Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống BCTC tại Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI. - Pdf 11

trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa kế toán
------
chuyên đề
thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
phân tích tình hình tài chính thông qua hệ
thống báo cáo tài chính tại công ty cổ phần
cơ khí và thiết bị áp lực - vvmi
Họ và tên sinh viên : Trơng Thị Hơng Giang
Lớp : Kế toán tổng hợp A
Khoá : 46
Giáo viên hớng dẫn : Trần Đức Vinh
Hà Nội 04/2008
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác
quản lý của một doanh nghiệp, đồng thời hệ thống báo cáo tài chính cũng là
nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với các đối tượng bên ngoài doanh
nghiệp. Báo cáo tài chính không chỉ cho biết tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong một thời điểm nhất định mà còn cho biết được hiệu quả hoạt
động mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kinh doanh.
Phân tích báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng trong hoạt
động quản lý của mỗi công ty nhằm đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả
hoạt động. Từ đó, đề ra các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình tài
chính cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công
ty. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính luôn thu hút được sự quan tâm của
các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như của các đối tượng bên ngoài.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-
VVMI, nhận thấy vai trò quan trọng của công tác phân tích tài chính. Trong
khi đó, công ty lại không hề chú trọng đến việc phân tích tình hình tài chính

ty Coalimex. Do đó nhiệm vụ của Xí nghiệp giai đoạn này được đổi thành chế
tạo bình khí axetylen, làm chức năng kho để tiếp nhận hàng gia công như:
xăm lốp ô tô, xà phòng, ống gió lò, ắc quy…
Ngày 30/06/1993 Bộ trưởng Bộ Năng lượng (nay là Tập đoàn than và
khoáng sản Việt Nam) có quyết định số 467 NVL-TCCBLĐ về việc thiết lập
lại Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế tạo bình áp lực-Than nội địa. Nhiệm
vụ của Xí nghiệp trong giai đoạn này là sản xuất bình khí axetylen, kinh
doanh, cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá cho nghành than, sửa
chữa phục hồi thiết bị sản xuất, kinh doanh than, vật liệu xây dựng phục vụ
cho nền kinh tế quốc dân.
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ngày 14/10/2004 Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế tạo bình áp lực-
Than nội địa được cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần cơ khí và
thiết bị áp lực-Than nội địa (nay là công ty TNHH một thành viên Công nghiệp
mỏ Việt Bắc). Tổng số vốn là 2.200.000.000 đ trong đó vốn Ngân sách là
1.122.000.000 chiếm 51%, vốn cổ phần phổ thông là 1.078.000.000 chiếm
49%.
Ngày 18/04/2007 doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Cổ phần cơ khí
và thiết bị áp lực-VVMI.
Tên giao dịch quốc tế: APLUCO
Trụ sở chính: Số 506 đường Hà Huy Tập-Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội.
Tel : 048782971
Mã số thuế : 0100100015-013
Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay là 140 người
Công ty hiện nay là thành viên của công ty TNHH một thành viên công
nghiệp mỏ Việt Bắc với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp hiện nay là
chế biến và kinh doanh than, chế tạo, sửa chữa và lắp đặt thiết bị áp lực, phụ
tùng, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống, sửa chữa, hiệu chỉnh điện.

19 Vốn chủ sở hữu 3.865.935 5.177.482 5.911.844
20 Số lượng lao động 110 127 131
21 Tổng quỹ lương 3.492.199 4.278.299 4.788.289
22 Thu nhập bình quân một lao động/tháng 2.400 2.780 2.850
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh số của doanh nghiệp liên tục tăng
cả về quy mô và tốc độ trong từng năm. Cụ thể năm 2006 doanh thu tăng so
với năm 2005 là 23.209.640 nghìn đồng đạt 117%, năm 2007 doanh thu tăng
so với năm 2006 là 53.083.976 nghìn đồng đạt 133%. Lợi nhuận trước thuế
thu nhập của doanh nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2006 lợi nhuận
trước thuế tăng so với năm 2005 là 124.021 nghìn đồng đạt 108%, năm 2007
lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2006 là 89.161 nghìn đồng đạt 105%.
Sự tăng lên của lợi nhuận kế toán trước thuế chủ yếu là do doanh nghiệp đã
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù giá vốn hàng bán và
chi phí có tăng nhưng với tốc độ không nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu nên
lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp vẫn tăng. Tuy nhiên, đến năm 2007
sau 2 năm cổ phần hoá, doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2007 giảm so với năm
2006 là -155.915 nghìn đồng đạt 90,6%. Thông qua bảng số liệu trên ta có thể
thấy quy mô của công ty ngày càng được mở rộng. Điều này được thể hiện ở
việc tổng tài sản và số lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp ngày
càng tăng. Cụ thể so với năm 2005 tổng tài sản trong năm 2006 có giảm
không đáng kể (giảm -49.506 nghìn đồng đạt 99,8%) nhưng đến năm 2007
tổng tài sản của công ty đã tăng đáng kể. So với năm 2006 tổng tài sản tăng
14.165.541 nghìn đồng đạt 148%. Thu nhập bình quân một lao động của công
ty là khá cao so với mặt bằng thu nhập của nước ta hiện nay. Hơn nữa chỉ tiêu
này lại được tăng dần qua các năm. So với năm 2005 thu nhập bình quân một
lao động trong năm 2006 tăng 380 nghìn đồng đạt 116%. Năm 2007 so với

lần cuối cùng trước khi nhập kho. Sản phẩm nhập kho là sản phẩm đảm bảo
đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.
1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI là đơn vị thành viên
trực thuộc Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc. Công ty công nghiệp mỏ Việt
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
8
Nguyên vật liệu
Tạo phôi
Gia công
cơ khí
KCS
Sơn
KCS
Thành phẩm
KCS Nguội, lắp ráp
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bắc gồm có 11 công ty, chi nhánh thành viên. Công ty cổ phần cơ khí và thiết
bị áp lực-VVMI được tổ chức hoạt động kinh doanh theo mô hình từ công ty
đến các phân xưởng sản xuất.
Công ty có hai phân xưởng là: Phân xưởng cơ khí sửa chữa và phân
xưởng chế tạo áp lực
- Phân xưởng chế tạo áp lực: là phân xưởng chủ lực của công ty với
nhiệm vụ chính là sản xuất, chế tạo các loại bình sinh khí, các loại nồi hơi,
bình chịu áp lực, gông lò và một số thiết bị cơ khí khác. Phân xưởng gồm có
60 nhân viên với trình độ tay nghề cao.
- Phân xưởng cơ khí sửa chữa: Đảm nhận công việc chế tạo các loại
kết cấu thép, thực hiện lắp đặt các dây chuyền thiết bị, nồi hơi theo đơn đặt
hàng, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ các mỏ than trong ngành than và
các đơn vị khác. Phân xưởng gồm có 60 nhân viên.

mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm, dự trữ, cung ứng vật tư đầu vào, điều tra, nghiên cứu thị trường,
tìm đối tác mới
- Phòng kinh doanh XNK: gồm 10 người chịu sự quản lý của giám
đốc. Phòng có trách nhiệm thực hiện công tác kinh doanh hàng hoá cho các
khách hàng nước ngoài.
- Phòng kinh doanh tổng hợp: Gồm 8 người, chịu sự quản lý của giám
đốc. Thực hiện công tác kinh doanh thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho các
mỏ trong ngành than và các khách hàng ngoài ngành.
- Phòng kỹ thuật: Gồm 3 người, có chức năng tham mưu cho giám đốc
trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nghiên cứu công nghệ mới, thiết kế sản
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng các yếu tố đầu vào, xây
dựng định mức kỹ thuật, quản lý cơ điện và làm công tác an toàn lao động.
Phòng phối hợp với phòng kế hoạch để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua
các yếu tổ đầu vào.
- Phòng tổ chức lao động-hành chính: Gồm 12 người trực thuộc giám
đốc, tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức nhân sự, đào tạo, tuyển dụng lao
động. Tham mưu cho giám đốc trong việc soạn thảo các quy chế, nội quy
vềquản lý, chế độ đối với lao động, quản lý hoạt động trong toàn công ty…
Ngoài ra, phòng còn thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, lễ tân, phục vụ
chung cho toàn doanh nghiệp.
- Phòng kế toán-tài chính: Gồm 4 người, trực tiếp chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty. Thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định,
tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý cũng như phân tích tình hình tài
chính trong công ty. Phòng có trách nhiệm ghi chép, tính toán và phản ánh
trung thực, chính xác, đầy đủ về tình hình tài sản, nguồn vốn, và kết quả hoạt
động của công ty. Lập các báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước, lập

1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của doanh nghiệp gồm có 4 nhân viên, bao gồm Kế toán
trưởng và 3 kế toán viên. Mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm đảm nhận một số
phần hành kế toán cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi nhân viên được phân
chia cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty. Kế
toán trưởng có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của Công ty,
giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin
kinh tế, lập kế hoạch tài chính năm, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên
kinh tế-tài chính của Công ty. Kế toán trưởng phân công, chỉ đạo trực tiếp và
kiểm tra công việc của các kế toán viên và chịu trách nhiệm lập các báo cáo
tài chính, báo cáo quản trị.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành
thành phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá. Kế toán tổng hợp tập hợp
số liệu do các phần hành kế toán khác gửi lên để tập hợp chi phí sản xuất kinh
doanh, tính giá thành thành phẩm, lập các bảng kê số 4,5,6,9 và Nhật ký chứng
từ số 7. Cuối kỳ căn cứ vào hoá đơn, phiếu xuất kho và sổ chi tiết hàng tồn kho
để lên sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết giá vốn, Nhật ký chứng từ số 8.
- Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm thực hiện các phần hành kế toán
sau:
+ Kế toán thu-chi tiền mặt: quản lý, ghi sổ đối với các nghiệp vụ thu,
chi tiền mặt lên Nhật ký chứng từ số 1 và Bảng kê số 1.
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến tiền gửi ngân hàng, lên Nhật ký chứng từ số 2, Bảng kê số 2.
+ Kế toán tiền lương: Cuối tháng căn cứ vào chứng từ về tiền lương
tiến hành tính lương cho công nhân viên và lập bảng phân bổ số 1.
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

- TSCĐ
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
- Tiêu thụ
- Tập hợp chi
phí sx và tính
giá thành
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.5.2. Một số nguyên tắc kế toán chủ yếu áp dụng tại Công ty
Doanh nghiệp tổ chức hạch toán kế toán theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC. Cụ thể đối với một số phần hành doanh nghiệp áp dụng
như sau:
- Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong công ty là Đồng Việt Nam. Đối
với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt
Nam căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng
thời nguyên tệ được theo dõi trên sổ chi tiết của các tài khoản vốn bằng tiền.
- Công ty hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Kế toán hàng tồn kho:
Công ty hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai
thường xuyên.
Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song và
tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho theo
phương pháp Nhập trước-xuất trước.
- Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
1.5.3. Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán tại công ty
Công ty sử dụng các chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006. Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng
trong từng phần hành như sau:

TK loại 5: TK511, TK515
TK loại 6: TK621, TK 622, TK 627, TK632, TK635, TK 641, TK642
TK loại 7: TK711
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
TK loại 8: TK811
TK loại 9: TK911
TK ngoài bảng
TK 007: Ngoại tệ các loại
Hệ thống TK cấp 2 được công ty chi tiết theo đối tượng sử dụng và
hạch toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và hoạt động kế toán
trong công ty.
1.5.5. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán
Doanh nghiệp thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Chứng từ. Hệ
thống sổ được sử dụng trong doanh nghiệp như sau:
* Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Sổ chi tiết TSCĐ
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
- Sổ chi tiết tiền vay
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
………………………………….
* Hệ thống sổ kế toán tổng hợp
- Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Bảng tổng hợp thanh toán với người mua, người bán
- Nhật ký chứng từ số: 1,2,3,4,5,7,8,9,10

17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
doanh thu, chi chi phí và xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo tài
chính, báo cáo quản trị doanh nghiệp.
1.5.6. Đặc điểm hệ thống Báo cáo kế toán
1.5.6.1. Báo cáo kế toán do nhà nước quy định
* Các loại báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo trên được Công ty lập vào cuối mỗi quý, mỗi năm
* Báo cáo được nộp cho các cơ quan:
- Cơ quan thuế: Cục thuế Hà Nội
- Cơ quan thống kê: Cục thống kê Hà Nội
- Doanh nghiệp cấp trên: Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc
- Cơ quan đăng ký kinh doanh: Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam
1.5.6.2. Báo cáo quản trị
* Các loại báo cáo quản trị
- Báo cáo lập vào cuối năm
+ Báo cáo xếp loại doanh nghiệp
+ Báo cáo các khoản phải thu và nợ phải trả
- Báo cáo lập vào cuối quý
+ Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
+ Báo cáo chi phí khác bằng tiền và chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Báo cáo chi tiết doanh thu, chi phí, lãi, lỗ
…………………………………………………………………………...
- Báo cáo được lập vào cuối tháng
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
* Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: tuân thủ nguyên tắc trọng yếu và
tập hợp. Các khoản mục trọng yếu được trình bầy riêng biệt trong BCTC. Các
khoản mục không trọng yếu thì được tập hợp với các khoản mục khác có cùng
tính chất hoặc chức năng, hoặc được trình bầy trong thuyết minh BCTC.
* Nguyên tắc bù trừ: khi ghi nhận các sự kiện kinh tế và các sự kiện để
lập và trình bầy BCTC công ty không tiến hành bù trừ giữa tài sản và nợ phải
trả, tất cả các khoản mục tài sản và nợ phải trả được trình bầy riêng biệt trên
BCTC.
* Nguyên tắc có thể so sánh: các thông tin, số liệu trong các BCTC
nhằm để so sánh được giữa các kỳ được trình bầy tương ứng với thông tin
bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước kể cả thông tin diễn giải bằng lời nếu
cần thiết cho người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại.
2.1.2. Phương pháp lập BCTC tại Công ty
* Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán
Cuối kỳ, kế toán các phần hành hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và
sổ kế toán chi tiết, tiến hành khoá sổ kế toán, tính ra số dư cuối kỳ của các tài
khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan đảm
bảo khớp, đúng số liệu. Số liệu sau khi đã được kiểm tra được tổng hợp và
gửi cho kế toán trưởng.
Kế toán trưởng kiểm tra số liệu của cột số cuối năm của Bảng cân đối
kế toán năm trước, số liệu ở cột này sẽ được chuyển sang cột số đầu năm của
Bảng cân đối kế toán năm nay.
Từ sổ cái các tài khoản kế toán trưởng tổng hợp số liệu, lên Bảng cân
đối số phát sinh từ đó lên Bảng cân đối kế toán.
Ghi vào phần tài sản của Bảng cân đối kế toán số dư Nợ của các tài khoản
loại 1, loại 2 và số dư Nợ của TK331 và số dư Có của TK 214 (ghi âm). Ghi vào
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

tiến hành hoàn tất các chỉ tiêu cho cột số năm nay của Báo cáo lưu chuyển
tiền.
* Phương pháp lập thuyết minh BCTC
Căn cứ để lập thuyết minh BCTC là Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh và thuyết minh BCTC của năm trước. Ngoài ra còn phải sử
dụng các sổ chi tiết và sổ tổng hợp của các phần hành kế toán.
Bản thuyết minh BCTC của công ty gồm có 8 phần chính:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Chế độ kế toán áp dụng
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán tại
Việt Nam
- Các chính sách kế toán áp dụng
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bầy trong Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bầy trong Báo cáo lưu
chuyển tiền
- Những thông tin khác
2.1.3. Hệ thống BCTC của công ty trong 2 năm, 2006, 2007
(phụ lục)
2.2. Phân tích thực trạng tài chính thông qua hệ thống BCTC tại
Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ
ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho nhà quản lý
có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp là
khả quan hay không. Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

948.406 1.682.731 1.447.523 734.325 177% 499.117 153% -235.208 86%
Trương Thị Hương Giang Lớp: Kế toán 46A
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Trong đó:
Hệ số tài trợ =
VCSH
Tổng nguồn vốn
Hệ số tự tài trợ
TSDH
=
VCSH
TSDH
Hệ số tự tài trợ
TSCĐ
=
VCSH
TSCĐ
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Hệ số thanh toán
nợ ngắn hạn
=
TSNH
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán
nhanh
=
Tiền và tương đương tiền


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status