Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Pdf 10

GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý SVTH: Trần Văn Thiết
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và phát
triển, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế
của người dân ngày một nâng cao. Để đạt được những thành tựu đó, thì hoạt động
xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông
sản, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải
nói đến là cà phê. Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới
sau Brazil. Năm 2009 Việt Nam xuất khoảng 1.183.523 tấn cà phê trị giá khoảng
1.7 tỷ USD với hơn 70 quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã được cả thế giới biết đến
là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng
định vị trí trên thị trường quốc tế. Ông Nesto Osorio, Giám đốc điều hành Tổ chức
cà phê Thế giới cho rằng, tuy đứng sau Brazil về sản lượng cà phê nói chung nhưng
Việt Nam có lợi thế chính là có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất và giá thành sản
xuất thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, có một nghịch lý là giá thành xuất khẩu mặt
hàng này của Việt Nam lại thấp hơn so với các nước khác. Đặc biệt là ở thị trường
Hoa Kỳ, giá cà phê Việt Nam xuất sang Mỹ chỉ bằng 70% của Brazil, Indonesia…
Ngoài ra, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập
khẩu cà phê của Hoa Kỳ. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy
được thế mạnh ở ngay thị trường chính của mình.
Do đó, em chọn đề tài“ Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ ” để thấy được những khó khăn cũng như hạn chế trong
quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ nhằm đề ra các giải pháp giải
quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà
phê sang thị trường Hoa Kỳ.
, - 1 -
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý SVTH: Trần Văn Thiết
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm mô tả
sự biến động của kim ngạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng
- Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua các năm nhằm thấy được sự
biến động của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
, - 3 -
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý SVTH: Trần Văn Thiết
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HOA KỲ, THỊ TRƯỜNG CÀ
PHÊ VIỆT NAM
1. 1 THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1.1 Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về sản phẩm cà phê
Hoa Kỳ không những là một nền kinh tế đứng đầu thế giới, mà còn là một thị
trường rộng lớn với dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, dân số trẻ
chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Phần lớn người dân Hoa Kỳ có thói quen uống
cà phê và xem cà phê là một thức uống rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày
của họ.
Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ
không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu
đều từ nguồn nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn
định mỗi năm trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến động
nên trị giá nhập khẩu cũng thường biến động theo.
Bảng 1: Sản lượng nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ trong ba năm 2007-2009
Năm
Sản lượng
(nghìn tấn)
Mức tăng so với
năm trước
Tuyệt đối
(nghìn tấn)

tăng trưởng ở mức cao.
Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOPA) Thị trường Hoa Kỳ rất ưa
chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Hoa
Kỳ là loại Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mêhico, số còn lại là Robusta nhập từ
Việt Nam và Indonesia. Ở thị trường Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến
15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ, 90% cà phê Việt
Nam xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và
rang xay đóng hộp. (baodoanhnhan.vn)
1.1.2 Thuế quan và các chính sách của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê Việt
Nam
Hoa Kỳ là một thị trường lớn, với rất nhiều tiềm năng cho các nhà xuất khẩu
cà phê ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường vô cùng khó tính với
những quy định về thuế quan, các luật lệ…. Đã gây không ít trở ngại cho các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1.1.2.1 Thuế quan của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê
Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam-
Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng Việt Nam
, - 5 -
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý SVTH: Trần Văn Thiết
đã và sẽ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ có thể tạm được phân thành hai nhóm: nhóm
có thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0, và nhóm có thuế nhập khẩu cao hơn. Cà phê
hạt các loại là mặt hàng được hưởng mức thuế suất bằng 0 cho dù nước xuất khẩu
được hay không được hưởng quy chế Tối huệ quốc (Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most
Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng
trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những
nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO)). Tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu
tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan.
1.1.2.2 Các chính sách, luật lệ của Hoa Kỳ khi tham gia thương mại với
Việt Nam trong ngành cà phê

. Đó là chưa kể các khoản chi phí gửi hàng và cho nhân viên đi kèm.
Để tăng cường xúc tiến việc giao thương với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải tìm hiểu và coi trọng những thói quen, luật lệ trong mua bán của các
doanh nghiệp nơi đây mới có thể tiếp cận và đứng vững trên thị trường này.
1.2 THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.2.1 Các loại cà phê được gieo trồng ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có gần 500.000 ha cà phê được trồng tập trung ở các tỉnh
Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, Quảng Trị, Nghệ An... với 3 loại: Robusta,
Arabica, Cheri
• Robusta: Việt Nam luôn được xem là nước có sản lượng cà phê Robusta
lớn nhất thế giới, hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê cả nước.
Robusta mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị
người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài.
• Arabica: hai loại đang trồng tại Việt Nam là Moka và Catimor
 Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá
trong nước không cao vì không xuất khẩu được, vì trồng không đủ chi phí nên
người nông dân ít trồng loại cà phê này.
 Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta,
nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa
mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang
trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
• Cheri: Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc
đơn giản, chi phí rất thấp, nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả
trong nước nên ít người trồng loại này.
, - 7 -
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý SVTH: Trần Văn Thiết
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế
giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng chủ yếu là loại cà phê Robusta, 90%
cà phê xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang
xay đóng hộp.

Hình dáng
Không đều, phần lớn
kích cỡ hạt nhỏ, có lẫn
cành cây, có đá và vỏ.
Không đều, xám xanh,
nhiều hạt còn xanh, thường
khô quá hoặc không đủ
khô.
Độ ẩm (ISO 6673 trung
bình) 13% 13%
Khuyết tật Cao Trung bình
Độ chua
Thấp + thấp đến Trung
Bình
Độ đậm
Trung bình
Đặc tính Nhẹ đến mạnh Nhạt có vị cỏ
Vấn đề
Có mùi hôi, mùi khói, bị
lên men, mốc, có đất.
Chưa chín, có mùi cỏ, thiếu
mùi thơm.
(Nguồn: Thông tin được thảo luận và xây dựng với trưởng tư vấn chất lượng trộn Toloka- Kraft)
Qua đó, có thể thấy được chất lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ còn thấp và không đồng đều đã làm cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam bị các
nhà nhập khẩu Hoa Kỳ ép giá, do đó giá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này
thấp. Do đó cần có những giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng và
doanh nghiệp để khắc phục hạn chế trên, đưa sản phẩm cà phê Việt Nam tiến xa
hơn nữa trên thị trường Hoa Kỳ.
, - 9 -

(tấn)
Năm
2008
(tấn)
Năm
2009
( tấn)
Mức tăng 2008
so với 2007
Mức tăng 2009
so với 2008
Tuyệt
đối (tấn)
Tương
đối
Tuyệt
đối (tấn)
Tương
đối
Hoa Kỳ 134.966 106.393 128.050 -28.573 21,17% 21.657 20,36%
Thế Giới 1.229.233 1.059.506 1.183.523 -169727 -13,8% 124.017 11,71%
(Nguồn:Giá trị xuất khẩu -Tổng cục thống kê Việt Nam 2007, 2008,2009)
Tấn

Năm
Hình 2.1 Biểu đồ sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và
thế giới từ năm 2007 – 2009
(Nguồn:Giá trị xuất khẩu -Tổng cục thống kê Việt Nam 2007, 2008,2009)
Vào năm 2008 thì sản lượng xuất khẩu cà phê của Viêt Nam đã giảm khoảng
13,8% tương đương khoảng 169.727 tấn. Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi

nhân chính vẫn là do nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng nên
sản lượng xuất sang Hoa Kỳ giảm mạnh…. Đến năm 2009 hàng cà phê xuất khẩu
của Việt Nam có tín hiệu khả quan hơn tăng khoảng 20,36% so với năm 2008 với lý
, - 11 -
GVHD: Huỳnh Thị Cẩm Lý SVTH: Trần Văn Thiết
do cầu cà phê tại Mỹ trong năm 2009 tăng cao, thêm vào việc các nhà nhập khẩu
Hoa Kỳ lỏng tay hơn trong việc áp đăt các quy định nhập khẩu.
Bảng 3 : Sản lượng hàng quý trong ba năm 2007 đến năm 2009
Đơn vị: tấn
Năm
Sản lượng xuất khẩu hàng quý
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
2007 22.436 34.967 48.962 28.601
2008 39.827 19.349 14.929 32.288
2009 42.914 35.018 13.121 36.997
(Nguồn: Tổng hợp giá trị xuất khẩu - Tổng cục thống kê Việt Nam qua các tháng của năm 2007,
2008,2009)
Dựa vào kết quả hoạt động xuất khẩu cà phê hàng quý sang Hoa kì từ năm
2007 đến năm 2009, chúng ta sẽ đưa ra sản lượng dự báo sang Hoa Kỳ trong năm
2010 này như sau:
 Tính toán các chỉ số mùa vụ
Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
2007 22.436 34.967 48.962 28.601 134.966
2008 39.827 19.349 14.929 32.288 106.393
2009 42.914 35.018 13.121 36.997 128.050
Tổng 105.177 89.334 77.012 97.886 369.409
Trung bình
quý
35.059 29.877 25.671 32629 30.809
Chỉ số mùa

2008-1
5 35.037 25 175.185
Q
2008-2
6 19.947 36 119.682
Q
2008-3
7 17.921 49 125.447
Q
2008-4
8 30.460 64 243.680
Q
2009-1
9 37.710 81 339.390
Q
2009-2
10 35.018 100 350.180
Q
2009-3
11 15.751 121 173.261
Q
2009-4
12 34.903 144 418.836
Tổng 78 368.269 650 2321.731
 Phương trình có dạng: Y = ax + b
 Xác định hệ số: a = (n∑xy-∑x∑y)/(n∑x
2
– (∑x)
2
)

 Cuối cùng

là xác định sản lương dự báo trong năm 2010 :
Quý Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa vụ
Dự báo sản lượng
năm 2010
1 1,138 27.411 31.194
2 0,970 26.907 26.100
3 0,833 26.403 21.994
4 1,06 25.899 27.453
Sản lượng dự báo năm 2010 106.741
, - 13 -

Trích đoạn Sản phẩm chưa đa dạng 3 Định hướng không rõ rang
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status