Tìm hiểu dưới giác độ tài chính quy trình mua bán – sáp nhập doanh nghiệp - Pdf 10

LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
(M&A) được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường
với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, đồng thời cũng tạo ra xu thế
tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực,
thương hiệu...
Làn sóng sáp nhập và mua lại (M&A) đang diễn ra hết sức sôi động ở hầu hết các
châu lục trên thế giới. Từ đầu năm đến ngày 15/5/2007, tổng giá trị giao dịch của
hoạt động này trên quy mô toàn cầu đã vượt ngưỡng 2.000 tỷ USD, cao hơn 60% so
với mức kỷ lục của cùng kỳ năm 2006. Riêng tổng giá trị giao dịch M&A tại châu
Âu đạt 1.200 tỷ USD. Theo các chuyên gia, tính chung cả năm 2007, giá trị các vụ
M&A trên toàn cầu chắc chắn sẽ cao hơn so với mức kỷ lục 3.490 tỷ USD đạt được
trong năm 2006.
Theo kết quả điều tra của Hãng kiểm toán PricewaterhouseCooper, (PwC),
trong năm 2007, châu Á - Thái Bình Dương sẽ vượt qua Tây Âu, Đông Âu và Mỹ
Latinh và trở thành khu vực được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất để tiến
hành các thương vụ M&A xuyên quốc gia do xu hướng cổ phần hoá, tư nhân hoá
đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát
triển trong khu vực. Việt Nam cũng được các nhà đầu tư đánh giá là một thị trường
M&A hấp dẫn.
Năm 2007 được các chuyên gia dự đoán sẽ là năm mở đầu của sự gia tăng
mạnh mẽ các hoạt động tập trung kinh tế dưới hình thức M&A ở Việt Nam. Đặc
biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, ước tính hàng năm sẽ có hàng tỷ
USD đầu tư nước ngoài để thực hiện những dự án mới. Hơn nữa, với việc Mỹ đã
thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các hoạt động đầu
tư, mua bán - sáp nhập và các dịch vụ kèm theo sẽ trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ
hết. Đó chính là cơ sở cho thấy tiềm năng của hoạt động M&A tại Việt Nam trong
thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và
quá trình cổ phần hoá được đẩy mạnh.
M&A được coi là một xu thế mới và có tiềm năng phát triển lớn trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thế nhưng nó vẫn còn là một lĩnh vực khá mới hiện

b. Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập là một chu trình mang tính pháp lý trong đó toàn bộ tài sản của
doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được tự động chuyển sang quyền sở hữu của doanh
nghiệp theo những quy định của pháp luật về việc liên kết doanh nghiệp.
Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào
một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm
dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Phân biệt mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
* Sự giống nhau:
- Công ty bị sáp nhập thay đổi vị trí tồn tại trên thị trường, thay đổi chủ sử hữu, thay
đổi ban lãnh đạo
- Công ty sáp nhập sau quá trình M&A là một công ty lớn hơn công ty cũ về quy
mô, về tiềm lực tài chính, về nhân sự …
* Sự khác nhau:
Mặc dù Mua bán và Sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ
quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ Mua bán và Sáp nhập vẫn có sự
khác biệt về bản chất.
Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ
sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là Mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý, công ty
bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của bên
mua không bị ảnh hưởng
Theo nghĩa đen, Sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô,
đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ.
Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công
ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Trường hợp
Daimler-Benz và Chrysler là một ví dụ về Sáp nhập: hai hãng Sáp nhập và một công
ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler.
Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức “Sáp nhập ngang bằng” không diễn ra thường
xuyên do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra

- Sau giao dịch công ty bị sáp nhập có
thể vẫn còn
II. Các loại hình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
1. Các loại hình sáp nhập doanh nghiệp
a. Phân loại dựa vào mối quan hệ giữa hai công ty tiến hành sáp nhập
- Sáp nhập ngang ( sáp nhập cùng ngành):
Diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản
phẩm và thị trường.
- Sáp nhập dọc:
Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, ví dụ giữa một công
ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Chẳng hạn như nhà cung
cấp ốc quế Sáp nhập với một đơn vị sản xuất kem.
- Sáp nhập mở rộng thị trường:
Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị
trường khác nhau.
- Sáp nhập mở rộng sản phẩm:
Diễn ra đối với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên
quan tới nhau trong cùng một thị trường.
- Sáp nhập kiểu tập đoàn:
Trong trường hợp này, hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng
muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề.
b. Phân loại dựa trên cách thức cơ cấu tài chính
- Sáp nhập mua:
Như chính cái tên này thể hiện, loại hình Sáp nhập này xảy ra khi một công
ty mua lại một công ty khác. Việc mua công ty được tiến hành bằng tiền mặt
hoặc thông qua một số công cụ tài chính.
- Sáp nhập hợp nhất
Với hình thức Sáp nhập này, một thương hiệu công ty mới được hình thành và
cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới. Tài chính của hai công ty
sẽ được hợp nhất trong công ty mới.

đông như sáp nhập
- Nhanh chóng và dễ dàng hơn so với mua tài sản
• Nhược điểm:
- Người mua có thể gặp phải những khoản nợ có thể gây ra “ tranh chấp không
dự tính được” ( môi trường, thuế, kiện tụng)
Doanh nghiệp
mua lại
Doanh nghiệp bị
mua lại
Cổ đông của
doanh
nghiệp bị
mua lại
Tiền mặt/ Ngân phiếu
Cổ phiếu công ty bị
mua lại
Để tránh điều này cần: 1) rà soát chi tiết , 2) Trong hợp đồng mua bán cần có
thỏa thuận rằng người bán có trách nhiệm bồi thường/ trả lại tiền nếu có trường
hợp như vậy xảy ra.
III. Các vấn liên quan trong mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
1. Mục đích( lý do) mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
M&A đã và đang trở thành một xu thế mới và có sức phát triển lớn trên hầu
khắp các nền kinh tế. Bởi vì sao? Sau đây là những lý do khiến rất nhiều doanh
nghiệp quan tâm và tìm kiếm cơ hội M&A. Đây cũng có thể coi là mục đích của
M&A
- Tìm kiếm thị trường mới:
Thị trường mới ở đây đề cập đến thị trường về mặt địa lý. Các doanh nghiệp một
khi tiến hành M&A là mong muốn mở rộng thị trường hoạt động của mình. Việc
sáp nhập , mua bán giữa các công ty khác nhau về vị trí địa lý sẽ là cơ hội để tiếp
cận một thị trường mới trên cơ sở nền tảng đã có sẵn của công ty được sáp nhập

đến giá giao dịch cuối cùng của thương vụ. Nó được coi như một thành tố mầu
nhiệm thúc đẩy bên mua bỏ ra hàng triệu đô la chi phí phụ trội trong thương vụ
M&A.
a. Giá trị cộng hưởng là gì?
Giá trị cộng hưởng là giá trị tăng thêm tạo ra khi kết hợp hai DN. Theo đó, tổ
chức sau khi kết hợp sẽ có khả năng quản lý chi phí hiệu quả hơn, tạo ra lợi nhuận
và giá trị cổ đông lớn hơn.
Các nguồn tiềm năng tạo ra giá trị cộng hưởng có thể được chia thành hai
nhóm: các giá trị cộng hưởng hoạt động và các giá trị cộng hưởng tài chính. Các giá
trị cộng hưởng hoạt động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức sau khi kết hợp, lợi
thế kinh tế nhờ qui mô, tăng quyền làm giá và triển vọng tăng trưởng lớn hơn. Mặt
khác, các giá trị cộng hưởng tài chính thường tập trung hơn, bao gồm lợi ích về
thuế, đa dạng hóa, có khả năng trả nợ và khả năng sử dụng tiền dư thừa tốt hơn. Đôi
khi giá trị cộng hưởng tài chính thể hiện dưới dạng luồng tiền lớn hơn hay tỷ lệ
chiết khấu thấp hơn.
b. Các giá trị cộng hưởng
b1. Giá trị cộng hưởng hoạt động
Các giá trị cộng hưởng hoạt động cho phép các DN tăng thu nhập từ hoạt
động trên tài sản hiện có, tăng tốc độ tăng trưởng hoặc cả hai. Có thể phân loại các
giá trị cộng hưởng hoạt động thành bốn nhóm:
(1) Lợi thế kinh tế nhờ qui mô có thể phát sinh từ việc kết hợp các DN, cho phép tổ
chức sau khi kết hợp chi tiêu hiệu quả, hợp lý hơn và sinh lời hơn, cụ thể như: đóng
cửa một số cơ sở sản xuất, trụ sở làm việc, giảm bớt các bộ phận chức năng trùng
lặp, giảm bớt số nhân viên, chi phí sử dụng phần mềm máy tính.
(2) Khả năng làm giá lớn hơn xuất phát từ việc giảm bớt cạnh tranh và nâng cao thị
phần, dẫn tới thu nhập từ hoạt động và lợi nhuận cao hơn. Giá trị cộng hưởng này
có khả năng phát sinh trong các cuộc sáp nhập của các DN cùng lĩnh vực và dễ dàng
đem lại lợi ích hơn khi có tương đối ít DN hoạt động cùng lĩnh vực này trên thị
trường.
(3) Kết hợp các thế mạnh chức năng, ví dụ như trường hợp một DN có có các kỹ

và nhờ đó tiết kiệm chi phí thuế và tăng giá trị DN.
• Đa dạng hóa là nguồn tạo ra giá trị cộng hưởng tài chính gây tranh cãi nhất.
Có quan điểm cho rằng, đối với các công ty đại chúng, nhà đầu tư có thể tự
đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách dễ dàng hơn và với chi phí thấp hơn
nhiều so với bản thân DN. Đối với các DN tư nhân hoặc các DN được nắm
giữ bởi một số ít chủ sở hữu thì lợi ích tiềm năng từ việc đa dạng hóa tồn tại.
c. Xác định giá trị cộng hưởng
Hiển nhiên là giá trị cộng hưởng tiềm ẩn trong nhiều vụ mua bán và sáp nhập DN.
Nhưng vấn đề là phải đo lường giá trị cộng hưởng như thế nào. Xét cho cùng, một
DN sẵn sàng trả hàng triệu đô la phụ trội cho giá trị cộng hưởng phải có khả năng
ước tính giá trị của chúng.
Theo Stern Business School, “việc trả các khoản chi phí phụ trội không hợp lý
không khác gì với việc phân phát tiền bạc cho những người khách qua đường xa lạ
một cách tùy tiện, không bao giờ bên trả có thể thu lại đuợc dù cuộc mua bán có xảy
ra bao lâu đi chăng nữa” .
Điển hình là vụ Quaker Oats mua lại Snapple Beverage Corp., một công ty sản xuất
nước giải khát thời thượng năm 1994 với 1,7 tỷ đô la. Một phần lý do làm nên
thương vụ mua bán DN thất bại nhất từng được biết đến này là giá mua cao hơn
khoảng 1 tỷ đô la theo đánh giá của các nhà phân tích Wall Street. Quaker Oats đã
đánh giá quá cao các giá trị cộng hưởng có thể tạo ra từ vụ mua bán này. Không
những mất 1,6 triệu đô la cho mỗi ngày sở hữu Snapple, 27 tháng sau, Quaker Oats
đã phải bán Snapple với 20% giá mua. Hay vụ IBM mua Lotus với 3,5 tỷ đô (hơn
100% chi phí phụ trội) năm 1995, có lẽ còn lâu mới có thể bù lại được.
Để xác định giá trị của các giá trị cộng hưởng, các chuyên giá định giá thường sử
dụng phương pháp chiết khấu luồng tiền. Giá trị cộng hưởng được ước tính bằng
giá trị hiện tại của các luồng tiền nó tạo ra trong tương lai. Phải lập các giả định về
các luồng tiền trong tương lai, tốc độ tăng truởng và chi phí huy động vốn kỳ vọng
của tổ chức sau khi kết hợp. Hai câu hỏi cơ bản cần đuợc trả lời là:
• Giá trị cộng hưởng được kỳ vọng thể hiện dưới hình thức nào ? Giá trị cộng
hưởng muốn ảnh hưởng lên giá trị của tổ chức sau kết hợp thì phải có tác

việc đánh giá giá trị cộng hưởng trước khi tiến hành thương vụ có khả năng thành
công cao hơn 28% so với trung bình.
Tuy vậy, việc xác định giá trị của giá trị cộng hưởng lại không hề dễ dàng. Nó đòi
hỏi khối lượng lớn các phân tích tài chính phức tạp và mang tính chủ quan. Thực tế,
rất nhiều thương vụ Mua bán và Sáp nhập DN đã thất bại trong việc tạo ra giá trị
cho cổ đông của bên mua (65% thương vụ không tạo ra giá trị hoặc phá hủy giá trị-
KPMG, 2003). Nguyên nhân chính là bên mua đã đánh giá quá cao các giá trị cộng
hưởng, kỳ vọng quá mức hoặc tâm lý quá lạc quan của bên mua đều có thể ảnh
hưởng đến tính tin cậy trong các dự báo về tổ chức sau khi kết hợp.
Trong những trường hợp này, các chuyên gia tư vấn định giá đóng vai trò vô cùng
quan trọng, chất vấn các giả định của ban giám đốc và những yếu tố có thể giảm bớt
hay thậm chí phá hủy giá trị cộng hưởng tiềm năng đã được xem xét chưa. Chẳng
hạn, ban giám đốc đã ước tính khoảng thời gian đồng hóa hợp lý cho đến khi các
giá trị cộng hưởng bắt đầu tác động đến luồng tiền chưa? Ban giám đốc đã xem xét
đến các chi phí cho việc kết hợp- như phối hợp hai văn hóa doanh nghiệp không
phù hợp hoặc hệ thống công nghệ thông tin không tương thích- có thể bù trừ cho giá
trị cộng hưởng ? Các chuyên gia tư vấn sẽ giúp các bên tham gia đánh giá tính hợp
lý trong các kỳ vọng của họ và có thể thay thế các dự báo tài chính chưa đầy đủ
hoặc không thực tế bằng các phân tích chuyên nghiệp của mình. Mục đích cuối
cùng là đưa đến một giá trị hợp lý và có thể được chứng minh dưới ánh sáng của tất
cả các sự việc và hoàn cảnh xung quanh.
Nói cách khác, theo người lãnh đạo hoạt động Mua bán & Sáp nhập toàn cầu của
Boston Consulting Group đã nói: “Giả sử bạn đang chạy với vận tốc 3 mph, nhưng
bạn bị yêu cầu phải chạy với vận tốc 4mph vào năm sau và 5 mph vào năm sau nữa.
Giá trị cộng hưởng có nghĩa là bạn phải chạy tích cực hơn cả kỳ vọng này trong khi
các đối thủ cạnh tranh có tác dụng như cơn gió ngược. Trả một khoản chi phí phụ
trội cho giá trị cộng hưởng, chính là trả tiền cho quyền được chạy vất vả hơn, tích
cực hơn – giống như mang trên vai một túi hành lý nặng. Trong khi đó, bạn càng trì
hoãn việc cố gắng chạy tích cực hơn, con đường càng trở nên dốc hơn. Đó là bản
chất của hoạt động mua bán DN”.

Hãy kiểm tra số tiền sẽ thu được với thái độ thận trọng; bởi giá trị mà các công ty
khai thường bị thổi phồng lên. Hãy xem xét thật kỹ ngày tháng của các khoản thu
đó để xác định xem bao nhiêu khoản phải thu không được trả đúng hạn và thời gian
chậm trễ là bao lâu. Điều này rất quan trọng bởi khoản phải thu quá hạn càng lâu thì
giá trị của nó càng thấp và khả năng nó không được thanh toán càng cao. Trong khi
xem xét phần này, bạn hãy lập một danh mục mười khoản thu được lớn nhất của
công ty và thực hiện kiểm tra tín dụng đối với chúng. Nếu phần lớn người tiêu dùng
hoặc khách hàng đều có khả năng trả nợ nhưng đã trả chậm, thì bạn có thể giải
quyết được vấn đề này bằng cách áp dụng một chính sách thu nợ chặt chẽ hơn. Nếu
các khách hàng của công ty có tình hình tài chính không ổn định thì bạn nên tìm
ngay phương án mua một công ty khác.
c. Đội ngũ nhân viên
Những nhân viên chủ chốt là tài sản quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp.
Bạn cần xác định xem đội ngũ nhân viên có tầm quan trọng như thế nào đối với sự
thành công của doanh nghiệp. Bạn cũng cần xem xét các thói quen làm việc của họ
để biết liệu đây có phải là những người bạn có thể làm việc cùng hay không. Những
nhân viên chủ chốt này đã làm việc cho công ty được bao lâu? Liệu họ có tiếp tục ở
lại làm việc cho công ty sau khi có sự thay đổi chủ sở hữu hay không? Bạn sẽ phải
có hình thức khuyến khích nào để giữ họ ở lại? Những nhân viên chủ chốt nào có
thể dễ dàng thay thế? Quan hệ của họ với các khách hàng như thế nào, và các khách
hàng đó liệu có đi theo những nhân viên này nếu họ ra đi không? Đồng thời, bạn
còn nên xem xét vai trò của người chủ sở hữu hiện thời trong công ty. Liệu đây có
phải là vai trò bạn muốn đảm trách hay không? Có nhân viên hiện thời nào có thể
đảm đương những trách nhiệm ấy khi cần không?
d. Khách hàng
Đây là tài sản quan trọng nhất của công ty mà bạn mua được . Phải bảo đảm
là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác mà bạn sẽ mua
được. Liệu các khách hàng này có mối quan hệ đặc biệt với người chủ hiện thời của
công ty không (bạn lâu năm hay họ hàng)? Họ đã là khách hang của công ty được
bao lâu và họ đóng góp bao nhiêu phần trăm lợi nhuận của công ty? Họ sẽ ra đi hay

đối thủ cạnh tranh nào đã phải bỏ cuộc không? Lý do tại sao? Bạn có thể tìm được
những thông tin này bằng cách liên hệ với một hiệp hội của ngành kinh doanh đó
hay đọc các ấn phẩm về ngành này
h. Đăng ký kinh doanh- Các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh
doanh
Hãy chắc chắn là các giấy phép kinh doanh chính và các văn bản pháp lý
khác có thể được chuyển giao lại cho bạn một cách dễ dàng. Hãy tìm hiểu xem quá
trình chuyển giao sẽ như thế nào, và phí tổn là bao nhiêu, bằng cách liên hệ với các
nhà chức trách địa phương có thẩm quyền. Nếu một công ty là một công ty cổ phần
thì nó được đăng ký kinh doanh theo quy chế nào? Có phải công ty đang hoạt động
với tư cách là một tập đoàn nước ngoài hay không?
i. Hình ảnh công ty
Cách thức mà một công ty được công chúng biết đến có thể là một tài sản
đáng kể hoặc một khoản nợ phải trả mà không thể đánh giá được trên bản quyết
toán. Có rất nhiều yếu tố vô hình mà bạn cần xem xét khi đánh giá một công ty -
mọi thứ kể từ cách thức công ty phục vụ khách hàng cho đến cách thức nhân viên
công ty trả lời điện thoại và việc nó có hỗ trợ cộng đồng hay ngành kinh doanh đó
không. Yếu tố này thường được gọi là "thiện chí". Bạn hãy nói chuyện với các
khách hàng, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, ngân hàng và những chủ sở
hữu các doanh nghiệp khác trong khu vực để hiểu thêm về danh tiếng của công ty.
Bạn nên nhớ là sẽ rất khó để thay đổi một quan điểm tiêu cực.
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
I. Quy trình mua bán- sáp nhập doanh nghiệp
1. Xác định các mục tiêu chiến lược
Trước hết, những người lãnh đạo phải tìm ra được đường hướng phát triển cho
doanh nghiệp. Giai đoạn này vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Những yếu tố có thể được xem xét đến khi xây dựng
chiến lược liên kết là:
(1) Mô hình năm nhân tố của Porter:

 Kiểm tra chi phí của việc gia nhập: việc khảo sát chi phí gia nhập tập nghiên
cứu những rào cản cho việc gia nhập. Nếu chi phí để mua một doanh nghiệp
mới lớn hơn lợi nhuận mà nó có thể đem lại thì rõ ràng thương vụ đó là thất
bại, không đem lại giá trị lợi nhuận cần thiết. Tuy nhiên điều cần chú ý ở đây
là khái niệm "chi phí gia nhập cao" không chỉ đề cập đến giá của thương vụ
mua lại mà còn bao gồm cả chi phí thời gian, công sức và trong một số
trường hợp còn bao gồm cả những khoản chi mang tính chính trị.
 Kiểm tra tính sinh lợi của thương vụ: nhà đầu tư cần phải chắc chắn rằng lợi
nhuận mà doanh nghiệp sáp nhập, mua lại đạt được phải cao hơn chi phí phải
bỏ ra để tạo lập nó.
(2) Phân tích SWOT
 S_ Strength_điểm mạnh
 W_Weaknesses_ điểm yếu
 O_Opportunities_cơ hội
 T_Threatens_thách thức
Phân tích SWOT có thể được sử dụng để phát triển việc đẩy mạnh chiến lựơc
mua lại doanh nghiệp.
2. Đánh giá năng lực cơ cấu tổ chức
Công ty acquirer trước tiên phải xem xét và đánh giá điểm mạnh và đỉêm yếu
của chính mình. Điều này giúp kiểm tra sự sẵn sàng và năng lực thực hiện mua bán,
sáp nhập ma doanh nghiệp theo đuổi.
Bước này có 4 phần chính:
(1) Đánh giá mức sẵn sàng của nhóm mua bán sáp nhập:
Mức độ sẵn sàng của nhóm sáp nhập giải quyết các vấn đề về chiến lược,
luật pháp, tài chính và hoạt động của chương trình mua bán , sáp nhập
(2) Đánh giá tài sản và nguồn vốn:
Mức độ nguồn tài chính mà công ty có thể cáng đáng được trong chương
trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp
Phương pháp
kế toán


Chất lượng tài sản và nguồn vốn
Đòn bẩy
Sức mạnh
tài chính
• Đánh giá nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn- tồn kho
Nợ ngắn hạn
• Đánh giá nợ dài hạn
Nợ dài hạn so với giá trị thuần =
Giá vốn hàng bán
Tồn kho bình quân
DT hđkd so với nợ dài hạn =
Doanh thu thuần
Nợ dài hạn
Hệ số trang trải lãi vay =
Thu nhập thuần + lãi vay + thuế
Nợ dài hạn
• Đánh giá hệ số đòn bẩy
Hệ số nợ =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Hệ số nợ trên VCSH =
Nợ dài hạn
Tổng VCSH
Hệ số nợ trên tổng vốn hóa =


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status