Biện pháp p hát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội - Pdf 11

MỤC LỤC
Lêi më ®Çu
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 3
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO năm 2007 ............................................. 3
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCO ....................................................... 3
Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng .............................................................. 3
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005) .................................... 3
Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường. ........................................................... 3
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 4
Em xin chân thành cảm ơn! ........................................................................... 5
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 6
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................... 6
1.1. Khái quát về thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN. ....................................... 6
1.1.1. Khái quát về thị trường ............................................................................................ 6
1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường ......................................................................... 8
1.2. Phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN và các chỉ tiêu đánh giá phát
triển. ...................................................................................................................................... 11
1.2.1. Tính tất yếu của hoạt động phát triển thị trường của DN ...................................... 11
1.2.2. Nội dung phát triển thị trường .............................................................................. 12
1.2.3. Phương hướng phát triển thị trường ...................................................................... 14
1.2.4. Thị trường đầu vào của DN .................................................................................... 14
1.2.5. Thị trường đầu ra của DN ...................................................................................... 16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội (VIHAFOODCO) ....................... 16
1.3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô .................................................................. 16
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô. ...................................................................... 20
CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 24
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI ................................................ 24

3.3. Một số biện pháp mở rộng thị trường của VIHAFOODCO ......................................... 59
3.3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm .................................... 59
3.3.2. Giảm chi phí sản xuất ............................................................................................. 61
3.3.3. Nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động .................................................... 61
3.3.4. Đầu tư đúng hướng, hiệu quả ................................................................................. 63
3.3.5. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu ............ 63
3.4. Biện pháp đối với thị trường mua sắm vật tư ............................................................... 65
3.4.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua sắm trang thiết bị sản xuất ............ 65
3.4.2. Nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn nguyên liệu .............................................. 66
3.5. Những kiến nghị với Nhà nước ..................................................................................... 66
3.5.1. Cải thiện môi trường cạnh tranh ............................................................................ 66
3.5.2. Chính sách đầu tư ................................................................................................... 67
3.5.3. Chính sách tín dụng, tài chính ................................................................................ 69
3.5.4. Chính sách thuế ...................................................................................................... 69
3.5.5. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu ................................................................................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của VIHAFOODCO năm 2007
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCO
Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005)
Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường.
3
LỜI NÓI ĐẦU
Bước vào thế kỷ 21, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Các quốc gia, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển cần phải chủ động hội nhập vào xu thế này. Quá trình
phát triển kinh tế thị trường phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản

Em xin chân thành cảm ơn!
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về thị trường trong hoạt động kinh doanh của DN.
1.1.1. Khái quát về thị trường
a) Khái niệm
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan từ khi ra đời đã gắn liền
với nền sản xuất hàng hóa và phân công lao động xã hội, hoạt động tuân theo
quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Thị trường là một
môi trường mà ở đó xảy ra cạnh tranh giữa các sản phẩm “có thể thay thế cho
nhau vì cùng mục đích sử dụng của người tiêu dùng”. Khi đề cập tới khái
niệm thị trường, trong lịch sử đã có rất nhiều quan điểm khác nhau:
- Quan điểm giản đơn: thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi,
buôn bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế. Lúc này thị trường chính là các
chợ, cửa hàng tại địa phương. Quan điểm này không phản ánh đầy đủ bản
chất của thị trường một khi trình độ sản xuất và lưu thông phát triển khiến
quy mô thị trường mở rộng và xuất hiện nhiều hình thức trao đổi phức tạp
hơn.
- Quan điểm Marketing: Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả
những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn
sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn
đó”.
- Quan điểm hiện đại: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ giữa người
mua và người bán, là tổng hợp lượng cung và cầu về một hoặc một số loại
6
hàng hóa nào đó. Nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi mua bán
hàng hóa thông qua giá cả và các phương thức thanh toán nhằm giải quyết các
mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các thành viên tham gia thị trường.

- Thị trường thích hợp.
- Thị trường trọng điểm.
Căn cứ theo mức độ chiếm lĩnh thị trường của DN, có:
- Thị trường hiện tại.
- Thị trường tiềm năng.
Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường, có:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
- Thị trường độc quyền.
- Thị trường cạnh tranh – độc quyền hỗn tạp.
Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với DN:
- Thị trường chính.
- Thị trường không phải là chính.
Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhay trên thị trường, có:
- Thị trường sản phẩm thay thế.
- Thị trường của các sản phẩm bổ sung.
1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường
a) Vai trò của thị trường
Đối với nền kinh tế quốc dân
Thị trường có vị trí trung tâm trong nền kinh tế quốc dân; thị trường vừa
là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là mục tiêu của người
sản xuất kinh doanh; thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất
8
kinh doanh. Do đó thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng nên nó có
vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân.
Một là, đảm bảo điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục. Vai trò này
thể hiện bởi thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và cũng là nơi sản
tiêu thụ yếu tố đầu ra của doanh nghiệp. Yếu tố đầu vào gồm máy móc thiết
bị, lao động, nguyên vật liệu… để doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Đầu ra
chính là sản phẩm của doanh nghiệp, có nơi tiêu thụ sản phẩm thì doanh
nghiệp mới quay vòng được vốn để tái sản xuất.

Thị trường là nơi đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, cũng là nơi để
kiểm nghiệm những chính sách của DN.
Cạnh tranh là tất yếu của thị trường, do đó nó đặt ra yêu cầu cho DN phải
không ngừng đổi mới để tồn tại và thích nghi được. Bên cạnh đó các DN phải
không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường.
b) Chức năng của thị trường
Chức năng thừa nhận: bất kể một sản phẩm dù lớn hay nhỏ, có giá trị cao
hay thấp khi đưa ra thị trường tức là muốn thừa nhận về mặt giá trị và giá trị
sử dụng. Nếu hàng hóa được thị trường thừa nhận, DN mới có điều kiện thu
hồi vốn để duy trì và phát triển hoạt động của mình.
Chức năng thực hiện: chức năng này đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ phải
được thực hiện giá trị trao đổi. Chức năng thực hiện giá trị và chức năng thừa
nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chức năng thừa nhận phải thông qua
thực hiện để thể hiện; ngược lại, chức năng thực hiện chỉ diễn ra khi đã được
thị trường thừa nhận.
Chức năng điều tiết và kích thích: thông qua các quy luật kinh tế trên thị
trường, thị trường thực hiện chức năng điều tiết của mình cả ở khâu sản xuất
10
và tiêu dùng. Với khâu sản xuất, thông qua cơ cấu giá cả thị trường, người sản
xuất sẽ chủ động điều tiết về lao động, vật tư, vốn, kỹ thuật… để sản xuất có
hiệu quả. Bên cạnh đó thị trường cũng điều tiết việc tiêu dùng sản phẩm. Thị
trường có thể làm thay đổi mặt hàng cũng như cơ cấu tiêu dùng của người
dân. Với tác động của thị trường, người tiêu dùng cũng sẽ điều chỉnh hoạt
động tiêu dùng của mình theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.
Chức năng thông tin hai chiều: thị trường là những thông tin về nguồn
cung ứng hàng hóa dịch vụ cũng như nhu cầu hàng hóa dịch vụ. Những thông
tin này đều có vai trò quan trọng đối với DN sản xuất và hành vi tiêu dùng
của người tiêu dùng, thông tin luôn luôn nhận được sụ quan tâm của toàn xã
hội. Đối với người sản xuất, không có thông tin từ thị trường thì không thể
đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh cũng như các

được mối quan hệ của DN với khách hàng, với các đối tác và củng cố uy tín
và thương hiệu của DN để tăng thêm khách hàng từ đó gia tăng lợi nhuận để
có cơ hội mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập
cho cán bộ công nhân viên và đạt được mục tiêu đề ra đồng thời tạo thế và lực
cho DN đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt.
1.2.2. Nội dung phát triển thị trường
a) Nội dung thứ nhất là phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm là việc
đưa thêm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ vào thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu,
thị hiếu đa dạng của khách hàng. Nội dung phát triển sản phẩm có thể đi theo
hai hướng sau:
- Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn: tức là tạo ra sản phẩm mới hoàn
12
toàn với công năng và giá trị sử dụng và điều này đòi hỏi trình độ và sự sáng
tạo của doanh ngiệp. Kinh doanh sản phẩm mới cần sự đầu tư mới và tạo ra
những thử thách mới với DN vì vậy kinh doanh sản phẩm mới đòi hỏi sự đầu
tư công sức nghiên cứu về sản phẩm, về thị trường, sau đó phải đánh giá và
lựa chọn kỹ lưỡng những sản phẩm mới đó để đưa ra thị trường.
- Cải tiến và hoàn thiện sản phẩm nhằm thay thế sản phẩm hiện có: tức là
cải tiến chất lượng; cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, kích thước sản
phẩm…; Nâng cao tính năng của sản phẩm; nâng cao giá trị sử dụng; đổi mới
dịch vụ liên quan tới sản phẩm.
b) Thứ hai là phát triển thị trường về mặt khách hàng: chính là việc phát
triển cả về số lượng và chất lượng của khách hàng. Để phát triển về số lượng
khách hàng DN cần chú trọng vào hoạt động marketing để tìm ra những thị
trường mới, khách hàng mới. DN cũng có thể tăng số lượng khách hàng thông
qua việc lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh bằng những biện pháp như
hoàn thiện sản phẩm, cách định giá hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm
sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối… Phát triển khách hàng về
chất lượng bằng cách tăng sức mua sản phẩm của khách hàng nâng sức mua,
tăng tần suất mua hàng và lượng sản phẩm mỗi lần mua. Tăng cường tìm

xuất, sức lao động, vốn, công nghệ… Thị trường đầu vào chính là thị trường
cung cấp những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của DN.
Căn cứ theo cách phân chia này thì thị trường đầu vào của DN lại bao gồm
những thị trường nhỏ hơn là:
Thị trường tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất gồm tư liệu lao động và đối
tượng lao động. Tư liệu lao động tất cả những vật mà người ta dùng để tác
14
động đến và làm thay đổi đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm công cụ
sản xuất, ruộng đất, nhà máy, kho chứa, đường sá, sông ngòi. Đối tượng lao
động ở đây chính là những thứ (có sẵn trong tự nhiên như: khoáng sản, đất,
đá, thủy hải sản… hoặc những loại đã qua chế biến như phôi thép, sợi dệt,
bông…) mà người lao động dùng công cụ lao động tác động vào để tạo thành
sản phẩm. Như vậy thị trường tư liệu sản xuất là thị trường cung ứng nhiều
loại hàng hóa cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh của DN như: máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu… cho đến các đối tượng lao động. Các yếu tố đầu
vào có vai trò rất cần thiết đối với DN và DN buộc phải đi mua vì vậy DN
phải nghiên cứu yếu tố cung của thị trường này nhằm đảm bảo mua được vật
tư, máy móc, thiết bị đến nguyên vật liệu đủ số lượng, đảm bảo chất lượng,
đúng quy cách để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.
Thị trường lao động: là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho DN do đó DN
cần phải nắm chắc diễn biến thị trường lao động để đảm bảo tuyển mộ được
đội ngũ nhân sự có đủ năng lực, trình độ để cống hiến cho DN.
Thị trường vốn (tiền tệ): Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn,
nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ
diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân
hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.
Thị trường công nghệ: là nơi cung và cầu các sản phẩm công nghệ gặp
nhau. San phẩm công nghệ có thể là máy móc công nghệ cao (mang tính hữu
hình) cũng có thể là những phát minh, sáng chế, bản quyền sở hữu trí tuệ…
(mang tính vô hình). Hiện nay khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão,

16
cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước sở tại tạo ra môi
trường thuận lợi cho hoạt động của DN. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của nhà nước hiện đang là nền kinh tế phổ biến trên thế giới càng làm tăng
ảnh hưởng của yếu tố này tới thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của
DN. Đối với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu, khi thâm nhập và tiến hành
hoạt động tại một quốc gia có tình hình chính trị ổn định thì khả năng thành
công của DN đó là cao hơn và rủi ro thấp hơn. Ngược lại khi DN hoạt động
trong một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn thì rủi ro luôn rình rập DN đó.
Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của DN. Hệ thống
pháp luật hoàn thiện, công bằng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng
cho các DN hoạt động, nó tạo ra cơ hội cạnh tranh công bằng, giúp DN tạo
lập được những mối quan hệ bình đẳng đồng thời nâng cao trách nhiệm của
DN trước xã hội. Yếu tố chính trị - pháp luật ảnh hưởng tới thị trường của
DN thể hiện qua: chính sách thuế quan; chính sách thương mại; chiến lược
quy hoạch phát triển kinh tế của nhà nước, của các địa phương; các quy định
về cạnh tranh, chống độc quyền, chính sách tín dụng… cho đến các quy định
về bảo vệ quyền lợi của công ty, quyền lợi người tiêu dùng, công chúng.
Đối với các DN của chúng ta hiện nay đang được hoạt động trong một
môi trường chính trị rất ổn định. Điều này đã và đang thu hút sự chú ý của các
nhà đầu tư nước ngoài từ đó tạo ra cơ hội cho các DN của chúng ta cơ hội học
hỏi, tiếp nhận tri thức, vốn và công nghệ để đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước.
b) Yếu tố kinh tế
Nhân tố kinh tế thường tác động đến quy mô, trình độ của nền kinh tế từ
đó ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu tiêu dùng. Nhân tố kinh tế ảnh hưởng
tới tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng
kinh tế nói riêng. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối sản phẩm, sự
17
phát triển về ngoại thương, các chính sách tiền tệ tín dụng trong và ngoài

trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mọi DN. Bên cạnh đó việc áp dụng công
nghệ mới cũng làm thay đổi phương thức làm việc, phương thức, cung cách
phục vụ khách hàng cho tới các khâu như giao nhận, thanh toán, đặt hàng…
Việc áp dụng công nghệ mới có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần của dây
chuyền sản xuất cũ do đó vấn đề đặt ra cho DN là bài toán chi phí cho DN
gồm chi phí đầu tư đây chuyền sản xuất mới, chi phí cho công tác nghiên cứu
và triển khai (R&D), chi phí đào tạo lại đội ngũ cán bộ của công ty để làm
chủ được công nghệ mới, chi phí cho trang bị phương tiện kỹ thuật mới…
Bên cạnh đó DN cũng cần phải đầu tư nghiên cứu cách thức, phương pháp
kinh doanh những sản phẩm mới, các công nghệ tiên tiến và chuyển giao công
nghệ. Công nghệ giúp DN hiện đại hóa, tự động hóa bằng việc sử dụng robot
giúp giảm chi phí do sử dụng ít lao động. Công nghệ mới buộc DN phải đổi
mới phương thức cũ sang phương thức kinh doanh tiên tiến, hiện đại.
d) Yếu tố văn hóa – xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, trình độ dân trí, thị
hiếu, lối sống… ảnh hưởng nhiểu tới nhu cầu, hành vi của con người và tác
động tới cả lĩnh vực sản xuất và hoạt động tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn
hóa truyền thống rất bền vững, được truyền từ đời này sang đời khác và ngày
càng được củng cố nhờ các định chế xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo,
chính quyền, tôn ti trật tự trong xã hội… cho đến gia đình và ngay tại những
hệ thống sản xuất kinh doanh. Yếu tố văn hóa – xã hội thường tiến triển chậm
nên rất khó nhận biết, chỉ có những giá trị văn hóa ngoại lai dễ bị thay đổi.
Các DN khi muốn thâm nhập vào thị trường mới cũng như muốn duy trì
thị trường cần chú trọng tìm hiểu yếu tố văn hóa – xã hội của địa phương.
19
Nền văn hóa tạo nên phong cách sống của một cộng đồng từ đó quyết định
cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thỏa mãn và cách
thức hưởng thụ của con người trong cộng đồng đó. Mỗi quốc gia khác nhau
có nền văn hóa khác nhau buộc DN khi gia nhập thị trường phải nghiên cứu
kỹ lưỡng nền văn hóa, các giá trị truyền thống, thị hiếu tiêu dùng… để không

thâm nhập thị trường mới hay rút khỏi thị trường… Việc lựa chọn chiến lược
còn phụ thuộc vào bản thân DN đó bởi có chiến lược tốt nhưng không có
năng lực để làm thì cũng không có ý nghĩa gì.
b) Các yếu tố thuộc về nội bộ DN
• Nguồn nhân lực của DN: Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố quan trọng
bậc nhất quyết định sự thành bại của DN. Nhân lực trực tiếp tác động
vào các yếu tố, các nguồn lực khác nhằm khai thác các nguồn lực đó.
Do đó trình độ của nguồn nhân lực quyết định mức độ thành công của
DN nói chung và hoạt động phát triển thị trường nói riêng. Đối với
nguồn nhân lực phục vụ hoạt động phát triển thị trường cần chú ý
những chỉ tiêu như: số lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu, phát
triển thị trường; trình độ năng lực của cán bộ làm công tác thị trường;
trình độ đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất, kinh
doanh…
• Nguồn lực tài chính của DN: Đây là yếu tố nói lên tiềm lực, nói lên
khả năng huy động và sử dụng vốn của DN. Mọi chiến lược kinh
doanh cho đến những kế hoạch của DN đều liên quan tới nguồn lực
tài chính của DN. Nguồn tài chính có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ
hoạt động kinh doanh do đó nó ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thị
21
trường. DN có nguồn vốn lớn, dồi dào và ổn định sẽ có điều kiện
thuận lợi để tiến hành các hoạt động mở rộng thị trường cũng như duy
trì các hoạt động đó. Các yếu tố tài chính thường được quan tâm trong
hoạt động phát triển thị trường gồm: nguồn vốn của DN, khả năng
huy động vốn, sự cân đối giữa vốn ngắn hạn với vốn dài hạn; chi phí
vốn, lãi suất huy động vốn; cơ cấu phân phối vốn cho các hoạt động
kinh doanh; chiến lược tài chính của DN; quan hệ tài chính với bên
ngoài; tình hình nợ, tiền vay… và cuối cùng là hệ thống kế toán có
hiệu quả phục vụ cho việc hạch toán kinh doanh.
• Hệ thống thông tin của DN: Hệ thống thông tin của DN đảm bảo cung

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI
2.1. Tổng quát về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực – Thực
phẩm Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Căn cứ giấy phép đăng ký kinh doanh:
• Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG
THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI
• Tên giao dịch: HANOI FOOD IMPORT – EXPORT JOINT STOCK
COMPANY
• Tên viết tắt: VIHAFOODCO
• Địa chỉ: 84 Quán Thánh, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành
phố Hà Nội
• Điện thoại: 047150371, Fax: 047150328
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực
phẩm Hà Nội (VIHAFOODCO) là doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương
thực Hà Nội, thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, được cổ
phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng
04 năm 2005 theo Quyết định số 4435/QĐ-BNN-TCCB ngày 09 tháng 12
24
năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Công ty cổ
phần hóa với tỷ lệ 51% vốn sở hữu nhà nước (Tổng công ty lương thực Miền
Bắc) và 49% vốn thuộc tư nhân.
Với chiến lược mở rộng và không ngừng phát triển, VIHAFOODCO sẵn
sàng hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài
nước.
Phương châm hoạt động của công ty là kinh doanh linh hoạt dựa trên cơ
sở tinh thần hợp tác và đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu và
cùng chia sẻ lợi ích với đối tác. VIHAFOODCO không ngừng hoàn thiện chất
lượng sản phẩm – dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng cũng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status