Tài liệu LUẬN VĂN: Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Pdf 10


LUẬN VĂN:

Quy luật mâu thuẫn của phép biện
chứng duy vật với việc phân tích hệ
thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Lời nói đầu
Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và cả
trong tư duy của con người. Trong lĩnh vực kinh tế cũng như vậy. Mâu thuẫn luôn tồn
tại khi sự vật xuất hiện và đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật mâu thuẫn không
phải chỉ là một mà nó phát sinh rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có
nhiều mặt đối lập mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại xuất hiện.
Cùng với xu thế của thời đại và sự biến động của thế giới thì việc chuyển sang
nền kinh tế thị trường của Việt Nam là một tất yếu. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta.
Khủng hoảng, lạm phát tăng đến đỉnh điểm, đời sống nhân dân khổ cực. Trước tình
hình này Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế

Triết học Trung Hoa đã xuất hiện rất lâu vào cuối thiên niên kỷ thứ hai trước
công nguyên nhưng phải đến cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các hệ thống triết học
lớn của Trung Quốc mới xuất hiện. Những quan điểm biện chứng về mâu thuẫn thời
kỳ này đã xuất hiện tuy còn sơ khai. Ví dụ phái Âm - Dương nhìn nhận là mọi tồn tại
không phải trong tính đồng nhất tuyệt đối cũng không phải trong sự loại trừ biệt lập
không thể tương đồng. Trái lại tất cả bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập được
gọi là sự thống nhất của Âm - Dương. Âm - Dương là đối lập nhau nhưng là điều kiện
tồn tại của nhau. Sang đến phái đạo gia mà người sáng lập là Lão Tử, ông cũng có
những tư tưởng biện chứng độc đáo về sự thống nhất biện chứng của mặt đối lập này
bao hàm của mặt đối lập. Ông nói" Có và không tương sinh lẫn nhau, dễ và khó tạo
nên nhau, ngắn và dài làm rõ nhau, cao và thấp tựa vào nhau, trước và sau theo nhau
". Tất cả trong đó, mỗi mặt đều trong quan hệ với mặt đối lập, không có mặt này thì
cũng không có mặt kia và giữa chúng cũng chỉ là tương đối" Ai cũng cho cái đẹp là
đẹp do đó sinh ra quan niệm về cái xấu, ai cũng cho điều thiện là thiện mà sinh ra
quan niệm về cái ác ". Triết học thì đưa ra phạm trù" vô ngã "" vô thường " ( của
trường phái Phật Quốc)." Một tồn tại " nào đó chẳng phải là nó mà là" tổng hợp " hội
họp những cái không phải là nó mà nhờ hội đủ nhân - duyên. Trong cái" Một " đã bao
hàm cái" Đa ", cái nhiều. Không có tồn tại nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại
khác. Tất cả đều duy nhiếp nhau, và hòa đồng với nhau. Nhưng đã như vậy thì tất yếu
phải đi tới một khẳng định về lẽ vô thường. Vô thường là chẳng" thường hằng ".
Thường hằng là bất biến; Chẳng bất biến tức là biến, biến tức là biến động. Sinh -
biến, biến - sinh; có có - không không, nay có - mai không tất cả đều trong quy luật
nhất định cùng với sự phát triển của các hình thức kinh tế - xã hội các tư tưởng Triết
học về mâu thuẫn cũng ngày càng rõ nét.
Đến Heraclit - nhà triết học lớn nhất của Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ đầu của nó thì
phỏng đoán rằng mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật của Thế giới. Theo ông, các mặt
đối lập gắn bó, quy định, rằng buộc với nhau:" cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi ""

một tất yếu lịch sử, phù hợp với những tiền đề kinh tế - xã hội cũng như các tiền đề
về lý luận và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Phương pháp tư duy siêu hình bị những
phát minh mới nhất nửa đầu thế kỷ XIX, giáng một đòn mạnh mẽ. Nhận thức duy vật
biện chứng về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác là nhận thức đúng đắn nhất nó đã phát
triển thành một quy luật - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập - là
một trong những hạt nhân của phép biện chứng.
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng trong thế
giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mỗi sự vật và hiện tượng đều là một thể thống
nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này đối
lập với nhau nhưng lại liên hệ rằng buộc nhau tạo thành mâu thuẫn.
Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện
tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật hiện tượng của giới tự
nhiên , đời sống xã hội và tư duy của con người. Không có sự vật nào, hiện tượng nào
lại không có mâu thuẫn và không có giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật,
hiện tượng lại không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn khác lại hình
thành.Để chứng minh tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn, Ăng- ghen chỉ ra
rằng, ngay hình thức đơn giản nhất của vật chất - vận động cơ học, đã là một mâu
thuẫn. Sở dĩ sự di động một cách máy móc và đơn giản ấy có thể thực hiện được chỉ
là vì mọt vật trong cùng một lúc vừa là ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa là ở trong
cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó. Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở
những hình thức vận động cao hơn lại càng bao hàm mâu thuẫn. Ăng- ghen viết" Nếu
bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất
nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ
và sự phát triển sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng những mâu thuẫn như vậy
Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong một lúc vừa là nó nhưng lại
vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân
các sự vật và các quá trình, tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, và khi mâu thuẫn

quan trọng. Vì nó có sự thống nhất này nên nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không
thể tồn tại với ý nghĩa là chính nó.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất. Khi
lực lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũng phát triển. Hai
hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản xuất.
Nhưng trong quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải thỏa mãn một
số yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù
hợp khác nhau phản ảnh được bản chất của sự phù hợp của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất.
- Thứ hai: Đó phải là một khái niệm"động" phản ánh được trạng thái biến đổi
thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ của quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất.
Tuy nhiên, khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối. Bản chất nội
dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó: Thống nhất của cái đối
lập, trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập.
Đấu tranh các mặt đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu
tranh chuyển hóa giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật
thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau mà điều chỉnh
chuyển hóa lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh
chuyển hóa, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai cấp có đối kháng mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn
ra rất quyết liệt và gay gắt. Chỉ thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng rất nhiều
hình thức, kể cả bạo lực mới có thể giải quyết mâu thuẫn một cách căn bản.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường,
theo hai phương thức:
+ Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia
nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện vật chất của sự vật.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu
tranh chuyển hóa lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn.
+ Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau để thành hai mặt
đối lập mới hoàn toàn.
Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ các mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện
tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh
hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập
trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ
biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi, sự vật mới hình
thành. Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới.
Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hóa và phủ định lẫn nhau để tạo thành
sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vầy, mâu thuẫn là nguồn gốc và
động lực của mọi quá trình phát triển.
II. Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
1. Thực chất nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
1.1 Khái niệm kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ kinh tế xã hội mà trong đó sản xuất xã
hội gắn chặt với thị trường, tức là gắn chặt chẽ với quan hệ hàng hóa - tiền tệ với
quan hệ cung cầu Trong nền kinh tế thị trường nét biểu hiện có tính chất bề mặt

động.
Trước sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, viện trợ nước ngoài lại giảm sút đã đặt
nền kinh tế nước ta tới sự bức bách phải đổi mới.
Tại Đại hội VI của đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiêu thành phần
và thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Đến đại hội VII Đảng ta xác định rõ việc đổi
mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan và trên thực tế đang diễn ra
việc đó, tức là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một sự
thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tế
lãnh đạo của Đảng trên mặt trận làm kinh tế. Xem xét dưới góc độ khoa học việc
chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường là đúng đắn. Nó phù hợp
với thực tế của nước ta phù hợp với các quy luật kinh tế và với xu thế của thời đại.
Thứ nhất : nếu không thay đổi cơ chế kinh tế vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì
không thể nào có đủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa muốn nói đến tích lũy vốn để
mở rộng sản xuất. Thực tế những năm cuối của thập kỷ 80 đã chỉ rõ thực hiện cơ chế
kinh tế cũ cho dù chúng ta đã liên tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế ,
nhưng hiệu quả của nền sản xuất xã hội đạt mức rất thấp. Sản xuất không đáp ứng nổi
nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tích lũy hầu như không có đôi khi còn ăn lạm cả vào
vốn vay của nước ngoài.
Thứ hai: do đặc trưng của nền kinh tế tập trung là rất cứng nhắc do đó nó chỉ có
tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn ngắn và chỉ có tác dụng phát
triển nền kinh tế theo chiều rộng. Nền kinh tế chỉ huy ở nước ta tồn tại quá dài do đó
nó không những không còn tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển
mà nó còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng suất chất lượng và hiệu
quả sản xuất.
Thứ ba: Xét về sự tồn tại thực tế ở nước ta những nhân tố của kinh tế thị trường.

cho đến cách thức quản lý kinh tế do đó không thể thực hiện được bằngcác sắc lệnh
chủ quan mà chỉ có thể thực hiện được bằng sự vận động của bản thân nền kinh tế
theo trật tự những nhân tố mới hình thành phát triển thay thế dần các nhân tố cũ. Cơ
chế kinh tế mới chỉ chiến thắng cơ chế kinh tế cũ khi năng suất lao động và hiệu quả
kinh tế do cơ chế mới tạo ra cao hơn năng suất lao động và hiệu quả kinh tế do cơ chế
cũ đã tạo ra trước đó. Vì vậy vai trò chủ đạo của nhà nước là thúc đẩy tiến trình
chuyển đổi theo hướng khách quan nhằm tạo điều kiện cho cơ chế kinh tế mới nhanh
chóng thay thế cơ chế kinh tế cũ.
Thứ hai: thay thế cơ chế cũ bằng cơ chế mới không phải là xóa bỏ sạch trơn cái
cũ mà là loại bỏ những mặt tiêu cực lạc hậu và giữ lại những tích cực tiến bộ còn phù
hợp với điều kiện mới.
Thứ ba: trong quá trình chuyển đổi xuất hiện khoảng trống giữa hai cơ chế kinh
tế. Khoảng trống nếu kéo dài rất dễ phát sinh ra các hiện tượng tiêu cực như tham ô
lãng phí chuyển sở hữu công cộng thành sở hữu cá nhân làm xuất hiện tình trạng"
tích lũy nguyên thủy ". Do đó vấn đề cấp bách của việc chuyển đổi là nhà nước phải
nhanh chóng xóa bỏ khoảng trống giữa hai cơ chế kinh tế và sớm thoát khỏi vùng
tranh tối tranh sáng, nơi mà thường xảy ra rất nhiều các hiện tượng tiêu cực. Do đó
trong một số trường hợp nhà nước phải đóng vai trò"bà đỡ " cho thị trường phát triển
được đồng bộ và đầy đủ hơn. Muốn làm được những việc trên chúng ta phải xác định
cho được nền kinh tế thị trường hướng tới mà Đảng nhà nước mong muốn.
3. Những thành tựu đạt được sau hơn 10 năm đổi mới.
Thực hiện 10 năm đổi mới ở Việt Nam đã CM mô hình CNXH mà Lênin nêu ra
trong chính sách kinh tế mới là khoa học và phù hợp với quy hoạch khách quan của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đã biến hành phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần. Đó là xây dựng nền kinh tế 5 thành phần.
(Kinh tế cá thể, hữu chủ, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân kinh tế tư bản
Nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) mà thành phần kinh tế có vai trò đặc

thời kỳ 1996-2000 đạt 7% so với 3,9% thời kỳ 1986-1990. Lạm phát giảm từ 774,6%
năm 1986 xuống còn 67,4% năm 1990;12,7% năm 1995; 0,% năm 1999 và 0% năm
2000. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ trên hai con số. Bình quân
thời kỳ 1991-1995 tăng 13,7%, thời kỳ 1996-2000 trên 13,2%. Mức bình quân đầu
người của nhiều sản phẩm công nghiệp như điện, than, vải, thép, xi măng tăng
nhanh trong những năm đổi mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân
dân và xuất khẩu. Riêng ngành công nghiệp khai thác dầu khí, xuất hiện trong thời kỳ
đổi mới với sản lượng 40 ngàn tấn dầu thô năm 1986 đã tăng lên 15 triệu tấn 2000 với
giá trị xuất khẩu 3,3 tỷ USD. Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp
những năm cuối thế kỷ XX đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm và đa thành
phần, trong đó công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Nông nghiệp phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng và thủy
sản. Thành tựu nổi bật nhất là đã giải quyết vững chắc an toàn lương thực quốc gia,
biến Việt Nam từ nước thiếu lương thực trước năm 1989 thành nước xuất khẩu gạo
thứ hai thế giới. Tính chung 12 năm qua nước ta đã xuất khẩu 30,5 triệu tấn gạo, bình
quân 2,54 triệu tấn/ năm nhưng thị trường và giá cả lương thực trong nước vẫn ổn
định, kể cả những năm thiên tai lớn như 1999, 2000. Tốc độ tăng sản lượng lương
thực bình quân 5%/năm, cao hơn tốc độ tăng dân số (1,8%) nên lương thực bình quân
đầu người từ 280kg năm 1987 tăng lên 455kg năm 2000. Các mặt hàng nông sản xuất
khẩu Việt Nam vừa tăng nhanh về số lượng vừa nâng cao về chất lượng. Năm 2000
sản lượng cà phê xuất khẩu đã đạt 660 nghìn tấn, gấp 2,7 lần năm 1995 và đúng vị trí
thứ 2 thế giới sau Braxin. Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,4 tỷ USD, gấp 2,5 lần năm
1995.
Hoạt động xuất nhập khẩu sôi động, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 570 triệu USD
thời kỳ 1981 - 1985 lên 1370 triệu USD thời kỳ 1986 - 1990, 3401 triệu USD thời kỳ
1991 - 1995 và 5646 triệu USD/năm thời kỳ 1996 - 2000, riêng năm 2000 đạt 14 tỷ
USD. Nhập siêu giảm từ 3,8 tỷ USD năm 1996 xuống còn 800 triệu USD năm 2000.

năm 2000 tăng 6,7%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5%, giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng 4,7%, sản lượng lương thực đạt 35,7% triệu tấn, sản lượng thủy sản đạt
2,1 triệu tấn, xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, thu ngân sách vượt dự toán, cán cân thanh
toán được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân được cải
thiện.
Tại sao chúng ta thắng lợi trên bước đường đổi mới mà các nước khác lại
không làm được. Đó là dưới sự lãnh đạo của Đảng và theo định hướng XHCN tiến
trình đó vẫn không thể không tuân thủ nhưng tính quy luật chung của các mô hình
"quá độ chính trị" mà Mác đã dự kiến cũng như "quá độ không từ chủ nghĩa tư bản
phát triển cao" đã được Lênin bắt tay thực hiện một cách hiệu quả. Ngoài ra Việt
Nam đã bước vào thời kỳ mới với quan hệ quốc tế cởi mở đa phương đa dạng. Song
lai không có thuận lợi về hậu thuẫn tinh thần và vật chất của hệ thống XHCN thế
giới. Như vậy trên hai mặt này giải pháp "Lênin viết theo yêu cầu quá độ lên CHXH
chỉ từ một nước riêng biệt, đơn độc đổi mặt với cả thế giới Tư bản chủ nghĩa vẫn còn
nguyên giá trị thời sự. Rõ ràng bằng lý luận và tình hình thực tiễn tính sáng tạo cùng
với truyền thống dân tộc chúng ta đã giành được những thắng lợi đó. Và vẫn tiếp tục
khẳng định logic lý luận đầy sức sống và tinh thần năng động sáng tạo chói ngời
trong cương lĩnh của LêNin. Đó là xác lập củng cố kiến trúc thượng tầng mới. Trước
hết là thiết chế chính trị Đảng Nhà nước XHCN thống nhất một Đảng đẩy mạnh phát
triển cơ sở kinh tế kỹ thuật. Sử dụng một số nhân tố TBCN trong và ngoài nước để
khắc phục nền kinh tế tiểu nông gia trưởng. Trên tiền đề ấy chuyển bước quá độ tiếp
theo là trực tiếp cải tạo XHCN các quan hệ xã hội nói chung cơ sở hạ tầng nói riêng.
Cùng toàn bộ đời sống văn hóa tinh thần của xã hội từ đó hình thành CNXH hiện
thực một cách toàn diện hoàn chỉnh và vững chắc.
III. Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN ở Việt Nam.
1. Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường:

pháp lệnh mà bằng một hệ thống công cụ và luật pháp như.
- Kế hoạch hóa định hướng là quá trình nhận thức và vận dụng tổng hợp các quy
luật khách quan, trước hết là các quy luật kinh tế (trong đó các quy luật của thị trường
để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội.
- Kế hoạch hóa không phải là chỉ giao chỉ tiêu thực hiện mà còn là điều phối sự
thực hiện theo dự án. Kế hoạch hóa là công cụ duy nhất để Chính phủ có thể chuyển
tải nội dung đường lối, chính sách.
- Quản lý kinh tế vĩ mô bằng pháp luật: Pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng
trong quản lý kinh tế, tạo ra hành lang an toàn cho các hoạt động kinh tế từ việc xác
lập quyền sở hữu tự liệu sản xuất, đến việc bỏ vốn đầu tư sản xuất - kinh doanh và
điều tiết thu nhập. Nó thiết lập một trật tự quản lý đủ sức báo quá, điều chỉnh mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất, khắc phục mọi tình trạng lừa đào, trốn thuế,
chiếm dụng vốn, lạm dụng chức quyền
- Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế: giúp Nhà nước có thể điều khiển
hoạt động của các doanh nghiệp, có thể nói mỗi chính sách là một hành lang dẫn hoạt
động đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, hướng dẫn các doanh nghiệp hành động
một cách phù hợp với lợi ích toàn xã hội.
2. Những biểu hiện mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền KTTT (kinh tế thị
trường) theo định hướng XHCN ở nước ta.
Quá trình đổi mới vừa qua ở nước ta đã có tác dụng làm cho nước ta quen dần
với các quan hệ hàng hóa. Hàm lượng kinh tế trong các hoạt động xã hội ngày càng
được chú ý. Những kế hoạch những hoạt động xã hội bất chấp kinh tế hoặc phi kinh
tế đã giảm đáng kể. Tuy nhiên vấn đề kinh tế không thể tách rời vấn đề chính trị mà
nó được xem xét giải quyết theo một lập trường chính trị nhất định. Giai cấp nào cầm
quyền cũng hướng kinh tế phát triển theo lập trường chính trị của giai cấp đó, nhằm
phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Lập trường chính trị đúng hay sai sẽ
thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển của nền kinh tế. Khi thể chế chính trị không phù

quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Chính quan hệ sản xuất tự phát triển để phù hợp với lực lượng sản xuất, phù
hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, đó là quy luật kinh tế chung cho
sự phát triển xã hội.
Quá trình mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc
hậu kìm hãm diễn ra gay gắt, quyết liệt và cần được giải quyết. Nhưng giải quyết nó
bằng cách nào? đó chính là các cuộc cách mạng xã hội, chuyển đổi nền kinh tế mà
chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta là một ví dụ.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương, biện pháp vừa mang tính
cách mạng vừa mang tính khoa học để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nói đến công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính sách là nói đến nền sản xuất tiên tiến nói đến
khoa học, trí tuệ, là nói đến một phương thức tối ưu để thoát khỏi tình trạng sản xuất
nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, nhằm tạo điều kiện và cơ sở vật chất cho CNXH được xây
dựng và phát triển. Không thể ăn đói, mặc rách với cái cuốc trên vai cộng thêm tấm
lòng cộng sản để kiến thiết CNXH, chuyển sang nền kinh tế thị trường. Khẳng định
cái mới, đúng đắn tự bản thân nó đã bao gồm cả ý nghĩa phù định gạt bỏ cả quan
niệm cũ sai lầm về điều kiện và cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trước đây chúng ta thiếu quan tâm đúng mức đến vai trò của trí tuệ; khoa học, đến
việc tạo lập cơ sở kinh tế vật chất của CHXH. Bằng chứng là một thời chúng ta đã coi
trọng không đúng mức tầng lớp trí thức và khoa học trong môi trường tương quan với
đội ngũ những người lao động khác. Và hậu quả tất yếu đã xảy ra là khoa học ở nước
ta chậm hoặc ít có điều kiện môi trường phát triển, đất nước không thoát khỏi nền sản
xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu và cũng không thể nói đến công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
2.2. Mâu thuẫn giữa các hình thái sở hữu trước đây và trong kinh tế thị trường.
Trước đây người ta quan niệm những hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội
là: sở hữu XHCN tồn tại dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Sự tồn

mà chúng ta ra sức quốc doanh hóa nền kinh tế với niềm tin cho rằng chỉ như vậy mới
có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn.
Trong xã hội mà Nhà nước còn tồn tại thì sở hữu toàn dân chưa có điều kiện vận
động trên bề mặt của đời sống kinh tế nói chung. Hình thức sở hữu Nhà nước xét về
tổng thể, mới chỉ là kết cấu bên ngoài của sở hữu. Còn kết cấu bên trong của sở hữu
Nhà nước ở nước ta có lẽ chủ yếu thể hiện ở quyền sở hữu đó ở khu vực kinh tế quốc
doanh, khu vực các doanh nghiệp nhà nước.
Về sở hữu tập thể.
ở nước ta trước đây sở hữu tập thể chủ yếu tồn tại dưới hình thức HTX (gồm cả
HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) với nội dung là cả giá trị và giá trị sử
dụng đều là của chung mà các xã viên là chủ sở hữu chính. Vì vậy với hình thức sở
hữu này, quyền mua bán hoặc chuyển nhượng tư liệu sản xuất, trong thực tế sản xuất
và lưu thông hàng hóa ở nước ta diễn ra hết sức phức tạp.
HTX là nhu cầu thiết thực của nền kinh tế hộ gia đình,của nền sản xuất hàng
hóa. Khi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp nhỏ phát triển tới một
trình độ nhất định rõ sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác. Trong điều kiện của nền kinh tế
hàng hóa, nhu cầu về vốn, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi các hộ sản
xuất phải hợp tác với nhau mới có khả năng cạnh tranh và phát triển. Chính nhu cầu
đó đã liên kết những người lao động lại với nhau làm nảy sinh quan hệ sở hữu tập thể.
Thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay đã có những hình thức HTX kiểu mới ra đời
do nhu cầu tồn tại và phát triển của cơ chế thị trường "HTX đã được tổ chức trên cơ
sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết
quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc
chung" (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội - 1996). Điều này cho thấy kết cấu bên
trong của sở hữu tập thể đã thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn ở đất nước ta
hiện nay.

sáng tạo, linh hoạt, có tác phong nhanh nhạy, có đầu óc quan sát, phân tích để thích
nghi và hành động có hiệu quả. Từ đó, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con
người góp phần làm giảm đi sự chậm chạp và trì trệ vốn có của con người lao động
trong nền kinh tế lạc hậu từ ngàn đời còn người Việt Nam. Kinh tế thị trường tạo ra
những điều kiện thích hợp cho con người mở rộng các quan hệ buôn bán giao lưu, từ
đó hình thành các chuẩn mực văn hóa đạo đức theo tiêu chí thị trường như chữ tín
trong chất lượng và giao dịch Đây hướng tốt đẹp bù đắp những thiếu hụt trong hệ
giải trí của con người Việt Nam.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng không phải cứ xây dựng được kinh tế thị trường
là những phẩm chất tốt đẹp tự nó hình thành cho con người. Mà ngược lại, còn làm
tha hóa bản chất con người, biến con người thành gả nô lệ sùng bái đồng tiền vì lợi
ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp trên nhân phẩm, văn hóa, đạo đức, luân lý tệ nạn
thương mại hóa trường học, xem nhẹ truyền thống tôn sự trọng đạo. Làm xói mòn
nhân cách và phẩm chất con người. Ngoài ra, đi kèm với kinh tế thị trường là hàng
loạt các tệ nạn xã hội để đưa đến rối loạn, khủng hoảng cho gia đình. Nạn cờ bạc,
rượu chè, mại dâm, ma túy, buôn lậu, hối lộ, tham nhũng là những căn bệnh trầm
kha không dễ bề khắc phục trong kinh tế thị trường. Thật không sai khi hình dung
kinh tế thị trường là con dao hai lưỡi, nếu dùng không cẩn thận sẽ bị đứt tay.
Những phân tích trên đây cho thấy, kinh tế thị trường là mục tiêu xây dựng con
người XHCN là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta hiện nay. Đây
chính là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn xã hội. Giữa kinh tế thị trường và quá
trình xây dựng con người vừa có sự thống nhất, vừa có sự đấu tranh. Kinh tế thị
trường vừa tạo ra những điều kiện để xây dựng, phát huy những nguồn lực con người,
vừa tạo ra những độc tố hủy hoại đầu độc con người. Việc giải quyết những mâu
thuẫn trên đây là việc làm không hề đơn giản. Việc áp dụng cơ chế thị trường đòi hỏi
phải nâng cao năng lực quản lý tầm vĩ mô của Nhà nước, đồng thời xác nhận đầy đủ
chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Các hoạt động sản xuất kinh doanh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status