NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ SONG KHỦA, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC - Pdf 12

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nhóm tham gia thảo luận của bản Co Súc 11
Bảng 2: Nhóm tham gia thảo luận của bản Tà Lạc 11
Bảng 3: Danh sách các cá nhân tham gia phỏng vấn: 12
Bảng 4: So sánh tri thức bản địa và tri thức khoa học 15
Bảng 5: So sánh tri thức bản địa và tri thức hàn lâm 19
Bảng 6: Đặc điểm của hai hệ thống kiến thức hiện hành 20
Bảng 7. Số ngày có giông tại Mộc Châu 25
Bảng 8: Bảng tổng hợp dân số, dân tộc xã Song Khủa năm 2012 30
Bảng 9: Cơ cấu đất của địa bàn nghiên cứu 34
Bảng 10: Tri thức bản địa về một số loài cây gỗ người dân thường khai thác 63
Bảng 11: Tri thức bản địa về một số lâm sản ngoài gỗ 68
Bảng 12: Kiến thức bản địa của người Thái 76
ở xã Song Khủa đã bị mai một: 76
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ quá trình phát nương làm rẫy của người Thái 42
Hình 2: Mô hình trồng xen ngô và dong ở bản Co Súc - Song Khủa 46
Hình 3: Hệ canh tác lúa nước của đồng bào Thái ở xã Song Khủa 48
Hình 4: "Lin" - Hệ thống máng dẫn nước vào ruộng 51
Hình 5: Ruộng bậc thang là một nét đẹp trong văn hoá người Thái 54
Hình 6: Nhà gỗ người Thái trắng Song Khủa 64
Hình 7: Cỗ áo quan được kéo từ rừng về đặt dưới gầm sàn 65
Hình 8: Máng kéo 66
Hình 9: Lá vón vén 71
Hình 10: Co Xạ - một loài cây lấy lá làm thức ăn cho gia súc (nấu cám lợn) 72
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Song hành cùng với sự tác động của các ngành khoa học kỹ thuật tiên tiến
ngày nay, kiến thức bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và
sản xuất của người dân đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kiến

phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương nhất định
nhưng có khi lại không phù hợp với địa phương khác hay dân tộc khác. Kiến thức
bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong mỗi cộng đồng; kiến
thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường và điều kiện của từng địa
phương nơi kiến thức bản địa được hình thành và phát triển (Hoàng Xuân Tý và Lê
Trọng Cúc, 1998)[8]. Chính vì vậy,hệ thống kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệ
rừng cũng rất khác nhau giữa các địa phương và các dân tộc. Do đó, để quản lý tài
nguyên rừng một cách bền vững cũng như duy trì và bảo tồn hệ thống kiến thức bản
địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần coi trọng, tìm hiểu và nghiên
cứu về hệ thống kiến thức bản địa của từng địa phương, từng dân tộc. Trên cơ sở đó,
chúng ta có thể kế thừa, sử dụng và phát huy những ưu điểm của hệ thống kiến thức
bản địa trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng một cách bền vững.
Kiến thức bản địa là lời giải cho nhiều bài toán phát triển cộng đồng và đang
được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý môi trường chú ý đến, hoạt
động nghiên cứu kiến thức bản địa ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã
được quan tâm chú ý trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế,
.v.v tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế.
Mỗi một địa phương, mỗi một dân tộc đều có những quan niệm, những
phong tục tập quán riêng, mà không một địa phương nào giống địa phương nào và
cũng không có dân tộc nào là giống nhau. Ngay cả là cùng một dân tộc nhưng khi
sống ở những địa phương khác nhau cũng đã có những điểm khác nhau về phong
tục tập quán.
2
Sơn La là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam với 12 dân tộc anh em,
trong đó người dân tộc Thái lại chiếm tỉ lệ rất đông. Do vậy, cộng đồng dân tộc Thái
sẽ giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội của cả
tỉnh, bao gồm cả việc bảo vệ, phát triển, và sử dụng tài nguyên rừng. Vậy vấn đề đặt
ra ở đây là: "Những tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái có liên quan như thế
nào đến công tác quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng?" và giả thuyết được
đặt ra là: " Nếu những tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái được áp dụng một

trở ngại cần phải vượt qua, để có thể đạt tới mục tiêu của phát triển. Các nhà phát
triển coi truyền thống và các kinh nghiệm của các tộc người trên thế giới như một
điều gì đó yếu kém, lạc hậu cần phải hủy bỏ hơn là động viên sử dụng. Tính hợp
pháp của tri thức truyền thống bị nghi ngờ. Những kinh nghiệm, hiểu biết của các
dân tộc bản địa bị bỏ qua hoặc bị đánh giá là không khoa học và không đáng được
xem xét.
Bắt đầu từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, vai trò của các tri thức bản địa
được xem xét lại. Do:
Thứ nhất, do sự thất bại của chính sách phát triển. Các chuyên gia phát triển
dần dần nhận ra rằng các tộc người bản địa cùng với các hoạt động văn hóa, xã hội
kinh tế của họ đã và đang sống cuộc sống hài hòa với môi trường xung quanh.
Thứ hai, do sự xuất hiện của khái niêm "Phát triển bền vững". Phát triển bền
vững được thay thế hoàn toàn cho phát triển truyền thống, khi nó nhấn mạnh đến
khả năng đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai.
Khái niệm "Kiến thức bản địa" được sử dụng rộng rãi vào dầu những năm 90
của thế kỷ XX. Năm 1987, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) cùng
với tuyên ngôn về một "tương lai chung của chúng ta" ra cảnh báo về sự suy thoái của
môi trường do nghèo đói kể cả khi không có sự hiện diện của các ngành công nghiệp
trên toàn thế giới. Dần dần các chuyên gia phát triển, những người hoạt động trong lĩnh
vực môi trường, các tổ chức phi chính phủ nhận ra rằng những tri thức truyền thống,
4
thế giới quan và văn hóa các dân tộc bản địa ẩn chứa mối quan hệ hài hòa thân thiện
với môi trường xung quanh. Các dân tộc bản địa lúc này được xem như là các nhà sinh
thái học thực sự với những hiểu biết sâu sắc về môi trường, những quan niệm, niềm tin,
và cả cách họ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Công ước 169 của tổ chức Lao động thế giới (ILO) định nghĩa về người dân
và bộ tộc bản địa là "những người có các điều kiện xã hội, văn hóa và kinh tế phân
biệt họ với các bộ phận khác của cộng đồng quốc gia và địa vị của họ được quy
định toàn bộ hoặc một phần bởi phong tục hay truyền thống, hoặc bởi những luật lệ
đặc biệt hay quy định riêng của họ".(John Briggs & Joanne Sharp, 2004)[7].

thức bản địa cần được nghiên cứu. Thứ ba, một loạt các chính sách phát triển của
chính phủ Việt Nam và các quốc gia trên thế giới vẫn đang bất lực trong việc đạt tới
mục tiêu phát triển ổn định và cân bằng tiến tới bền vững cần thiết.
Trong những năm gần đây, vai trò quan trọng của người dân bản địa cùng
với kiến thức trong quản lý và bảo tồn tai nguyên thiên nhiên ngày càng được thừa
nhận nhiều hơn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức bản địa trên
nhiều lĩnh vực cửa đời sống xã hội. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức bản
địa cũng đã bắt đầu được quan tâm, trong đó có một số công trình liên quan đến lĩnh
vực quản lý tài nguyên rừng. Các nhóm cộng đồng được nghiên cứu chủ yếu là các
nhóm dân tộc Dao, Mường, H'mông (Mèo), Tày, Nùng,Thái (ở vùng núi phía Bắc)
và J'rai, M'nông ở Tây Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên - Huế. Các công trình
nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thường (2003), Lê Thị Diên (2002), Hoàng
Xuân Tý (2000), Lê Trọng Cúc (1998), Hoàng Cầm (1998), Vương Xuân Tình
(1998), Nguyễn Thị Quỳ (1998) và của nhiều tác giả khác là những nghiên cứu cụ
thể về kinh nghiệm và thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục. Những nghiên cứu
này cho thấy kiến thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triển
nếu chúng được phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến,
phù hợp.
6
Ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ là những cơ quan đầu tiên
áp dụng việc sử dụng tri thức bản địa trong việc cải thiện khả năng canh tác trồng
trọt, nâng cao chất lượng sống ở địa phương.
Nghiên cứu, đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông
nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được TS. Hoàng Xuân Tý cà các cộng
tác viên thực hiện trong khuôn khổ dự án: " Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào
dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam" do trung
tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC) và quỹ FORD (Foundation) tài trợ
(1997 -1999). Kết quả đã được xuất bản thành ấn phẩm do Nhà xuất bản Nông
nghiệp in ấn (Hà Nội, 1998) [8].
Trong chương trình sinh thái học Việt Nam do trung tâm nghiên cứu Việt

đời sống của người dân.
3.1.2. Mục đích nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu những phong tục tập quán và kiến thức bản địa trước đây và
hiện nay của đồng bào dân tộc Thái có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phát
triển và khai thác tài nguyên rừng tại địa phương.
- Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các kiến thức bản địa hiện
còn lưu giữ và những phong tục tập quán trước đây đã bị bỏ đi tại địa phương trong
công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác tài nguyên rừng.
- Phân tích vai trò của hệ thống kiến thức bản địa trong công tác quản lý, bảo
vệ, phát triển và khai thác tài nguyên rừng tại địa phương.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát triển hệ thống kiến thức
bản địa trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác tài nguyên rừng tại
địa phương và những biện pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống phù hợp với kiến
thức của người dân địa phương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống tri thức bản địa (Indigenous knowledge) của cộng đồng dân tộc
Thái tại xã Song Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La có liên quan đến vấn đề
quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.
8
- Cộng đồng dân tộc Thái sống rải rác ở hầu hết tất cả các bản trong xã, tuy
nhiên, họ sống tập trung và lâu đời tại hai bản Tà Lạc va Co Súc là chủ yếu. Tại hai
bản này rất ít có dân tộc khác sinh sống. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ
tập trung nghiên cứu chủ yếu tại hai bản trên.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết tổng quan về hệ thống kiến thức bản địa.
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Song Khủa - huyện
Mộc Châu - tỉnh Sơn La . Điều tra về tài nguyên rừng ở xã Song Khủa - huyện Mộc
Châu - tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu về đặc điểm của cộng đồng dân tộc Thái ở xã Song Khủa -
huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La.

6.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Thu thập tài liệu từ thư viện sách, Internet,
- Sử dụng phương pháp thống kê ở các phòng tài nguyên, kiểm lâm của xã,
Ban văn hóa dân tộc,
- Làm việc với lãnh đạo xã để tìm hiểu các thông tin cơ bản về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và một số phong tục tập quán của địa phương. Đồng thời tiến
hành thảo luận với lãnh đạo xã về các vấn đề liên quan tới hoạt động quản lý và bảo
vệ rừng, kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái ở địa phương.
* Nghiên cứu hệ thống tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái tại xã
Song Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La có liên quan đến vấn đề quản lý, bảo
vệ và sử dụng tài nguyên rừng.
6.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn bán định hướng người dân
- Tại mỗi bản, chọn ra 3 nhóm, mỗi nhóm từ 7 - 12 người có kinh nghiệm sản
xuất, tổng có 55 người để tham gia phỏng vấn đồng thời thảo luận nhóm, bao gồm:
+ Nhóm 1: Các già làng, trưởng họ.
+ Nhóm 2: Nông dân có kinh nghiệm sản xuất.
10
+ Nhóm 3: Các nhà quản lý (các cán bộ bản, cán bộ xã), được tổng hợp trong
bảng 1 và bảng 2:
Bảng 1: Nhóm tham gia thảo luận của bản Co Súc
Nhóm
Số người
trong
nhóm
Dân tộc Trình độ
Thời gian
sống
1 7 7/7 dân tộc Thái Từ mù chữ đến lớp 2 Từ nhỏ
2 12 12/12 dân tộc Thái Từ lớp 3 đến lớp 9 Từ nhỏ
3 8

kinh nghiệm sản xuất cũng có những người mới chỉ học qua lớp xoá mù chữ, những
người này lao động sản xuất cũng chỉ vào kinh nghiệm chứ ít khi áp dụng khoa học vào
quá trình lao động sản xuất hoặc nếu có áp dụng thì cũng áp dụng không đúng. Nhóm có
trình độ học vấn cao nhất là nhóm các nhà quản lý bao gồm các cán bộ bản và cán bộ xã
trú tại bản.
11
- Một số công cụ như: lược sử sử dụng tài nguyên rừng, phân tích thuận lợi,
khó khăn và giải pháp được áp dụng để trao đổi, thu thập và phân tích thông tin.
Nội dung các buổi thảo luận nhóm tập trung vào việc xác định và phân tích các kiến
thức bản địa liên quan đến vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên rừng tại
địa phương.
- Xây dựng phiếu điểu tra phù hợp với từng mẫu nhằm khai thác triệt để
thông tin.
- Sau khi thảo luận nhóm, tôi tiến hành phỏng vấn một số người dân có kiến
thức, kinh nghiệm trong quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng (VD: người
làm nghề thuốc, thợ săn, những người già có kinh nghiệm, trưởng họ, trưởng bản, ).
Những cá nhân tham gia phỏng vấn gồm 9 người, được tổng hợp trong bảng 3:
Bảng 3: Danh sách các cá nhân tham gia phỏng vấn:
STT Họ và tên Bản Trình độ Ghi chú
1 Ngần Thị Thân Tà Lạc Lớp 4 Thầy thuốc
2 Ngần Thị Mâng Co Súc Mù chữ (không
nói được tiếng phổ
thông)
Nông dân
3 Ngần Văn Chức Tà Lạc Lớp 3 Thầy cúng
4 Ngần Thị Mum Tà Lạc Lớp 2 Thầy thuốc
5 Vì Văn Quý Tà Lạc Lớp 5 Trưởng họ
6 Ngần Văn Quyên Tà Lạc Lớp xoá mù chữ Thợ Săn
7 Ngần văn Huynh Co Súc Lớp 4 Thợ săn
8 Ngần Văn Dựng Co Súc Lớp 9 Nông dân

luận chính xác và hợp lý trong quá trình nghiên cứu.
6.5. Phương pháp phân tích hệ thống:
- Dựa trên quá trình khảo sát trực tiếp địa phương và các số liệu thu thập
được để đưa ra những đánh giá chung về kiến thức bản địa của người Thái ở xã
Song Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác
tài nguyên rừng.
- Phân tích các đặc điểm tín ngưỡng và điểm mạnh yếu của truyền thống
người Thái ở xã Song Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Lơn La có liên quan đến việc
quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng.
13
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA
1.1. Khái niệm
Khái niệm tri thức bản địa hiện đã không còn xa lạ đối với rất nhiều nhà nghiên
cứu nhân học, văn hoá, dân tộc học và đặc biệt đối với các chuyên gia phát triển.
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), một trong những thể chế kinh tế
quyền lực nhất trên thế giới hiện nay thì Tri thức bản địa là tri thức địa phương, là
nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi
lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng
đồng. Tri thức bản địa còn có cung cấp các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề
đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương.
Định nghĩa này chính thức được đưa ra trong một chương trình “Tri thức bản
địa cho sự phát triển” tại châu Phi của World Bank vào năm 1998, coi tri thức bản
địa như là một nguồn quan trọng trong việc làm tăng tính hiệu quả, năng lực và tính
bền vững cho các chương trình phát triển.Rõ ràng là vai trò và giá trị của tri thức
bản địa là không thể phủ nhận và ngày càng được phổ biến rộng rãi trên toàn thế
giới. Cùng với vị trí ngày càng cao của tri thức bản địa là sự tôn trọng được mang
đến nhiều hơn cho cộng đồng các tộc người, chủ sở hữu của các tri thức này.
Do tri thức bản địa gắn bó với cuộc sống của người dân và được trải nghiệm

truyền miệng và trong các
thực hành văn hóa
Chỉ tính tới thế tục, loại trừ
siêu nhiên
Phân tích hay quy giản, dựa
vào các tập hợp nhỏ của cái
toàn thể
Được lưu giữ thông qua
sách vở và máy tính
Mức độ chân lý Được coi là chân lý (chủ
quan)
Chân lý được thấy trong tự
nhiên và trong niềm tin
Giải thích dựa vào ví dụ,
kinh nghiệm và tục ngữ
Được coi là tiếp cận gần
nhất đến chân lý
Chân lý được tìm thấy từ sự lý
giải của con người
Giải thích dựa vào giả thuyết,
lý thuyết và quy luật
Mục đích Trí tuệ lâu dài
Thực tế cuộc sống và tồn tại
Có khả năng dự báo tốt ở
Suy đoán ngắn hạn
Trừu tượng, trải qua kiểm
tra
15
Các lĩnh vực tri thức Tri thức bản địa Kiến thức khoa học
địa phương (có giá trị về

và xã hội. Người dân địa phương cũng thực hiện những thí nghiệm và nghiên cứu
nhưng khác với các nhà khoa học chuyên nghiệp, họ nghiên cứu như một phần của
nỗ lực để tồn tại trong khi làm việc để kiếm sống. Các nhà khoa học, mặt khác, thực
hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hay những cánh đồng thử nghiệm trong
những điều kiện giả định, nhân tạo, trong khi người dân địa phương thực hiện
nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên ở các cánh đồng hay ở nơi nào đó mà họ
thường làm việc.
Kiến thức khoa học được xuất phát từ các nhà khoa học chuyên nghiệp và
thường được ghi chép lại trong khi kiến thức bản địa thường không được ghi chép.
Bên cạnh đó, tri thức bản địa sinh ra trong một văn hóa ở những dạng khác nhau
16
như các thực hành văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo và tín ngưỡng, nghi lễ,
văn học dân gian, dân ca, truyền thuyết và tục ngữ. Không giống tri thức khoa học,
tri thức bản địa ngầm ẩn và khó để cho người ngoài hiểu được. Tri thức khoa học
được tiêu chuẩn hóa và được thể hiện bằng các thuật ngữ có tính toàn cầu, tri thức
bản địa không mang tính tiêu chuẩn hóa và được thể hiện bằng ngôn ngữ địa
phương. Ở phương diện này, tri thức bản địa nhìn chung không thể di chuyển được
ra khỏi khu vực của mình trong khi tri thức khoa học có khả năng ứng dụng toàn
cầu. Do vậy, khoa học được xem là một hệ thống tri thức toàn cầu trong khi tri thức
bản địa mang tính đặc thù địa phương và được xem là ít có khả năng ứng dụng ở
bên ngoài biên giới lãnh thổ của mình.
Tri thức bản địa là kiến thức sinh kế trong khi khoa học là kiến thức của kinh
tế thị trường. Kiến thức bản địa là các kỹ thuật cho việc sản xuất theo quy mô nhỏ,
đáp ứng nhu cầu của gia đình, trong khi khoa học dựa trên sản xuất quy mô lớn để
cung cấp cho thị trường quốc gia, quốc tế. Những người sống trong nền kinh tế sinh
kế, tự cung, tự cấp thường sản xuất ra đủ đáp ứng cho nhu cầu của gia đình mình
mà không quá cố gắng chế ngự thiên nhiên hay khai thác nó một cách quá đáng. Họ
phát triển những công nghệ hài hòa với tự nhiên.
Các nhà khoa học phương Tây khám phá tự nhiên và xã hội để tìm hiểu quy
luật cho các hiện tượng khác nhau và tìm kiếm sự giải thích cho các quan hệ đã được

nấu đường muỗng…
Tri thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân trong
cộng đồng được hoàn thiện củng cố dần và truyền lại cho thế hệ sau bằng truyền khẩu,
bằng các bài hát, ngôn ngữ, luật tục, Để phân tích các đặc trưng của tri thức bản địa,
G.Broding và M. Schonberger đã lập bảng so sánh tri thức bản địa với tri thức hàn lâm
(Academic knowledge) vốn dĩ của giới khoa học tồn tại ở các viện nghiên cứu, trường
đại học. So sánh này được thể hiện ở bảng 5:
18
Bảng 5: So sánh tri thức bản địa và tri thức hàn lâm
Tri thức bản địa Tri thức hàn lâm
Truyền miệng Truyền bằng văn bản
Học qua quan sát và thực hành Học qua lý thuyết được ứng dụng
Tiếp cận tổng thể hay hệ thống Tiếp cận đơn lẻ bộ phận
Kiểu suy nghĩa trực giác Lý luận phân tích và quy nạp
Chủ yếu định tính Chủ yếu định lượng
Dữ liệu do người lao động làm ra (có tính
đại chúng)
Dữ liệu thu thập bởi các nhà chuyên
môn (có tính cá biệt)
Dữ liệu dùng ngôn từ bản địa (địa phương) Dùng ngôn ngữ đương đại
Môi trường như một bộ phận của những
mối quan hệ xã hội – thần linh
Quản lý môi trường có tổ chức, có thứ
bậc, ngăn nắp
Dựa trên những kinh nghiệm thu thập và
tích luỹ
Dựa trên các định luật và học thuyết
khoa học
(Nguồn: Đề tài:” Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp
bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi” -

- Đòi hỏi lao động (thường là lao
động thủ công)
- Rủi ro môi trường
- Chiến lược thích ứng đa dạng
Đầu ra
- Năng suất thấp trong trường hợp
năng lượng đầu vào thấp
- Có sự phân tách về văn hoá
- Mục đích cho lợi nhuận
- Có nguy cơ sự suy thoái cao
- Không bền vững
- Năng suất thấp trong trường hợp
đầu vào lao động thấp
- Tương thích văn hoá
- Có ít nguy cơ cho sự suy thoái
- Bền vững với mật độ cư dân thấp
(Nguồn: guon-tai-nguyen-
rung-477/ )
Qua bảng trên ta thấy rõ được về mặt ngữ nghĩa trong nghiên cứu hiện
tượng, tri thức hàn lâm được nghiên cứu chính thống về mặt thời gian có thể ngắn
hoặc dài nhưng dựa trên hệ thống kiến thức mang tính kế thừa, được kết luận thông
qua kết quả của quá trình thí nghiệm hoàn chỉnh. Hệ thống tri thức bản địa mang
tính tổng quát, được rút ra từ sự quan sát ghi nhận, phân tích theo tính tự phát. Thí
nghiệm phi chính quy thường được thực hiện với thời gian dài. Theo tính chất sử
dụng tài nguyên và đầu ra của hệ thống, tri thức bản địa truyền thống thường chú
20
trọng vào tiềm năng địa phương và sản xuất theo công thức: “Đầu tư thấp – năng
suất thấp”.
Các đặc tính cơ bản của tri thức bản địa bao gồm:
- Tính hệ thống là đặc tính cơ bản của tri thức bản địa, khả năng bao hàm

giao tiếp và tổ chức của cộng đồng có ý nghĩa sống còn đối với các quá trình ra
quyết định ở cấp độ địa phương; có ý nghĩa sống còn đối với việc bảo tồn, phát triển
và phổ biến các tri thức bản địa
Như vậy, tri thức bản địa mang tính đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng
nhất định. Nó dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, thừa kế từ người này qua
người khác, đời này sang đời khác. Tri thức bản địa được phản ánh trong những bài
dân ca, câu chuyện, truyền thuyết và những thực hành văn hóa của người bản địa.
Đôi khi nó được bảo tồn dưới dạng trí nhớ, nghi thức, lễ thức hay điệu múa. Đôi khi
nó được lưu giữ dưới dạng những vật dụng được lưu truyền từ đời này sang đời
khác hay từ mẹ sang con gái. Trong các hệ thống tri thức bản địa, thường không có
sự cách biệt giữa kiến thức tôn giáo, thể tục và thực hành, chúng chỉ là một vài sự
giống nhau.
Hướng tới mục tiêu đó, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu
các kiến thức và kinh nghiệm của người Thái trắng (Song Khủa) trong quản lý, bảo
vệ và sử dụng tài nguyên rừng làm cơ sở thông tin cho các nhà làm công tác bảo tồn
và phát triển chọn lọc để áp dụng trong việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên
rừng, góp phần cai thiện đời sống cho người dân địa phương.
22


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status