Tài liệu BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỀ TÀI " QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG " - Pdf 10

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỀ TÀI:
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
CBGD: TS VÕ LÊ PHÚ
HỌC VIÊN: TRÂN BÁ XINH
MSHV: 12260693

2

MỤC LỤC


3

I. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 Những khái niệm cơ bản
Trong Luật Quy hoạch Đô thị 2009, định nghĩa một số khái niệm như sau:
- “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn
hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành
phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”.
- Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng
thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô
thị theo quy định của pháp luật.
- Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
- Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô
thị.
- Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị.
- Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các
bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.
- Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật,
công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
- Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng
xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung.
- Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị,

1. Hiện trạng phát triển đô thị ở Việt Nam
Thống kê số lượng và quy mô đô thị ở Việt Nam
Dựa trên kết quả phân tích số liệu mẫu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, hệ
thống đô thị hiện nay bao gồm 753 khu đô thị, trong đó có hai thành phố loại đặc biệt là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 9 khu đô thị loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô
thị loại III, 41 khu đô thị loại IV và 643 khu đô thị loại V.
- Việt Nam có mức độ đô thị hóa thấp.
Sự phát triển của các thành phố ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề
nghiệp cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội yếu kém - bao gồm nhà
ở, điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầu
của cư dân.
5

- Sự tăng trưởng dân số đô thị Việt Nam tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn.
Theo số liệu Tổng điều tra, trong thập niên qua, tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam đã tăng từ
23,7% năm 1999 lên tới 29,6% năm 2009. Điều đó có nghĩa là dân cư đô thị chiếm
25,4 triệu người trong tổng số 85,8 triệu dân toàn quốc năm 2009.



- Có sự khác biệt về điều kiện sống giữa các khu vực đô thị.
Số liệu Tổng điều tra năm 2009 cho thấy sự khác biệt về điều kiện sống giữa các trung
tâm đô thị. Chẳng hạn, mức độ sở hữu các trang thiết bị trong gia đình phản ánh điều
kiện sống cao được quan sát thấy phổ biến hơn ở các khu vực đô thị loại đặc biệt so
với các khu vực đô thị khác.
- Vẫn còn sự cách biệt lớn về trình độ chuyên môn và học vấn giữa dân cư ở đô thị
và nông thôn.
Người dân di chuyển tới các khu vực đô thị để tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn
hoặc để được học ở các cơ sở giáo dục có chất lượng tốt hơn đã lý giải một phần cho
những khác biệt đáng kể nêu trên. Điều đó bộc lộ sự mất cân đối nghiêm trọng trong
phân bố trình độ kỹ thuật, chuyên môn và giáo dục giữa khu vực thành thị và nông
thôn.
- Một bộ phận dân cư đô thị đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực đô thị cao hơn ở khu vực nông thôn. Điều này phản
ánh tình trạng đang tăng lên của lực lượng lao động trẻ và cấu trúc kinh tế quốc gia đã
không đủ khả năng cung cấp việc làm cho những người lao động trẻ đang tham gia vào
thị trường lao động.
- Di cư và đô thị hóa góp phần mở rộng khoảng cách giữa các khu vực xuất và nhập
cư.
Di cư đóng góp phần chủ yếu vào sự tăng trưởng dân số đô thị và như số liệu Tổng
điều tra dân số và nhà ở đã chỉ ra là có mối quan hệ chặt chẽ giữa di cư và đô thị hóa. 8

2. Những bất cập trong phát triển đô thị ở Việt Nam
Hiện tại công tác quy hoạch đô thị vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được thẳng
thắn nhìn nhận, tìm cách khắc phục. Những vấn đề này do tính khách quan, yếu tố lịch
sử mang lại cũng như mang tính chủ quan do chính chúng ta gây ra.
- Đô thị của chúng ta phát triển nhanh, mạnh nhưng không bền vững, thiếu bản sắc.


- Quy hoạch phân khu xây dựng với tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/5.000.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng với tỷ lệ 1/500.
- Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế đô thị

III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
3.1 Những nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch đô thị bền vững
Để đạt được một đô thị phát triển và than thiện với môi trường, cần phải xây dựng tính
bền vững của đô thị theo thời gian và không gian chung.
- Bền vững về xã hội: Đây là tiêu chí quan trọng nhất. Quy hoạch đô thị ảnh hưởng
sâu rộng đến nhiều người với nhiều văn hóa khác nhau. Để quy hoạch sống được
theo thời gian với đầy đủ ý nghĩa mong muốn, nó phải vì con người, nghĩa là phải
mang tính nhân văn, phải cân bằng được mọi giá trị văn hóa, tôn giáo, phải bảo đảm
đầy đủ các yếu tố xã hội như giáo dục, y tế, việc làm, thu nhập, giao thông và các
dịch vụ cần thiết khác, đó là những yếu tố tạo nên tính bền vững xã hội.
Để đạt được yêu cầu đó, công tác truyền thông rất được coi trọng, nghĩa là tất cả
đều phải công khai, với mong muốn ý tưởng quy hoạch kết hợp với công nghệ tiên
tiến phải hài hòa được với ý nguyện của nhân dân.
Công tác truyền thông được tiến hành xuyên suốt qua cả bốn giai đoạn quy hoạch:
thăm dò ý tưởng, mô hình hóa ý tưởng, quy hoạch sơ bộ và quy hoạch chi tiết. Đặc
biệt là hai giai đoạn sau cùng, công tác truyền thông được đẩy mạnh rất sâu rộng và
chi tiết bằng các cuộc điều tra kinh tế - xã hội rất cụ thể.
Chi phí cho công tác truyền thông và điều tra xã hội chiếm tỷ lệ rất lớn, thường từ
10%-20%, trong tổng chi phí của một đồ án quy hoạch, nhưng mang lại nhiều lợi
ích rất thiết thực.
- Bền vững về tự nhiên: Đây là tiêu chí quan trọng thứ hai. Tiêu chí này dựa trên
nguyên tắc cơ bản là tất cả mọi cấu phần của đồ án quy hoạch phải tồn tại thân thiện
với môi trường sinh thái. Cần phải thiết lập thứ tự ưu tiên (nguồn nước, khoảng
không gian xanh, tài nguyên và thổ nhưỡng) để phân tích tác động của đồ án đến

3.2 Một số giải pháp quy hoạch đô thị bền vững
1. Sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý trong quy hoạch đô thị
- Thu nhận và phân bổ đất công hợp lý
Một trong những khó khăn lớn nhất là thu hồi đất đai để tiến hành xây dựng cơ sở hạ
tầng đô thị. Nếu không thực sự cần thiết, có thể tránh các vùng đất ấy khỏi sự đầu tư
phát triển. Tuy nhiên, trong không gian quy hoạch nếu đã đảm bảo được những lợi ích
lâu dài về cả kinh tế, xã hội và môi trường, chính quyền có thể thu hồi khu vực lớn cả
đất xây dựng và đất thô, hủy bỏ các cấu trúc hiện thời, phân chia lại khu đất theo mục
đích mới và tái định cư cư dân bản địa.
- Thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng công cộng và cơ sở vật chất công
11

Đầu tư công vào hạ tầng có thể thúc đẩy và định hướng cho phát triển đô thị. Những
đầu tư này bao gồm việc xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông,
tạo lập không gian cây xanh, xây dựng khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.
Các con đường xây dựng nhằm nối khu này với khu khác thường thúc đẩy sự phát
triển theo dọc tuyến đường của mình. Chính vì thế các tuyến đường nội thành hoặc
ngoại thành cần xây dựng sao cho thu hút phát triển xung quanh nó.
Thêm vào đó, xây dựng một số lượng lớn công trình công như trường đại học, khuôn
viên văn phòng chính phủ, bãi đỗ xe, khu vui chơi, công viên, hồ chứa nước, bãi rác,
trạm điện và đường điện đều có thể kích thích hoặc kiềm chế phát triển.
- Liên kết nhà nước tư nhân trong các dự án phát triển đô thị
Tư nhân có thể tham gia vào các dịch vụ công ích với sự hỗ trợ của nhà nước. Chính
sách miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính cần được thực hiện có hiệu quả để phát triển các
tiện ích xã hội như khu vui chơi, hệ thống xe buýt, đường giao thông, phát triển năng
lượng xanh…
Một dạng khác của mối liên kết nhà nước - tư nhân trong phát triển đất đai phải kể đến
là điều chỉnh đất đai, bao gồm sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và chủ đất để
phát triển khu vực đô thị. Chủ đất bán đi một lô đất nhỏ, đủ cho hạ tầng đô thị, nhà
nước thu mua và bán lại với giá thị trường để trả cho xây dựng hạ tầng và vật chất
Khái niệm sự tham gia của cộng đồng có thể được hiểu như sau:
- Là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và
tiến hành các hoạt động chung để cung cấp các dịch vụ đô thị nhằm cải thiện điều kiện
sống, sinh hoạt của cộng đồng.
- Là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy
hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi
hoạt động. Hình 3.1 Quy trình điều chỉnh quy hoạch tổng thể vùng Ile-de-France với sự tham
gia của các bên liên quan.
Nguồn: PADDY (2012)


3. Quy hoạch phát triển giao thông đô thị
Quy hoạch giao thông phải gắn kết với phát triển đô thị, đặc biệt hệ thống giao thông
công cộng phải được nghĩ đến đầu tiên. Quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới phải
ưu tiên dành đất cho giao thông công cộng. Gắn với việc phát triển các khu vực đô thị,
chính quyền thành phố cần chỉ đạo đẩy mạnh việc sử dụng không gian ngầm trong lòng
Hình 3.2 Sơ đồ mô hình tổ chức cộng đồng tham gia trong các họat động quy hoạch

chi phí đầu tư rất tốn kém, với điều kiện hiện nay chưa cho phép xây dựng phổ biến.
Tuy nhiên trong quy hoạch đô thị mới, vẫn có những phương án dự phòng để trong
tương lai có thể xây dựng đáp ứng nhu cầu đi lại, không phá vỡ kết cấu chung với chi
phí giải phóng mặt bằng thấp nhất.
Quy hoạch hệ thống đường bộ cũng nên dựa vào khả năng tài chính. Việc đảm bảo khả
năng lưu thông trong tương lai là cần thiết nhưng không nhất thiết phải thi công hoàn
chỉnh tuyến đường khi nhu cầu chưa thực sự lớn. Nếu kinh phí hạn chế, có thể chưa
đầu tư ngay phần vỉa hè cần được lát, phần tín hiệu và đèn báo của những con đường
thế này cho đến khi nhu cầu đi lại lên đến mức cần thiết.

4. Phát triển thành phố trở thành đô thị xanh
Một đô thị xanh phải đảm bảo được các chỉ tiêu:
- Tạo lập không gian xanh để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, điều hòa khí hậu
trong thành phố. Quy hoạch đô thị xanh phải tạo ra các không gian xanh và mặt
nước sao cho người dân đô thị, khách vãng lai, khách du lịch, khi đi trên đường phố
không bị các mảng bê tông che chắn, có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh, thảm cỏ
xanh. Hệ thống cây xanh làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm
dịu về màu sắc và khí hậu, tôn cao giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc. Các
vườn hoa, công viên, không gian xanh và mặt nước là một thành tố không thể thiếu.
- Giao thông đô thị xanh: quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thống giao thông bền
vững về mặt môi trường; phát triển hệ thống giao thông công cộng, đi xe đạp và đi
bộ; thắt chặt dần tiêu chuẩn môi trường; cải tiến công nghệ sản xuất xe; xây dựng
hệ thống các trạm kiểm tra nguồn thải của xe và trạm bảo dưỡng sửa chữa xe.
15

- Công nghiệp xanh: Sản xuất công nghiệp sẽ phát thải ra nhiều chất thải khí, chất
thải lỏng và chất thải rắn, làm môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Vì vậy muốn bảo
đảm đô thị xanh, phải phát triển công nghiệp xanh với các tiêu chí cơ bản: sử dụng
năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu quả cao, tức là tiêu thụ năng lượng, nguyên vật
liệu, phát sinh chất thải ít nhất, sản xuất ra các sản phẩm nhiều nhất; phát triển công


- Có thể kết hợp giữa các hành động thích ứng và giảm thiểu (ví dụ: thiết kế xây dựng
các tòa nhà).
- Quy hoạch các khu công nghiệp và phát triển kinh tế phải bao gồm các đánh giá chi
tiết về tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
- Xác định vị trí các cơ sở hạ tầng chiến lược ngoài khu vực dễ bị tổn thương.
- Các cơ sở hạ tầng và nhà ở mới cần chịu được sự thay đổi khí hậu.
- Hỗ trợ các cộng đồng người nhập cư và người nghèo để tăng khả năng phục hồi khi
bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (CBDRM).
- Kế hoạch hành động (tỉnh và thành phố) cần tính đến rủi ro khí hậu, dựa trên tham
vấn người dân và phân tích của các chuyên gia.
- Củng cố năng lực của chính quyền địa phương trong việc phân tích rủi ro, trong bối
cảnh khí hậu thay đổi.
- Các chính sách giảm nghèo đô thị và bất bình đẳng cần được củng cố, ví dụ nhà ở
và đất đai cho người thu nhập thấp.
- Đầu tư vào hệ thống cảnh báo sớm ở các khu vực đô thị.
- Hướng phát triển kinh tế ít các bon trở thành một ưu tiên quốc gia và đô thị, đặc biệt
là trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng và công nghiệp.
- Quy hoạch và quản lý đô thị hiệu quả có thể đóng góp vào sử dụng năng lượng hiệu
quả và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
- Tài chính cho giảm thiểu phải được thúc đẩy chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh.
- Khuyến khích các lĩnh vực công và tư đầu tư vào các công nghệ ít các bon (các tòa
nhà xanh, năng lượng tái tạo, hiệu quả sử dụng năng lượng đô thị, giảm phát thải từ
giao thông …).
- Lĩnh vực năng lượng: giảm phát thải từ các khu vực đô thị; xóa bỏ trợ cấp cho năng
lượng hóa thạch.
- Lĩnh vực giao thông: phát triển một hệ thống giao thong hiệu quả; đầu tư cơ sở hạ
tầng giao thông công cộng mới.
- Lĩnh vực công nghiệp: phát triển các hành động giảm thiểu phù hợp ở cấp quốc gia
cho các ngành công nghiệp; cơ sở hạ tâng công nghiệp phải được đặt bên ngoài các

/>a_hon.pdf.
PADDY (2013). Phát triển bền vững trong quy hoạch đô thị, 01/05/2013,
/>aabe-33568875a469&groupId=13025.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Số 30/2009/QH12, Hà
Nội.
Robert Riddell (2004), Sustainable urban planning, Blackwell Publishing Ltd, London.
18

KTS. Tạ Quỳnh Hoa (2009), Quy hoạch đô thị với sự tham gia của cộng đồng - Những vấn
đề cần nghiên cứu cho việc áp dụng phương pháp tại Việt Nam, tạp chí Khoa học Công
nghệ Xây dựng, số 06, 25 – 33.
TS.Trần Thị Lan Anh (2011), Phát triển đô thị Việt Nam, thách thức từ biến đổi khí hậu và
chương trình kế hoạch thích ứng, 01/05/2013,
/uploads/Nationalworkshop3/07.%20Ms.%20Tran%20Thi%20Lan%20Anh_MOC_VN.pdf.
WHO (2010), Environmentally Sustainable and Healthy Urban Transport, 01/05/2013,
/>8762423CD4F6/0/ESHUT_vie.pdf.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status