Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện - Pdf 12

Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Dệt may là một ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể vào tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, là một trong những mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần
lớn các sản phẩm dệt may đều được sản xuất dưới hình thức gia công. Tuy gia
công không phải là hoạt động chủ lực mà Việt Nam hướng tới trong bước
phát triển ngành dệt may nhưng hiện nay, gia công hàng may mặc xuất khẩu
đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của ngành.
Công ty cổ phần May 10 là một trong những công ty được thành lập đầu tiên
trong ngành dệt may, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trên thị
trường nội địa và thị trường quốc tế. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước
chưa phát triển, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa có thương hiệu
trên thị trường quốc tế, cũng như rất nhiều các doanh nghiệp dệt may khác,
công ty cổ phần May 10 cũng tiến hành xâm nhập thị trường quốc tế bằng
hình thức gia công sản phẩm cho các đối tác nước ngoài.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần May 10, tôi đã chọn đề
tài “Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần
May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm báo cáo thực tập tốt
nghiệp.
Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu hoạt động gia công tại công
ty nhằm đưa ra một số giải pháp khả thi cho hoạt động gia công tại công ty cổ
phần May 10.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả gia công hàng xuất khẩu may mặc tại công ty cổ phần May
10
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lí luận cơ bản của gia công
hàng may mặc xuất khẩu, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 1
Chuyên đề thực tập
hàng may mặc xuất khẩu và thực trạng hoạt động này tại công ty cổ phần May

Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 3
Bên đặt gia
công
Bên nhận gia
công
Tổ chức quá
trình sản xuất
Chuyên đề thực tập
Như vậy, hoạt động gia công xuất khẩu là quan hệ hợp tác giữa hai hay
nhiều bên để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Trong mối quan hệ
này, bên nhận gia công có lợi thế về nhân lực nhận tổ chức quá trình sản xuất
sản phẩm theo hợp đồng sau đó sẽ trả sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt gia
công để lấy tiền công.
2. Phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu là một hoạt động mang
lại nguồn ngoại tệ, góp phần phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói
riêng. Căn cứ vào các tiêu chí, có thể phân loại hoạt động gia công hàng may
mặc xuất khẩu như sau:
• Căn cứ theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản
phẩm, hoạt động gia công có các hình thức sau:
+ Hình thức nhận nguyên liệu, giao sản phẩm: bên nhận gia công sản
xuất sản phẩm từ nguyên liệu và bán thành phẩm thuộc quyền sở hữu của bên
đặt gia công, sau đó giao sản phẩm và nhận tiền công. Phương thức này còn
gọi là phương thức gia công xuất khẩu đơn thuần, là phương thức sơ khai của
gia công xuất khẩu. Theo phương thức này, bên nhận gia công có lợi thế là
không phải bỏ vốn ra mua nguyên phụ liệu, không những thế, nếu thực hiện
sử dụng tiết kiệm nguyên phụ liệu so với định mức thì bên nhận gia công còn
có thể hưởng số nguyên phụ liệu còn dư ra đó. Tuy nhiên gia công theo hình
thức này hiệu quả kinh tế không cao vì bên nhận gia công chỉ được hưởng
tiền công gia công. Bên cạnh đó, bên nhận gia công còn phụ thuộc vào tiến độ

đặt gia công toàn bộ chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
• Căn cứ theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu:
+ Bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu và bên nhận gia
công sản xuất sản phẩm theo định mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, sau đó
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 5
Chuyên đề thực tập
sẽ trả lại thành phẩm cho bên đặt gia công hoặc sẽ giao cho bên thứ ba theo
chỉ định.
+ Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức còn
nguyên liệu phụ thì tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách hàng.
+ Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên liệu phụ nào của khách
hàng mà chỉ nhận ngoại tệ để mua nguyên liệu theo đúng yêu cầu.
• Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công
- CM (cutting and making): Người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắt
và chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công
- CMP (cutting, making and packaging): Người nhận gia công phải pha
cắt, chế tạo và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.
- CMPQ (cutting, making, packaging and quota fee): Người nhận gia
công ngoài việc cắt may, đóng gói sản phẩm còn phải trả phí hạn
ngạch theo quy định những mặt hàng được quản lí bằng hạn ngạch.
Hiện nay, công ty cổ phần May 10 chỉ thực hiện gia công hàng may
mặc xuất khẩu thông qua hai hình thức: gia công nhận nguyên liệu, giao thành
phẩm và gia công mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Phương thức mua
nguyên liệu bán thành phẩm bên cạnh việc công ty tìm kiếm đối tác đặt gia
công theo phương thức này thì đa số các hợp đồng đặt gia công mua nguyên
liệu bán thành phẩm của công ty đều do các bạn hàng chuyển từ gia công
nhận nguyên liệu, giao thành phẩm chuyển sang. Hiện nay, số hợp đồng gia
công nhận nguyên liậu, giao thành phẩm của công ty đã giảm đi đáng kể, thay
vào đó là hợp đồng mua nguyên liệu, bán thành phẩm bởi các hợp đồng này
sẽ làm tăng giá trị gia công mà công ty nhận được. Số hợp đồng mua nguyên

Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 7
Chuyên đề thực tập
được thực hiện đúng theo hợp đồng gia công và theo quy định của
pháp luật của nước nhận gia công và nước đặt gia công.
- Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền
sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa gia công. Khi đặt gia công, các
mẫu mã mà bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công để sản xuất
hàng hóa phải là những mẫu mã thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia
công. Các mẫu mã này phải được bên đặt gia công đăng kí bản quyền
tác giả và bên đặt gia công phải chịu mọi trách nhiệm nếu phát hiện
những mẫu mã đó là vi phạm quyền tác giả.
- Bên đặt gia công có quyền cử thanh tra để kiểm tra, giám sát việc gia
công tại nơi nhận gia công theo thỏa thuận giữa các bên nhằm tránh
tình trạng sai sót trong khi sản xuất hàng gia công.
- Bên nhận gia công giao sản phẩm hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đề ra
và nhận tiền công.
4. Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu
4.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế mở cửa thì ngoại thương đang
ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương một
mặt giúp cho đất nước có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu, qua đó góp phần
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mặt khác giúp cho nền kinh tế và
các doanh nghiệp học tập được các kinh nghiệm tiên tiến về quản lý và các
tiến bộ khoa học công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất. Bên cạnh các hoạt
động xuất nhập khẩu thì hoạt động gia công hàng hóa có một vai trò quan
trọng, nhất là đối với nền kinh tế còn đang phát triển như nước ta.
- Hoạt động gia công thu hút một lượng lớn lao động phổ thông, do đó
nó có vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao
động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp cho xã hội, tăng thu nhập cho
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 8

đại tiên tiến của các nước phát triển, từ đó hiện đại hóa ngành công
nghiệp nhẹ, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế.
- Gia công hàng xuất khẩu còn giúp cho các doanh nghiệp học hỏi được
kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển. Việc này giúp
cho các doanh nghiệp của ta tăng cường khả năng quản lý doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Gia công hàng xuất khẩu cho các nước phát triển, được họ cung cấp
cho các mẫu hàng, các trang thiết bị để hoàn thành công việc. Chính
sự cung cấp đó sẽ đưa các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị
trường thế giới. Thông qua các mẫu mã mà họ cung cấp, các doanh
nghiệp của ta có thể phân tích để từng bước định hình được phong
cách tiêu dùng của thế giới, từ đó có thể tiến tới tự cung cấp mẫu mã
cho thị trường.
- Hoạt động gia công xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với thị
trường thế giới một cách dễ dàng hơn. Thị trường tiêu thụ có sẵn,
doanh nghiệp không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất
khẩu.
5. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động gia công
5.1 Doanh thu gia công (TR)
TR = Pi * Qi
Trong đó: Pi: Đơn giá gia công của sản phẩm i
Qi: Số lượng sản phẩm i
5.2 Chi phí gia công (TC)
Chi phí gia công bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu cung ứng, chi phí bán hàng, ...
(trừ chi phí nguyên vật liệu chính)
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 10
Chuyên đề thực tập
5.2 Lợi nhuận gia công (P)
P = TR – TC

Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 12
Chuyên đề thực tập
- Tiền gia công và phương thức thanh toán.
- Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên.
Theo điều 12 Nghị định 57 CP quy định: Hợp đồng gia công phải
được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau :
- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng;
- Tên, số lượng sản phẩm gia công;
- Giá gia công;
- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;
- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công;
định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu
hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;
- Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng
cho để phục vụ gia công (nếu có);
- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết
bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức
hợp đồng gia công.
- Địa điểm và thời gian giao hàng;
- Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
2. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu
Sơ đồ 2: Trình tự thực hiện hợp đồng gia công
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 13
Kí kết hợp
đồng
Nhận nguyên phụ
liệu
Cắt May thành

Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 14
Chuyên đề thực tập
Tình hình chính trị của Việt Nam ổn định trong suốt những năm qua là một
thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn hợp tác làm ăn với
các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với
171 nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ buôn bán với 105 nước và khu vực
trên thế giới, trong đó có kí hiệp định thương mại với 64 nước; có hoạt động
buôn bán với hàng nghìn tổ chức kinh tế, thương mại của các nước.
Trong tình hình chính trị ổn định, quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và các nước trên thế giới rất tốt đã tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh
giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nước có quan hệ kinh tế với
Việt Nam có tình hình chính trị ổn định đã giúp cho các doanh nghiệp may
mặc Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thông tin và nắm bắt cơ hội để đưa ra các
chiến lược cho phù hợp với từng thị trường.
1.1.2 Môi trường luật pháp
Môi trường luật pháp có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh
doanh trên môi trường quốc tế.
• Môi trường luật pháp trong nước
Hiện nay, môi trường luật pháp trong nước đang ngày càng được hoàn
thiện để các doanh nghiệp có một hành lang pháp lí lành mạnh, ổn định giúp
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định. Trong những năm gần
đây, luật pháp nước ta luôn coi mặt hàng dệt may là mặt hàng phát triển chiến
lược của Việt Nam. Chính vì vậy mà luật pháp Việt Nam luôn có những văn
bản pháp luật để hướng dẫn và quy định về xuất khẩu, những ưu đãi dành cho
các doanh nghiệp dệt may.
- Đối với các nguyên phụ liệu của ngành dệt may nhập khẩu từ nước
ngoài hoặc mua trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu thì không phải
nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 15

nghiệp dệt may nói chung. Tuy vậy, các hỗ trợ từ phía chính phủ vẫn chưa
thật sự đầy đủ, khiến cho các doanh nghiệp của nước ta giảm khả năng cạnh
tranh so với các đối thủ nước ngoài. Ví dụ như Bộ Tài chính quy định chi phí
dành cho quảng cáo không quá 7% tổng chi phí, làm hạn chế khả năng mở
rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi cũng với quy định
về chi phí quảng cáo như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài được phép dành
chi phí quảng cáo tối đa 50% tổng chi phí. Đây là một bất lợi lớn đối với các
doanh nghiệp trong nước.
• Luật pháp nước ngoài
Đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu, luật pháp nước ngoài ảnh
hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào
rất nhiều các tổ chức quốc tế và khu vực, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nói
chung phải hiểu tường tận về các quy định cũng như luật pháp của nước và tổ
chức mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Ví dụ như khi Việt Nam tham
gia vào tổ chức ASEAN thì Việt Nam phải tuân thủ theo các điều khoản
CEPT/ AFTA. Theo điều khoản đó thì Việt Nam phải giảm thuế xuất nhập
khẩu xuống từ 0 – 5% trong vòng 10 năm. Khi Việt Nam là thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới WTO thì phải thực hiện hiệp định về hàng dệt may
(ATC). Theo hiệp định này thì các nước phải dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt
may giai đoạn cuối cùng là 01/01/2005.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những vụ
kiện chống bán phá giá khi tham gia vào các thị trường như Mỹ, EU, Nhật
Bản... Đây cũng là một thử thách rất lớn mà các doanh nghiệp dệt may của
nước ta gặp phải khi tham gia vào thị trường nước ngoài.
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 17
Chuyên đề thực tập
1.2 Môi trường khoa học – công nghệ
Môi trường khoa học công nghệ luôn là một yếu tố quan trọng để
doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Ngành may mặc là một ngành đòi hỏi dây

thấp nên chỉ dệt được vải thấp cấp. Riêng năm 2002, Việt Nam phải nhập
khẩu 49.000 tấn bông (chiếm 95% tổng cầu). Hàng năm chúng ta vẫn phải
nhập khẩu 400 - 450 triệu m vải phục vụ may xuất khẩu và tiêu dùng trong
nước. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (Viseri),
diện tích dâu tằm của Việt Nam vào khoảng 25.000 ha, đứng thứ 2 thế giới
(chỉ sau Trung Quốc). Về lý thuyết, với diện tích trồng dâu như vậy, Việt
Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất kén, tơ nguyên liệu có hạng. Thế
nhưng hiện chúng ta vẫn phải nhập tơ sống từ Trung Quốc để se tơ và dệt lụa
với số lượng trên 200 tấn/năm. Hàng năm Việt Nam mới chỉ sản xuất ra được
8.000 tấn bông xơ, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu trong nước. Ngoài ra, 70%
nhu cầu sợi tổng hợp, 40% nhu cầu sợi xơ ngắn, 40% nhu cầu vải dệt kim và
60% nhu cầu vải dệt thoi vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nguyên phụ liệu của ngành dệt may còn chủ yếu nhập
khẩu từ nước ngoài. Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ
liệu cho sản xuất: bông là 90%, xơ sợi tổng hợp nhập gần 100%, hóa chất
thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ
liệu may khoảng 50%. Mỗi năm các doanh nghiệp cần đến 450.000 tấn sợi
nhưng năng lực sản xuất trong nước chỉ đạt 200.000 tấn, trong đó Tập đoàn
Dệt may Việt Nam cung ứng được 120.000 tấn (60%), còn lại thuộc về các
Công ty tư nhân. Như vậy, hàng năm ta phải nhập khoảng 250.000 tấn. Thực
tế cũng cho thấy, toàn ngành chỉ sản xuất được khoảng 10 ngàn tấn xơ bông
(đáp ứng 5% nhu cầu), 50 ngàn tấn xơ sợi tổng hợp (khoảng 30% nhu cầu).
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 19
Chuyên đề thực tập
Riêng xơ sợi ngắn đạt khoảng 260 ngàn tấn (65% nhu cầu thị trường trong
nước).
Trang bị của ngành dệt lạc hậu, những năm qua, tuy đã nhập bổ sung,
thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp tổng số máy hiện có
là 10.500 máy, đáp ứng khoảng 15% công suất dệt. Vì trang thiết bị lạc hậu,
chậm đổi mới nên việc sản xuất ra các loại vải cao cấp phục vụ sản xuất là

công nghiệp dệt may rất phát triển, mà trong đó, Trung Quốc là đối thủ đáng
gờm nhất. Năm 2007 Trung Quốc chiếm 30% thị phần dệt may thế giới và dự
đoán sẽ chiếm khoảng 50% thị phần thế giới vào năm 2010. Không riêng gì
Trung Quốc, các nước Ấn Độ, Bangladesh cũng tăng tốc xuất khẩu, mục tiêu
xuất khẩu của Bangladesh cũng sẽ tăng từ 9 tỷ USD hiện nay lên 18 tỉ USD
vào năm 2010.
Hiện nay Trung Quốc chiếm 30% thị phần dệt may thế giới và ngày
càng có xu hướng tăng nhanh. Từ khi chế độ hạn ngạch giữa các thành viên
WTO xoá bỏ (1/1//2005) thì tốc độ tăng xuất khẩu hàng dệt may của Trung
Quốc không những đã đe doạ ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu
lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu dệt may
khác, trong đó có Việt Nam. Có được sự tăng tốc như vậy là do nhiều nguyên
nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau. Thứ nhất, Trung Quốc có
một khu cung cấp nguyên phụ liệu lớn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong
nước và xuất khẩu. Khi chủ động trong vấn đề cung cấp nguyên phụ liệu thì
chi phí sản xuất sẽ giảm xuống rất nhiều, từ đấy giảm được giá thành sản
phẩm. Giá thành sản phẩm thấp là một lợi thế lớn của Trung Quốc. Thứ hai,
các máy móc thiết bị sản xuất của Trung Quốc đều được sản xuất trong nước
và rất hiện đại. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc có rất nhiều biện pháp hỗ trợ,
lao động quản lý có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực kinh
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 21
Chuyên đề thực tập
doanh quốc tế cao hơn so với Việt Nam rất nhiều. Bên cạnh Trung Quốc, Ấn
Độ, Bangladesh cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong
ngành dệt may.
Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam còn cạnh tranh gay gắt với nhau trên thị trường nội
địa để giành những hợp đồng gia công, giành quota để vào các thị trường hạn
ngạch, nhất là giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, làm cho giá gia công ngày càng giảm. Đây là một thực tại đáng

mặc. Hiện nay các doanh nghiệp dệt may đã tiến hành cổ phần hóa nên nguồn
vốn huy động được của các cán bộ công nhân trong doanh nghiệp đã đáp ứng
được phần nào yêu cầu về vốn để mua nguyên phụ liệu gia công xuất khẩu.
Các ngân hàng thương mại phát triển nhanh chóng, huy động được lượng tiền
nhàn rỗi trong nhân dân nên nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay nói chung
và các doanh nghiệp dệt may nói riêng đang ngày càng lớn. Mặt khác, các tổ
chức tín dụng nước ngoài cũng sẵn sàng cho các doanh nghiệp Việt Nam vay
vốn nếu có sự bảo lãnh của ngân hàng Ngoại thương. Đây cũng là một thuận
lợi lớn cho doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn vốn đi
vay của các doanh nghiệp dệt may thường có lãi suất cao, gây giảm hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng
tăng cao, từ 14% - 15%/ năm đã khiến cho các doanh nghiệp dệt may rất khó
khăn. Việc tăng lãi suất từ 12%/ năm lên 15%/ năm làm cho chi phí về vốn
tăng cao, gây giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt
với ngành dệt may, một ngành có đặc thù là nguồn vốn vay luôn chiếm
khoảng 70% tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thì việc tăng
lãi suất này càng khiến cho các doanh nghiệp khó có thể đầu tư sản xuất. Nhu
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 23
Chuyên đề thực tập
cầu vốn vay của các doanh nghiệp dệt may luôn lớn nên với giá gia công ngày
càng thấp thì việc tăng chi phí vốn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.3 Cơ sở vật chất của công ty
Bên cạnh vốn thì trang thiết bị cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động gia công của doanh nghiệp may. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
phần lớn các trang thiết bị đều hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của
doanh nghiệp. Các nguồn cung cấp máy móc thiết bị cho ngành may đều từ
các nước Trung Quốc, Đức, Mỹ,... và các máy móc ngày càng đa dạng và
hiện đại, giúp cho các doanh nghiệp có thể trang bị để phục vụ cho sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có đủ vốn để trang bị máy

Trị giá thực tế của công ty May 10 tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm
2003 để cổ phần hoá là 191.582.176.851 đồng, trong đó giá trị thực tế phần
vốn Nhà nước tại công ty là 54.364.533.575 đồng. ( theo Quyết định số 2342/
QĐ-TCKT ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Bộ Công nghiệp)
Đàm Thị Hồng Thắm – TMQT - K46 25

Trích đoạn Doanh thu các mặt hàng gia công Cơ cấu các mặt hàng gia công Thị trường tiêu thụ và bạn hàng Tình hình kí kết hợp đồng gia công Tình hình thực hiện đơn giá gia công tại công ty cổ phần May 10
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status