Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam pot - Pdf 11

Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn
xuôi đương đại Việt Nam

1. Vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đã được đề cập đến từ lâu.
Nếu ví cuộc sống là "chất liệu" còn văn học là "sản phẩm" thì thực tiễn văn học từ sau
1986 đến nay là một trong những minh chứng sống động. Sự chuyển tiếp từ thời chiến
sang thời bình với những quy luật bình thường của nó, ảnh hưởng của công cuộc đổi
mới tư duy mà Đảng khởi xướng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân
tộc thời hậu chiến, thời xây dựng và một độ lùi thời gian tương đối thích hợp là
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thay đổi quan trọng của văn học.
Khách quan mà nói, một trong những vai trò có tính chất "bà đỡ" của đổi mới
đối với văn học là đã góp phần củng cố mối dây liên hệ giữa nhà văn và bạn đọc nhờ
sự ra đời đúng lúc của những sáng tác mang đầy hơi thở của cuộc sống và con người
hiện đại. Về phía người viết, để làm được điều đó, trước hết họ phải tự làm mới chính
mình; cùng với một quan niệm mới mẻ về hiện thực là một văn phong táo bạo, đầy
"ma lực" mà "những trang viết lạ" gắn với yếu tố kì ảo xuất hiện ngày càng nhiều
trong đời sống văn học hôm nay là một biểu hiện của nỗ lực giàu tính nhân văn ấy.
Hành trình từ âm thầm lặng lẽ đến sôi nổi, ồn ào có phần thái quá để rồi trở lại trạng
thái bình thường vốn có của dòng chảy kì ảo cũng góp phần phản ánh sự phức tạp và
không kém phần sinh động của thực tiễn văn học gần hai mươi năm qua.
2. Sự chuyển biến của một giai đoạn, thời kì văn học, theo Bakhtin, được đặc
trưng bởi sự thay đổi của đời sống thể loại. Thế nhưng, thể loại đang sống trong hiện
tại bao giờ cũng nhớ đến quá khứ của nó bởi "đằng sau mỗi một loại văn học đều có
một truyền thống lớn lao tuy ẩn mà hiện: truyền thống này bằng cách gánh vác chung
để cùng hưởng chung một nền văn hóa”(1). Nghệ thuật biểu hiện của dòng truyện hiện
đại có yếu tố kì ảo không đơn giản chỉ là những kì hoa dị thảo đột ngột xuất hiện như
một sự "thất cước với giống nòi" mà vẫn là một bước tiếp nối và sáng tạo, bổ sung. Sẽ
là đoản mệnh đối với bộ phận văn học này nếu tất cả các cây bút hiện nay chỉ kế thừa
truyền thống một cách máy móc - nghĩa là chỉ dựa vào tình tiết li kì để thu hút bạn
đọc, bởi vì lạ mãi sẽ đến lúc bão hòa - đó là quy luật trong tâm lí tiếp nhận. Sở dĩ cái
kì ảo trong văn xuôi hôm nay đủ sức làm rung động trái tim người đọc nhất định phải

đội ngũ sáng tác, việc xuất hiện rầm rộ kèm theo sự chào đón nồng nhiệt và thái độ
trân trọng của độc giả dành cho bộ phận văn học độc đáo này chắc chắn sẽ gợi lên ở
họ những suy nghĩ, nhận thức và tìm tòi, khám phá mới.
Sự mở rộng trong quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học
Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến trong quan niệm về hiện thực, tính
hiện thực của văn học hôm nay xuất phát từ phía đội ngũ nhà văn. Với họ, hiện thực
lúc này không đồng nghĩa với tính có thật, giống như thật, mà cao hơn thế, nó là "vẻ
đẹp huyền thoại của sự tái hiện tự nhiên theo cách nhìn độc đáo của nhà văn về sự
vật"(5). Phản ánh hiện thực không phải là sự sao chép hiện thực mà là sự sáng tạo của
người nghệ sĩ nhằm tạo ra hiện thực. Cho nên, tính hiện thực của tác phẩm lúc này
nằm ở chỗ nó đã đề cập và giải quyết được những vấn đề gì của thực tế. Quan niệm
này đã phần nào khắc phục được cách hiểu có phần ngây thơ về hiện thực trước đây.
Từ sau 1986 đến nay, trong cao trào đổi mới tư duy, đội ngũ những người làm công
tác văn học, trong đó có nhà văn, có dịp thuận lợi để nhìn lại chặng đường đã qua của
văn học. Họ sớm nhận ra rằng: Không thể khuôn đối tượng nhận thức, phản ánh của
văn học vào những lĩnh vực hạn hẹp, cứng nhắc nhằm phục vụ cho những mục tiêu,
nhiệm vụ không thực sự phù hợp với bản chất của nó, mà chính là phải mở rộng phạm
vi khám phá của văn học để loại hình nghệ thuật này ngày càng đáp ứng được những
đòi hỏi mới của người đọc, với tư duy của người thời nay, phù hợp với tốc độ phát
triển của xã hội hiện đại, và quan trọng hơn là khắc phục tình trạng phản ánh sơ lược,
một chiều về cuộc sống. Biên độ của hiện thực trong quan niệm của người cầm bút
hôm nay đã được mở rộng hơn, được soi chiếu từ nhiều góc độ tạo điều kiện để họ có
thể thâm nhập vào những địa hạt mới mẻ phù hợp với cá tính sáng tạo của mình. Quan
niệm hiện thực - nói như Hồ Anh Thái - gồm "những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm
là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm nữa ( ) Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện
thực (B.T.T. nhấn mạnh)"(6). Tương tự Hồ Anh Thái, Ngô Tự Lập cũng cho rằng:
Ngay cả hiện thực cũng chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hỗn loạn, vô tận, giấc mơ với
những đường bay của mê lộ(7). Bên cạnh những hiện tượng cuộc sống có quy luật thì
cái ngẫu nhiên, bất ngờ, kì quái cũng hiện diện làm nên bộ mặt hấp dẫn của văn xuôi
hôm nay: "Kì quặc và lẩn thẩn, hoàn toàn khó tin, tuy vậy giờ đây kì quặc nhất hay

sống văn học xuất hiện thái độ cởi mở, dân chủ đối với những cách thức tiếp cận cuộc
sống không đi theo con đường của chủ nghĩa hiện thực. Đã đến lúc người ta nhận thấy
"không nhất thiết chỉ có phương pháp hiện thực chủ nghĩa. Chúng ta chấp nhận cả
lãng mạn, tượng trưng, huyền thoại, viễn tưởng, miễn là ở một trường hợp cụ thể nào
đấy, các phương pháp đó có thể nói lên một cách tốt nhất chân lí cuộc sống, miễn là
cái tâm của người viết luôn luôn ngời sáng, luôn luôn hướng về nhân dân và cách
mạng"(8). Điều đó cắt nghĩa vì sao trong đời sống văn học hôm nay, ngoài dạng thức
khái quát theo khuôn hình bản thân cuộc sống thường thấy trong văn học giai đoạn
trước, còn có những hình thức "phi hiện thực" khác như viễn tưởng, giả tưởng, tượng
trưng, trinh thám, kiếm hiệp, kì quái hoang đường Nghĩa là, việc sử dụng các môtíp
huyền thoại, các thủ pháp nghịch dị, các biện pháp lạ hoá khác nhằm mở rộng, đổi
mới ước lệ đang được xem là bình thường. Với tư cách là những nhân tố mới hoặc tái
xuất hiện, chúng chưa thể tự định hình thành một phương pháp sáng tác đúng nghĩa;
vả lại, tự bản thân của mỗi nhà văn cũng chưa có ai "thuỷ chung duy nhất" với một
cách thức tiếp cận, khám phá hiện thực. Dẫu sao, sự hiện diện của chúng với tư cách
là những thủ pháp nghệ thuật đắc lực cũng đã làm mới lạ, phong phú đời sống văn
học, giúp người viết tự do tung bút, mở rộng biên độ khám phá, tiềm nhập cuộc sống,
và là sự hô ứng nhịp nhàng với không khí tự do, dân chủ trong văn hoá văn nghệ bởi
"đổi mới văn học đích thực là quá trình đa dạng hoá về văn học". Đây cũng là dấu
hiệu trưởng thành của văn học như nhận xét của D. Likhasốp: "Sự phát triển của văn
học là cuộc đấu tranh cho văn học có được cái quyền nói "cái bịa" nghệ thuật".
Riêng trong đội ngũ những người viết truyện ngắn và tiểu thuyết hôm nay, sự
chuyển biến này thể hiện rất rõ, đặc biệt đối với những thế hệ trưởng thành từ sau thời
bao cấp và đổi mới - một lực lượng hùng hậu đang chiếm lĩnh văn đàn. Ít hoặc không
bị "đóng gông" trong những phương pháp sáng tác đã trở thành điển phạm, lại nhạy
bén với cái mới, thích thử nghiệm và phiêu lưu mạo hiểm, đội ngũ này đã mang lại
cho văn xuôi những cách nhìn mới mẻ, đầy cá tính trong phản ánh hiện thực bộc lộ cụ
thể trên trang viết cũng như những phát ngôn khi đàm đạo về văn chương. Hoà Vang,
cây bút từng gây được sự chú ý của độc giả với những truyện ngắn và tiểu thuyết có
cách viết và những ý tưởng mới lạ, độc đáo như Nhân Sứ, Sự tích những ngày đẹp

trang viết của mình"(9). Nhìn lại "cái quan niệm một thời về chủ nghĩa hiện thực thô
sơ", Hồ Anh Thái cho rằng: "Thật quá mà đâu phải đã đến gần hiện thực"; đồng thời
cũng không che giấu mong muốn được đọc và viết "những tác phẩm của sức tưởng
tượng phi thường, tạo dựng được những tình huống khác lạ, những cảm xúc mê đắm,
những nhân vật không chịu mặc đồng phục"(10). Chính cái quan niệm táo bạo, cái mơ
ước chẳng giống ai này đã đưa dắt nhà văn đến với cái kì ảo, tận dụng nó như một thủ
pháp đắc địa để tạo ra sự quyến rũ thực sự cho những trang viết của mình.
Một trường hợp khá thú vị khác là Thái Bá Tân. Trước đây người ta biết nhiều
đến anh với tư cách là một dịch giả (50 tập cả thơ lẫn văn xuôi). Vậy mà gần đây tác
giả này lại liên tiếp "trình làng" hai tập truyện ngắn, với 34 (trên tổng số 47 truyện)
được anh trân trọng "khai sinh" là Truyện kì ảo. Công khai ý định "theo gót họ Bồ", tự
nhận là "người viết truyện ma", nhưng với phương châm "trung thành với sự thật",
"đơn thuần chỉ thuật lại một cách trung thực" những kì sự, kì tích, kì nhân, các sáng
tác của Thái Bá Tân đã cuốn hút người đọc bằng một lối dẫn truyện dung dị, đầy lôi
cuốn, khiến chúng ta thật sự xúc động trước tình quê thiết tha, sự đồng cảm, trân trọng
của nhà văn đối với lịch sử dân tộc, với những thân phận bất hạnh trong đời thực và cả
trong quá khứ. Hiện tượng Thái Bá Tân cũng là ví dụ tiêu biểu cho sự hòa hợp giữa kì
ảo và chủ nghĩa hiện thực, giữa cái bình thường và cái kì diệu trong văn học: Tưởng
tượng kì ảo là đôi cánh nâng tính hiện thực thăng hoa tới những tầng cao mới.
Trong cảm quan của đội ngũ nhà văn thiên về lối viết theo sự gợi ý của trực
giác, linh cảm, cảm nhận đời sống theo "mệnh lệnh trái tim" này, người ta chẳng khó
khăn gì cũng có thể đọc thấy quan niệm cho rằng càng trung thành với nguyên mẫu
ngoài đời bao nhiêu, đôi cánh tưởng tượng càng bị vặt trụi lông bấy nhiêu. Dường như
ở đây có sự gặp gỡ trong tư duy nghệ thuật của họ với quan niệm của triết gia Ấn Độ -
Vivekananda: "Thế giới này nhỏ bé lắm, người ta phải thêm vào đó một chút tưởng
tượng"; hoặc của Aimatốp, nhà văn Nga từng nổi tiếng với những sáng tác huyền
thoại như Con tàu trắng, Và một ngày dài hơn thế kỉ: "Chúng ta chỉ nhận thấy hiện
thực tuyệt vời của chúng ta, sự nghiệp của chúng ta, lịch sử của chúng ta, cuộc sống
của chúng ta. Nhưng theo tôi, cách nhìn nhận hời hợt trong văn học lỗi thời rồi, cần
phải có một cách nhìn bổ sung, cách nhìn "từ phía bên", cách nhìn sâu thẳm, cách nhìn

nhận mình "tựu trung vẫn là một người thích và viết truyện ngắn theo lối cổ điển, vẫn
thuỷ chung một cách rất khó hiểu với những câu chuyện được viết theo cách truyền
thống xưa cũ" - về tình hình văn học hôm nay đã bộc lộ khá rõ tinh thần ấy: "Cùng với
việc sáng tạo ra một quan niệm mới để miêu tả một hiện thực đã quen nhàm khiến nó
trở nên lạ lẫm khác thường, thì việc miêu thuật một lĩnh vực chưa mấy người, chưa ai
đụng bút tới cũng là một việc cần thiết để tạo nên một lực hút mới chứ sao; nhất là
trong tình hình sáng tác truyện ngắn hiện nay, nhiều lúc có cảm giác tác giả cứ luẩn
quẩn ở các cốt truyện na ná giống nhau, nói đi nói lại những điều người trước đã nói
rồi mà lại nói không hay bằng người ta"(12).
Phương pháp mới bao giờ cũng mang lại những kết quả mới. Riêng trong lĩnh
vực văn học, một quan điểm nghệ thuật bao giờ cũng dẫn đến một phong cách nghệ
thuật riêng của nó. Những trăn trở, tìm tòi của người viết nhằm phát hiện những
phương thức phù hợp để tiếp cận cái hiện thực "cùng thời" đầy đa tạp và biến ảo hôm
nay, trong đó có thái độ trân trọng đối với những thủ pháp nghệ thuật sử dụng những
yếu tố có tính chất kì lạ, khó tin cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có thể xem sự
chuyển biến này là những tiếng sấm đầu tiên báo hiệu cho sự tái sinh rầm rộ của văn
xuôi có yếu tố kì ảo; và sự xuất hiện của bộ phận văn học ngỡ như quen mà lạ này,
đến lượt nó, sẽ góp phần không nhỏ để làm phong phú đời sống văn học đương đại.
Từ truyền thống văn hoá, văn học dân tộc

Sự thực là yếu tố kì ảo không hề xa lạ với độc giả Việt Nam. Ngay từ lúc mới
chào đời, văn học Việt Nam đã gắn liền với kì ảo: "Kì ảo là một trong những đặc
trưng của truyện dân gian, không có kì ảo thì không thể có truyện dân gian vậy"(13).
Khả năng tiềm tàng của thần thoại, cổ tích, nói như Aimatốp, là dưỡng chất nuôi
dưỡng nền văn hóa hiện đại. Với tư cách là "văn hoá gốc", "văn hoá mẹ", nguồn mạch
dân gian bất tận chảy trôi, nguyên sơ và tươi mới, bàng bạc những sắc điệu thần kì,
lung linh ảo mộng vỗ không ngừng không nghỉ suốt bao đời đã lắng thành "vô thức
tập thể", góp phần đặt nền móng, hình thành nên các phương pháp và phương tiện
nguyên thuỷ của việc chiếm lĩnh hiện thực bằng hình tượng đồng thời đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo nên tâm thức cộng đồng dân tộc: Gần gũi và có xu hướng

yếu tố kì ảo, những sáng tác ngôn từ của họ xứng đáng được gọi là những "kì văn".
Với đặc trưng nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng những yếu tố thần kì, linh dị, kì
ảo dễ dàng giúp tầng lớp nho sĩ - vốn chịu không ít sự kìm toả đến bức bối của "tam
cương, ngũ thường" - tìm được con đường để giải thoát những ẩn ức dồn nén đồng
thời thông qua đó bộc lộ những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời. Đằng sau những
câu chuyện có phần hoang đường, kì quái, mục tiêu của họ không phải chỉ là để mua
vui, giải trí đơn thuần, mà như sự hé lộ của tác giảLĩnh Nam chích quái: "Chỉ cốt
khuyên điều thiện, răn điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục mà
thôi"(15). Quá trình đi tìm sự thăng bằng, quân bình như thế đã lặp lại trong văn học
Việt Nam những năm gần đây; khi mà quan niệm thô sơ, giản đơn về chủ nghĩa hiện
thực đã bộc lộ những hạn chế nhất định của nó thì lập tức xuất hiện bộ phận văn học
có yếu tố kì ảo, sáng tác theo thi pháp huyền thoại dần trở nên phổ biến. Hiện tượng
có tính quy luật của văn học đương đại này đã có được sự hậu thuẫn đắc lực của
những nhân tố chính trị, văn hoá, xã hội mà chúng tôi đã phần nào đề cập ở trên.
Bên cạnh đó, chính cơ tầng địa văn hoá, địa lịch sử của một xã hội nông nghiệp
phương Đông mà dưới cái nhìn của người phương Tây là một nơi tự ngàn xưa đến giờ
luôn "tràn đầy những màu sắc lãng mạn thần kì, những tình điệu dị bang, những kinh
lịch đặc biệt, bao trùm lên tầm mắt và kí ức của mọi người" cũng là sự khích lệ, là môi
trường thuận lợi để yếu tố kì ảo nảy sinh, trường tồn. Theo thời gian, những trầm tích
văn hóa này trở thành một dưỡng chất tinh thần không thể thiếu, ngấm vào con người
như một niềm ám thị. “Chính là trong không khí hư hư thực thực, đầy những cách nói
phúng dụ, ngoa truyền, trong một thế giới khép kín của xã hội phương Đông ( ), con
người không có một sự ngăn cách tuyệt đối giữa “cõi sống” và “cõi chết”, và chỉ có
một chiều hướng duy nhất để tự nhận ra mình là quay nhìn lại quá khứ, hoá thân vào
quá khứ, mà nảy sinh ra nhu cầu sáng tác, thưởng thức, truyền bá không bao giờ cạn
những câu chuyện li kì ma quái, làm phương thức giao tiếp tinh thần, tình cảm, và
cũng để thêm màu thêm vẻ cho cuộc sống vốn rất đơn điệu, ngày này như ngày nọ của
mình”(16).
Những truyện kì lạ, hoang đường này còn được nâng cánh bởi cái nhìn thế giới
phi nhị nguyên của vũ trụ luận phương Đông với một niềm tin hồn nhiên là có sự

Nói khác đi, những nhân tố truyền thống giữ vai trò "điểm tựa và là yếu tố thuộc nội
lực của cá tính sáng tạo", còn hiện đại góp phần tạo ra những "bước nhảy" về chất của
văn xuôi có yếu tố kì ảo sau đổi mới.
3. Trở lên là cố gắng của người viết trên hành trình đi tìm những nguyên nhân
cơ bản cho sự hồi sinh của bộ phận văn xuôi có yếu tố kì ảo trong đời sống văn học
Việt Nam kể từ sau 1986 đến nay. Dẫu còn mang bóng dáng truyền thống, nhưng nhìn
chung về mặt hình thức, đây là những sáng tác in đậm dấu ấn hiện đại từ đề tài, nhân
vật đến cốt truyện, ngôn ngữ, kết cấu Phần lớn những truyện này đều hướng vào
thực tại sôi động, ở đó yếu tố kì ảo là nhân tố quan trọng mang lại những giá trị thẩm
mĩ thực sự cho tác phẩm chứ không nhằm mục đích kích thích nhu cầu chuộng lạ đơn
thuần của người đọc. Việc sử dụng yếu tố kì ảo với tư cách là "thủ pháp nghệ thuật
mới ra đời" đã giúp người viết tạo được sự đa dạng trong văn phong và những đặc
trưng về phong cách nghệ thuật. Bên cạnh bút pháp tả thực của chủ nghĩa hiện thực cổ
điển, việc xuất hiện bút pháp kì ảo, phi thực đa dạng, nhiều biến ảo này đã khiến văn
học trở nên phong phú, sinh động hơn và người viết bước đầu cũng đã có được gương
mặt riêng, sức cuốn hút riêng của mình. Đây chính là những tín hiệu lạc quan của sự
phát triển theo chiều hướng tích cực của văn học, bởi "không gì đáng buồn hơn là tất
cả đều viết giống nhau". Vì vậy không ít người nghiên cứu tin tưởng rằng sự trở về
của yếu tố kì ảo là dấu hiệu đáng mừng cho thấy bước phát triển theo hướng đa dạng
hóa của văn học Việt Nam. Thoạt nhìn cứ ngỡ kì ảo là thủ pháp chật hẹp, thiếu tính
khái quát vì chỉ quan tâm đến một bộ phận văn học riêng biệt; nhưng không, nó chính
là "con đường nhỏ" (tiểu đạo) dẫn vào "đại dương bao la của thứ ánh sáng không thể
tả được" (E. Poe). Vì vậy, sẽ không võ đoán khi cho rằng, kì ảo chính là một trong
những nhân tố đổi mới diện mạo văn học những năm gần đây "trên những nét lớn", là
nhu cầu phát triển tự thân, tất yếu của đời sống văn học và cũng là "biểu hiện của một
nền văn học dân chủ, đa dạng và nhân bản". Thiết nghĩ, trong khi đề cao chức năng
phản ánh hiện thực của văn học, đã đến lúc cần có những công trình nghiên cứu về kì
ảo ở tầm khái quát của nó nhằm tìm ra những góc độ thích hợp để tiếp cận đặc thù của
văn xuôi thời kỳ đổi mới.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status