Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong thánh tông di thảo - Pdf 31

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Việt Hằng
đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa
Ngữ văn, tổ bộ môn Văn học Việt Nam, thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện đề tài.
Do khuôn khổ thời gian và trình độ của bản thân còn hạn chế nên
khoá luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận hoàn chỉnh
hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2007
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm

0


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Lời cam đoan
Dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Giảng viên Nguyễn Thị Việt Hằng và

Nội dung

Chương 1: Vài nét về truyện truyền kì và Thánh Tông di thảo
1.1. Vài nét về truyện truyền kì
1.2. Thánh Tông di thảo
1.2.1. Tác giả
1.2.2. Tác phẩm
Chương 2: Giới thuyết về yếu tố kì ảo và yếu tố kì ảo trong
văn học Việt Nam
2.1. Giới thuyết về yếu tố kì ảo
2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam
2.2.1. Yếu tố kì ảo trong văn học dân gian
2.2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học trung đại
2.2.3. Yếu tố kì ảo trong văn học hiện đại
Chương 3: Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo
trong Thánh Tông di thảo
3.1. Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong xây dựng
cốt truyện
3.2. Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong xây dựng
thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật
3.3. Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong xây dựng
nhân vật

2
3
4
6
6
6
6

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Truyện truyền kì là một thể loại tự sự ngắn của văn học cổ điển Trung
Quốc. Khi di thực vào Việt Nam thể loại này nhanh chóng được tiếp thu và
dần khẳng định vị trí trong lịch sử văn học dân tộc qua hàng loạt tác phẩm có
giá trị. Trong số đó, Thánh Tông di thảo nổi lên như một mốc son quan
trọng, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của truyện truyền kì trong dòng văn
xuôi tự sự nước ta trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Có thể nói hình thức kì ảo là một trong những yếu tố quan trọng để
chuyển tải nội dung tư tưởng cho tác phẩm truyền kì. Người đọc sẽ được cùng
tác giả bay bổng trong một thế giới huyền ảo, với những câu chuyện tình yêu
đầy hấp dẫn, những bài học giáo huấn không hề khô khan, những số phận khổ
đau của con người Thế giới ấy vừa là kì ảo lại vừa là thật, có cả cái thấp
hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, quỷ và tiên, đồng thời có cả những
cái sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kị, lọc lừa [11, 20].
Tất cả tạo nên một lực hút khó cưỡng lại của truyện truyền kì đối với độc giả,
và chúng tôi không phải là một ngoại lệ.
Trong những năm gần đây, nhiều tác phẩm truyền kì đã được các nhà
nghiên cứu quan tâm xem xét. Với Thánh Tông di thảo, mặc dù được nhiều
nhà khoa học chú ý tìm hiểu nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu
tìm hiểu cụ thể tác phẩm, đặc biệt là về phương diện: chức năng của yếu tố kì
ảo trong tác phẩm.
Trong tình hình giảng dạy văn học ở trường phổ thông hiện nay việc tìm
hiểu Thánh Tông di thảo sẽ là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp cận các tác
phẩm khác trong kho tàng truyện truyền kì Việt Nam, đặc biệt là những tác
phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông.

3



thế kỉ XVIII) đã nhận định: Nếu như một số truyện trong Thánh Tông di

4


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

thảo là của Lê Thánh Tông, thì những truyện đó mở đầu cho lối viết truyện,
lời văn nhiều đoạn khá nhuần nhuyễn, dáng dấp văn truyền kì [23,173].
Đến những năm 90, Thánh Tông di thảo được chú ý hơn. Bên cạnh việc
đánh giá về nội dung và nghệ thuật nói chung, đã có nhiều nhà nghiên cứu đi
vào tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong các tác phẩm truyền kì và coi đó là cơ sở để
tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong Thánh Tông di thảo.
Năm 1992, Vũ Thanh với bài viết Những biến đổi của yếu tố kì và thực
trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam đăng trên tạp chí văn học số 6 đã đánh
giá: Chính Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ, đã sử dụng một cách có ý thức cái
kì, một chất liệu nghệ thuật xác định vị trí và vai trò của nó trong sự sáng tạo
của mình khiến cho yếu tố kì ảo không cản trở được mà ngược lại giúp nhà
văn phản ánh một cách sâu sắc hơn cuộc sống, như vậy chính cái kì đã nâng
cái hiện thực lên một cấp độ phản ánh cao hơn chính bản thân nó Biện
pháp truyền kì còn cho phép nhà văn khám phá tâm hồn nhân vật ở một thế
giới mới lạ mà nó lạc vào, với một hoàn cảnh và những thử thách mới. Cũng ở
trong thế giới đó, nhà văn đã thể hiện lí tưởng của mình về lẽ công bằng xã
hội, nơi mà cái ác bị trừng phạt, các thiện cuối cùng đã chiến thắng, điều mà
họ không thể đạt được trong cuộc sống thực tại [14, 27].
Năm 1997, Nguyễn Đăng Na trong cuốn Đặc điểm văn học Việt Nam
trung đại đã đánh giá cao về Thánh Tông di thảo bên cạnh Truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ. Ông cho rằng Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã phóng

khác nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Do văn học trung đại có tính dị bản, để thuận lợi cho quá trình triển khai
đề tài, chúng tôi chọn văn bản Thánh Tông di thảo do Nguyễn Bích Ngô
dịch, nhà xuất bản văn hoá - Viện văn học phát hành năm 1963. Đây là văn
bản được nhiều người biết đến và được đa số các nhà nghiên cứu có uy tín sử
dụng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận văn chúng tôi tập trung vào nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong
Thánh Tông di thảo, qua đó sơ bộ đánh giá về giá trị nội dung cũng như nghệ
thuật của tác phẩm.

6


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
4.1. Phương pháp khảo sát thống kê:
Chúng tôi đi vào thống kê những biểu hiện của yếu tố kì ảo thể hiện trong
từng thiên truyện cụ thể nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
4.2. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học:
Sử dụng để phân tích cụ thể từng thiên truyện và toàn bộ tác phẩm để
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
4.3. Phương pháp so sánh:
Dùng để so sánh, đối chiếu Thánh Tông di thảo với các tác phẩm khác,
từ đó thấy được những giá trị của tác phẩm vốn được coi là bước đột khởi của

được dùng để chỉ rất nhiều thể loại khác, chưa được coi là tên riêng của một
thể loại. Đến thời kì Cận đại, khi văn học nghệ thuật được đặt trang trọng ở vị
trí trung tâm, cùng với việc hiểu danh xưng tiểu thuyết theo nghĩa tích cực thì
các tác phẩm văn xuôi đời Đường đã có tên gọi đích danh cho nó, được coi là
một thể loại văn học có giá trị và mang những đặc trưng riêng, đó là truyền kì.
Ngày nay, tùy theo quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu mà truyền kì được gọi
là một dạng của tiểu thuyết cổ điển, một dạng tự sự ngắn hay truyện ngắn. ở
Trung Quốc, tên gọi tiểu thuyết truyền kì đã trở thành thông dụng, còn người
Việt Nam lại gọi truyền kì là truyện.

8


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Trong nghiên cứu văn học hiện đại, truyện truyền kì được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và đưa ra những cách định nghĩa khác nhau về
thể loại này. Theo tác giả cuốn Từ điển văn học tập 2 truyện truyền kì là:
một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân
gian sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng mô
típ kì quái, hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế; phần
lớn các truyện truyền kì đều ngắn, có khi là từng truyện riêng rẽ, có khi tập
hợp nhiều truyện thành một tập và chủ đề cũng không nhất thiết gắn bó chặt
chẽ với nhau. Sự tham gia của yếu tố truyền kì vào câu chuyện không phải là
do những nhân vật có phép lạ như kiểu Trời Bụt Thần Tiên như trong
truyện cổ tích thần kì mà phần lớn ở ngay hình thức phi nhân của nhân vật
(ma, quỉ, hồ li hoá người). Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có nhân vật
là người thật và chính nhân vật hình thức phi nhân thì cũng là sự cách điệu,

yếu tố quái đản và mang nặng hơi thở của cuộc sống hiện thực, thể hiện nội
dung tư tưởng của tác phẩm. Thời kì cuối ứng với thời Vãn Đường (821
907), truyện truyền kì đi vào hồi thoái trào, nội dung tư tưởng cũng như nghệ
thuật đều không bằng giai đoạn trước.
Truyện truyền kì đời Đường có cốt truyện hấp dẫn, nội dung tư tưởng sâu
sắc, là một trong những thành tựu nổi bật của văn học cổ điển Trung Hoa. Thể
loại này cũng được các nước đồng văn như Nhật Bản, Việt Nam tiếp thu và
bồi đắp thêm, tạo nên sức sống mạnh mẽ cho thể loại.
ở Việt Nam, truyện truyền kì vừa tiếp thu tinh hoa của các nước lân cận,
vừa kế thừa truyền thống của văn học dân tộc, khẳng định được vị trí riêng của
mình trong lịch sử văn học dân tộc. Theo Nguyễn Đăng Na, truyện truyền kì
là thành tựu nổi bật của một trong ba giai đoạn phát triển của văn xuôi tự sự
Việt Nam thời trung đại. Ông khẳng định Thế kỉ XV XVI là thế kỉ của
truyện truyền kì [10, 20]. Với một số lượng khá phong phú các tác phẩm, tác
giả: Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế
Pháp), Thiền uyển tập anh ngữ lục (Khuyết danh), Thánh Tông di thảo
(Tương truyền là của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),
Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)
Nền văn học nước ta đã đi từ văn học mang nặng tính chức năng thế kỉ X
XIV đến văn học tràn đầy cảm hứng sáng tạo mới và bút phát nghệ thuật tinh

10


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

tế. Tuy nhiên, ở giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX, truyện truyền kì hướng vào
phản ánh hiện thực, viết về những điều trông thấy (Nguyễn Du), yếu tố kì

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

chân thực của nó. Một tác phẩm truyền kì không phải lúc nào cũng gồm các
phần như trên mà có thể linh hoạt thay đổi, điều đó phụ thuộc vào ý định chủ
quan cũng như tài năng của người cầm bút.
Truyện truyền kì có dung lượng không lớn, mỗi truyện chỉ xoay quanh
một vài sự kiện, đặc biệt là xoay quanh những yếu tố kì ảo để biểu hiện
người, răn người [11, 325]. Hơn thế, các tác phẩm thuộc thể loại này lại chú
trọng vào sự việc hơn vào con người nhưng các sự kiện, sự việc lại đơn giản,
không cầu kì phức tạp khi giải quyết.
Tóm lại, việc nhận diện thể loại cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, truyện
truyền kì đã mang những đặc điểm riêng tạo nên sức hấp dẫn cho thể loại.
Những đặc điểm đó đã góp phần khẳng định giá trị đích thực của thể loại này
trong hoạt động sáng tác văn chương nghệ thuật.
1.2. Thánh Tông di thảo.
1.2.1. Tác giả:
Cho đến nay, vấn đề xác định tác giả cũng như năm ra đời của Thánh
Tông di thảo vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi.
Năm 1958, Nguyễn Đổng Chi khi đặt ra vấn đề tác giả của Thánh Tông
di thảo đã cho rằng: Sách phần nào là nguỵ thư vì từ trước chưa có tài liệu gì
nói về nó cả. Thế nhưng hiện nay chưa có chứng cớ đích xác để cho là không
phải của Lê Thánh Tôn [13,153].
Năm 1963, trong lời giới thiệu văn bản Thánh Tông di thảo do
Nguyễn Bích Ngô dịch, hai nhà nghiên cứu Lê Sỹ Thắng và Hà Thúc Minh đã
tổng hợp được 3 loại ý kiến xung quanh vấn đề tác giả và năm ra đời của tác
phẩm.
ý kiến thứ nhất là của những người căn cứ vào lối tự xưng của tác giả trong tác
phẩm phù hợp với lối xưng của Lê Thánh Tông trong Thiên Nam dư hạ, và tác phẩm

5 của triều Lê, lên ngôi từ năm 18 tuổi và trong 38 năm trị vì ông đã xây dựng
được một đất nước thịnh trị, trăm họ yên ổn, sung túc.
Lê Thánh Tông quan tâm đến nhiều lĩnh vực, mặt nào ông cũng tỏ ra xuất
sắc, đặc biệt là về văn hoá, văn học. Ông sáng tác nhiều và để lại nhiều tác
phẩm được đánh giá cao: Anh hoa hiếu trị, Châu cơ thắng trưởng, Chinh
Tây kì hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ suý, Quỳnh uyển cửu ca,
Xuân vân thi tập, Cổ tâm bách vịnh, Lam Sơn lương thuỷ phú, Thiên Nam
dư hạ, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Hồng Đức quốc âm thi tập cùng

13


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

hàng chục bài thơ đề vịnh phong cảnh thiên nhiên trên vách núi, rải rác khắp
nơi từ Quảng Ninh tới Thanh Hoá.
Đánh giá về cuộc đời và tài năng của Lê Thánh Tông, Thân Nhân Trung
viết: Đức thịnh công lớn siêu việt hơn hết đời trước. Huống hồ, thánh học
uyên nguyên, rừng sách, bể truyện không đâu là không kê cứu. Thánh văn rực
rỡ cùng ánh sao Khuê, vẻ mây đua sức sáng ngời. Tinh thần tâm thuật đã hiện
rõ, đạo đức sự nghiệp đã phát huy Mọi lời anh quân chế tác, hồng nho trứ
thuật, chưa thấy lời ai uyên bác và điêu luyện đến thế (Văn bia Chiêu
Lăng).
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lê Thánh Tông chứng tỏ ông là
một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử phong kiến nước ta. Hiểu về tác
giả là cơ sở để chúng tôi có thể tiếp cận tác phẩm một cách chính xác và sâu
sắc.
1.2.2. Tác phẩm.

đặc trưng của thể loại. Mở đầu là giới thiệu danh tính, gốc gác nhân vật; tiếp
theo là những diễn biến li kì liên quan đến cuộc đời của nhân vật và kết thúc là
kết quả của các số phận. Với các truyện có tính chất ngụ ngôn (Bức thư của
con muỗi, Trận cười ở núi Vũ Môn, Truyện người hành khất giàu, Lời
phân xử cho anh điếc và anh mù) thì kết thúc theo hướng gợi những bài
học về lối sống, đạo đức mà con người cần học tập, rút kinh nghiệm.
Lời trần thuật trong tác phẩm được phân làm hai loại: lời trần thuật miêu
tả câu chuyện và lời bình. Với lời trần thuật miêu tả, tác giả thường sử dụng
kiểu trần thuật khách quan (một người đã biết hết chuyện và kể lại các sự
kiện, sự việc đó theo ngôi thứ ba), ở một số thiên lại sử dụng kiểu trần thuật
theo ngôi thứ nhất do một nhân vật trong tác phẩm đứng ra đảm nhận làm tăng
tính chân thực, khách quan cho câu chuyện được kể. Lời bình của Sơn Nam
Thúc thường đặt ở cuối mỗi thiên. Đó là cách người bình bày tỏ thái độ đồng
tình với vấn đề được đặt ra đồng thời có tác dụng hướng người đọc đến nội
dung cơ bản, trọng tâm của mỗi thiên và đề cao giá trị của tác phẩm trên cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Cốt truyện của Thánh Tông di thảo không đồng đều. Nguyên nhân cơ
bản là do sự không thống nhất về thể loại tác phẩm. Khảo sát trong Thánh
Tông di thảo ta thấy có nhiều thể loại khác nhau: từ (Lung cổ phán từ Lời
phân xử cho anh điếc và anh mù), lục (Mấn thư lục Bức thư của con

15


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

muỗi), kí (Mộng kí Bài kí một giấc mộng), phả (Sơn quân phả - Phả
kí sơn quân), truyện (Thử tinh truyện Truyện tinh chuột). Nhưng

phi lí, không có thực. Theo ông, có hai cách để vận dụng cái hoang đường là:
Dùng theo thi pháp cổ tích trong văn học dân gian và dùng cái hoang đường
như một thủ pháp nghệ thuật hỗ trợ. Như một thủ pháp nghệ thuật, cái hoang
đường được vận dụng theo hai cách: cái hoang đường dưới dạng lực lượng
siêu nhiên, huyền bí (thần tiên, ma quỷ, phép lạ, yêu quái) và cái hoang đường
dưới dạng vô lí, khó tin, khó hiểu mà lí trí con người chưa khám phá hết hoặc
chưa khám phá được [3, 53].
Trong văn học Việt Nam, yếu tố kì ảo được sử dụng như là một phương
thức nghệ thuật để chuyển tải nội dung, nội hàm của khái niệm kì ảo được Từ
điển tiếng Việt giải thích như sau: kì nghĩa là lạ đến mức làm người ta phải
ngạc nhiên, còn kì ảo nghĩa là: kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong
tưởng tượng. Từ điển thuật ngữ văn học cũng thống nhất cho rằng: kì nghĩa
là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu. Như vậy, kì là khái niệm để
chỉ những cái khác thường, không có trong thực tế cuộc sống hàng ngày mà
chỉ có trong tưởng tượng của con người.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Kì là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Hán, nó có thể hoạt động độc lập
như một danh từ (với nghĩa là cái kì, yếu tố kì) hoặc một tính từ (với nghĩa
kì lạ). Trong khoá luận này, để phù hợp với thói quen sử dụng thuật ngữ của
người Việt, chúng tôi dùng thuật ngữ yếu tố kì ảo khi thực hiện đề tài. ở
đây, yếu tố kì ảo được dùng với ý nghĩa rộng nhất chỉ cái lạ, cái khác
thường trong tác phẩm văn học.
Đánh giá về vai trò của yếu tố kì ảo, các nhà nghiên cứu thống nhất cho

những người con hiếu thảo, những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ Có thể nói,
khi sử dụng yếu tố kì ảo như một phương tiện nghệ thuật, truyện truyền kì có
khả năng vô hạn trong phản ánh hiện thực và ngược lại, hiện thực được thể
hiện trong cái vỏ kì ảo, thần kì cũng tạo nên nhiều cảm xúc phong phú, chân
thật cho người đọc.
2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam.
Kì ảo, kì lạ là một phạm trù thẩm mĩ đặc trưng của văn học cổ phương
Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Trong lịch sử phát triển của
văn học dân tộc từ văn học dân gian đến văn học trung đại và văn học hiện
đại, yếu tố kì ảo luôn tồn tại. Mặc dù được sử dụng ở những mức độ khác nhau
trong mỗi thời kì văn học nhưng yếu tố kì ảo luôn phát huy được sức mạnh
của mình, đó là tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện được kể, cuốn hút người
đọc vào thế giới huyền ảo do nó tạo ra, bên cạnh đó còn có ý nghĩa chuyển tải
ý đồ nghệ thuật của tác giả.
2.2.1. Yếu tố kì ảo trong văn học dân gian.
Văn học dân gian là viên gạch mộc đầu tiên xây dựng nên nền văn học
phong phú của nước ta. Từ trong dòng văn học này ý thức về việc sử dụng yếu
tố kì ảo đã được khởi đầu và trong mỗi thể loại, yếu tố này được sử dụng với
những mục đích khác nhau.
Một điểm cần lưu ý là văn học dân gian có nhiều hình thức thể loại gồm
cả tự sự, thơ, kịch. ở đây khi xem xét về yếu tố kì ảo chúng tôi chỉ xem xét
trong các tác phẩm tự sự thuộc các thể loại như: thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích Vì đây là những thể loại có sử dụng nhiều và thành công các
yếu tố kì ảo.
Trước hết là trong các tác phẩm thần thoại. Khi luận bàn về thể loại này,
C.Mác đã gắn nó với thời kì thơ ấu của loài người, coi đó là nghệ thuật vô

19



định và có một đặc điểm nhận diện riêng: thần Mưa có thân hình rồng, được
Trời giao cho công việc hút nước ở dưới đất đưa lên trời rồi rải đều xuống mặt

20


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

đất, thần Gió cầm quạt, thần Biển thở làm cho nước biển lên xuống, thần Sét
vác búa theo lệnh Ngọc Hoàng chỉ đâu đánh đó Lúc này, yếu tố kì ảo
được sử dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên mà tư duy nguyên thủy
chưa thể làm sáng tỏ một cách khoa học.
Khi giải thích về nguồn gốc loài người, những yếu tố kì ảo cũng được
người nguyên thuỷ sử dụng như một công cụ hữu hiệu. Theo họ, loài người
xuất hiện từ một cái gì rất kì dị như một quả bầu mẹ, con người được sinh ra
từ một bọc trứng thiêng Đó là những nhận thức ngây thơ thậm chí ấu trĩ của
người nguyên thuỷ về nguồn gốc của mình. Có thể khẳng định rằng truyện
thần thoại đầy rẫy những yếu tố hoang đường, ảo tưởng. Yếu tố kì ảo, tưởng
tượng có vị trí quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu nhận thức của
con người.
Gần gũi với thần thoại là truyền thuyết. Trong truyền thuyết yếu tố hoang
đường, kì ảo đã giảm nhưng chưa mất hẳn. Với thể loại này, vai trò của yếu tố
kì ảo được sử dụng để đề cao sức mạnh, vị trí của những vị anh hùng có công
với cộng đồng. Sự có mặt của yếu tố kì ảo đã làm cho các hình tượng anh
hùng thêm rực rỡ, sảng khoái. Chân dung người anh hùng được xây dựng
cường điệu, phóng đại đến tột đỉnh. Lạc Long Quân là người có sức khoẻ phi
thường, có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Lạc Long Quân đã chiến đấu,
tiêu diệt ba con quái vật: Ngư Tinh ở vùng biển, Hồ Tinh ở đồng bằng và Mộc

hùng, kì vĩ của hình tượng Thánh Gióng, từ đó cho thấy quá trình trưởng thành
nhanh chóng của đội quân chống xâm lược đầu tiên của nước ta trong thời kì
Văn Lang.
ở các hình tượng anh hùng về sau như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dã
Tượng, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo cũng đều được mô tả với vẻ đẹp phi
thường, hoàn hảo và khác thường, đặc biệt là khi xông pha nơi trận địa. ở giai
đoạn này, những nhân vật anh hùng không được thần thánh hoá nữa mà là
những con người rất bình thường, có sinh ra và chết đi. Tuy nhiên, cái chết của
họ thường được dân gian giải thích bằng một sự hoá thân kì diệu để giảm bớt
đau thương, tăng niềm tin vào chiến thắng và tương lai tốt đẹp.
So sánh giữa thần thoại và truyền thuyết ta thấy: thần thoại là truyện về
các vị thần trong thế giới tự nhiên theo tưởng tượng của người nguyên thuỷ
cho nên tính chất hoang đường, kì ảo và siêu nhiên là đặc trưng nổi bật. Đến
truyền thuyết, mặc dù tính chất hoang đường kì lạ vẫn còn tồn tại nhưng nhân

22


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

vật của nó không còn là những vị thần, mà mang những đặc điểm của con
người, của lịch sử. Yếu tố kì ảo tham gia vào truyền thuyết chỉ nhằm làm sáng
tỏ công lao của các vị anh hùng cũng như tấm lòng ghi nhớ công ơn của dân
gian dành cho họ mà thôi.
Truyện cổ tích chủ yếu là truyện về những con người bé nhỏ trong xã
hội có giai cấp. Trong đó yếu tố kì ảo mất dần đi, thay vào đó là sự hư cấu,
phiếm chỉ. Trong truyện cổ tích đặc biệt là ở những truyện cổ tích thần kì, yếu
tố kì ảo được sử dụng một cách tự giác nhằm vào những mục đích nghệ thuật

thường thì nhiều truyện dân gian sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, triết lí nhân sinh
và lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân sẽ không thực hiện được.
Như vậy, trong văn học dân gian yếu tố kì ảo là thủ pháp nghệ thuật,
là niềm tin, là phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người. Sự tham
gia của yếu tố kì ảo vào trong các câu chuyện một mặt đáp ứng nhu cầu
nhận thức thế giới của con người, mặt khác nó được dùng như một phương
tiện để người dân thể hiện tình cảm, ước mơ của họ. Được lưu truyền bằng
hình thức truyền miệng, yếu tố kì ảo góp phần làm tăng tính hấp dẫn của
các câu chuyện được kể. Truyện kể dân gian đã trở thành nguồn tư liệu
phong phú cho sự hình thành các sáng tác của giai đoạn văn học trung đại
cũng như văn học hiện đại sau này.
2.2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học trung đại.
Đối với các sáng tác văn học trung đại, yếu tố kì ảo được sử dụng trong
nhiều thể loại như truyện Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồiYếu
tố kì ảo được sử dụng trong các tác phẩm một phần là do học tập từ văn học
dân gian, một phần là do tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Các yếu tố kì ảo
được sử dụng trong văn học trung đại mang tính chất siêu nhiên nhưng đằng
sau nó lại thể hiện tư tưởng triết lí của một tôn giáo nào đó như: Phật, Nho,
Giáo Trong đề tài của mình, chúng tôi đi vào khảo sát qua một số thể loại
mà yếu tố kì ảo được sử dụng nổi bật.
Đối với truyện Nôm, một thể loại độc đáo của văn học dân tộc, mức độ
sử dụng yếu tố kì ảo trong các tác phẩm tuỳ thuộc vào ý đồ của người sáng tác
và nội dung của các tác phẩm.
Truyện Nôm bình dân chủ yếu được sáng tác bởi những nho sĩ bình dân,
phần lớn có lẽ là do các ông đồ ngồi dạy học trong nông thôn của ta thời xưa.
Những tác giả này cũng học thánh kinh hiền truyện nhưng không đỗ đạt,
không làm quan, họ có mặt chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến song về
cơ bản vẫn gần gũi với tư duy của nhân dân lao động. Các tác giả này tìm đến

24


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status