương
- Người lao động đóng 5% tiền lương.

2.4 Quản lý chi Bảo hiểm xã hội
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quy định chung về Quản lý
chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam kèm theo Quyết định số
2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24/12/1999 như sau :
(1) BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH
tỉnh), BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH
Trang 9
huyện) là cơ quan tổ chức chi trả BHXH theo đúng chế độ, chính sách của Nhà
nước, đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ cho các đối tượng hưởng BHXH.
(2) Việc chi trả các chế độ BHXH do BHXH tỉnh, huyện chi trả trực tiếp
hoặc uỷ quyền cho đại diện chi trả ở xã, phường và đơn vị sử dụng lao động phải
đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan BHXH có trách nhiệm quản
lý chặt chẽ các đối tượng hưởng BHXH, tình hình biến động tăng, giảm đối tượng,
số tiền chi trả theo từng tháng và đảm bảo an toàn nguồn tiền mặt trong quá trình
chi trả. BHXH tỉnh huyện phía chấp hành chế độ kế toán, thống kê theo quy định
của Nhà nước, quy định của tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
(3) BHXH các cấp có quyền ngừng hoặc từ chối chi trả cho đối tượng
hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi sai
phạm để hưởng BHXH.
(4) Đơn vị sử dụng lao động, đại diện chi trả ở xã, phường được cơ quan
BHXH uỷ quyền chi trả các chế độ BHXH cho người lao động đảm bảo chi trả kịp
thời, đầy đủ. Thực hiện thanh quyết toán với cơ quan BHXH, quản lý lưu giữ
chứng từ kế toán theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của BHXH Việt
Nam, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ chi trả BHXH khi có yêu
cầu kiểm tra, phúc tra, thanh tra chi trả BHXH của các cơ quan thuộc hệ thống
BHXH Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.
• Quy trình chi BHXH
Đảm bảo những quy định chung về quản lý chi, phòng Kế hoạch Tài chính
đã thực hiện chi BHXH như sau :
* Phân cấp chi trả :

danh sách đối tượng tăng, giảm đóng bổ sung hoặc giảm số thẻ Bảo hiểm y tế cho
quý sau. Cuối năm, căn cứ vào sổ đối tượng hàng tháng được cấp thẻ Bảo hiểm y
tế của các quý trong năm đối chiếu thanh lý hợp đồng. BHXH huyện thực hiện
tiếp nhận và cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo danh sách của BHXH tỉnh:
+ Đối tượng là những người đã nghỉ việc hưởng hưu trí, MSLĐ, TNLĐ -
BNN, trước 01/01/1995 hay được giải quyết hưu và trợ cấp BHXH từ 01/01/1995
trở đi nhưng do nguồn ngân sách cấp theo quy định, được tính bằng 3% tổng số
tiền lương hưu, trợ cấp (không tính phụ cấp khu vực).
Trang 11
+ Đối tượng là những người đã nghỉ việc hưởng hưu trí, TNLĐ -BNN từ
01/01/1995 trở đi do nguồn quỹ BHXH chi, được tính bằng 3% tổng số tiền lương
hưu, trợ cấp (không tính phụ cấp khu vực).
* Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH:
Dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng BHXH được lập hàng năm phản ánh đầy
đủ nội dung từng khoản chi:
- Chi các chế độ BHXH từ nguồn ngân sách Nhà nước
+ Chi hàng tháng (thường xuyên): Lương hưu cho đối tượng là hưu quân
đội và hưu công nhân viên chức, trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng chế độ
MSLĐ, trợ cấp theo Quyết định số 91 TNLĐ - BNN, người phục vụ TNLĐ -
BNN, người hưởng tuất (tuất cơ bản và tuất nuôi dưỡng)
+ Trợ cấp một lần: Trợ cấp tuất đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội,
công nhân viên chức), MSLĐ, TNLĐ - BNN, mai táng phí đối với người hưởng
chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), MSLĐ, TNLĐ - BNN.
+ Chi đóng Bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng
tháng (hưu trí, MSLĐ, TNLĐ -BNN).
+ Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động
+ Lệ phí chi trả.
+ Chi khác (nếu có).
- Chi các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH
+ Chi hàng tháng: lương hưu (quân đội, công nhân viên chức), trợ cấp

giảm do phòng Quản lý chế độ Chính sách chuyển sang và danh sách báo giảm do
BHXH huyện gửi đến, phòng Kế hoạch Tài chính kiểm tra lại số liệu (đối tượng,
số tiền) để lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, tổng hợp danh sách
chi trả, danh sách đối tượng hưởng trợ cấp một lần và truy lĩnh, lập chi tiết cho
từng đối tượng và tách riêng thành 2 nguồn (ngân sách Nhà nước, Quỹ BHXH).
(1) BHXH huyện chi trả cho các đối tượng là người lao động đang làm việc
gồm: đối tượng hưởng trợ cấp một lần theo Điều 28 Điều lệ BHXH, người bị tai
nạn lao động bệnh nghề nghiệp hưởng chế độ 1 lần, mai táng phí, tuất một lần và
trợ cấp một lần đối với người nghỉ hưu có trên 30 năm đóng BHXH ở các đơn vị
sử dụng lao động thuộc BHXH tỉnh tổ chức quản lý thu và ghi sổ BHXH. Đồng
thời BHXH huyện thực hiện uỷ nhiệm chi cho kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng
NN &PTNT huyện Cẩm Xuyên theo yêu cầu.
Trang 13
(2) Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng NN & PTNT huyện Cẩm Xuyên
thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của BHXH tỉnh về kho bạc Nhà nước
hoặc Ngân hàng NN&PTNT của huyện.
(3) BHXH huyện có thể trực tiếp hoặc thông qua đại lý chi trả cho người
lao động đang làm việc được BHXH tỉnh uỷ quyền và các đối tượng hưởng trợ
cấp BHXH một lần thuộc các đơn vị BHXH huyện trực tiếp quản lý.
(4) Hoặc có thể uỷ nhiệm chi cho Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng
NN&PTNT các huyện chuyển tiền về tài khoản của đơn vị sử dụng lao động.
(5) Các đơn vị sử dụng lao động trực tiếp chi trả cho các đối tượng.
* Lập báo cáo thanh quyết toán chi :
- BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH huyện thực hiện .
+ Hàng tháng lập 2 bộ gồm : báo cáo chi lương hưu và trợ cấp BHXH,
danh sách thu hồi kinh phí chi quản BHXH, danh sách đối tượng chưa nhận hưu
và trợ cấp BHXH, danh sách không phải trả lương hưu và trợ cấp BHXH, danh
sách báo giảm hưởng BHXH. Trong đó một 1 gửi BHXH tỉnh trước ngày 30 hàng
tháng, một bộ lưu lại huyện.
+ Hàng quý căn cứ để chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức ; lập 2 bản

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH
Ở HUYỆN CẨM XUYÊN TỪ NĂM 2000 - 2002
I. Vài nét khái quát về BHXH ở Huyện Cẩm xuyên
1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Cẩm xuyên
Chính sách BHXH đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và tổ chức thực
hiện ngay từ khi thành lập nước, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947
quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí cho công nhân
viên chức Nhà nước. Giai đoạn này (1945), đất nước trong hoàn cảnh kháng chiến,
kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên BHXH mới thực hiện được
một số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp, mức hưởng còn mang tính bình quân,
chưa có tính chất lâu dài. Chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện,
100% nguồn quỹ lấy từ ngân sách. Tuy vậy, trong suốt những năm kháng chiến
chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta cũng đã góp phần ổn định về mặt thu
nhập ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp
phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Và khi Bộ luật lao động được quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/7/1995 cho các
đối tượng hưởng BHXH là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang. Nhưng kể
từ ngày 1/1/1995 các chế độ BHXH được thực hiện theo quy định của Bộ lao động
và được cụ thể hoá bằng Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày
26/1/1995 của Chính phủ. Nhưng nghị định này được bổ sung bằng NĐ số
01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội ban hành.
Hệ thống BHXH Việt Nam ra đời có 61 cơ quan tại 61 tỉnh, thành trong cả
nước.
Ngày 11/7/1995, BHXH huyện Cẩm Xuyên chính thức được thành lập theo
quyết định của BHXH tỉnh Hà Tĩnh và BHXH Việt Nam, cơ sở biên chế từ công
Trang 16

- Duyệt hồ sơ hưu trí
- Duyệt chế độ tử tuất.
 Bộ phận kế toán chi:
- Lập dự toán chi hàng năm tích duyệt cấp trên
- Tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, chế độ thai sản, nghỉ
dưỡng sức
- Đầu mối ngân hàng để tiền mặt chi trả hàng tháng theo kế hoạch cụ
thể và thực hiện thanh quyết toán với BHXH cấp trên.
 Bộ phận kế toán thu:
Thu BHXH các đơn vị trực thuộc thành phố, tổ chức thực hiện để hoàn thành
kế hoạch hàng năm và phấn đấu thu năm sau cao hơn năm trước, tận thu các đơn
vị tồn đọng nợ…
3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của BHXH huyện Cẩm Xuyên.
Huyện Cẩm Xuyên có địa bàn gồm 27 xã có đối tượng hưởng lương hưu và
trợ cấp BHXH hàng tháng hơn 11.555 người, trên 85 đơn vị tham gia BHXH.

+
Nhiệm vụ:
BHXH huyện Cẩm Xuyên là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Hà Tĩnh, thực
hiện nhiệm vụ do BHXH tỉnh giao, bao gồm:
- Tiếp nhận đăng ký hưởng chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến.
- Thực hiện việc đôn đốc, theo dõi nộp BHXH đối với người sử dụng lao
động và người lao động trên địa bàn huyện.
- Tổ chức mạng lưới hoặc trực tiếp chi trả các chế độ BHXH cho người
được hưởng trên địa bàn huyện.
+
Quyền hạn :
- Tạm ngừng hoặc từ chối chi trả cho đối tượng hưởng BHXH khi có kết
luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi sai phạm để hưởng chế độ
BHXH.

 Về đối tượng tham gia BHXH.
Bảng 1 : Số lao động đóng BHXH ở huyện Cẩm Xuyên 2000-2002
Trang 19

Trích đoạn Về chế độ, chớnh sỏch BHXH Về tổ chức quản lớ chi BHXH Thực hiện cụng tỏc cấp sổ BHXH
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status