Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây - Pdf 10

Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Qua 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến và
đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, đến nay nước ta vẫn là một
nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé. Muốn đạt được mục tiêu
dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh tất yếu phải đẩy tới bước
mới CNH - HĐH. Công nghiệp hoá là thực chất xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của XHCN. Đó không chỉ là tăng nhanh tốc độ và tỷ trọng của sản xuất
công nghiệp trong GDP mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn
với đổi mới cơ bản về kỹ thuật và công nghệ, hiện đại hoá các ngành kinh tế
quốc dân , tạo cơ sở cho sự tăng trưởng nhanh , đạt hiệu quả cao và lâu dài
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân .
Chúng ta đều biết rằng, hoạt động xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, xuất khẩu hàng
hoá đang trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết cho sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, cũng như góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, Việt Nam có thể tận dụng được các tiềm
năng sẵn có để sản xuất ra các loại hàng hoá phục vụ cho việc trao đổi, buôn
bán với các quốc gia khác để thu ngoại tệ. Với ngoại tệ thu được từ hoạt động
xuất khẩu, chúng ta có thể mua sắm các loại hàng hoá cần thiết từ các nước
trên thế giới nhằm phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá- hiện đại hoá cũng
như thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Chính vì vậy, Đại hội Đảng
lần thứ VI đã đưa việc sản xuất hàng xuất khẩu là một trong ba chương trình
kinh tế quan trọng trong thời kỳ đổi mới của nước ta (ba chương trình đó là:
sản xuất lương thực, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu ). Từ
đó đến nay, vấn đề sản xuất hàng xuất khẩu cũng như các hoạt động liên quan
đến xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam đang trở thành một vấn đề được nhiều
người quan tâm với mục đích tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để đưa hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có hiệu quả.
Bởi vì, thực tiễn hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam cho thấy, bên cạnh một số
thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng đang gặp không ít những khó khăn trong

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu hàng hoá
1.1. Khái niệm:
Từ sự ra đời của hoạt động thương mại quốc tế có thể nói: Thương mại
quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau trên thế
giới thông qua các quan hệ mua bán quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế là
biểu hiện của một hình thức quan hệ xã hội ở phạm vi quốc tế và phản ánh sự
phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt.
Hoạt động xuất khẩu là m ột mặt quan trọng trong hoạt động thương
mại quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nó là quá trình
bán những hàng hoá của quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia khác trên
thế giới nhằm thu ngoại tệ.
Như vậy, về bản chất hoạt động xuất khẩu và hoạt động buôn bán trong
nước đều là một quá trình trao đổi hàng hoá (bán hàng), đó là quá trình thực
hiện giá trị hàng hoá của người sản xuất hoặc người bán. Tuy nhiên, về hình
thức và phạm vi thì hoạt động xuất khẩu có nhiều điểm khác biệt mà các nhà
xuất khẩu cần nhận thấy để có sự vận dụng hợp lý.
1.2. Đặc điểm:
Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài.
Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp
giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai
loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức
Phạm Thành Hải K33 - A63
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
sống, phong tục tập quán. . . Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu
cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự
nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra
những hàng hoá phù hợp.

tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ
nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cuả họ cho quá trình phát triển. Nhưng
mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các quốc tế chỉ tăng lên khi
các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của nước đó,
vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có thể trả được nợ.
Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng
của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch
vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và
sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế:
- Coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan
điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Cụ thể là:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn
định sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ qui mô.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Hoạt động ngoại thương
cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn
nhiều lần so với khả năng sản xuất của quốc gia đó.
Phạm Thành Hải K33 - A65
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
+ Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kỹ thuật
công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo
năng lực cho sản xuất mới.
+ Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu
quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì
phân công lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay đã có những sản phẩm mà

thân các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế.
Thứ nhất, thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều
kiện tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất
lượng. Những yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành một cơ
cấu sản xuất phù hợp với thị trường.
Thứ hai, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều
lao động, tao ra thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu
hàng tiêu dùng. Nó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân,
vừa thu được lợi nhuận. Sản xuất hàng xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp phải
luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, đồng thời có
vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất không chỉ về chiều rộng mà cả về chiều
sâu.
Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường,
mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ
sở cả hai bên đều có lợi. Vì vậy đã giúp doanh nghiệp tăng được doanh số và
lợi nhuận, đồng thời chia xẻ được rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh,
tăng cường uy tín kinh doanh của công ty.
Thứ tư, xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh
của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển,
Phạm Thành Hải K33 - A67
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
các hoạt động sản xuất, Marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh
doanh.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng và có tác động tích
cực tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh
tế của một quốc gia.
II. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA DOANH
NGHIỆP HIỆN NAY
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất

doanh nghiệp ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng
về hàng hoá và cũng không phải tự bỏ vốn ra để mua hàng. Tuy nhiên, phí uỷ
thác mà doanh nghiệp nhận được thường nhỏ nhưng được thanh toán nhanh.
3. Hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế.
Gia công quốc tế đó là một hoạt động mà một bên - gọi là bên đặt hàng
- giao nguyên vật liệu , có khi cả máy móc , thiết bị và chuyên gia cho bên kia
gọi kà bên nhận gia công . Để xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên
đặt hàng . Hàng hoá sau khi sản xuất xong được giao cho bên đặt gia công
.Bên nhận gia công được trả tiền công . Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi
biên giới quốc gia thì được gội là gia công quốc tế.
Theo hình thức xuất khẩu này, doanh nghiệp ngoại thương đứng ra
nhập nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm về cho các đơn vị nhận gia công
từ các khách hàng nước ngoài đặt gia công. Sau đó, đơn vị ngoại thương sẽ
nhận thành phẩm từ các đơn vị nhận gia công và xuất sản phẩm này sang cho
Phạm Thành Hải K33 - A69
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
khách hàng nước ngoài đã đặt gia công. Đơn vị ngoại thương sẽ nhận được
khoản tiền thù lao gia công.
Hoạt động gia công xuất khẩu có đặc điểm là doanh nghiệp ngoại
thương không phải bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được hiệu quả cũng khá
cao, ít rủi ro và khả năng thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Tuy nhiên,
nếu doanh nghiệp muốn thực hiện theo hình thức này, doanh nghiệp phải
quan hệ được với các khách hàng đặt gia công có uy tín. Đây là một hình thức
phức tạp, nhất là trong quá trình thoả thuận với bên khách hàng gia công về số
lượng, chất lượng, nguyên vật liệu và tỷ lệ thu hồi thành phẩm, giám sát quá
trình gia công. Do đó, các cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp phải am hiểu
tường tận về các nghiệp vụ và quá trình gia công sản phẩm.
4. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu.
Theo hình thức này, mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải
nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hoá khác tương

6.3. Quá cảnh hàng hoá
Hàng hoá của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ
Việt Nam, có sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt
Nam nếu có đủ điều kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể được
xem xét cho thực hiện dịch vụ này để tăng thêm thu nhập.
Phạm Thành Hải K33 - A611
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC TA
Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói
chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố
này thường xuyên làm ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tiến triển trong
tương lai của hoạt động xuất khâu của doanh nghiệp. Mục đích của việc
nghiên cứu này là nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng tác
động của chúng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trong nước.
1.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng nằm bên trong đất nước nhưng không
chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp. Các nhân tố đó là:
- Chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội chính sách và pháp luật liên
quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước. Đây là nhân tố không chỉ tác
động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong
tương lai. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở
hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch xuất khẩu trong tương
lai cho phù hợp.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu.
Đây là một chiến lược tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày
càng phù hợp hơn với nhu cầu cuả thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác
tốt với nhu cầu của thị trường quốc gia. Với chiến lược này, Nhà nước có các
chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá

năng tạo ra được nhiều loại mặt hàng đa dạng, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế,
Phạm Thành Hải K33 - A613
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là điều
kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu.
Ngược lại, khả năng sản xuất trong nước yếu kém, với chúng loại mặt hàng
đơn điệu, thô sơ, sẽ hạn chễ rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu
của các doanh nghiệp.
Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng sản xuất hàng xuất khẩu
còn thấp kém, mặt hàng xuất khẩu còn đơn sơ, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp ngoại thương khi tham
gia vào hoạt động xuất khẩu.
- Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh
tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt
khác nó cũng chèn ép và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ
cạnh tranh ở đây biểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, nhà nước có
chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia
xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động
xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một
thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay.
- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước:
Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao
gồm phát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống
thông tin liên lạc. Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực
giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc
hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp.
Trên đây là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nhân tố khác nữa
mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu biết về nó.

nhiên ban cho, thông qua đó các nước khai thác tiềm năng của nó để phục vụ
xuất khẩu.
Nguồn tài nguyên thiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ
sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất khẩu. Nó góp phần
ảnh hưởng đến loại hàng , quy mô hàng xuất khẩu của quốc gia.
Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự
phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu của một quốc gia. Vị trí đị lý thuận lợi
là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc
tế , hoặc thuúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như du lịch , vận tải , ngân hàng…
2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng ngoài nước.
Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có
thể kể đến các nhân tố sau:
- Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng
đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự
phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất.
Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa
các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị
của một nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất
khẩu của doanh nghiệp.
Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trường xuất khẩu:
Có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các
Phạm Thành Hải K33 - A616
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của doanh nghiệp.
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu: Sẽ
ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU HÀ TÂY
I. Tổng quan về Công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
- Công ty Xuất nhập khẩu Hà Tây được thành lập ngày 01/12/1992
theo Quyết định số 471-QĐ/UB của UBND tỉnh Hà Tây. Trạm thu mua hàng
xuất khẩu đặt tại các tỉnh, huyện.
- Công ty được cấp giấp phép đăng ký kinh doanh số 104356 ngày 11
tháng 12 năm 1993. Và có giấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu số
2.06.1.002 ngày 23 tháng 3 năm 1993 của Bộ Thương mại.
- Ngày 20/11/1991 theo Quyết định số 388/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng ban hành theo quy chế về việc "Thành lập và giải thể Doanh nghiệp
Nhà nước" - Công ty chuyển giao các đơn vị hạch toán độc lập sang các cơ sở
chuyên ngành quản lý.
- Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, trực
thuộc UBND tỉnh Hà Tây hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tại hai Ngân hàng Công thương Hà Tây và Ngân hàng
ngoại thương Việt nam.
- Tên gọi: Công ty Xuất nhập khẩu Hà Tây .
- Tên giao dịch quốc tế : HA TAY IMPORT- EXPORT COMPANY
(UNIMEX HATAY)
- Trụ sở chính: 16A Trần Đăng Ninh - Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây.
- Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đặt dưới sự quản lý của nhà nước,
cấp trên trực tiếp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty chịu trách
Phạm Thành Hải K33 - A619
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
nhiệm vật chất về những cam kết của mình với những hợp đồng đã ký với các
bên và ngược lại. Công ty thực hiện hạch toán kinh tế trên cơ sở tuân thủ các
chủ trương chính sách, pháp luật và các quy định quản lý về Nhà nước và địa
phương tôn trọng và đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần, các chính sách đối

xut, kinh doanh ca Cụng ty. Chm lo i sng, to iu kin thun li cho
ngi lao ng lm vic, thc hin phõn phi cụng bng.
- Bo v doanh nghip, bo v mụi trng, gi gỡn trt t an ninh chớnh
tr v an ton xó hi trong phm vi qun lý ca Cụng ty theo quy nh
ca phỏp lut.
3. C cu t chc b mỏy ca Cụng ty.
Cụng ty Xut nhp khu H Tõy gm cú 169 cỏn b cụng nhõn viờn
c biờn ch thnh 04 phũng ban v 02 chi nhỏnh.Cỏc phũng qun lý chc
nng cú 01 trng phũng v 01 n 02 phú. Mt s cỏn b, nghip v chuyờn
mụn.
C CU T CHC B MY CA CễNG TY
S 1
Phm Thnh Hi K33 - A621
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng
Nvụ
KD
I
Phòng
Nvụ
KD
II
Phòng
Nvụ
KD
III
Phòng
kế

tre đan
Thường
Tín
Trạm
XK
tre
đan
C.Mỹ
Chi
nhánh
TP
HCM
Chi
nhánh
Lạng
Sơn
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp Chú thích : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ phối hợp
Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty do UBND Tỉnh bổ nhiệm,
miễn nhiệm. Giám đốc quản lý và điều hành Công ty theo chế độ 01 thủ
trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật,
trước Sở Thương mại và tập thể cán bộ công nhân viên chức của Công ty.
Giúp đỡ công việc cho Giám đốc Công ty có 03 Phó Giám đốc Công
ty. Phó Giám đốc Công ty do Giám đốc Công ty lựa chọn và đề nghị Giám
đốc Sở Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.
Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, có
trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế

Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
* Phòng Kế toán tài vụ :
Thực hiện theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh và báo cáo tình hình
tài chính và các nghiệp vụ tài chính kế toán khác. Chịu trách nhiệm quản lý
vốn, tài sản, hàng hoá, giám sát thu chi tại Công ty.
- Phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp xây xây dựng kế hoạch tài
chính toàn công ty và kế hoạch từng đợn vị thành viên .
- Các phương án kinh doanh đã được Giám đốc duyệt trong thời hạn 3
ngày phải đáp ứng vốn để các đơn vị thực hiện hợp đồng ( hồ sơ vay vốn do
các đơn vị chuẩn bị).
- Thanh toán tiền hàng với bạn hàng trong nước và nước ngoài.
- Giám sát sử dụng vốn của các đơn vị đôn đốc thu hồi vốn, lãi tiền
vay.
- Lựa chọn phương pháp hạch toán phù hợp và hướng dẫn kế toán các
đơn vị trong công tác hạnh toán.
- Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo kế toán, thống kê chế độ báo cáo
về thuế, kịp thời, chính xác đúng quy định.
- Kế toán trưởng , từng quý báo cáo ban Giám đốc tình hình quản lý sử
dụng vốn các khoản công nợ trong hạn, đến hạn và nợ quá hạn, đề xuất biện
pháp sử lý. Thời gian báo cáo trong vòng 5 ngày của tháng đầu quý báo cáo
tình hình quý trước.
- Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và đề xuất
Giám đốc khen thưởng.
- Kế toán trưởng liên đới chịu trách nhiệm khi để các đơn vị sử dụng
vốn sai mục đích, làm thất thoát vốn.
Hệ thống sổ sách, công tác hạch toán kế toán, phân phối lợi nhuận của
Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và theo pháp lệnh kế
Phạm Thành Hải K33 - A624
Khoa QTDN Thương mại Chuyên đề tốt nghiệp
toán. Việc phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Công ty được thực hiện


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status