Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên - Pdf 12

Báo cáo chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta có những chuyển biến tích cực,
từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước. Trong điều kiện thị trường mới, vấn đề đầu tư nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới trong sản xuất kinh doanh đang làm cho các nhà quản trị hết sức quan tâm.
Sản phẩm mới giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa
danh mục sản phẩm, là động lực để cho doanh nghiệp phát triển. Thị trường có nhiều
nhà cung ứng thì càng trở nên khó khăn. Nhu cầu của thị trường thay đổi, có nhiều
yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm, các sản phẩm thay thể ngày càng nhiều hơn, do
đó, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp, các tập đoàn đang ngày
càng trở nên quyết liệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải tạo ra cho
mình lợi thế cạnh tranh để không những có thể tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ.
Xây dựng lợi thế cạnh tranh có thể bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đối với một
Viện vừa hoạt động nghiên cứu vừa tham gia sản xuất kinh doanh thì hoạt động
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng tớ sự sống còn
của doanh nghiệp. Nó tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tư, nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, làm nên thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
Viện máy và Dụng cụ công nghiệp (Viện IMI) là một trong những doanh nghiệp đi
đầu về nghiên cứu khoa hoc – công nghệ trong cả nước, Viện đã ứng dụng thành
công nhiều thành tựu khoa học vào trong nghiên cứu và sản xuất. Từ nhu cầu của
thực tiễn đặt ra vấn đề: Làm sao để Viện máy và Dụng cụ công nghiệp làm tốt hoạt
động nghiên cứu và phát triển sản phẩm để từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của Viện
trong nền kinh tế thị trường mở cửa và đầy biến động như hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới tại Viện máy và Dụng cụ công nghiệp” để nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Nguyễn Đình Phan và Viện máy và
dụng cụ công nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này!
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
1

và dụng cụ (gọi tắt là Viện máy công cụ và dụng cụ) trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện
kim theo Quyết định số 119/QĐ-CP ngày 17/3/1979 của Thủ tướng Chính phủ.
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
2
Báo cáo chuyên đề thực tập
Trong suốt 10 năm (1979 - 1989), Viện vừa xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội
ngũ cán bộ vừa chủ trì các chương trình khoa học công nghệ của Nhà nước giao:
+ Chủ trì chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KC 02.
+ Chương trình sản xuất bơm nước bằng tay cho UNICEF.
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Viện bước đầu tự lập và tổ chức sản xuất
kinh doanh sản phẩm cơ khí cung cấp cho các nhà máy thuộc ngành công nghiệp.
Đây là giai đoạn Viện gặp rất nhiều khó khăn do chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá
tập trung sang cơ chế thị trường.
- Năm 1990, Viện chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp
(MIE) theo quyết định số 296/QĐ/CNNg/TC ngày 17/8/1990 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp nặng. Viện IMI bước đầu hoạt động tự lập, lấy thu bù chi phí do
không được cấp kinh phí từ Ngân sách Nhà nước. Năm 1993, Viện được đổi tên
thành Viện Nghiên cứu, Thiết kế, Chế tạo máy và dụng cụ công nghiệp (gọi tắt là
Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp) theo Quyết định số 380 QĐ/TCNSĐT ngày
26/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Viện thành lập các Trung tâm
nghiên cứu để tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới; nghiên cứu, thiết kế máy
công cụ điều khiển CNC và khuôn mẫu chính xác trên cơ sở Dự án VIE 87.021
ứng dụng cho ngành công nghiệp.
Viện đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công một số sản phẩm hiện đại, tương
đương các sản phẩm nước ngoài và bước đầu tiếp cận công nghệ cao theo định
hướng Cơ điện tử (Mechatronic).
- Năm 2002, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp được chuyển đổi thành doanh
nghiệp Khoa học và Công nghiệp, thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con theo Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 08/02/2002, Quyết định số

Tng Giỏm c: TS. Vn V. Giỏ tr hot ng kinh t vt 1000 t ng.
1.3 . c thự hot ng ca Vin mỏy v dng c Cụng nghip
T nm 2002, Vin mỏy v dng c cụng nghip c chuyn i thnh doanh
nghip khoa hc v cụng nghip, thớ im hot ng theo mụ hỡnh cụng ty m - cụng
ty con nờn hot ng ca Vin ch yu chỳ trng vo nghiờn cu to ra cỏc sn phm
c in t v u t, chuyn giao cỏc sn phm ny vo sn xut cụng nghip hỡnh
thnh cỏc cụng ty sn xut cỏc sn phm cụng ngh cao trc thuc (cụng ty con). Do
ú, c thự hot ng ca Vin IMI l hot ng: Nghiờn cu o to sn xut
theo mụ hỡnh t th trng n th trng.
Hỡnh 1: Mụ hỡnh nghiờn cu t th trng n th trng
SV: Nguyn Th Thu Dung
Lp: QTKD - TH 48B
4
Thiết kế các sản phẩm
công nghệ cao
Nhiệm vụ khoa
học công nghệ
Sản xuất
thử
Sản xuất công
nghiệp
thị trường
Hợp tác quốc tế để
ứng dụng các công nghệ mới
Báo cáo chuyên đề thực tập
- Hoạt động nghiên cứu khoa học: Từ khi chuyển đổi từ Viện nghiên cứu sang doanh
nghiệp hoạt động khoa học công nghệ, với sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Công
Thương cùng với sự cố gắng to lớn của tập thể khoa học, Viện IMI đã trở thành một
đơn vị nghiên cứu Cơ điện tử hàng đầu ở Việt Nam với những thế mạnh sau:
+ Cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học: để phục vụ cho công tác nghiên cứu

Lớp: QTKD - TH 48B
5
Báo cáo chuyên đề thực tập
Là tổ chức dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển Cơ điện tử, phát huy năng lực, kinh
nghiệm và những thành tích đã có, Viện IMI mong muốn sẽ góp công đầu vào việc xây
dựng và phát triển ngành công nghiệp Cơ điện tử tại Việt Nam, ngành công nghiệp có
giá trị gia tăng lớn, và là xu hướng để chúng ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức
- Hoạt động đào tạo:
Công tác đào tạo là một chiến lược được Viện IMI đánh giá rất cao trong quá trình
chuyển từ Viện nghiên cứu cơ khí thành nghiên cứu Cơ điện tử, nhằm mục đích xây dựng
nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ mới, IMI đã triển khai 03 loại hình đào tạo:
+ Đào tạo sau đại học: Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 29/1999/QĐ-TTg
ngày 27/02/1999 về việc giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ kỹ thuật cho Viện IMI nhằm mục
tiêu gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo. Đây là định hướng chiến lược nhằm phát triển
nguồn lực của Viện IMI trong thời kỳ đổi mới, tạo ra đội ngũ cán bộ KHCN có đủ trình
độ, năng lực tiếp thu và chuyển giao công nghệ vào thực tế sản xuất. Đến năm 2006 Viện
đã đào tạo xong các NCS khoá 1 và 2 với 05 Tiến sỹ, đang tiếp tục đào tạo 06 NCS, trong
đó có 1 NCS gửi đào tạo ở nước ngoài. Nâng cao năng lực đào tạo về chất với việc được
hội đồng chức danh GS, PGS Nhà nước bổ nhiệm 02 Phó Giáo sư.
+ Đào tạo lại và đào tạo liên tục: việc đào tạo lại các kỹ sư để tiếp cận kiến thức
đương đại và đào tạo được thiết lập theo phương thức tối thiểu 2 năm một lần cho các kỹ
sư của IMI, sau 3 năm làm việc được đào tạo thạc sỹ và sau 5 năm được đào tạo tiến sỹ.
Việc đào tạo này nhằm bổ sung kiến thức cho nhu cầu nghiên cứu và sản xuất, đồng thời
cung cấp cho IMI các cán bộ khoa học có học vị. Ngoài đào tạo cho cán bộ công nhân
viên của Viện, hàng năm Viện IMI đã tiến hành đào tạo trung bình 200 cán bộ khoa học
từ các cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước.
+ Đào tạo đại học: Năm 2006 Viện IMI đã kết hợp với Trường Đại học Công nghệ
- Đại học Quốc gia Hà Nội mở ngành cơ điện tử nhằm đào tạo cung cấp nhân lực trình
độ đại học. Năm 2007 đã xây dựng xong chương trình đào tạo và giáo trình. Trong kỳ
tuyển sinh khoá đầu năm 2007, ngành cơ điện tử đã tuyển sinh được 90 sinh viên với

2 Đào tạo Thạc sĩ 03 03 02 06 05
3 Đào tạo Kỹ sư ngành Cơ điện tử - 80 160 240 320
4 Đào tạo nâng cao kỹ thuật cho cán
bộ kỹ sư
50 50 50 50 50
- Hoạt động sản xuất:
+ Sản xuất, kinh doanh, lắp đặt các loại máy, Thiết bị công nghệ, các hệ thống điều
khiển tự động, thiết bị tự động hoá, điện tử công nghiệp và Phần mềm ứng dụng trong
sản xuất công nghiệp.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư; thiết bị điện tử; máy, thiết bị, dụng
cụ và dây chuyền công nghệ trong công nghiệp.
+ Đầu tư tài chính vào các công ty con và các loại hình doanh nghiệp khác.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ
CÔNG NGHIỆP.
2.1. Sản phẩm chủ yếu của Viện IMI
2.1.1. Sản phẩm
Với mô hình nghiên cứu: “ Nghiên cứu thị trường – nhiệm vụ nghiên cứu – hợp
tác quốc tế để ứng dụng các công nghệ mới – thiết kế các sản phẩm công nghệ cao-
sản xuất thử - sản xuất công nghiệp – thị trường “ và trên cơ sở tiếp nhận, ứng dụng
chuyển giao công nghệ của các hãng tiên tiến trên thế giới như : SIEMÉN, MAHO,
BUTTNER của cộng hòa liên bang Đức…Viện đã xác định hoạt động khoa học công
nghệ xuất phát từ nhu cầu thị trường cho khoa học công nghệ là yếu tố sống còn của
viện.
Hiện nay, Viện sản xuất được các sản phẩm cơ khí có độ hiện đại và chất lượng tương
đương như chất lượng của các nước trong nhóm G7, nhưng giá thành chỉ bằng 25%- 40%
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
7
Báo cáo chuyên đề thực tập
so với nhập ngoại. Ngoài ra viện cũng đã đưa ra thị trường trên 20 sản phẩm công nghệ

2
– CNC
7. Máy gia công quả cầu không gian – CNC
8. Máy hàn cốt thép ống kích thước lớn điều khiển CNC
9. Máy hàn cốt thép dạng tấm điều khiển CNC
10. Máy khoan dầm thép 5 trục tọa độ điều khiển CNC
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
8
Báo cáo chuyên đề thực tập
STT Tên thiết bị
11. Máy ép thủy lực lực ép 150-600 tấn điều khiển CNC
Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ ngành chế biến nông sản
12. Máy phân loại cà phê hạt theo màu sắc OPSOTEC 5.01 A
13. Máy phân loại cà phê hạt theo màu sắc OPSOTEC 5.01 B
14. Máy phân loại gạo theo màu sắc ROPSOTEC 4.01 A
15. Máy sấy cà phê bằng công nghệ vi sóng công suất lớn.
Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ ngành Xây dựng, Thủy lợi, Thủy điện và Giao
thông vận tải
16. Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM30, năng suất 30 m
3
/h
17. Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM45, năng suất 45 m
3
/h
18. Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM60, năng suất 60 m
3
/h
19. Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM80, năng suất 80 m
3

suất đến 500 m
3
/h dùng cho các công trình thi công đập thủy lợi, thủy điện
30. Máy rải bê tông tự động công suất đến 60 m
3
/h phục vụ thi công các đường bê
tong, mặt bằng sân đỗ…
31. Trạm trộn bê tông nhựa nóng ABP60, năng suất 60 - 80t/h
32. Trạm trộn bê tông nhựa nóng ABP80, năng suất 80 - 100 t/h
33. Trạm trộn bê tông nhựa nóng ABP100, năng suất 100 - 150 t/h
34. Bơm bê tông tự động THP60, năng suất 60 m
3
/h
35. Bơm bê tông tự động THP85, năng suất 85 m
3
/h
Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp
36. Cân tàu hỏa động điện tử WW80, tải trọng 80 tấn
37. Cân tàu hỏa động điện tử WW100, tải trọng 100 tấn
38. Cân tàu hỏa động điện tử WW120, tải trọng 120 tấn
39. Cân ôtô điện tử AW30, tải trọng 30 Tấn
40. Cân ôtô điện tử AW40, tải trọng 40 Tấn
41. Cân ôtô điện tử AW50, tải trọng 50 Tấn
42. Cân ôtô điện tử AW60, tải trọng 60 Tấn
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
9
Báo cáo chuyên đề thực tập
STT Tên thiết bị
43. Cân ôtô điện tử AW80, tải trọng 80 Tấn

SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
10
Báo cáo chuyên đề thực tập
2.1.2. Khách hàng chính của Viện IMI
Qua nhiều năm hình thành và phát triển, Viện đã có nhiều kinh nghiệm để chế tạo
ra những sản phẩm đòi hỏi tính kĩ thuật cao. Do vậy lượng khách hang ngày càng
tăng và hầu hết là những công ty lớn. Tuỳ vào từng nhóm sản phẩm mà Viện có
những khách hang chủ yếu sau:
- Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành máy xây dựng : trạm trộn bê tông, bơm
bêtông tự động:
+ Tổng công ty công trình giao thông 1
+ Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long
+ Tổng công ty xây dựng VINACONEX
+ Tổng công ty xây dựng và phát triển LICOGI
+ Tổng cô ng ty xây dựng Bạch Đằng
- Nhóm sản phầm cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp: cân tàu hoả, cân
băng tải tự động, cân đóng bao tự động
+ Nhà máy Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao
+ Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc
+ Cảng Hải Phòng
+ Xí nghiệp xi măng Lưu Xá
Khi Viện tham gia đấu thầu, khách hàng của Viện đóng vai trò là chủ đầu tư. Dựa
trên quyền lực của khách hàng, họ đặt ra những yêu cầu hết sức khắt khe cả về giá cả
và chất lượng đòi hỏi Viện phải đáp ứng.
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh
- Viện nghiên cứu cơ khí : trực thuộc bộ Công nghiệp là cơ quan nghiên cứu triển
khai của nhà nước về khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí và có 46 năm
hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa.
- Công ty cổ phần LILAMA thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đang làm chủ

khoa học công nghệ
Quy trình sản xuất của “ trạm bê tông tự động “ – để minh họa một sản phẩm tiêu
biểu của viện có hệ thống điều khiển bằng máy tính.
Sơ đồ 1: Qui trình sản xuất Trạm trộn bê tông tự động
Công suất 80 m
3
/ giờ
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
12
Chuẩn bị các thiết
bị chính
Thiết kế trạm trộn Chế tạo trạm trộn
Lắp đặt hệ thống
1
2 3
Kiểm tra, hiệu
chỉnh , chạy sửa
Hướng dẫn điều
hành
456
Báo cáo chuyên đề thực tập
(1) Chuẩn bị vít tải cứng , lò xo cối trộn , động cơ 3 pha, động cơ 11 kw
(2) Thiết kế các moodun cơ khí chi tiết, hệ thống định lượng, hế thống khí nén thủy
lực.
(3) Chuẩn bị vật tư( phôi) , thiết bị khác, tám lọt cối trơn, thiết bị tự động hóa, thiết
bị điện tử.
(4) Chế tạo các bộ phận
(5) Lắp đặt hoàn chỉnh từ việc ghép các bộ phận
(6) Lắp đặt quá trình vận hành, quá trình bảo dưỡng, kiểm trả thiết bị.

tâm nghiên cứu. Đến nay, IMI Holding có đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ với
trên 600 kỹ sư, 21 thạc sỹ, 11 tiến sỹ, 01 tiến sỹ khoa học, 01 giáo sư và 03 phó
giáo sư có đủ năng lực chuyên môn tốt; có nhiệt huyết, hoài bão trong nghiên cứu
khoa học, gắn bó lâu dài với Viện và các đơn vị thành viên.
- Năm 1999 : viện được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ kỹ thuật . Việc đào tạo lại
các kỹ sư để tiếp cận kiến thức đương đại và đào tạo được thiết lập theo phương
thức tối thiểu 2 năm một lần cho các kỹ sư của Viện IMI, sau 3 năm làm việc
được đào tạo thạc sỹ và sau 5 năm được đào tạo tiến sỹ.
2.4. Cơ cấu quản lí, cơ cấu sản xuất
2.4.1. Cơ cấu quản lí
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, viện IMI tổ chức
bộ máy quản lý sản xuất tập trung, thống nhất theo cơ cấu trực tuyến. các trung tâm
trực thuộc viện là các đơn vị hoạch tóan phụ thuộc với viện, do vậy ở các trung tâm
sẽ có bộ phận thống kê kế toán với nhiệm vụ tập hợp chứng từ số liệu một cách đầy
đủ kịp thời.
Cơ cấu tổ chức quản lý của viện máy và dụng cụ công nghiệp
1. Tổng giám đốc : là người có vị trí, thẩm quyền cao nhất Viện, chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước Tổng công ty về mọi hoạt động của Viện; trực
tiếp lãnh đạo Viện trong mọi hoạt động: nghiên cứu, sản xuất, hành chính...
2. Các phó Giám đốc: phó giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh
vực, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được
phân công và ủy quyền. Cụ thể: Phó giám đốc phụ trách công tác nghiên cứu
khoa học; PGĐ phụ trách công tác nội chính, sản xuất, lao động tiền lương,
xây dựng cơ bản PGĐ phụ trách công tác sản xuất kinh doanh; PGĐ phụ
trách công tác cổ phần hóa& phát triển các công ty cổ phần; PGĐ phụ trách
việc thực hiện chiến lược phát triển ngành máy và công cụ của Viện; PGĐ
phụ trách phân viện phía nam.
3. Phòng tài chính kế toán: thực hiện các chức năng tài chính, kế toán cụ thể,
tham mưu cho viện trưởng về việc lập dự toán trong các công tác đấu thầu,
và điều hành kế hoạch thu chi tài chính, theo dõi chi tiết & tổng hợp tình

trung
tâm kiêm
kế toán
TSCĐ
vật tư
Kê toán
trung
tâm kiêm
kế toán
công nợ
Kế trung
tâm kiêm
kế toán
thanh
toán
Kế toán
ngân
hàng
Thủ quỹ
Kế toán trưởng kiêm
trưởng phòng kế toán
Báo cáo chuyên đề thực tập
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức viện IMI
TRƯỚC CỔ PHẦN HÓA
SV: Nguyễn Thị Thu Dung Lớp: QTKD - TH 48B
Trung tâm Tư vấn và Kỹ thuật môi trường (B7)
Trung tâm Chuyển giao công nghệ (B2)
Phân Viện Máy và Dụng cụ CN tại Tp. HCM
Trung tâm Thiết bị công nghiệp (B1)
Trung tâm Dự án đầu tư (B9)

Khối sản xuất kinh doanh
Các đơn vị hạch
toán phụ thuộc
Các trungtâm
Công ty con
Công ty liên kết
16
Báo cáo chuyên đề thực tập
2.4.2. Cơ cấu sản xuất
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Viện IMI là sản xuất theo đơn đặt hàng. Hàng
hóa của IMI chủ yếu là sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị từ 400 triệu đồng đến
hàng chục tỷ đồng/sản phẩm. Việc sản xuất theo đơn đặt hàng giúp IMI kiểm soát
được hiệu quả kinh tế và xác định được thị phần của mình. Bằng hoạt động khoa học,
công nghệ, với tỷ lệ vốn vay không nhiều, viện IMI và các công ty thành viên trong
mô hình công ty mẹ - công ty con đã có được sự phát triển nhanh, ổn định và bền
vững. Năm 2007, Viện IMI và các đơn vị thành viên đạt được tổng giá trị hợp đồng
kinh tế 1.062,8 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2006 và 6,2 lần so với năm 2002. Tổng
doanh thu đạt 722 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2006 và 5 lần so với năm 2002;
nộp thuế các loại đạt 18,5 tỷ đồng.
Năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do biến động kinh tế thế giới, ảnh hưởng
đến kinh tế Việt Nam: Nhập siêu, giá cả vật tư, nguyên vật liệu tăng cao, tỷ giá ngoại
tệ, lãi suất ngân hàng có nhiều biến động, nhưng với sự quyết tâm của tập thể
CBCNV, Viện IMI đã khắc phục khó khăn, giữ được mức tăng trưởng ổn định: Tổng
doanh thu năm 2008 đạt 1.054 tỷ đồng tăng 46% so với cùng kỳ năm 2007.
Lợi nhuận của Công ty mẹ qua các năm triển khai mô hình công ty mẹ - công ty
con bằng khoảng 7% ÷ 10% lợi nhuận của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Nguyên
nhân vì vốn của Viện IMI nhỏ nên việc góp vốn của IMI vào các đơn vị thành viên
chủ yếu là giá trị công nghệ chuyển giao và bằng thương hiệu IMI. Tuy nhiên, vốn
góp của các cán bộ khoa học của Viện IMI tại các công ty lớn hơn, do đó người
hưởng quyền lợi nhiều từ kết quả kinh doanh của các công ty thành viên là các cán bộ

Quang thường quy kỹ thuật số, máy X Quang kiểu C-arm kỹ thuật số, máy C-T
scanner. Sản phẩm máy X Quang thường quy kỹ thuật số đã được Bộ Khoa học và
Công nghệ lựa chọn và đề xuất với Chính phủ là sản phẩm quốc gia giai đoạn 2008 ÷
2012.
- Viện cũng đạt được những giải thưởng trong lĩnh vực Khoa học công nghệ:
+ Năm 2005: Giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình: “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo
cụm thiết bị cơ - điện tử trong công nghiệp”.
+ Giải 3 - Giải thưởng VIFOTEC, năm 1998 thuộc lĩnh vực cơ khí và tự động hóa cho
công trình “Nghiên cứu thiết kế chế tạo trạm trộn bê tông tự động (30 -45-6 m3/h)”.
+ Giải 3 - Giải thưởng VIFOTEC, năm 1999 thuộc lĩnh vực cơ khí và tự động hóa cho
công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy cắt phôi dạng tấm tự động điều khiển CNC.
Loại 2580 – CNC”.
+ Giải 2: Giải thưởng VIFOTEC, năm 2001 thuộc lĩnh vực cơ khí và tự động
hóa cho công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số - máy tính để chế tạo máy tự
động điều khiển phân loại cà phê hạt theo màu sắc”.
+ Giải 3: Giải thưởng VIFOTEC, năm 2001 thuộc lĩnh vực công nghệ môi
trường cho công trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các hệ thống thiết bị lọc bụi hiện
đại, chất lượng cao được điều khiển theo chương trình để bảo vệ môi trường trong
sản xuất công nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
18
Báo cáo chuyên đề thực tập
3.2. Các kết quả kinh doanh chủ yếu:
3.2.1. Tài sản nguồn vốn :
Bảng 4: Số liệu cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tỷ

trọng giảm từ 76,6% năm 2006 xuống còn 72,7% năm 2007 và chỉ còn 68,8% năm
2008. Theo đó, TSDH ngày càng tăng về tỷ trọng. Cơ cấu như thế là phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. .
Qua bảng trên ta cũng thấy : Tiền và các khoản phải thu tăng từ năm 2006 đến
2007 nhưng lại giảm từ 2007 đến 2008 . Trong khi đó khoản phải thu giảm vào năm
2007 nhưng lại tăng mạnh năm 2008. Như vậy, ta thấy khả năng thu hồi vốn cao và
vòng quay vốn của Viện là nhanh.
Bảng 5: Tình hình tăng giảm nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
19
Báo cáo chuyên đề thực tập
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
- Nợ phải trả 111.696.363.209 135.987.568.956 132.414.658.442
+ Nợ ngắn hạn 110.195.611.356 134.809.593.266 132.400.923.570
+ Phải trả người bán 41.236.601.356 63.233.885.095 81.463.037.667
+ Người mua trả tiền trước 27.689.557.218 45.059.132.709 24.836.424.453
+ Thuế và các khoản phải nộp 409.027.586 1.727.611.229 2.684.826.507
+Nợ dài hạn 1.500.751.857 1.177.975.690 13.734.872
- Vốn chủ sở hữu 34.673.444.158 54.804.954.045 67.479.570.075
+ Nguồn vốn chủ sở hữu 30.536.723.216 49.388.098.465 66.512.017.138
+ Nguồn kinh phí, quỹ khác 4.136.720.942 5.416.855.580 967.552.937
- Tổng nguồn vốn 146.369.807.367 190.792.523.001 199.894.228.517
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiến tỷ trong cao trọng cao tuy nhiên, tỷ trọng
giảm dần qua các năm. Năm 2006 la 76%, đến năm 2007 là 71% và đến năm 2008
chỉ chiếm 66%. Và vốn chủ sở hữu đang ngày một tăng về tỷ trọng. Năm 2006 là
30.536.723.216 đồng, đến năm 2007 là 49.388.098.465 đồng và tiếp tục tăng mạnh
trong năm 2008 là: 66.512.017.138, tăng 17.123.918.670 đồng so với năm 2007.
Điều này là do lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng.
3.2.2. Doanh thu trong 3 năm trở lại đây

6 Lợi nhuận sau thuế đồng 700.495.200 1.455.385.286 1.316.920.796
7 Nộp ngân sách đồng 460.542.996 678.103.296 2.572.460.082
8 Nợ phải trả đồng 111.696.363.209 135.987.568.956 132.414.658.442
9 Nợ phải thu đồng 54.052.996.992 50.282.766.663 79.086.558.922
10 Tổng số lao động người 232 238 221
11 Lương bình quân
đồng/
tháng
2.800.000 3.000.000 3.300.000
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007 và 2008 của Viện IMI
Nhận xét chung: tổng doanh thu năm 2007 là 176.786.411.721 đồng so với năm
2006 là 106.784.506.855 đồng tức là tăng 64%, với năm 2008 doanh thu
402.591.563.456 đồng tăng so với năm 2007 là 124%. Ta có thể thấy rằng tổng doanh
thu tăng mạnh qua các năm đồng thời doanh thu thuần cũng tăng thêm, đặc biệt là
doanh thu từ hoạt động ứng dụng chuyển giao công nghệ vào sản xuất công nghiệp. Điều
này cho thấy hiệu quả cao của hoạt động chuyển giao công nghệ vào sản xuất công
nghiệp. Nộp ngân sách Nhà nước năm 2007 tăng so với năm 2006 là 47%, năm 2008
tăng so với năm 2007 là 279% .
Lợi nhuận sau thuế của Viện tăng đêu qua các năm tuy nhiên năm 2008 có giảm so
với năm 2007 là do khủng hoảnh kinh tế, với điều kiện kinh tế khủng hoảng Viện có
những biện pháp thiết thực để cắt giảm bớt chi tiêu.
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
21
Báo cáo chuyên đề thực tập
IV. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
4.1. Khái niệm sản phẩm mới :
Sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống
hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút
sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ

Lớp: QTKD - TH 48B
22
Báo cáo chuyên đề thực tập
Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và tự hoàn
thiện mình trên tất cả phương diện: các nguồn lực sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh,
sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinh doanh…
Nói chung một doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh một số sản phẩm nhất
định. Chủng loại và số lượng sản phẩm ấy tạo thành danh mục sản phẩm của doanh
nghiệp. Các sản phẩm trong danh mục có thể có quan hệ với nhau theo những kiểu khác
nhau: quan hệ trong sản xuất, quan hệ trong tiêu dùng, các sản phẩm có thể thay thế
nhau... chủng loại sản phẩm trong danh mục nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chính sách sản
phẩm mà doanh nghiệp theo đuổi ( chính sách chuyên môn hoá hay chính sách đa dạng
hoá sản phẩm ). Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, danh mục sản phẩm thường
không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của
thị trường và điều kiện kinh doanh. Điều này thể hiện sự năng động và nhạy bén của
doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng, tạo cho
doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sự
biến đổi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển sản phẩm theo
nhiều hướng khác nhau:
- Hoàn thiện các sản phẩm hiện có.
- Phát triển sản phẩm mới tương đối.
- Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối và loại bỏ các sản phẩm không sinh lời.
Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu và theo chiều rộng là hướng phát triển
khá phổ biến. Sự phát triển sản phẩm theo chiều sâu thể hiện ở việc đa dạng hóa kiểu
cách, mẫu mã, kích cỡ của một loại sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng các nhóm
khách hàng khác nhau. Sự phát triển sản phẩm theo chiều rộng thể hiện ở việc có thêm
một số loại sản phẩm nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của khách hàng .
Nghiên cứu phát triển sản phẩm, không ngừng hoàn thiện sản phẩm sẽ giúp cho
doanh nghiệp không những đưa được sản phẩm của mình tới người tiêu dùng mà còn
giữ vững được vị thế của mình trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể cạnh tranh

từ nước ngoài sẽ có nhiều ưu thế hơn, ưu thế về công nghệ, ưu thế về vốn... Các nước
tiên tiến thì có trình độ công nghệ vượt xa trình độ công nghệ hiện tại của nước ta, ngoài
ra thì Vốn của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn góp nước
ngoài thường rất lớn. Các doanh nghiệp này vừa có vốn, vừa có công nghệ hiện đại nên
lợi thế của Viện IMI ngày càng bị suy giảm ngay trên chính thị trường của nước nhà. Để
tạo ra lợi thế cạnh tranh thì hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ngày càng
có ý nghĩa quan trọng với Viện IMI, hoạt động này đảm bảo cho danh mục sản phẩm
của Viện này càng phong phú, đa dạng và củng cố vững chắc vai trò của Viện IMI trong
các lĩnh vực sản xuất máy công nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất
để từ đó cho ra các sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước, đặc biệt
là đối với các sản phẩm công nghệ cao.
SV: Nguyễn Thị Thu Dung
Lớp: QTKD - TH 48B
24
Báo cáo chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM MỚI.
I. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
1.1 . Thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trên thế giới
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay, các quốc gia đang
phát triển dần tìm ra hướng đi cho mình và có sự thay đổi thần kỳ. Các quốc gia này
đang đặt các nước phát triển vào thế đối đầu trong cuộc chiến về giá cũng như phát
minh mới, các sản phẩm mới. Cuộc chiến này dẫn đến nhiều thay đổi trong hoạt động
kinh doanh toàn cầu.
Những nước phát triển có lợi thế đi đầu về tiến bộ khoa học – công nghệ, ứng
dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào trong sản xuất đã thúc đẩy quá
trình phát triển tại các nước này. Đồng thời, nó cũng giúp cho các nước đang phát
triển có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các nước khác. Nhờ vào các tiến bộ trong
khoa học –công nghệ mà hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại các
nước phát triển diễn ra thuận lợi hơn. Các nước phát triển như Hoa kỳ, Nga, Nhật bản


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status