Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế quốc dân - Pdf 12

ục lục Trang
Mở đầu 4
Phần I: Lý luận chung về đầu tư phát triển từ vốn NSNN 5
I. Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển 5
1. Khái niệm, bản chất, vai trò của đầu tư và đầu tư phát triển 5
2. Nguồn vốn đầu tư 8
2.1. Khái niệm và bản chất nguồn vốn đầu to 8
2.2. Các nguồn huy động vốn đầu to 11
2.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 11
a. Nguồn vốn nhà nước 11
b. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân 12
c. Thị trường vốn 12
2.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 13
II. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 14
1. Khái niệm và bản chất đầu tư từ nguồn vốn NSNN 14
a. Khái niệm 14
b. Bản chất 15
2. Vai trò của đầu tư từ nguồn vốn của NSNN 17
3. Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư từ nguồn
vốn NSNN
18
3.1. Hiệu quả của các dự án sử dụng vốn NSNN
18
3.2. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công trình được
đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN
19
1
3.3. Sự đóng góp của NSNN vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh
tế
19
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển từ NSNN

28
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tăng năng lực sản xuất mới
28
3. Nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN………….
29
4. Cơ chế quản lý đầu tư có nhiều đổi mới theo hướng tích
cực
31
III. Những hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN
32
1. Đầu tư còn dàn trải dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp
32
1.1. Chất lượng quy hoạch còn nhiều bất cập
21
1.2. Đầu tư dàn trải, tiến độ thi công dự án chậm trễ, kéo dài
24
3
2. Tình trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư diễn ra trong tất cả
các giai đoạn của quá trình đầu tư
35
3. Đầu tư từ nguồn vốn NSNN chưa phát huy …………..
38
4. Sử dụng vốn đầu tư phát triển, vốn đầu tư của doanh nghiệp
nhà nước kém hiệu quả
40
5. Những hạn chế trong quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN
40
Phần III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
từ NSNN

Mở đầu
Đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước nói chung, trong
tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng ở tất cả các quốc gia cũng như ở
Việt Nam. Trong phạm vi một quốc gia, mục tiêu chủ yếu của các hoạt động
đầu tư đó là các mục tiêu về kinh tế xã hội. Điều này thể hiện ở sự gia tăng
thu nhập quốc dân, tăng thu ngoại tệ, gia tăng thu nhập cho người dân, gia
tăng việc làm, cải thiện môi trường…Để đạt được những mục tiêu này phục
vụ cho chiến lược phát triển chung của đất nước, cần phải sử dụng có hiệu
5
quả mọi nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển. Trong các loại nguồn lực
sử dụng để đầu tư phát triển thì vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng và
không thể thiếu đối với mọi công cuộc đầu tư. Đối với các hoạt động đầu tư
của một quốc gia thì nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) lại là một nguồn
vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
đó. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh
tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các
dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch
xây dựng đô thị và nông thôn. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng của nguồn vốn
này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã
hội của quốc gia.
Đề tài này xin đi sâu vào nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn đầu tư của
NSNN nhằm thấy được một phần những kết quả đã đạt được của đất nước ta
trong việc thực hiện chiến lược kinh tế- xã hội, phát triển đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng, giảng viên bộ môn
kinh tế đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này!
Phần I: Lý luận chung về đầu tư phát triển từ vốn NSNN
I. Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển
1. Khái niệm, bản chất, vai trò của đầu tư và đầu tư phát triển
* Khái niệm

7
- Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh
tế
Tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung
của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác tác động của vốn
đầu tư còn được thể hiện thông qua hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ… Do đóc đầu tư gián tiếp làm tăng
tổng cung của nền kinh tế.
Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào
hoạt động làm cho năng lực của tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng
lên. sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng, đến
lượt nó, lại là nhân tố kéo, tiếp tục kích thích sản xuất phát triển, tăng quy mô
đầu tư. Sản xuất phát triển là yếu tố tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội.
tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên
trong xã hội.
- Đầu tư tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất
lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là
những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng
suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó, nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên
phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành vùng phát huy nội lực của
8
nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành,
đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc

(v+m)ı > cıı
Hay nói cách khác:
(c+v+m)ı > cıı + cı
Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuẩt tạo ra ở khu vực I không chỉ
bồi hoàn tiêu hao vât chất của toàn bộ nền kinh tế (của cả hai khu vực) mà
còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình
sản xuất tiếp theo.
Đối với khu vực II yêu cầu phải đảm bảo:
(c+v+m)ıı < (v+m)ı + (v+m)ıı
Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị
sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn,
nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ
đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng.
Như vậy để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô
đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng
thời phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực,
10
Theo quan điểm của C.Mac, con đường cơ bản và quan trọng về lâu
dài để tái sản xuất mở rộng là tái sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong
sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất
mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền
kinh tế.
Còn theo Keynes: đầu tư chính bằng phần thu nhập không chuyển vào
tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của
thu nhập so với tiêu dùng:
Tức là:
Thu nhập = Tiêu dùng + đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng
Như vậy:
Đầu tư = Tiết kiệm²

a. Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của NSNN, nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển
của doanh nghiệp nhà nước.
12
Nguồn vốn NSNN : đây chính là nguồn chi của NSNN cho đầu tư. Đó
chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công
tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: cùng với quá trình
đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng
vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như trước
năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng
như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn
1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí
quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp
vốn trực tiếp của nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: nguồn vốn này chủ
yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp
nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh
nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ
yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp.
b. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư,
phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo ước tính

triển của nhà nước, một phần có thể đưa vào các chương trinh ưu đãi tín dụng
đầu tư phát triển của nhà nước và một phần có thể vận hành theo các dự án
độc lập.
b. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế
Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dạng như với vốn
ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không gắn với các ràng buộc
về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là
tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi xuất cao là những
trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.
c. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với
các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài
khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận
vốn. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi
nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận vốn
nên nó có thể thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là những
ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn
vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư.
15
d. Thị trường vốn quốc tế
Với xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết ngày càng tăng của các thị
trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về
các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên
phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và
bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhà nước rất coi
trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển
sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó,

sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế xã hội.
* Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản
- Theo hình thức tái sản xuất, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm
+ Chi xây dựng mới bao gồm các khoản chi để xây dựng mới các
công trình, dự án. Kết quả là tăng thêm tài sản cố định, năng lực sản xuất mới
của nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng mới là việc đầu tư theo chiều
rộng, cho phép ứng dụng thuận lợi kỹ thuật tiên tiến và thay đổi sự phân bố
sản xuất. Nhưng xây dựng mới đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, thời gian xây
dựng dài.
+ Chi đầu tư cải tạo mở rộng, trang thiết bị lại kỹ thuật bao gồm các
khoản chi để mở rộng đào tạo lại những năng lực và tài sản cố định hiện có
nhằm tăng thêm công suất năng lực và hiện đại hóa tại sản cố định. Cải tạo,
trang bị lại kỹ thuật là yếu tố để phát triển sản xuất theo chiều sâu.
17
- Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, chi đầu tư xây dựng cơ bản
bao gồm
+ Chi cho xây lắp là các khoản chi để xây dựng, lắp ghép các kết cấu
kiến trúc và lắp đặt máy móc thiết bị vào đúng vị trí, theo đúng thiết kế kỹ
thuật đã được duyệt.
+ Chi cho mua sắm máy móc thiết bị là những khoản chi hợp thành
giá trị của máy móc thiết bị đầu tư mua sắm bao gồm: chi phí giao dịch hợp
lý, giá trị máy móc ghi trên hóa đơn, chi phí về vận chuyển, bốc xếp, chi phí
về bảo quản, chi phí về gia công tinh chế thiết bị kể từ khi mua sắm đến khi
thiết bị được lắp đặt hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
+ Chi phí về xây dựng cơ bản khác là những khoản chi nhằm đảm
bảo điều kiện cho quá trình xây dựng, lắp đặt và đưa công trình vào sản xuất,
sử dụng. Nó bao gồm: chi phí chuẩn bị cho đầu tư, chi phí khảo sát, lập thiết
kế, dự toán công trình, chi phí cho ban quản lý công trình, chi phí chuyên gia
hướng dẫn thi công; chi phí tháo dỡ vật kiến trúc, chi phí dùng đất xây dựng,
chi phí đền bù hoa màu đất đai, di chuyển nhà cửa mồ mả, chi phí khánh

nước. Ở Việt Nam đây là điều kiện vật chất để ổn định và củng cố chế độ
chính trị, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước cũng như không
ngừng cải thiện đời sống nhân dân.
Như vậy, đầu tư từ NSNN có ý nghĩa quan trọng quyết định tới việc
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, từ đó quyết
19
định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy ở bất kỳ quốc gia nào, nhà nước
đều phải hết sức coi trọng và có những chính sách đúng đắn để thực hiện đầu
tư phát triển cũng như có giải pháp quản lý hiệu quả.
3. Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN
3.1. Hiệu quả của các dự án sử dụng vốn NSNN
Để đánh giá hiệu quả của các dự án sử dụng vốn nhà nước cần phải dựa
vào mục tiêu của dự án. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN các mục tiêu
chủ yếu là các mục tiêu về kinh tế xã hội. Khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội
do dự án đem lại phải xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển nền
kinh tế. Tiếp đến là xem xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực
hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước thông qua một hệ thống các chỉ
tiêu định lượng như mức đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ cho
nền kinh tế, số lao động có việc làm nhờ việc thực hiện dự án…
* Các tiêu chuẩn đánh giá dự án sử dụng vốn NSNN bao gồm:
- Nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp thông qua
các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập,
tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế.
- Phân phổi thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua việc đóng
góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển
và đẩy mạnh công bằng xã hội.
- Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu
chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của các nước thừa lao động,
thiếu việc làm.
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không

tư. Thực tế ĐTXDCB trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ
dẫn đến tình trạng các công trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ
kéo dài phải phá sản. Ví dụ như các nhà máy đường, cảng cá, chợ đầu
mối,...Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho việc ĐTXDCB manh mún, nhỏ lẻ, ít
hiệu quả. Nhưng nếu không có quy hoạch thì hậu quả lại càng nặng nề hơn.
Nhà nước không những chỉ quy hoạch cho ĐTXDCB của nhà nước mà còn
phải quy hoạch ĐTXDCB chung, trong đó có cả ĐTXDCB của tư nhân và
khu vực đầu tư nước ngoài. Khi đã có quy hoạch cần phải công khai quy
hoạch để người dân và các cấp chính quyền đều biết. Trên cơ sở quy hoạch,
về ĐTXDCB của nhà nước, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư,
khuyến khích các khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy
hoạch treo.
4.2. Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng
Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng phải được thể
chế hóa. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh
hoạt động đầu tư. Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng
và trực tiếp đến hoạt động đầu to và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả
của hoạt động đầu tư. Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn
đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, thất thoát, lãng phí
trong đầu tư, đặc biệt là ĐTXDCB. Hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ
nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng
các nhà đầu tư từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả đầu tư. Để có thể quản
22
lý các hoạt động đầu tư nói chung và các hoạt động đầu tư có sử dụng vốn
NSNN nói riêng được tốt, nhà nước phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi
của tình hình đầu tư để từ đó sửa đổi bổ sung hệ thống chính sách pháp luật
về đầu tư cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
4.3. Năng lực bộ máy và quản lý hành chính nhà nước
Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu
quả của các hoạt động đầu tư. Năng lực ở đây bao gồm năng lực con người

hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn đầu
tư toàn xã hội.
Năm 2007, tổng số thu cân đối NSNN: 281.900 tỷ đồng, bằng 24.9%
tổng sản phẩm trong nước (GDP); tính cả 19000 tỷ đồng thu kết chuyển năm
2006 sang năm 2007 thì tổng số thu NSNN nhà nước là 300.900 tỷ đồng.
- Tổng số chi cân đối NSNN: 354.900 tỷ đồng; tính cả 2.500 tỷ đồng
chuyển nguồn thu từ dầu thô sẽ là 357400 tỷ đồng.
- Mức bội chi NSNN: 56.500 tỷ đồng, bằng 5% tổng sản phẩm trong
nước (GDP)
Năm 2007, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã tăng 3,1% so với
dự toán. Tuy nhiên, chi phí cho quản lý hành chính ở các địa phương đã tăng
47,8% so với năm 2006, vượt 5,1% so với dự toán. Như vậy, việc bố trí chi
24
ngân sách cho một số khoản chưa thật sự cấp bách cho thấy kỷ luật tài chính
chưa nghiêm.
Thậm chí, có tới 1.863,7 tỷ đồng "rót" cho 142 dự án chưa đủ thủ tục
đầu tư. 129 dự án quá thời hạn quy định, với tổng số vốn hơn một ngàn tỷ
đồng. Nhiều địa phương bố trí vốn cho giáo dục và khoa học - công nghệ thấp
hơn dự toán TƯ giao. Có tới 4 tỉnh là Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên
Giang không bố trí vốn đầu tư cho lĩnh vực GD - ĐT. Nhiều địa phương cắt
giảm gần ba nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển để bố trí không đúng quy
định cho mục tiêu khác. Có địa phương tái diễn tình trạng này suốt 5 năm.
Sau 9 tháng, kết quả giải ngân trong xây dựng cơ bản đạt 65,3% kế
hoạch. Trong đó, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đạt 18,5% so với dự
toán. Chẳng hạn, Bộ GTVT sau 8 tháng, chỉ đạt 17% kế hoạch, gây lãng phí
về vốn, thời gian, cơ hội đầu tư và làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng
kinh tế những năm tiếp theo.
Bảng về vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN thực hiện
năm 2006
Thực hiện (Tỷ đồng) Thực hiện so với


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status