ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 30 - Pdf 11



CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 30
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và
bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 –
1929.
Câu II (2,0 điểm)
Hãy cho biết nội dung kế hoạch Nava và chủ trương chiến lược của quân dân ta trong
đông - xuân 1953 - 1954.
Câu III (2,0 điểm)
Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là trận trinh sát
chiến lược, chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốc
Mĩ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu đã được hình
thành như thế nào?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân
Inđônêxia diễn ra như thế nào?

Hết

+ Hoạt động của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức:

 Năm 1923, những thanh niên Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu (Trung
Quốc) lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Để phát huy ảnh hưởng, Tâm tâm xã cử
Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh vào
ngày 19 - 6 - 1924. Sự việc tuy không thành nhưng “như chim én nhỏ báo
hiệu mùa xuân”.

 Một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội
Hưng Nam, Đảng Thanh niên được thành lập với nhiều hoạt động phong
phú và sôi nổi Nhiều tờ báo tiến bộ ra đời

 Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai thời kì đó có một số sự
kiện nổi bật như cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu
(1925) và các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926)…

- Khuynh hướng vô sản:
+ Phong trào công nhân:

 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925, giai cấp công nhân
tăng lên về số lượng và chất lượng, phong trào công nhân đã trưởng thành,
xuất hiện những cuộc bãi công lớn đòi các quyền lợi kinh tế, chính trị, trở
thành lực lượng riêng biệt và bước đầu xuất hiện những tổ chức sơ khai.
Tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8 - 1925); đánh dầu
trào công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.

 Trong những 1926 - 1930, do tiếp thu được chủ nghĩa Mác Lênin, phong
trào công nhân đã phát triển dần lên trình độ tự giác. Từ năm 1926 đến năm
1927, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức và học
sinh học nghề; lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân sợi Nam Định, đồn

b) Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn 1919 - 1929 :

- Quy mô ngày càng lớn, thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân. - Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt, Việt Nam Quốc dân đảng
ra đời là bước tiến dài của phong trào yêu nước.

- Khuynh hướng vô sản ngày càng lớn mạnh. Ba tổ chức cộng sản ra đời là
bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: Hệ tư tưởng cộng sản chiếm ưu
thế trong phong trong giải phóng dân tộc. Sự thắng lợi của khuynh hướng
xã hội chủ nghĩa là tất yếu.

- Bước phát triển trên gắn liền với sự chuyển biến trong xã hội Việt Nam,
tác động của tình hình thế giới và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

II
(2 điểm)

Hãy cho biết nội dung kế hoạch Nava và chủ trương chiến lược của quân dân ta
trong đông - xuân 1953 - 1954.
a) Kế hoạch Nava gồm hai bước :
- Bước 1 : thu – đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc
Bộ, tiến công chiến lược để bình định ở Trung Bộ và Nam Đông Dương,
giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, phát triển
quân ngụy, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

- Bước 2 : thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực
hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta đàm
b) Hoàn cảnh lịch sử :

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang
138
- Ngày 27 - 1 - 1973, đế quốc Mĩ buộc phải kí kết Hiệp định Pari thừa nhận
các quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam và rút quân viễn chinh khỏi
miền Nam Việt Nam ; làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho
cách mạng Việt Nam.

- Tuy nhiên, sau Hiệp định, Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho
chính quyền Sài Gòn Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp
định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành
quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, thực chất là tiếp tục
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- Nhân dân miền Nam tiếp tục chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và
chính quyền Sài Gòn, đạt một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh
giá hết âm mưu của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân
tộc…, nên tại một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.

- Tháng 7 - 1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản
của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân
tộc, dân chủ nhân dân bằng con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững

+ Sự chia cắt Đức thành hai nước với hai chế độ chính trị khác nhau :
- Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp
gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc, Liên Xô, Mĩ và Anh với những bất đồng
sâu sắc.

- Tại Hội nghị Pốtxđam (1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã khẳng
định : nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ;
tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít ; thỏa thuận về việc phân chia các khu
vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh

- Nhưng đến tháng 12 - 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất
hai vùng chiếm đóng của mình
- Tháng 9 - 1949, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng và lập
ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang
139
- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành
lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào tháng 10 - 1949.

- Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính
trị và con đường phát triển khác nhau.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của
nhân dân Inđônêxia diễn ra như thế nào?
a) Cách mạng tháng Tám1945 :- Ngày 17 - 8 - 1945, sau khi quân phiệt Nhật Bản đầu hàng quân Đồng
minh, Xucácnô đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, thành lập nước Cộng hoà
Inđônêxia. Hưởng ứng Tuyên ngôn Độc lập, nhân dân cả nước, trước hết là ở
các thành phố như Giacácta, Xurabaya…, đã nổi dậy chiếm các công sở, đài
phát thanh và giành chính quyền từ tay Nhật Bản.

- Ngày 18 - 8 - 1945, lãnh tụ các chính đảng và các đoàn thể mở hội nghị của
Ủy ban trù bị độc lập Inđônêxia, thông qua bản Hiến pháp, bầu Xucácnô làm
Tổng thống.

b) Công cuộc bảo về độc lập của nhân dân Inđônêxia :
- Với sự hỗ trợ của quân Anh, tháng 11 - 1945, thực dân Hà Lan tiến hành
chiến tranh xâm lược Inđônêxia. Do sự thoả hiệp của Chính phủ Inđônêxia,
Hiệp ước Lahay (Inđônêxia và Hà Lan) được kí kết (1949), biến Inđônêxia từ
một nước độc lập trở thành thuộc địa của Hà Lan.

- Do cuộc đấu tranh của nhân dân đòi độc lập thật sự và thống nhất, ngày 15 -
8 - 1950, nước Cộng hòa Inđônêxia thống nhất được thành lập. Cuộc kháng
chiến của nhân dân Inđônêxia giành được thắng lợi.

- Năm 1953, Chính phủ dân tộc dân chủ (đứng đầu là Xucácnô) đã huỷ bỏ
hiệp ước kí về Hà Lan, thực hiện nhiều biện pháp, nhằm khôi phục và củng
cố nền độc lập của Inđônêxia…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status