NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĂN VÀO, TỈ LỆ TIÊU HÓA, CÂN BẰNG NI-TƠ VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG THÂN CHUỐI SAU THU HOẠCH LÀM THỨC ĂN CHO DÊ doc - Pdf 11



309

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĂN VÀO, TỈ LỆ TIÊU HÓA,
CÂN BẰNG NI-TƠ VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG THÂN CHUỐI
SAU THU HOẠCH LÀM THỨC ĂN CHO DÊ
Nguyễn Hữu Văn

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Tóm tắt. Hai thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu
hóa, cân bằng ni-tơ ở và nâng cao giá trị sử dụng thân chuối làm thức ăn cho dê.
Thí nghiệm 1 được bố trí theo kiểu vuông latinh (4x4) với bốn khẩu phần là A
(TC): thân chuối; B (TC–RUK): TC có bổ sung thêm RUK (là hỗn hợp Rỉ
mật+Urê+Khoáng, với lượng là 2g/kg khối lượng dê); C (TC–LM): TC có bổ sung
thêm lá mít tươi (với lượng bằng 1% khối lượng dê tính theo vật chất khô); D (TC–
RUK–LM): TC có bổ sung thêm RUK (với lượng là 2g/kg khối lượng dê) và lá mít
tươi (với lượng bằng 1% khối lượng dê tính theo chất khô). Kết quả thí nghiệm này
cho thấy có thể tận dụng thân cây chuối sau thu hoạch cho dê ăn, nhưng không nên
cho dê ăn khẩu phần chỉ có thân cây chuối liên tục trong một thời gian dài vì chúng
sẽ bị giảm cân mà phải bổ sung thêm một số loại thức ăn để đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của chúng. Thí nghiệm 2 gồm có 8 dê đực chia làm 2 lô: lô đối chứng được
nuôi chăn thả, lô thí nghiệm được nuôi nhốt bằng thức ăn tương tự khẩu phần D ở
thí nghiệm 1. Kết quả thí nghiệm này cho thấy khi được nuôi nhốt với khẩu phần là
thân chuối, có bổ sung thêm hỗn hợp RUK và lá mít thì dê cho tăng trọng tương
đương với dê nuôi chăn thả (106 so với 104 g/con/ngày).
Từ khóa: Cân bằng ni-tơ, dê, tăng trọng, thân chuối, tỉ lệ tiêu hóa.

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Thí nghiệm 1
Xác định lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa, cân bằng nitơ và nâng cao giá trị sử dụng
thân cây chuối sau thu hoạch làm thức ăn cho dê.
Bốn (4 dê đực) trong độ tuổi khoảng 12-14 tháng tuổi, khối lượng bình quân
16±3,54 kg (Trung bình±Độ lệch chuẩn) được chọn đưa vào thí nghiệm. Dê được nuôi
cá thể trong cũi tiêu hóa có máng ăn, máng uống riêng biệt. Dê được nuôi thích nghi 2
tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu vuông latinh gồm
có 4 dê, 4 khẩu phần ăn, 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn gồm có 12 ngày, trong đó: 7 ngày
đầu cho gia súc làm quen với khẩu phần ăn mới và tiếp theo là 5 ngày thu mẫu.
Thân cây chuối tiêu (Musa acuminata) sau thu hoạch còn tươi được thái mỏng
khoảng 1-2cm trước khi cho ăn. Lá mít tươi được thu hái tách riêng cành. Hỗn hợp rỉ
mật, urê và khoáng (RUK) được phối trộn đều theo công thức sau: 2,7kg rỉ mật + 1,3kg
nước + 3,3kg cám gạo + 1,3kg urê + 0,3kg Diammonium phosphate (NH
4
)
2
HPO
4
) +
0,5kg muối ăn + 0,5kg vôi + 0,1kg lưu huỳnh. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng
các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm này được trình bày ở bảng 1. 311

Bảng 1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm
Loại thức ăn

Chỉ tiêu

14.0.
2.2. Thí nghiệm 2
So sánh tăng trọng của dê nuôi nhốt bằng khẩu phần ăn là thân cây chuối, lá mít
có bổ sung hỗn hợp RUK với dê được nuôi chăn thả trên bãi chăn. 312

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD)
tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm Huế. Tám dê
đực, giống dê Cỏ, độ tuổi khoảng 10 - 12 tháng, khối lượng cơ thể trung bình là
12,0±1,51 kg được chia làm 2 lô: lô đối chứng và lô thí nghiệm, mỗi lô 4 con. Dê được
nuôi thích nghi với điều kiện thí nghiệm 2 tuần trước khi chính thức được cân để theo
dõi trong thời gian kéo dài 2 tháng.
Ở lô đối chứng, dê được chăn thả theo đàn khoảng 8 giờ/ngày, ăn thức ăn trên
bãi chăn tự nhiên, không bổ sung thêm thức ăn tại chuồng. Ở lô thí nghiệm, mỗi dê
được nhốt vào mỗi cũi, có máng ăn máng uống riêng. Khẩu phần thức ăn gồm có: Thân
cây chuối thái mỏng khoảng 1- 2 cm cho ăn thỏa mãn. Bên cạnh đó dê còn được bổ
sung thêm hỗn hợp RUK (với lượng 2/g khối lượng dê) với lá mít (với lượng bằng 1%
khối lượng dê tính theo VCK). Lá mít và hỗn hợp RUK được cho ăn 2 bữa: sáng lúc 7
giờ 15 phút và chiều lúc 13 giờ 30 phút, nước uống tự do trong suốt thời gian thí
nghiệm.
Số liệu được xử lý theo mô hình phân tích thống kê GLM dùng cho thiết kế
CRD với độ tin cậy P<0,05 bằng phần mềm Minitab 14.0.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thí nghiệm 1
3.1.1. Lượng ăn vào thực tế các loại khẩu phần
Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy hàm lượng DM và CP trong thân cây chuối
sau thu hoạch buồng là rất thấp, lần lượt là 6,06% và 3,65%. Bùi Quang Tuấn và
Nguyễn Văn Hải (2004) phân tích thành phần dinh dưỡng của thân cây chuối lá ở miền

2,64
b
0,115
(Giá trị bình quân trên cùng một hàng có số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống
kê với P<0,05).
Số liệu theo dõi lượng ăn vào của dê được trình bày ở bảng 2 cho thấy trung
bình mỗi ngày dê ăn vào khoảng 3095 g khi chỉ được ăn thây cây chuối mà không bổ
sung thêm bất cứ loại thức ăn nào. Lượng thân chuối thu nhận này nếu qui đổi ra chất
khô thì chỉ được 188 g/con/ngày, tương đương với 1,25% so với khối lượng của dê.
Các tác giả Devendra và McLeroy (1982) cho biết dê Jumnapari (Ấn Độ) ăn vào
mức 3,1%, nhưng dê Katjang (Malaysia) ăn vào với mức từ 2,2 - 2,8% tùy theo chất
lượng cỏ, so với khối lượng cơ thể. Như vậy, dê trong thí nghiệm được cho ăn khẩu
phần A chỉ thu nhận được một lượng chất khô quá ít so với nhu cầu bình thường. Lượng
thân cây chuối ăn vào hạn chế như thế này có thể là do thân chuối có tính ngon miệng
không cao, dê không thích ăn nếu chỉ cho ăn đơn độc, mặt khác hàm lượng nước cao
cũng góp phần làm tăng tỉ lệ choán và tập tính của dê là không thích các loại thức ăn có
chứa quá nhiều nước.
Khi cho ăn khẩu phần B, có bổ sung thêm hỗn hợp RUK thì lượng thức ăn thu
nhận được có tăng lên: tổng lượng tính theo nguyên dạng tăng từ 3095g lên 3298
g/con/ngày, tính theo DM tăng từ 188 g lên 223 g/con/ngày, và tỉ lệ chất khô thu nhận so
với khối lượng cơ thể tăng từ 1,25% lên 1,45%. Điều này chứng tỏ việc bổ sung hỗn
hợp RUK đã góp phần làm tăng tính ngon miệng cho dê. Tuy nhiên, tổng lượng ăn vào
chỉ tăng đáng kể (P<0,05) khi dê được bổ sung thêm lá mít hoặc bổ sung thêm cả hỗn
hợp RUK và lá mít, khi đó tỉ lệ thức ăn thu nhận tính theo DM so với khối lượng cơ thể
dê khi cho ăn khẩu phần C và D tương ứng là 2,16 và 2,64%. Tương tự, lượng thu nhận
OM và CP cũng tăng lên đáng kể khi dê được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc lá mít
hoặc hỗn hợp RUK cộng với lá mít.
Những kết quả thí nghiệm nêu cho thấy: có thể sử dụng thân cây chuối làm thức
ăn cho dê, nhưng không thể sử dụng đơn độc vì như vậy sẽ không thể cung cấp đủ nhu
cầu dinh dưỡng cho dê, thậm chí lượng ăn vào hạn chế thấp hơn nhiều so với nhu cầu

61,2
b
67,6
b
3,56
(Giá trị bình quân trên cùng một hàng có số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống
kê với P<0,05).
Nhìn chung tỉ lệ tiêu hóa DM, OM, và CP có trong các loại khẩu phần thí nghiệm
đều ở mức thấp. Các tác giả Ffoulkes và Preston (1977) cho biết tỉ lệ tiêu hóa DM của
thân cây chuối ở bò là 75,4%. Nguyễn Xuân Bả (2006) công bố kết quả một loạt các thí
nghiệm tiêu hóa in vivo trên dê và cừu khi cho ăn lá dâu và lá dâm bụt có tỉ lệ tiêu hóa
DM dao động từ 58,0 - 76,2%, tỉ lệ tiêu hóa OM dao động từ 63,1 - 80,3%, và tỉ lệ tiêu
hóa CP dao động từ 79,9 - 84,4%.
Khi chỉ cho ăn thân cây chuối (khẩu phần A), tỉ lệ tiêu hóa DM, OM và CP
tương ứng là 60,8%, 61,1%, và âm 7,4%. Do hàm lượng CP có trong thân cây chuối quá
thấp (6,06%) lại thêm lượng thu nhận bị hạn chế như đã thảo luận ở phần trước nên
lượng CP thu nhận bình quân chỉ 6,8 g/con/ngày (bảng 4). Lượng CP cung cấp trong
khẩu phần thiếu buộc dê phải huy động protein cơ thể để đáp ứng nhu cầu hoạt động
trao đổi chất, cho nên kết quả phân tích cho thấy lượng CP có trong phân lớn hơn so với
lượng CP ăn vào của dê.
Tỉ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng đã được cải thiện rõ rệt khi dê được
cho ăn khẩu phần B (có bổ sung thêm hỗn hợp RUK) . Tỉ lệ tiêu hóa DM tăng từ 60,8%
lên 66,9%, OM tăng từ 61,1% lên 66,8%, đặc biệt CP tăng từ âm 7,4% lên 60,4%.
Mặc dù tỉ lệ tiêu hóa DM và OM khi dê được cho ăn khẩu phần C và khẩu phần
D không thay đổi đáng kể so với khi cho ăn khẩu phần A và thấp hơn khi cho ăn khẩu B
nhưng tỉ lệ tiêu hóa CP lại tăng lên đáng kể và cao nhất khi cho ăn khẩu phần D. Có lẽ
hàm lượng CP cao trong lá mít và hàm lượng đường dễ lên men và CP cao trong hỗn
hợp RUK bổ sung là nguyên nhân của sự tăng cao tỉ lệ tiêu hóa CP khi dê được cho ăn
khẩu phần D.
Các kết quả trên gợi ý rằng việc phối hợp hoặc bổ sung thêm thức ăn giàu hàm

2552
b
188
- Tỉ lệ (%) 108,8
a
39,9
b
38,7
b
32,3
b
3,56
N thải ra nước tiểu
(mg/ngày)
1035
a
1958
b
982
a
1893
b
108
- Tỉ lệ (%) 94,5
a
66,1
ab
17,2
b
24,0

cân bằng N tích lũy chỉ còn âm 178 mg/ngày (-6,0% so với lượng thu nhận).
Do hàm lượng CP trong lá mít và hỗn hợp RUK cao (bảng 1) nên khi dê được
cho ăn khẩu phần C hoặc D, có bổ sung thêm lá mít hoặc lá mít cùng với hỗn hợp RUK
lượng thu nhận N tăng lên đáng kể (P<0,05) so với khi cho ăn khẩu phần A hoặc B.
Trong các trường hợp đó tuy tổng lượng N thải ra theo phân và nước tiểu có tăng nhưng
tỉ lệ thải ra so với lượng thu nhận lại giảm nên lượng và tỉ lệ tích lũy tăng lên đáng kể
(P<0,05).
Như vậy với loại thức ăn nghèo dinh dưỡng như thân cây chuối sau thu hoạch, 316

nếu được bổ sung thêm thức ăn giàu dinh dưỡng như hỗn hợp RUK hoặc phối hợp với
thức ăn thô xơ có hàm lượng CP cao như lá mít thì hiệu quả sử dụng đã được tăng lên
đáng kể.
3.2. Thí nghiệm 2
3.2.1. Lượng ăn vào thực tế của dê ở lô thí nghiệm
Bảng 5. Lượng ăn vào thực tế của dê ở lô thí nghiệm
Dê số
Thành phần
1 2 3 4
Tổng lượng (g/ngày) 5476 4176 3985 4600
- Thân chuối (g) 4851 3664 3497 4044
- Lá mít (g) 590 485 462 525
- Hỗn hợp RUK (g) 35 27 26 21
Tổng lượng VCK(g/ngày) 500 391 373 429
% VCK/P 2,8 2,7 2,8 2,7
Bình quân lượng ăn vào
(g/con/ngày)
4559

1994) hoặc thức ăn tinh Từ Quang Hiển và CS (1996) thì tăng trọng có thể tăng lên từ
25-50%. Trong khi đó kết quả ở bảng 6 khi theo dõi trên đàn dê của lô đối chứng được
nuôi chăn thả trong thí nghiệm này cho tăng trọng cao hơn nhiều (bình quân
104g/con/ngày). Điều này chứng tỏ dê ở lô đối chứng đã được nuôi dưỡng khá tốt bằng
nguồn thức ăn sẵn có trên bãi chăn.
Bảng 6. Khối lượng và tăng trọng của dê
Chỉ tiêu
Lô đối chứ
ng
(X ± SD)
Lô thí nghiệm (X
± SD)
Bình quân khối lượng ban đầu (kg) 11,8 ± 2,5 12,3 ± 2,6
Bình quân khối lượng kết thúc (kg) 18,0 ± 2,8 18,6 ± 3,8
Chêch lệch khối lượng sau 2 tháng (kg) 6,25 ± 1,0 6,40 ± 1,5
Bình quân tăng trọng (g/con/ngày) 104 106
Ở lô thí nghiệm, mặc dù dê được cho ăn khẩu phần cơ sở là thân cây chuối có
giá trị dinh dưỡng thấp, nhưng nhờ có bổ sung thêm lá mít và hỗn hợp rỉ mật-urê-
khoáng nên lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa, cân bằng nitơ tăng (như đã trình bày
trong kết quả thí nghiệm 1). Vì thế mà tăng trọng bình quân của dê ở lô thí nghiệm
(106g/con/ngày) cũng tương đương với dê ở lô đối chứng.
Kết quả trên cho thấy có thể sử dụng thân chuối làm thức ăn cho dê nuôi nhốt
hoàn toàn, nhưng phải bổ sung thêm thức ăn bổ sung có chất lượng cao (giàu protein và
tinh bột). Việc sử dụng thân chuối làm thức ăn cho dê có thể giải quyết được vấn đề
thiếu thức ăn thô xanh vào những thời kỳ trong năm như khi mưa rét không thuận lợi
cho chăn thả, hoặc mùa khô hạn khan hiếm thức ăn thô xanh. Mặt khác cũng có thể sử
dụng nguồn thức ăn này để phát triển mô hình nuôi dê nhốt hoàn toàn hoặc bán chăn thả.
4. Kết luận
- Thân cây chuối sau thu hoạch có giá trị dinh dưỡng thấp: hàm lượng DM chỉ
chiếm 6,06%; OM 85,7%; CP 3,65%; EE 2,32%; khoáng tổng số 14,3%.

6. Nguyễn Bách Việt, Ảnh hưởng của bột lá keo dậu đến khả năng sản xuất sữa của bò và
tăng trọng của dê, Luận án Thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp I. Hà Nội 1994
7. Nguyễn Xuân Bả, Đánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm (Morus alba), cây dâm bụt
(Hibiscus Rosa Sinensis L.) làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam,
Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Huế, 2006.
8. Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Liên, Trần Trang Nhung, Nguyễn Đức Thắng, Đỗ Quốc
Tuấn, Nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung thức ăn cho dê cái nuôi con, dê con và dê
thịt trong vụ Đông Xuân, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học về chăn nuôi.
Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, (2005), 160-172.
9. Từ Quang Hiển, Đặng Quang Nam, Nguyễn Đình Minh, Trần Trang Nhung, Ngô Nhật
Thắng, Nguyễn Trọng Đại, Điều tra dê cỏ tại Bắc Thái và lai tạo giữa dê đực Bách
Thảo với dê cái địa phương, Kết quả đề tài cấp Bộ năm 1996. Trường Đại học Nông
Lâm, Đại học Thái Nguyên, 1996.
10. Van Soest, P. J., J. B. Robertson and B. A. Lewis, Methods for dietary fiber, neutral 319

detergent fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition, J. Dairy
Sci. Vol.74, (1991), 3583-3597.
11. Viện chăn nuôi quốc gia, Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm
Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2001.

STUDY ON THE DETERMINATION OF FEED INTAKE, DIGESTIBILITY,
NITROGEN BALANCE AND THE IMPROVEMENT OF UTILISATION
VALUE OF POST-HARVEST BANANA TRUNK AS FEEDS FOR GOAT
Nguyen Huu Van

College of Agriculture and Forestry, Hue University


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status