Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX - Pdf 11

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới. Để bắt kịp với nền kinh tế thế giới, tại đại hội Đảng VIII, Đảng đã chủ
trương : “ Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng đa phương hoá,
đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả
các nước trên thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều
mặt, song phương và đa phương với các nước, các khu vực trên nguyên tắc tôn
trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi giải
quyết các vấn đề còn tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng.
Trên cơ sở đó hoạt động thương mại quốc tế (TMQT) ở nước ta ngày càng
phát triển, vì TMQT là tất yếu khách quan tạo ra hiệu quả cao nhất trong nền sản
xuất của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Ơ nước ta, việc nhập khẩu đẩy
nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Hoạt động xuất khẩu ở nước ta còn hạn chế mà chủ yếu là nhập khẩu, có thể
là nhập thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất,nhập nguyên vật liệu để gia công xuất
khẩu, nhập tư liệu về sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước hoặc nhập khẩu các
thiết bị hoặc sản phẩm phục vụ đời sống dân sinh. Việt Nam ta đã qua thời phải lo
cho việc ăn sao cho đủ no mặc sao cho đủ ấm, mà bây giờ vươn lên nhu cầu tự thoả
mãn bản thân, mua sắm phục vụ đời sống, nhu cầu đi lại sao cho thuận tiện. Hiện
nay xe máy và xe đạp vẫn là những phương tiện đi lại chủ yếu của ngưòi dân Việt
Nam, thị trường xe máy hiện nay rất sôi động và kinh doanh mặt hàng xe máy đang
là nguồn lợi của nhiêù công ty.
Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (QHQT-ĐTSX) cũng tham gia
vào thị trường đó và hoạt động liên tục có lãi trong nhiều năm qua. Qua thời gian
thực tập và nghiên cứu tại công ty, em đã chọn cho mình đề tài : “Hoàn thiện qui
trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX “. Trong bài gồm các phần sau :
Trang 1
Chương I : Những lí luận cơ bản về qui trình nhập khẩu hàng hoá của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu .
Chương II : Thực trạng qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX

1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá đối với sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân:
- Nhập khẩu để mở rộng khả năng sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhằm nâng
cao đời sống nhân dân .
- Nhập khẩu để chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến của thế giới áp
dụng vào sản xuất tiêu dùng trong nước, tạo sự nhảy vọt của sản xuất trong
nước, nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ, công nghệ trong nước với các
nước trên thé giới .
- Nhập khẩu để xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ nền kinh tế đóng tự cung
tự cấp, từ đó thúc đẩy phát triển đa dạng và đồng bộ các loại thị trưòng như
thị trưòng tư liệu sản xuất, thị trường vốn, thị trưòng lao động... Mặt khác nó
còn liên kết thống nhất giữa các thị trường trong và ngoài nước trên thế giới,
tạo điều kiện tốt cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế trên thế giới .
- Nhập khẩu tạo ra cơ hội cho dân chúng mở mang dân trí , có thể theo kịp và
hoà nhập với nếp sống văn minh của thế giới .
- Nhập khẩu là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với thị trưòng
thế giới, đem lại những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới
góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước . Thực hiện tốt công tác
nhập khẩu sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của sản xuất trong nước, góp
Trang 5
phần đẩy mạnh xuất khẩu . Ngược lại nếu thực hiện không tốt sẽ gây nên sự
mất cân đối kinh tế, rối loạn thị trường trong nước, đồng thời lãng phí nguồn
lực, tiền của mà không đem lại hiệu quả .
- Nhập khẩu để bổ sung, thoả mãn nhu cầu để từng bước thay đổi và hoàn
thiện cơ cấu tiêu dùng vủa nhân dân .
- Nhập khẩu còn cho ta biết điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế, qua đó
giúp cho Đảng và Nhà nước ta có những biện pháp ở tầm vĩ mô nhằm đem
lại lợi ích cho đất nước .
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với các doanh nghiệp:
Nhập khẩu trước hết là giúp cho cân bằng cung cầu trong nước, nhập khẩu

tới thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy cần phải nghiên cứu thị trường nước ngoài
và nghiên cứu giá ở từng thời điểm, từng lô hàng, các loại giá cả các nhân tố tạo nên
sự biến động của giá cả.
Lựa chọn nguồn cung cấp trong nhập khẩu hàng hoá: Nghiên cứu thị trường
giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu hàng hoá lựa chọn được phương thức
buôn bán, điều kiện giao dịch thích ứng. Lựa chọn được nguồn cung cấp là một
công việc hết sức quan trọng. Một nhà nhập khẩu có thể hoàn tất công việc xác định
dúng sản phẩm đấp ứng đúng nhu cầu của mình thì việc đạt tới mục tiêu này hoàn
toàn phụ thuộc vào vấn đề lựa chọn nguồn cung cấp. người nhập khẩu phải chắc
chắn rằng nhà cung cấp giao hàng đúng theo thời gian cam kết. Do vậy, việc lựa
chọn một người cung cấp tin cậy có uy tín, năng lực sẽ quyết định đến hiệu quả của
quá trình nhập khẩu và được các nhà nhập khẩu rất chú trọng.
1.2: Lập phương án kinh doanh :
PAKD là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện được
những mục đích, mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp .
Quá trình xây dựng một PAKD gồm các bước :
Trang 7
- Phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh : Phải phân tích
đánh giá một cách tổng quát về thị trường hiện tại và những thay đổi trong
tương lai để biết được những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp lựa chọn
thị trường và mặt hàng kinh doanh .
- Xác định mục tiêu : thì có thể là mục tiêu doanh số hay mục tiêu lợi nhuận.
Nội dung cơ bản của một PAKD gồm :
- Mô tả chi tiết tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu: mặt hàng kinh
doanh, đối tác, số lượng, giá cả.
- Cách thức tiến hành kinh doanh.
- Các biện pháp và tiến trình thực hiện
- Các phương pháp kiểm tra, giám sát thức hiện và đánh giá kết quả.
2.Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng:
2.1: Quá trình giao dịch :

chào hàng thì hợp đồng coi như được kí kết .
+ Chào hàng tự do: là loại chào hàng mà trong thời gian hiệu lực của chào hàng,
nếu người nhận chấp nhận vô điều kiện của hợp đồng thì chưa chắc được kí kết mà
người nhận chào hàng không thể trách cứ người chào hàng, nó chỉ trở thành hợp
đồng khi bên chào hàng xác nhận trở lại.
Nội dung của chào hàng: phải đầy đủ các nội dung cơ bản của một hợp đồng gồm
tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và điều khoản thanh
toán.
-Đặt hàng : là lời đề nghị kí kết hợp đồng thương mại của người mua. Về nguyên
tắc, nội dung của đặt hàng phải đầy dủ các nội dung cần thiết cho việc kí kết hợp
đồng.
- Chấp nhận : là việc ngưòi nhận chào hàng chấp nhận vô điều kiện các nội dung
của chào hàng. Một chấp nhận có hiệu lực về mặt pháp lí phải đảm bảo các điều
kiện sau:
+ Được gửi đi trong thời hạn có hiệu lực của chào hàng.
+ Do người nhận chào hàng gửi đi.
+ Phải gửi đến người chào hàng.
Trang 9
+ Phải chấp nhận vô điều kiện các nội dung của chào hàng.
- Hoàn giá : là việc ngưòi nhận chào hàng không chấp nhận vô điều kiện các nội
dung của chào hàng mà đưa ra những nội dung thương mại mới. Khi một chào hàng
cố định có hoàn giá thì ngay lập tức chào hàng không có giá trị.
- Xác nhận : Sau khi thống nhất các điều kiện giao dịch hai bên ghi lại kết quả
đã đạt được rồi trao cho nhau, đó là xác nhận. Xác nhận thường được lập
thành hai bản, được hai bên kí và mỗi bên giữ một bản.
2.2 : Đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu:
Đàm phán : là một quá trình trong đó các bên tiến hành thương lượng thảo luận về
các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một thoả thuận
mà các bên cùng có lợi.
Một số nguyên tắc cơ bản trong đàm phán :

gia các hoạt động giao dịch TMQT, có tinh thần sáng tạo, đầu óc phân tích, phán
đoán, quyết đoán và phản ứng linh hoạt trước các tình huống, am hiểu hàng hoá, thị
trường và đối tác đàm phán, có kĩ thuật và kĩ năng đàm phán TMQT.
+ Chuẩn bị thời gian, địa điểm: địa điểm đàm phán có thể lựa chọn ở nước
người bán, nước người mua hoặc nước thứ ba. Phải chọn thời điểm tối ưu, và địa
điểm đàm phán đảm bảo tâm lí thoải mái và phù hợp cho cả hai bên.
+ Chuẩn bị chương trình làm việc: cần có chương trình làm việc cụ thể, chi tiết
và trao trước cho đối tác.
- Tiến hành đàm phán : gồm bốn giai đoạn sau
+ Tiếp cận : Là giai đoạn mở đầu cho đàm phán, giành cho thảo luận những
vấn đề nằm ngoài thương lượng để giới thiệu các bên.
Trang 11
+ Trao đổi thông tin : trong giai đoạn này, những người thương lượng cung cấp
và thu nhận thông tin về nội dung các cuộc đàm phán để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp
theo. Đây là giai đoạn quan trọng, các thông tin làm cho các bên hiểu được quan
điểm, mục tiêu, quyền lợi của nhau, làm cơ sở phân tích, đưa ra các quyết định
thuyết phục hay nhượng bộ để đàm phán đạt kết quả cao.
+ Thuyết phục : trên cơ sở các thông tin đã cung cấp và nhận được, người đàm
phán phải tiến hành phân tích, so sánh mục tiêu, quyền lợi, điểm mạnh, điểm yếu
của đối phương với mình để đưa ra chiến lược thuyết phục đối phương nhượng bộ
theo quan điểm của mình, bảo vệ quyền lợi của mình làm đối phương chấp nhận các
quan điểm lập trường của mình, thực hiện các mục tiêu đề ra.
+ Nhượng bộ và thoả thuận: kết quả của quá trình đàm phán là kết quả của sự
thoả hiệp và nhượng bộ lẫn nhau. Sau giai đoạn thuyết phục sẽ xác định được
những mâu thuẫn còn tồn tại, giữa các bên cần phải có sự nhượng bộ, thoả thuận thì
mới đạt được thành công. Người đàm phán phải biết kết hợp chặt chẽ giữa nhượng
bộ của mình và đối phương để đàm phán được thành công mà các bên đều có lợi,
đặc biệt là đạt được mục tiêu đề ra.
Kết thúc đàm phán : có thể xảy ra các trường hợp sau
- Trong đàm phán đối phương không kí kết thoả thuận hoặc kết thúc bằng

+ Khối lượng hàng hoá và đặc điểm của hàng hoá
+ Điều kiện vận tải
+ Ngoài ra còn phải căn cứ vào các điều khoản khác của hợp đồng
Người bán phải thuê phương tiện khi kí kết hợp đồng TMQT theo nhóm C, D về
điều kiện giao hàng trong Incoterm 2000. Còn người mua phải thuê phương tiện vận
tải theo điều kiện E, F.
Trang 13
Phương tiện vận tải bao gồm: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng
không, đường ống.
Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hoá xuất nhập
khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của qui trình thực hiện hợp đồng.
Nó trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của hàng hoá và có liên
quan nhiều đến nội dung của hợp đồng. Chính vì vậy, khi thuê phương tiện vận tải
cần phải am hiểu và nắm chắc nghiệp vụ, có thông tin về thị trường thuê phương
tiện vận tải, tinh thông các điều kiện và cũng cần có kinh nghiệm thực tế.
3.3. Mua bảo hiểm cho hàng hoá:
Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo
hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro
đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Người nhập khẩu phải mua bảo hiểm theo các
điều kiện khác nhau, có nhiều điều kiện bảo hiểm, trên thế giới và Việt Nam hiện
nay thường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau:
- Điều kiện bảo hiểm A : bảo hiểm mọi rủi ro
- Điều kiện bảo hiểm B : bảo hiểm có tổn thất riêng
- Điều kiện bảo hiểm C : điều kiện tối thiểu, bảo hiểm miễn tổn thất riêng
Ngoài ra còn một số điều kiện bảo hiểm phụ, điều kiện bảo hiểm đặc biệt như
chiến tranh, bảo hiểm đình công ...
Khi mua bảo hiểm cho hàng hoá cần căn cứ vào :
- Điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng: một nguyên tắc có tính cơ bản là rủi ro
về hàng hoá trong quá trình vận chuyển thuộc về người xuất khẩu hay nhập khẩu thì

- Khai báo hải quan: nhằm mục đích để cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp
pháp của hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu và làm cơ sở
Trang 15
tính thuế hoặc miễn giảm thuế. Do đó, doanh nghiệp phải khai chi tiết về
hàng hoá lên tờ khai hải quan gồm các nội dung sau: Tên hàng, kí mã hiệu
hoặc mã số, số lượng, khối lương, đơn giá, tổng giá trị và xuất xứ hàng
hoá ... và nộp tờ khai cùng các chứng từ liên quan khác.
- Xuất trình hàng hoá: Doanh nghiệp phải xuất trình hàng hoá tại địa điểm qui
định và tạo mọi điều kiện để cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá thực tế.
- Thực hiện các quyết định về hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá,
hải quan sẽ có các quyết định sau:
• Cho hàng qua biên giới
• Cho hàng qua biên giơí có điều kiện nhưng phải sửa chữa khắc phục
lại, phải nộp thuế Nhập khẩu
• Không được phép nhập khẩu.
Trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định trên.
3.5. Giao nhận hàng hoá:
Đối với việc nhận hàng thì gồm rất nhiều hình thức tuỳ và phương thức
chuyên chở hàng hoá, gồm có:
• Giao nhận hàng từ tàu biển.
• Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng container.
• Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt
• Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ.
• Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không.
Giao nhận hàng chuyên trở bằng tầu biển:
Trang 16
Khi có thông báo tầu cập cảng đến doanh nghiệp nhập khẩu khẩn trương thực
hiện việc giao nhận hàng hoá Nhập khẩu với tàu vận chuyển bằng cách trực tiếp
hoặc uỷ thác cho cơ quan vận tải cảng thực hiện giao nhận, bao gồm các bước:
- Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng

- Nếu tại cơ sở của người nhập khẩu( thường là đầy một xe hàng), nếu người
nhập khẩu chịu trách nhiệm dỡ hàng xuống và nhận hàng.
- Nếu tại cơ sở của người vận tải, người nhập khẩu phải kiểm tra hàng và tổ
chức vận chuyển về kho của mình.
Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không:
Người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không, tổ chức vận
chuyển hàng về kho riêng của mình.
Kiểm tra hàng nhập khẩu:
Sau bước nhận hàng hoá là bước kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ
hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển. Nếu hàng có tổn thất hoặc không xếp theo lô
vận đơn, thì cơ quan ga cảng phải mời bên giám định lập biên bản giám định dưới
tàu. Nếu hàng chuyên chở bị thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận
hàng với tầu.
Doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn, phải
lập thư dự kháng nếu nghi nghờ hoặc nhận thấy hàng thực sự có tổn thất, phải yêu
cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra thuộc những rủi ro
đã mua bảo hiểm.Trong những trường hợp khác phải yêu cầu công ty giám định tiến
hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng từ giám định.
3.6. Làm thủ tục thanh toán:
Sau khi nhận được hàng hoá bên nhập khẩu phải làm thủ tục thanh toán cho
bên xuất khẩu. Thủ tục thanh toán bao gồm:
- Đồng tiền thanh toán: Tuỳ vào sự thoả thuận của hai bên dùng đồng tiền
thanh toán của nước nào, nhưng phổ biến trong các hợp đồng là dùng ngoại
tệ mạnh như đồng USD.
Trang 19
- Phương thức thanh toán: Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán bao
gồm phương thức tín dụng chứng từ, phương thức nhờ thu, phương thức
chuyển tiền, phương thức giao chứng từ trả tiền.
Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C ):
Phương thức tín dụng chứng từ là một thể thức thanh toán trong đó ngân

Phương thức giao chứng từ trả tiền:
Khi đến kỳ hạn thanh toán, người nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình
yêu cầu thực hiện dịch vụ CAD hoặc COD lý một văn bản ghi nhớ, đồng thời
thực hiện ký quý 100% giá trị của thương vụ để lập tài khoản ký thác. Sau khi
ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển tới nếu thấy phù hợp
thì ngân hàng chấp nhận chứng từ và thanh toán cho bên xuất khẩu, đồng thời
chuyển chứng từ đúng cho người nhập khẩu để tiến hành nhận hàng.
3.7: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Khiếu nại là phương pháp giải quyết phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang
tính pháp lý thoả mãn hay không thoả mãn các yêu cầu của các bên khiếu nại.
Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua:
Người mua có quyền khiếu nại người bán khi người bán vi phạm bất cứ điều
gì qui định về nghĩa vụ người bán trong hợp đồng cụ thể là:
- Giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, qui cách, phẩm chất, nguồn
gốc như hợp đồng qui định.
- Bao bì kí mã hiệu sai qui cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển, bảo
quản hàng hoá bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
- Giao chậm, cách thức giao sai so với thoả thuận giữa hai bên.
Trang 21
- Không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng.
- Không giao hoặc giao chậm tài liệu kĩ thuật, không thông báo hoặc thông báo
việc chậm giao hàng lên tàu...
Để khiếu nại, người khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếu
nại, bằng chứng về sự sai phạm, và các chứng từ khác có liên quan. Khi nhận được
hồ sơ khiếu nại, bên bị khiếu nại cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ tìm
các giải pháp để giải quyết khiếu nại một cách thoả đáng nhất.
Người bán và người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm:
Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên
chở vi phạm hợp đồng chuyên chở, cụ thể: khi người chuyên chở đưa tàu đến cảng

hợp đồng bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy
chứng nhận bảo hiểm.
- Đơn bảo hiểm: là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều
khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm .
- Giấy chứng nhận bảo hiểm: do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo
hiểm để xác nhận một lô hàng nào đó đã được bảo hiểm theo điều kiện của
một hợp đồng dài hạn.

Trang 23
Chương II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU XE MÁY
CỦA CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐẦU TƯ SẢN SUẤT TRONG
THỜI GIAN QUA
I. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐẦU TƯ
SẢN SUẤT:
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty “ Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất “ (sau đây sẽ được viết tắt là
công ty QHQT-ĐTSX ) là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại, đầu tư sản xuất và các ngành nghề được phép kinh doanh.
Công ty QHQT-ĐTSX được thành lập theo quyết định số 2667/QĐ-TCCB-
LĐ ngày 7/10/1996 của bộ Giao thông vận tải. Công ty QHQT-ĐTSX có tên giao
dịch quốc tế là Center of International Relation and Investment ( CIRI ).
Công ty QHQT-ĐTSX là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công
ty xây dựng giao thông – công trình 8 . Công ty QHQT-ĐTSX có tư cách pháp nhân
theo luật Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại :
• Số 508, đường Trường Chinh, quận Đống Đa, tp Hà Nội.
• Điện thoại: 8 533 410, 5 631 805
• Fax: 5 631 780

Trang 25

Trích đoạn Cải cách thủ tục hành chính
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status