Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội - Pdf 11

Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng
đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến
vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu. Với đặc điểm địa lý của nước ta có hơn
3.000 km là bờ biển, lại nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam á. Vì vậy
vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển chủ yếu trong hoạt
động xuất nhập khẩu. Mỗi năm có gần 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu được vận chuyển theo phương thức này, đóng góp không nhỏ vào sự
phát triển của nền kinh tế nước ta.
Cũng như bất kỳ một phương thức vận tải nào, vận tải bằng đường biển
cũng không thể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn của các doanh
nghiệp. Do đó,để đảm bảo tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu, bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời giúp các
doanh nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh
phá sản khi có rủi ro xảy ra .
Nhận biết được tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập ở Công ty
Bảo Việt Hà Nội em đã chọn đề tài:
"Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội" để làm chuyên đề thực
tập tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phân tích đánh giá bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty Bảo
Việt Hà Nội trong thời gian qua, từ đó rút ra kinh nghiệm để tiếp tục hoàn
thiện nghiệp vụ này trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các chủ
hàng khi tham gia bảo hiểm và góp phần vào sự phát triển chung của tổng
công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển.

dụ: cước phí trung bình vận chuyển cùng một loại hàng hoá bằng đường hàng
không là 7$/kg, trong khi vận chuyển bằng đường biển là 0,7$/kg.
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
- Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế
với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phần
tăng thu ngoại tệ…
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển.
- Vận tải biển chịu tác động của điều kiện thiên nhiên như: mưa, bão, lũ
lụt, sóng thần, vì quãng đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất
khác nhau. Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất
định nào. Vì vậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự
báo thời tiết nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết
khí hậu hiện nay có nhiều biến đổi bất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy
ra ngày càng nhiều, nhất là các cơn bão nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra
hơn.
- Trong quá trình vận chuyển đôi khi rủi ro đâm ra và trục trặc kỹ thuật
do sai sót trong việc thiết kế chế tạo, bảo dưỡng tàu cũng xảy ra. Các tàu biển
hoạt động tương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn, nếu xảy ra sự cố
thì có thể việc cứu hộ, cứu nạn rất khó khăn. Mặt khác thị trường hàng hải
thường rất lớn và nhất là hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác nhiều, trọng
tải tàu ngày càng lớn và giá trị hàng hoá ngày càng cao,cho nên nếu rủi ro xẩy
ra tổn thất là khôn lường.
- Đường vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau
thuộc các quốc gia khác nhau, do đó bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp
luật của quốc gia đó. Nhất là quốc gia có chiến tranh, đình công quan hệ ngoại
giao không tốt đối với quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hoá chuyên chở trên tàu.
- Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hoá do sai sót.
Tuyệt đại bộ phận các công ước về các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H

thể tiếp tục hành trình được nữa.
- Rủi ro chìm đắm: Do nguyên nhân nào đó mà tàu bị chìm xuống biển
hoặc bị đắm do sóng thần, bão tố, không thể tiếp tục hành trình được nữa,
hàng hoá trên tàu bị hư hại.
- Rủi ro đâm va: tàu bị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đá ngầm,
công trình xây dựng, tàu thuyền khác) dẫn đến hư hỏng, hành trình bị gián
đoạn.
- Rủi ro cháy nổ.
- Rủi ro do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển
động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được.
Cách phân loại này giúp cho các chủ hàng cũng như các công ty bảo
hiểm dễ dàng nhận biết các loại rủi ro để đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm: Loại này thường là rủi ro
xảy ra do hành vi cố ý của thuyền trưởng, thuỷ thủ và những người có liên
quan những hao hụt tự nhiên.
Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp
biển thường không được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ được
nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả
thêm phụ phí đặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt.
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất.
Việc phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất
quan trọng để xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo
hiểm hay không. Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi ro
được bảo hiểm gây ra thì mới được bảo hiểm bồi thường.
1.2.2. Các loại tổn thất:
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển là những thiệt hại hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro
gây ra.
* Căn cứ vào quy mô và mức độ của tổn thất: người ta chia ra tổn thất bộ

chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại khi
tổn thất xảy ra. Những chi phí đó gọi là tổn thất chi phí riêng.
Nếu tổn thất riêng thuộc phạm vi bảo hiểm, người bảo hiểm có trách
nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất riêng này, đồng thời cũng
phải chi trả những chi phí có liên quan đến tổn thất riêng. Những chi phí này
bao gồm: chi phí xếp dỡ hàng, gửi hàng, phân loại hàng hoá, thay thế bao bì
đối với những lô hàng bị tổn thất. Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn
chế và giảm bớt tổn thất riêng.
o Tổn thất chung: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến
hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá
chở tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung đối với chúng. Nói
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
một cách khác, tổn thất chung là loại tổn thất liên quan đến tất cả
các quyền lợi trên một con tàu và vì vậy nó phải được phân bổ một
cách chính xác cho tất cả các quyền lợi trên con tàu đó. Để phân
bổ được phải xác định chính xác giá trị tổn thất chung. Giá trị tổn
thất chung bao gồm 2 bộ phận: giá trị hy sinh tổn thất chung và chi
phí tổn thất chung.
- Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài
sản còn lại. Hy sinh tổn thất chung phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
+ Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổn thất
nhưng vẫn được bảo hiểm).
+ Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.
+ Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.
- Chi phí tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong
việc cứu tàu và hàng hoá thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành
trình. Chi phí tổn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi
bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn.
1.3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển

nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không.
1.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
a. Giá trị bảo hiểm.
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng hoá tại cảng đi "C" cộng với
phí bảo hiểm "I" và cước phí vận chuyển đến cảng "F" tức là bằng giá CIF.
Ngoài ra để thoả mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo
quyền lợi của họ, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi
dự tính do việc xuất, nhập khẩu mang lại.
Giá trị bảo hiểm lúc đó sẽ là CIF + 10% CIF.
Công thức xác định giá giá trị theo giá CIF
Ta có: I = R.CIF
Trong đó:
- I : là phí bảo hiểm
- R : là tỷ lệ phí
- CIF : giá trị của lô hàng được nhập về.

R
FC
FCIFRCFICCIF

+
=++=++=
1
.
=> Giá trị bảo hiểm (V) = giá CIF =
R
FC

+

Như vậy, số tiền bảo hiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn trách
nhiệm của các công ty bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm.
c. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả
cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro được bảo
hiểm gây ra. Thực chất phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở xác suất rủi ro gây ra tổn thất
hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải bồi thường và đảm
bảo có lãi. Căn cứ thứ hai rất quan trọng khi tính phí là giá trị bảo hiểm hoặc
số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:
R
R
aFC
P *
1
)1(.)(

++
=
(Nếu bảo hiểm có lãi dự tính)
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
Hay
RCIFR
R
FC
P **
1
=

+

+ Chi phí tố tụng khiếu nại.
* Điều kiện bảo hiểm WA (With Particular Average) - (Điều kiện bảo
hiểm tổn thất riêng).
Theo điều kiện bảo hiểm WA, công ty bảo hiểm đề ra mức miễn thường
và giải quyết theo các nguyên tắc sau:
- Không đề cập mức miễn thường tổn thất do rủi ro chính, rủi ro chiến
tranh, đình công và các rủi ro phụ do con người gây ra.
- Không cộng tác chi phí để đạt mức miễn thường, chỉ tính tổn thất thực tế.
- Được tính các tổn thất liên tiếp xảy ra để đạt mức miễn thường.
- Mỗi sà lan được coi là một con tàu để tính mức miễn thường.
-Người được bảo hiểm có quyền chọn cách tính mức miễn thường có lợi
nhất cho mình để được bồi thường nhiều hơn.
* Điều kiện bảo hiểm AR (All Ricks) - (Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro)
Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm AR ngoài các rủi ro tổn thất và
chi phí của điều kiện bảo hiểm WA thì còn mở rộng thêm các rủi ro phụ.
Người bảo hiểm không áp dụng mức miễn thường.
b. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1982.
Ngày 01/01/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các
điều kiện bảo hiểm hàng hoá mới bao gồm:
- Institute Cargo Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm C.
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
- Institute Cargo Clauses B (ICC-B) - Điều kiện bảo hiểm B.
- Institute Cargo Clauses A (ICC-A) - Điều kiện bảo hiểm A.
- Institute War Clauses C - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.
- Institute Strikes Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm đình công.
Nội dung cụ thể của các điều kiện bảo hiểm mới như sau:
* Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C - ICC-C).
-> Rủi ro được bảo hiểm (Ricks covered): trừ các rủi ro loại trừ được quy
định dưới đây, điều kiện này bao gồm:
- Cháy hoặc nổ.

chuyển an toàn hàng hoá bảo hiểm mà người được bảo hiểm hoặc người làm
công của họ đã biết tình trạng không đủ đi biển hoặc không thích hợp đó vào
lúc xếp hàng lên các phương tiện và công cụ vận tải nói trên.
- Tổn thất xảy ra do chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa
hoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến.
- Tổn thất do bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp
biển) và hậu quả của những hành động đó.
- Tổn thất do bom, mìn, ngư lôi hoặc các vũ khí chiến tranh khác còn sót
lại trong các cuộc chiến tranh.
- Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng
hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
- Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị.
* Điều kiện bảo hiểm B (ICC-B)
Ngoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện còn bảo hiểm thêm các
rủi ro sau đây: động đất, núi lửa phun, sét đánh, nước cuốn khỏi tàu; nước
biển, sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải, container,
toa xe hoặc nơi chứa hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc
trong quá trình xếp dỡ.
Các điều kiện giống như điều kiện C.
* Điều kiện bảo hiểm A (ICC-A)
- Rủi ro được bảo hiểm: mọi mất mát hoặc hư hỏng của đối tượng bảo
hiểm trừ các rủi ro loại trừ dưới đây.
- Rủi ro loại trừ: cơ bản giống như điều kiện B và C, trừ rủi ro "thiệt hại
cố ý hoặc phá hoại". Rủi ro này vẫn được bồi thường theo điều kiện A.
Các nội dung khác: giống như điều kiện bảo hiểm B và C.
1.3.4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
a. Khái niệm và tính chất của hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết bồi

Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng
từ một nơi này đến một nơi khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Trách nhiệm
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
của người bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo điều
khoản "từ kho đến kho". Hợp đồng bảo hiểm chuyến thể hiện bằng đơn bảo
hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp. Đơn bảo hiểm
và giấy chứng nhận bảo hiểm đều có giá trị pháp lý như nhau nhưng về hình
thức và cách sử dụng có khác nhau.
Nội dung của đơn bảo hiểm gồm hai mặt:
Mặt 1 ghi các chi tiết về hàng hoá, tàu, hành trình, người bảo hiểm và
người được bảo hiểm, thường gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
- Tên hàng, số lượng, trọng lượng, số vận tải.
- Tên tàu, ngày khởi hành.
- Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải.
- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.
- Điều kiện bảo hiểm (ghi rõ theo quy tắc nào, của nước nào).
- Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm.
- Nơi và cách thức bồi thường.
- Ngày tháng, chữ ký của công ty bảo hiểm, phương thức và địa điểm trả
tiền bồi thường. Trong trường hợp nơi đến của khách hàng ghi trong đơn bảo
hiểm là một địa điểm nằm sâu trong nội địa, nghĩa là sau khi đến cảng cuối
cùng phải chuyển tiếp bằng phương tiện khác đến địa điểm đã định và đến
đây mới hết trách nhiệm của người bảo hiểm, trong trường hợp này phải tăng
thêm phụ phí bảo hiểm vì ngoài rủi ro trên đoạn đường phụ trong toàn bộ
hành trình được bảo hiểm.
Mặt 2 in sẵn quy tắc, thể lệ bảo hiểm của Công ty bảo hiểm có liên quan.
Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ có nội dung như mặt 1 của đơn bảo hiểm.
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
Để thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, ngày ghi trên đơn

bán, số thư tín dụng L/C, ngày mở giá trị L/C, số vận đơn B/L.
- Điều kiện về quan hệ tinh thần thiện chí nghĩa là đã mua bảo hiểm bao
của người bảo hiểm nào thì trong thời gian đó không được phép mua bảo
hiểm hàng hoá của người khác.
Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bao, mỗi lần vận
chuyển hàng hoá người tham gia vận chuyển phải gửi giấy báo vận chuyển
cho người bảo hiểm. Sau khi cấp đơn bảo hiểm thấy có điều gì cần phải bổ
sung thì thông báo cho công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy bảo
hiểm bổ sung, giấy này có giá trị bằng đơn bảo hiểm và không thể tách rời
khỏi đơn bảo hiểm.
1.3.5. Công tác giám định – bồi thường tổn thất:
a. Công tác giám định tổn thất
Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định, của
người bảo hiểm hoặc của các Công ty giám định được người bảo hiểm
uỷ quyền nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất, làm cơ sở
cho việc bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị
hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất, thối… ở cảng đến hoặc tại
cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu. Những tổn thất
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
như do tầu đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc không giao thì cũng
không cần phải giám định và cũng không thể giám định được.
Mục đích của giám định tổn thất là:
- Xác định loại tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất cho hàng hoá.
Giám định giúp xác rõ loại tổn thất là do hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt
hay ẩm mốc… Nguyên nhân tổn thất có nhiều loại, có thể do bốc xếp
cẩu thả, do đâm va, bão lụt, do thông giờ không tốt, do bản thân hàng bị
ẩm ướt…
- Xác định trách nhiệm tổn thất thuộc về ai.
Giám định chính xác, trung thực kết quả nói lên người phải chịu
trách nhiệm và bồi thường tổn thất cho hàng hoá, khiến họ không thể từ

- Trong trường hợp mỗi Công ty tính toán tổn thất đánh giá khiếu
nại thì hai biên bản giám định của Công ty tính toán tổn thất sẽ là cơ sở
cho việc giải quyết bồi thường.
- Nếu số tiền bồi thường vượt quá phân cấp, phải thông báo và xin
ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty trước khi giải quyết bồi thường.
Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Thị Thu Trang B, lớp Q14H
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ NỘI
2.1. Vài nét về Tổng công ty Bảo Việt và Công ty Bảo Việt Hà Nội:
Có thể nói lịch sử phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu ở Việt Nam được gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành bảo
hiểm nước ta. Kể từ khi bảo hiểm Việt Nam ra đời cho đến nay, nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu luôn là một loại hình bảo hiểm chủ yếu và
chiếm tỉ trọng cao trong tổng phí bảo hiểm toàn thị trường. Bảo hiểm hàng
hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam có thể được nhìn nhận theo hai giai đoạn phát
triển.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động theo cơ chế độc quyền Nhà nước. Giai đoạn
này chỉ có một tổ chức bảo hiểm duy nhất là bảo hiểm hoạt động phục vụ bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu theo nghị định thư. Quy mô và phạm vi bảo
hiểm của thời kỳ này còn rất nhiều hạn chế, hoạt động của thị trường không
có sự cạnh tranh.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường: Vào những
năm cuối thập niên 80, với chính sách kinh tế mở, cùng với nhịp độ phát triển
của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã có những bước phát triển đáng kể. Đứng
trước yêu cầu đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn
định và nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng bảo hiểm trong nước để đầu tư lại
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị định 100/CP


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status