thực trạng và giải pháp cho hệ thống marketing của công ty cổ phần tràng an - Pdf 10

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nước ta theo hướng đổi mới và mở cửa để hội nhập với nền
kinh tế thế giới đòi hỏi các cơ sở kinh doanh, các công ty, các xí nghiệp phải
mạnh dặn cải tiến bộ máy hoạt động. Ngoài những yếu tố cần và đủ như vốn,
phương tiện, nhân lực… thì yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay
thất bại trên thương trường chính là tư duy của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp.
Điều này đã buộc các doanh nghiệp phải đổi mới một cách cơ bản về
công việc kinh doanh và chiến lược Marketing. Thay vì một thị trường với
những đối thủ cạnh tranh với những đối thủ cố định, đã biết, họ phải hoạt
động trong một môi trường với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh
chóng, những biến đổi về công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách
quản lí thương mại mới và sự trung thành của khách hang ngày càng giảm sút.
Các doanh nghiệp phải chạy đua với nhau trên cùng một con đường, họ phải
không ngừng nỗ lực để chạy đúng con đường mình đã chọn.
Một thực tế cho thấy, trên thị trường mỗi chủng loại sản phẩm đều có rất
nhiều sản phẩm khác nhau. Người tiêu dung lại có những ước muốn và nhu
cầu khác nhau đối với sản phẩm. Họ có những đòi hỏi ngày càng cao về chất
lượng, mẫu mã cũng như giá cả của sản phẩm. Đứng trước sự lựa chọn vô
cùng phong phú như vậy người tiêu dung sẽ bị hấp dẫn bởi những thứ hang
hoá thoả mãn tốt nhu cầu và mong muốn cá nhân của họ, họ sẽ chọn sản phẩm
căn cứ vào nhân thức về giá trị của mình.
Vì vậy, không lấy gì ngạc nhiên khi ngày nay những doanh nghiệp chiến
thắng là những doanh nghiệp biết cách thoả mãn đầy đủ nhu cầu và thực sự
làm vui lòng khách hang mục tiêu.
Công ty CP(cổ phần) Tràng An cũng không nằm ngoài quy luật cạnh
tranh đang diễn ra trên thị trường. Tuy còn non trẻ năng lực quản lí. mạnh dặn
đâu tư vào máy móc công nghệ Công ty bước đầu đã tạo được sức cạnh tranh
1
lớn, chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và phần lớn các tỉnh thuộc miền Bắc. Tuy
nhiên, đứng trước những thách thức lớn như Việt Nam đã gia nhập AFTA, WTO

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Sản phẩm là gì ?
Khi nói về sản phẩm, người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại
vật chất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể
quan sát được. Đối với các chuyên gia Marketing, họ hiểu sản phẩm hàng hoá
ở một phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Cụ thể là:
Sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách
hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị
trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản
phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản sau đây:
• Yếu tố vật chất.
• Yếu tố phi vật chất.
Theo quan niệm này, sản phẩm phải vừa là cái “đã có”, vừa là cái “đang
và tiếp tục phát sinh” trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu.
Ngày nay, người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản phẩm không chỉ chú ý
đến khía cạnh vật chất, mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh phi vật chất,
khía cạnh hữu hình và cả các yếu tố vô hình của sản phẩm.
2.1.1.2 Sản phẩm hàng hóa là gì ?
Sản phẩm hàng hoá là “cái gì đó” nhằm thoả mãn nhu cầu về mong
muốn của con người được thực hiện thông qua quá trình trao đổi trên thị
trường. ”.[Nguyễn Nguyên Cự; 2005].
Sản phẩm hàng hoá vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những
yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau về một hàng hoá. Những yếu tố, đặc
tính và thông tin đó có thể có những chức năng Marketing khác nhau. Khi tạo
ra một mặt hàng, người ta thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo
các cấp độ khác nhau.
2.1.1.3 Trao đổi là gì ?
3

2.1.1.5 Marketing là gì ?
Cho đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng Marketing với việc chào hàng
(tiếp thị), bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ. Vì vậy họ quan niệm
Marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán sử dụng nhằm
bán được hàng và thu được tiền về.
Theo quan niệm cổ điển: “Marketing là một quá trình mà ở đó nhu cầu
về hàng hóa vè dịch vụ được thỏa mãn thông qua một quá trình bao gồm
nhận thức thúc đẩy và phân phối”
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, khoa học kĩ thuật, sự cạnh tranh
trên thị trường ngày càng gay gắt, giá cả biến động manh, rủi ro trong kinh
doanh nhiều, khủng hoảng kinh tế liên tiếp diễn ra buộc các nhà kinh doanh
phải có những biện pháp mới ứng xử với thị trường. Chính vì vậy Marketing
hiện đại ra đời. Marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp tất cả các hoạt động
tìm hiểu, thỏa mãn nhu cầu, và thuyết phục khách hàng. Nói một cách cơ bản
marketing gồm có: bán đúng sản phẩm đến thị trường đang cần nó, thoả mãn
nhu cầu của khách hàng và cuối cùng là tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất .
Theo quan niệm đó, hiệp hôi Marketing của Mỹ( American Marketing
association) khẳng định: “Marketing là sự dự đoán, sự quản lí, sự điều chỉnh và
sự thỏa mãn nhu cầu thông qua quá trình trao đổi. Marketing là những hoạt
động gắn với hàng hóa, dịch vụ, các tổ chức, con người, nơi chốn và tư tưởng”.
Từ hai quan niệm của Marketing cổ điển và Marketing hiện đại có thể
khái quát về Marketing như sau:
“Marketing là chức năng quản lí của doanh nghiệp, về tổ chức toàn bộ
các hoạt động nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng,
từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu
cầu thực sự về một hàng hóa cụ thể đến việc đưa hàng hóa đến tiêu dùng cuối
cùng nhằm làm cho khách hàng thỏa mãn khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ
của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục
5
tiêu đề ra”.[Nguyễn Nguyên Cự;2005].

lược Marketing, đề ra các mục tiêu chiến lược, chẳng hạn như công ty quyết
định vươn lên vị trí dẫn đầu về chất lượng một sản phẩm nào đó, để thu hút
những khách hàng có thu nhập cao, khi đó để tránh vào tình trạng mơ tưởng,
thì công ty phải xem xét lại khả năng tài chính, công nghệ, kỹ thuật, trình độ
tay nghề của công nhân có đáp ứng đủ khả năng hay không ? Nếu như tất cả
hoặc một mặt nào không thể đáp ứng thì cho dù chức năng hoạt động
Marketing có phát hiện ra một tập hợp khách hàng hâp dẫn nào thì đó cũng
trở nên vô nghĩa. Nhưng nói chung chức năng Marketing của doanh nghiệp
luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ nội dung cơ bản sau đây:
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? họ sống và mua hàng ở đâu?
Họ là nam hay nữ? Già hay trẻ? Mua số lượng bao nhiêu? Vì sao họ mua…
- Họ cần loại hàng hoá gì? đặc tính gì? Bao gói ra sao? Vì sao họ
thích những đặc tính đó? So với hàng hoá của nhãn hiệu cạnh tranh có những
ưu thế và hạn chế gì? Có cần thay đổi đặc tính gì không? Nếu không thay đổi
thì sao? nếu thay đổi thì sẽ gặp những điều kiện gì?
- Giá sản phẩm của công ty nên quy định là bao nhiêu? tại sao? mức
giá trước đây còn thích hợp hay không? Nên tăng hay giảm giá? Khi nào?
Bao nhiêu? ở đâu tăng giá, ở đâu giảm giá? giảm giá và tăng giá đối với ai?
- Doanh nghiệp nên tự tổng kết lực lượng, doanh nghiệp nên tự tổ
chức lực lượng bán hàng hay dựa vào lực lượng khác? nếu dựa vào lực lượng
khác thì cụ thể là ai? Khi nào đưa hàng hoá ra thị trường, số lượng là bao
nhiêu…
- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hoá của
doanh nghiệp? Dùng phương pháp quảng cáo nào: truyền hình, radio, báo
chí…
- Hàng hoá của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán hàng không?
7
loại dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao?
Đó là những vấn đề mà không một hoạt động chức năng nào khác của
công ty ngoài Marketing phải có trách nhiệm trả lời. Điều đó phản ánh tính

mục tiêu
Comunication
(Thông tin)
Convenience
( Sự cạnh
tranh)
Cost
(Chi phí
khách hàng)
Customes
(Nhu cầu)
4C
4P
2.1.3.2 Mô hình Marketing – Mix
Sơ đồ 2.1 MÔ HÌNH MARKETING 4P
- Trên thị trường mục tiêu, hệ thống Marketing – Mix của công
ty phải đáp ứng mô hình 4C của thị trường mục tiêu
Sơ đồ 2.2 SỰ ĐỐI ỨNG GIỮA MÔ HÌNH 4P VÀ 4C
2.1.3.3 Chiến lược Marketing trong hệ thống Marketing – Mix của Công ty
* Chiến lược sản phẩm hàng hóa của công ty.
- Các quyết định về thuộc tính của sản phẩm
- Quyết định về nhãn hiệu
- Quyết định về bao bì sản phẩm
- Quyết định về chủng loại, danh mục hàng hoá
- Quyết định về khác biệt hàng hoá sản phẩm
- Quyết định sản phẩm mới
* Trong chiến lược giá cả hàng hoá
+ Quyết định về chính sách định giá bán như:
- Chính sách định giá theo thị trường
- Chính sách định giá thấp

trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đên
hoạt động hoặc có các quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp,
đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách
hàng.
- Môi trường bên ngoài công ty:
+ Khách hàng bên ngoài công ty, các đại lý và các nhà phân phối, các
nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh
10
+ Tình hình chính trị và pháp luật, tình hình kinh tế, cấu trúc văn hóa xã hội
- Môi trường bên trong công ty:
Mối quan hệ giữa các phòng ban, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mục
tiêu, phương hướng của xí nghiệp. Việc soạn thảo các kế hoạch và môi trường
Marketing do bộ phận Marketing đảm nhiệm, quyết định triển khai cho hoạt
động Marketing cần giành được sự đồng thuận cao nhất của các phòng ban
chức năng.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1 Vai trò của sản phẩm bánh kẹo đối với đời sống con người
- Bánh kẹo là những sản phẩm được làm từ bột mỳ, đường và các chất
dinh dưỡng khác nên nó chính là một dạng thực phẩm, một món ăn dinh
dưỡng cung cấp năng lượng và calo cho con người tồn tại và phát triển
- Hương vị của bánh kẹo rất phong phú và đa dạng, khẩu vị thơm ngon
nên có thể ăn ngoài bữa ăn chính, nhằm bổ sung ăn thêm ngoài bữa chính,
nhằm bổ sung năng lượng bất cứ lúc nào
- Bánh kẹo cũng ngày càng được đóng gói sang trọng, hấp dẫn hơn,
nhiều mặt hàng có chất lượng, uy tín được nhiều người tiêu dùng đánh giá
cao, và trở thành một thương phẩm sang trọng để tiếp khách, để biếu, cho gia
đình bạn bè và người than
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đời sống của dân cư
cũng được nâng lên một mức đáng đáng kể, từ đó nhu cầu thưởng thức cũng
cao hơn. Ngày nay, bánh kẹo đã trở thành những thứ không chỉ có trong dịp lễ

trang web mà họ thích xem, vv Các hãng AC Nelsien, Simmons là các hãng
nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ, kết hợp chặt chẽ với các hãng bán lẻ,
cũng như các nhà sản xuất, hiện đang cố găng đưa vào áp dụng RFID (Radio
Frequency Identity, xác định mã hàng bằng tần số radio) để theo dõi từng sản
phẩm một xem số phận của từng sản phẩm sẽ chu du và kết thúc ra sao trong
suốt chặng đường từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Minh họa cho hoạt động
12
marketing theo sát người tiêu dùng và phục vụ những nhu cầu chưa được đáp
ứng có hai ví dụ tiêu biểu về marketing hàng tiêu dùng thuộc trong số 1% ít ỏi
các trường hợp thành công ở Mỹ trong vài năm vừa qua.
Trường hợp thứ nhất là mặt hàng bột bánh quy trộn sẵn của Neslé. Vốn
là một hãng bánh kẹo thực phẩm công nghệ của Châu Âu, Neslé tại Mỹ trở
thành một trong những chi nhánh làm ăn phát triển nhất của hãng. Cuối năm
2001, từ nghiên cứu thị trường đúng hướng, hãng đã tung ra một mặt hàng
mới là bột bánh quy làm sẵn, dựa trên cơ sở các gia đinh ở Mỹ, đặc biệt là các
nữ sinh trung học, rất thích làm bánh để tặng bạn bè và người thân nhân dịp
năm mới, nhưng không phải ai cũng biết trộn bột cho đúng tỷ lệ. Loại bột trộn
sẵn để làm bánh gatô đã tồn tại trên thị trường từ khá lâu, xong cho tới gần
đây Neslé mới đưa ra loại bột trộn và cắt sẵn thành từng miếng, các vị đầu
bếp chỉ việc xếp vào khay, cho vào lò, và tích tắc, 20 phút sau đã có bánh quy
thơm phức để tặng bạn bè và biếu thầy cô giáo nhân dịp lễ Noel.
Trường hợp thứ hai cũng cùng thời điểm, hãng bánh kẹo nổi tiếng khác
của Mỹ là Pillsbury cũng đưa ra sản phẩm tương tự, nhưng Neslé tập trung
vào bánh quy có socola, còn Pillsbury đưa ra bánh quy rắc đường nhiều màu.
Kết quả là cả hai cùng tăng được thị phần mà không lấn vào thị phần của các
loại bánh kẹo làm sẵn khác của hãng.
Cuộc chiến không ngừng nghỉ của các hãng sản phẩm tiêu dùng của Mỹ
nhằm chiếm chỗ trong trái tim và túi tiền của người tiêu dùng là cuộc chiến
dựa trên bề dày nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, sử dụng khoa học
tâm lý và công nghệ thông tin hiện đại, phân tích chi tiết dữ liệu sự kiện, và

- Ngoài ra công ty còn liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp
hàng tiêu dùng lớn, trong đó đối tác đầu tiên là công ty Pepsico. Theo đó, sản
phẩm Kinh Đô sẽ được bán độc quyền tại trên 200.000 điểm bán lẻ của
Pepsico và ngược lại. Với việc hợp tác với một trong những Công ty giải khát
hàng đầu thế giới, Kinh Đô đang đứng trước cơ hội lớn để gia tăng sản lượng
tiêu thụ và hơn hết là gia tăng giá trị của thương hiệu khi thương hiệu Kinh
14
Đô sánh vai với thương hiệu Pepsi.
- Chiến lược đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và nâng cao trình độ
quản lý: Đây được xem là chiến lược cơ bản và cốt lõi của công ty nhằm tạo
được lợi thế cạnh tranh trong xu thế cạnh tranh và hôi nhập đang diễn ra một
cách nhanh chóng như hiện nay.
- Chiến lược giá: Trong chính sách giá, công ty luôn thực hiện chính sách
giấ phù hợp cho từng phân khúc thị trường, giác cung cấp cho các nhà sản xuất
là giá bán buôn, trừ đi chiết khấu cho từng loại sản phẩm. Tỷ lệ chiết khấu mà
Kinh Đô giành cho nhà phân phối là khá cao, cao hơn so với các đối thủ cạnh
tranh. Do đó, việc mở rộng mạng lưới phân phối của Kinh đô khá dễ dàng.
Bên cạnh đấy có nhiều công ty sản xuất bánh kẹo truyền thống như:
Công ty bánh kẹo Hải Châu, Hải Hà, Hữu Nghị, Biên Hoà …và nhiều cơ sở
sản xuất bánh kẹo tư nhân.
Thị trường bánh kẹo ngoại nhập với sự đa dạng về chủng loại, phong
phú về mẫu mã. Ví dụ như sản phầm bánh kẹo của Trung Quốc, Thái Lan,
Malaixia, Singgapo … Hàng ngoại tràn ngập thị trường Việt Nam bằng con
đường nhập lậu chủ yếu, vừa có chất lượng cao giá cả lại rẻ nên bánh kẹo
nhầp ngoại cạnh tranh rất mạnh đối với thị trường cho người có thu nhập cao.
Chính điều này là một khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh
nghiệp bánh kẹo trong nước.
15
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giai đoạn 2: Từ 8/1989 đến 12/1992
Căn cứ theo quyết định số 169/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội
về việc sáp nhập xí nghiệp chế biến bột mỳ nghĩa đô vào xí nghiệp kẹo và
được đổi tên thành “ Nhà máy kẹo Hà nội”
- Trụ sở chính đặt tại: Thị trấn Nghĩa Đô- Từ Liêm _ Hà Nội
- Số lượng lao động: 700 người
- Sản lượng hàng năm: 3.500 tấn
Nhiệm vụ chính của DN trong giai đoạn này là sản xuất các loại bánh
kẹo và nước giải khát, mỳ phục vụ cho nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận
Giai đoạn 3: Từ 12/1992 đến 10/2004
- Căn cứ vào quyết định số 3128/QĐ-UB ngày 8/12/1992 của Uủy ban
nhân dân thành phố Hà nội, thực hiện nghị định số 388/CP đã chính thức
chuyển nhà máy kẹo Hà Nội thành “ Công ty bánh kẹo Tràng An”.
Nhiệm vụ chính của công ty trong giai đoạn này là sản xuất các loại bánh
kẹo, rượu, bột canh phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Trụ sở chính đặt tại Phố Phùng Chí Kiên – Nghĩa Đô - Cầu Giấy – HN
- 29/12/1999: Cơ sở của công ty đóng tại phương Quan Hoa- Cầu Giấy
được cổ phần hoá chuyển thành công ty cổ phần dịch vụ thể thao giải trí Quan
Hoa với số vốn pháp định 4 tỷ đồng. Cơ sở chính còn lại đóng tại Phố Phùng
Chí Kiên – Nghĩa Đô - Cầu Giấy – HN.
Giai đoạn 4: Từ 1/10/2004 đến nay
Căn cứ tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thực hiện chủ trương cổ phần
hoá doanh nghiệp của nhà nước, theo quyết định số 86/2003/QĐ-TTG của thủ
tướng chính phủ, Công ty Bánh kẹo Tràng An đã được cổ phần hoá với 51%
17
vốn nhà nước và 49% còn lại được bán cho cán bộ công nhân viên trong công
ty. Kể từ ngày 1/10/2004 Công ty Bánh kẹo Tràng An chính thức đổi thành “
Công ty Cổ phần Tràng An”.
Trải qua chặng đường hơn 30 năm xây dựng và phát triển đến nay Công
ty CP Tràng An đã thực sự khẳng định mình trên thương trường, tên tuổi của

4. Trong hội chợ "Doanh nghiệp hướng tới ngàn năm Thăng long" tháng
11/2005, Tràng An đã vinh dự được nhận CÚP VÀNG từ BTC do Uỷ ban
19
nhân dân Thành phố Hà nội trao tặng. Với danh hiệu này Tràng An là doanh
nghiệp tiêu biểu của thành phố Hà nội 2005.
5. Năm 2006 Tràng An đã đoạt CÚP VÀNG Thương hiệu Việt uy tín
chất lượng do bạn đọc Mạng Thương hiệu Việt, tạp chí thương mại, tin tức sở
hữu trí tuệ bình chọn.
6. GIẢI VÀNG Chất lượng an toàn thực phẩm Do Hội Khoa học kỹ
thuật An toàn thực phẩm Việt nam, Mạng truyền thông điện tử chất lượng an
toàn thực phẩm Việt nam tổ chức với sản phẩm KẸO CHEWY ( sản phẩm
công nghệ mới) và BÁNH QUẾ.
7. Cúp vàng Topten Sản phẩm Thương hiệu Việt uy tín chất lượng 2006
với sản phẩm BÁNH PHÁP và sản phẩm BÁNH QUẾ.
8. Năm 2005, Tràng An đã chính thức áp dụng hệ thống quản lý ISO
9001:2000 và được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận Quacert.
9. Mới đây, Tràng An lại áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
HACCP Code 2003 và được chứng nhận bởi tổ chức TQCSI.
10.02/09/06, thương hiệu Tràng An đã vinh dự được trao giải thưởng
"SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2006" tại hội trường Ba Đình.
3.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý Công ty
Trong quá trình hình thành và phát triển của công ty, để sản xuất kinh
doanh có hiệu quả công ty đã và đang từng bước kiện toàn bộ máy quản lý.
Đứng đầu là ban giám đốc cùng với các phòng ban chuyên môn góp phần
giúp cho ban lãnh đạo công ty có thể nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động
cũng như thực trạng của công ty. Do đặc thù về loại hình kinh doanh, quy mô
sản xuất và đặc biệt là quản lý tốt hoạt động kinh doanh, công ty sử dụng
quản trị kiểu trực tuyến- chức năng. Cách tổ chức này có ưu điểm lớn là gắn
việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà
vẫn giữ được tính thống nhất. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi phải có

21
Có nhiệm vụ thực hiện công tác bảo dướng, sửa chữa thiết bị hiện có, lắp
đặt dây chuyền thiết bị mới, hướng dẫn vận hành thiết bị
+ Phòng Marketing và bán hàng:
Có chức năng và nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ bán hàng như: lập hoá
đơn, giao hàng cho khách, tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm. Theo dõi tiến độ bán
hàng, dự đoán lượng tiêu thụ phục vụ lập kế hoạch bán hàng. Thu thập thông
tin thị trường qua hệ thống phân phối. Xây dựng các chính sách hỗ trợ cho
từng kênh phân phối. Xây dựng chiến lược phân phối theo mục tiêu phát triển
của công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Tổng hợp, nghiên cứu phân tích
hoạt động chính sách phát triển thị trường trong và ngoài nước. Hoạch định
và triển khai các chiến lược, các chương trình quảng cáo chiêu thị. Hoạch
định và triển khai các chiến lược, các chương trình tài trợ, tuyên truyền, quan
hệ cộng đồng, hội chợ, triển lẫm, truyền thông.
+ Văn phòng công ty:
Thưc hiện công tác văn thư lưu trữ, tiếp khách đến giao dịch công tác,
quản lý tổ bảo vệ do công ty thuê, thực hiện nhiệm vụ y tế cho cán bộ công
nhân viên trong công ty, theo dõi, tuyển dụng lao động, lập kế hoạch đào tạo
và thực hiện công tác đào tạo cho cán bộ công nhân viên của công ty.
+ Phòng tài chính kế toán:
Chức năng và nhiệm vụ:
Theo dõi tập hợp số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh bằng
nghiệp vụ kế toán tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty theo từng kỳ tài chính. Đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật
phù hợp với chính sách kinh doanh của công ty. Theo dõi và đề xuất các
biện pháp kế toán trong các nghiệp vụ có liên quan đến hợp đồng mua
vật tư, bán sản phẩm của công ty. Tính toán trích nộp đúng quy định
những khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước như thế, các loại bảo
hiểm cho người lao động,
22


nghiệp
kẹo
I,II

nghiệp
bánh
I,II,III
23
- Các phòng ban chức năng:
+ Ban kiểm soát chất lượng (KCS):
Chức năng nhiệm vụ:
Kiểm soát quá trình sản xuất theo các văn bản ISO. Kiểm soát chất
lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, kiểm tra chất lượng sản
phẩm của công ty trên thị trường đồng thời lập hành động khắc phục. Lưu
mẫu thành phẩm. Nghiên cứu phân tích tổng hợp đánh giá chất lượng. Kiểm
soát thiết bị kiểm nghiệm.
+ Phòng Kế hoạch sản xuất:
Căn cứ vào yêu cầu tiêu thụ sản phẩm của phòng bán hàng lập điều độ
sản xuất trong công ty, đảm bảo chuẩn bị và cung cấp đủ vật tư cho quá trình
sản xuất, phân công, điều động sắp xếp lao động trong công ty cho phù hợp
với tình hình sản xuất thực tế.
+ Phòng nghiên cứu và phát triển:
Nghiên cứu công nghệ mới, chế thử sản phẩm mới, kiểm tra, thử nghiệm
các loại hương liệu đảm bảo lựa chọn những hương liệu tốt nhất cho sản
phẩm của công ty
Thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm
+ Phòng Kỹ thuật cơ điện:
Có nhiệm vụ thực hiện công tác bảo dướng, sửa chữa thiết bị hiện có, lắp
đặt dây chuyền thiết bị mới, hướng dẫn vận hành thiết bị

* Xí nghiệp kẹo II
Thực hiện sản xuất các loại sản phẩm kẹo mềm và Bánh Pháp theo kế
hoạch điều độ sản xuất của phòng kế hoạch sản xuất đã đưa ra.
* Xí nghiệp bánh I
Chịu trách nhiệm sản xuất các loại bánh quy theo điều độ sản xuất của phòng
kế hoạch, đảm bảo năng suất, chất lượng theo yêu cầu đã đặt ra của công ty.
25

Trích đoạn Những thành tựu của Cụng ty CP Tràng An trong thời gian qua Định hướng chung Một số giải phỏp cụ thể
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status