Mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - Pdf 12

Đề án Kinh Tế Phát Triển
Lời Mở Đầu
Thực hiện công cuộc đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong cải
cách và phát triển kinh tế xã hội, như bình quân thu nhập đầu người tăng lên,
cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại hóa, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc… Việc chuyển hướng từ nền kinh tế theo cơ chế quan niêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước tạo
ra những bước phát triển, những cơ hội mới để Việt Nam nhanh chóng hội
nhập khu vực và thế giới, trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng còn có các
mặt hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội không đồng đều tới
các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy một bộ phận dân cư do các nguyên nhân
khác nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống
sản xuất và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn
liền với tiến bộ xã hội và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cựu đến ổn
định chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường, Đảng và nhà nước ta coi xóa đói
giảm nghèo là một chủ chương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về xóa đói
giảm nghèo thường nhấn mạnh về một hay một số khía cạnh nào đó, như sự
cần thiết, cơ sở lý luận, các thành tựu, giải pháp….Trong đề án môn học của
mình, em xin được đề cập đến khía cạnh mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế
đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam .

Đề án Kinh Tế Phát Triển
Chương I
Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
I- Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển
1.1 Tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia

triển, nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho nhân dân. Từng bước
xây dựng đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, trên con
đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
II. Định nghĩa và phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo
1. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục
Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo
sát mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998).
Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực
phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung
(bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).
Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu
hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan
khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là
chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới
mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực,
thực phẩm.
Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi
lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương
thực, thực phẩm ta có đường đói nghèo chung.
Đề án Kinh Tế Phát Triển
Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu
đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 55%);
năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực
thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chung
năm 1993 là 58% và 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực tương
ứng là 25% và 15%.
2. Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống
đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng

(tài sản), máy móc thiết bị (vốn)…
Những khoản thu nhập từ các yếu tố sản xuất được hình thành từ kết quả
của hoạt động kinh tế. Yếu tố tác động đến các khoản thu nhập theo chức
năng là giá các yếu tố sản xuất ( tiền lương, địa tô, lãi xuất..). Nhưng trong
thực tế giá của các yếu tố sản xuất có thể cao hơn (thấp hơn) do cung, cầu
quyết định, chính điều đó đã làm thu nhập rơi vào tay những người sở hữu
nhiều các yếu tố sản xuất tạo ra khoảng cách giữa những người có ít và có
nhiều.
Như vậy phấn phối theo chức năng được xác định chủ yếu dựa vào
quyền sở hữu các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong sản xuất.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mức độ phúc lợi (thu nhập) khác nhau
giữa các nhóm dân cư.
1.2 Phân phối lại thu nhập
Nếu như tăng trưởng kinh tế nhằm mục tiêu không ngừng cải thiện đời
sống nhân dân thì đòi hỏi phải có tác động nhằm giảm bớt khoảng cách thu
nhập giữa các nhóm dân cư do phân phối theo chức năng tạo ra. Phân phối lại
thu nhập chính là hình thức để khắc phục.
Đề án Kinh Tế Phát Triển
Phương thức phân phối lại thu nhập thường được thực hiện qua đánh
thuế thu nhập, các chương trình trợ cấp và chi tiêu công của Chính phủ nhằm
giảm bớt mức thu nhập của người giàu và nâng cao thu nhập của người
nghèo. Nhưng đây không phải hình thức cơ bản nâng cao thu nhập của đai bộ
phận dân cư.
2.Giới thiệu đường Lorenz và hệ số Gini
2.1 Đường Lozen
Conrad Lozen là nhà thống kê người Mỹ năm 1905 đã xây dựng biểu đồ
biểu thị mối quan hệ giữ các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ.
Thu 100
nhập 80 Đường Lozen
cộng 60 Đường 45

chéo 45
0
với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45
0
.
Hệ số GINI(G) = Diện tích (A)/ Diện tích (A+B)
Về lý thuyết hệ số GINI có thể nhận được giá trị từ 0 đến 1. Song thực
tế: 0<G<1. Theo Ngân hàng thế giới thì giá trị thực tế cho thấy G trong
khoảng 0.2 đến 0.6. Với các nước có thu nhập thấp, hệ số GINI biến động từ
0.3 đến 0.5 còn các nước co thu nhập cao từ 0.2 đến 0.4. Tuy hệ số GINI đã
lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, nhưng các nhà
kinh tế nhận thấy rằng hệ số GINI cũng chỉ mới phản ánh được mặt tổng quát
nhất của sự phân phối, trong một số trường hợp chưa đánh giá được những
vấn đề cụ thể.
3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình
đẳng thu nhập
3.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảm
nghèo. Trên thực tế, chiều tác động của của tăng trưởng kinh tế lên giảm
nghèo khá khác nhau: một số nước như Ấn Độ (Những năm 1970), Philippin
(những năm 1980 và 1990) đã giảm được nghèo một cách đáng kể mặc dù chỉ
Đề án Kinh Tế Phát Triển
đạt mức độ tăng trưởng khiêm tốn hoặc thậm chí còn có giảm sút trong thu
nhập bình quân đầu người. Ngược lại một số nước như Thái Lan (những năm
1980) Malaixia (những năm 1990) và Sri Lanka (những năm 1990) đã thất
bạu trong giảm nghèo mặc dù đạt được mức tăng trưởng khá cao trong thu
nhập bình quân đầu người. Kinh nghiệm của Việt Nam cũng cho thấy suốt
thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đầu những năm 2000. Tăng trưởng kinh tế cao đi
đôi với giảm nghèo nhanh chóng. Tuy nhiên, tác đọng giảm nghèo của tăng
trưởng kinh tế đã suy giảm trong những năm gần đây: 1% tăng trưởng GDP

người nghèo hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế theo một tỷ lệ lớn hơn người
giàu thu hẹp lại khoảng cách giàu nghèo và cuối cùng là xóa nghèo.
3.2 Bất bình đẳng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế
Việc giảm nghèo tuyệt đối về cở chế do 2 bộ phận cấu thành: do tăng
trưởng thu nhập trung bình (trong điều kiện phân phối thu nhập không đổi) và
do sự giảm sút bất bình đẳng ( trong điều kiện thu nhập chung không đổi).
Các nhà kinh tế phân tách hai tác động kể trên thành tác động do tăng trưởng
và tác động do phân phối lại. Bên cạnh đó, ngay cả khi bất bình đẳng không
tăng nhưng mức độ bất bình đẳng ban đầu cao cũng hạn chế khả năng tăng
trưởng kinh tế giảm nghèo.Thêm nữa, bất bình đẳng thấp còn có tác dụng
thúc đẩy gia tăng tỷ lệ giảm nghèo trong tương lai vì hệ số co dãn của tỷ lệ
nghèo đối với thu nhập bình quân tỷ lệ nghịch với bất bình đẳng. Như vậy có
thể thấy song song mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nghèo đói, giảm
nghèo cần được xem xét trong mối quan hệ giữa nghèo và bất bình đẳng trong
quá trình tăng tưởng.
Đề án Kinh Tế Phát Triển
Chương II
Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và xóa đói giảm nghèo
I- Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
1. Đầu vào của tăng trưởng
Tăng trưởng GDP do ba yếu tố đóng góp là vốn, lao động và năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP). Theo Tổng cục Thống kê, trong mấy năm gần
đây, tăng trưởng GDP của nước ta do đóng góp của yếu tố vốn chiếm 52,7%,
lao động chiếm 19,1% và năng suất các nhân tố tổng hợp chiếm 28,2%. Điều
đáng lưu ý là đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp tỏ ra vừa thấp hơn
những năm 1992-1994, vừa thấp hơn tỷ lệ đó của các nước trong khu vực
(thường trên dưới 40%). Các chỉ số này phản ánh xu hướng phát triển của nền
kinh tế nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Ngay trong xu
hướng phát triển theo chiều rộng, thực tế lại cũng nghiêng về yếu tố vốn đầu

liệu, hàng thô, hàng sơ chế hoặc hàng gia công còn chiếm tỷ trọng khá cao, do
đó khả năng thu ngoại tệ chưa khai thác hết. Trong tổng số 19,1 tỷ USD hàng
xuất khẩu trong chín tháng đầu năm 2004, kim ngạch của những mặt hàng
này chiếm 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, nhập siêu vài năm gần đây lại gia tăng cả về giá trị kim
ngạch nhập khẩu, cả về tỷ lệ nhập siêu: năm 1999 có 200,7 triệu USD (chiếm
1,7% xuất khẩu), năm 2001 là 1.189 triệu USD (chiếm 7,9%), năm 2002 là
3.039 triệu (chiếm 18,2%), năm 2003 lên 5.050 triệu USD (chiếm 25%), chín
tháng đầu năm 2004 là 3.389 triệu USD (chiếm 17,8%). Điều đáng lưu ý là
nhập siêu tập trung vào khu vực kinh tế trong nước, chứng tỏ chúng ta chưa
tận dụng được thời cơ, chậm khắc phục thách thức do cắt giảm thuế suất thuế
nhập khẩu theo những cam kết và lịch trình hội nhập.
Đề án Kinh Tế Phát Triển
Thêm vào đó, bên cạnh một số mặt hàng hiện đứng thứ nhất, thứ nhì thế
giới hoặc khu vực, thì vẫn còn nhiều mặt hàng chưa có thương hiệu riêng
hoặc phải đứng dưới thương hiệu của nước khác, nên chẳng những không
quyết định được mức giá cả, mà còn không bán được với giá cả cùng loại như
các nước khác.
II. Thực trạng đói nghèo của Việt Nam trong thời gian qua
1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị
giảm nhanh hơn nông thôn
Năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta là 8.3% tương đương với khoảng
1.45 triệu hộ ( năm 2001 tỷ lệ nghèo là 17.4% với khoảng 2.8 triệu hộ). Điều
này cho thấy thực trạng nghèo đói đã được cải thiện nhanh. Xu hướng này
được phản ánh cụ thể dưới đây:
Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua
Đơn vị: %
Các chỉ tiêu
1993 1998 2002
Tỷ lệ hộ nghèo( theo chuẩn chung)

1.9
13.6
6.9
1.3
8.7
Nguồn: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc(2003), báo cáo phát triển
con người 2002
Đề án Kinh Tế Phát Triển
Nếu như năm 1993 có 58.1% hộ nghèo, thì năm 1998 có 37.4% hộ và
đến năm 2002 tỷ lệ này là 28.9%(khoảng 4.73 triệu hộ nghèo) nghĩa là sau 10
năm hơn một nửa số hộ nghèo đã được thoát nghèo. Tuy nhiên tốc đọ giảm
nghèo ở nông thôn và thành thị không giống nhau. Trong đó thành thị giảm đi
tới 4 lần từ 25.1% năm 1993 xuống còn 6.6% năm 2002, trong khi đó nông
thôn chỉ giảm được 1/2 số hộ nghèo, từ 66.4% xuống còn 35.6%. Nếu tính
theo chuẩn lương thực thực phẩm thì số hộ nghèo ở thành thị còn giảm nhanh
hơn, từ 7.9% xuống còn 1.9% nghĩa là giảm đi 4 lần trong khi đó ở nông thôn
chỉ giảm đi hơn 2 lần. từ 29.1% xuống còn 13.6%.
2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều và phần lớn ở vùng nông thôn, số
hộ ở cận kề chuẩn nghèo còn đông
Theo các nhà hoạch định chính sách nếu nâng chuẩn nghèo lên 180.000
VND-200.000 VND/người /tháng đối với vùng nông thôn và 250.000
VND-260.000 VND/người/ tháng đối với thành thị, thì Việt Nam sẽ có 4.6
triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Trong đó hộ nghèo nông
thôn miền núi 45.9%, ở vùng nông thôn đồng bằng sẽ là 23.2% và ở khu vực
thành thị là 12.2%. Khi đó tỷ lệ nghèo ở các vùng kinh tế sẽ có chênh lệch
đáng kể: Tây Bắc là 72.3%; Đông Bắc là 36.1%; Đồng bằng Sông Hồng
19.8%; Bắc Trung Bộ 39.7%; Duyên Hải miền Trung 23.3%; Tây Nguyên
52.2%; Đông Nam Bộ 10.2% và Đồng Bằng Sông Cửu Long20.8%.
Có thể thấy rõ hơn qua chỉ tiêu phản ánh cuộc sống hàng ngày. Theo số
liệu điều tra về mức sống dân cư Việt Nam, chia dân cư ra thành 5 nhóm thu

73.4
48.1
34.5
52.4
12.2
36.9
22.4
38.4
68.0
43.9
25.2
51
10.6
23.4
Nguồn: Tổng cục thống kê (2004)
Các số liệu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo ở cùng Tây Bắc nhiều gấp 7 lần
vùng Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần và Bắc Trung Bộ là 4
lần… Cùng với xu hướng giảm hộ nghèo chung của cả nước, các vùng cũng
có xu hướng giảm, trong đó Đông Bắc và Đồng bằng Sông Cửu Long có mức
giảm nhanh nhất. Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm cao nhất tập
trung ở miền núi phía Bắc là Lai Châu (35.68%), Bắc Kạn (30.74%), Lào Cai
Đề án Kinh Tế Phát Triển
(29.56%), Cao Bằng (27.01%) ở Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai( 18.18%), ở Bắc
Trung Bộ có tỉnh Hà Tĩnh (22.55%).
Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm thấp nhất là thành phố Hồ
Chí Minh (1.26%), Bình Dương (1.68%), Đà Nẵng (1.83%), Hà Nội (2.25%).
Nếu so sánh chỉ tiêu này chúng ta thấy sự chệnh lệch này rất lớn, thí dụ tỷ lệ
nghèo của Lai Châu lớn gấp hơn 28.3 lần so với Thành Phố Hồ Chí Minh và
gấp 15.86 lần so với Hà Nội.
1.4 Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư

97
1418
22
1181.43
42.4
873
547.53
17.5
34.93
Nguồn: Tổng cục thống kê (2004)
Kết quả cho thấy mức độ bất bình đẳng giữa hai nhóm dân cư giàu nhất
và nghèo nhất. Nhóm dân cư giàu đã có ưu thế trong nhiều lĩnh vực dịch vụ,
kể cả việc làm. Bởi vì số giờ làm việc trung bình của nhóm giàu nhiều hơn
nhóm nghèo đến 1.7 lần, không phải những người nghèo làm ít giờ và không
Đề án Kinh Tế Phát Triển
muốn làm việc, mà do tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là thời gian nhàn rỗi
ở khu vực nông thôn.
Sự phân hóa giàu nghèo còn được thể hiện qua hệ số GINI. Hệ số GINI
ở Việt Nam: năm 1994 là 0.35, năm 1999 là 0.39 năm 2002 là 0.42. Chỉ tiêu
này có khác biệt nhưng không nhiều giữa các khu vực và các vùng. Điều đấy
cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng đang có xu hướng
gia tăng.
1.5 Tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn 20%
Sau 7 năm thực hiện, chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc
biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (còn gọi là chương trình 135) đã
góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở những vùng này từ 60% năm 1998 xuống
còn 20% hiện nay.
Chương trình 135 được thực hiện ở 2410 xã của 52 tỉnh. Những kết quả
đạt được của Chương trình này đã tạo nên sự thay đổi về vật chất, tinh thần
trong đời sống mỗi gia đình, mỗi thôn bản và cả bộ mặt nông thôn miền núi,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status