Luận văn: Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải pháp hoàn thiện - Pdf 12



1

Luận văn

Những vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện
hợp đồng và giải pháp hoàn
thiện 2
MỞ ĐẦU

Ngay từ khi thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế . Đảng và nhà
nước ta đã chú trọng đến phát triển kinh tế đối ngoại trong đó có kinh
doanh ngoại thương. Là một lĩnh vực quan trọng , ngoại thương có nhiều
đóng góp cho sự phát triển kinh tế và là cầu nối giữa các quốc gia , không
những về kinh tế mà còn góp phần cho sự xích lại gần nhau giữa các dân
tộc . Sự phát triển của ngoại thương dựa trên cơ sở phân công lao động và
chuyên môn hoá quốc tế về sản xuất kinh doanh đã tích cực bổ sung cho
những khiếm khuyết của nền kinh tế quốc nội . Kinh doanh ngoại thương là
hoạt động mang lại lợi nhuận rất cao cho doanh nghiệp và đó chính là động
lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng phát triển hoạt động kinh
doanh trên thương trường quốc tế . Tuy nhiên , ngoại thương là lĩnh vực
kinh doanh có nhiều đặc trưng và chứa đựng nhiều rủi ro . Một khi quyết
định tham gia thương trường quốc tế , doanh nghiệp luôn phải chấp nhận

hoặc trả tiền rồi mà không nhận được hàng hóa như cam kết sẽ dẫn đến
tranh chấp kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp . Sau đâu là một ví dụ cụ
thể về trường hợp mà doanh nghiệp trả tiền rồi nhưng lại không nhận được
hàng như cam kết : Mới đây, công ty thương mại H của VN , mở tín dụng
tại một ngân hàng ở VN để NK 5000 tấn thép tấm từ cty Sunkyong – Hàn
Quốc . Công ty thương mại H là đơn vị NK ủy thác NK của công ty XNK
K . Khi hàng về đến cảng , và công ty K đã tiếp nhận và tổ chức bán hàng .
Mặc dù hàng về chậm và kém chất lượng so với thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán ngoại thương nhưng ngân hàng với tư cách là đơn vị mở tín dụng
thư vẫn phải thanh toán đầy đủ cho công ty Sunkyong vì bộ chứng từ do
bên bán hàng xuất trình phù hợp với quy định của tín dụng thư quốc tế. Do
vậy căn cứ vào qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của
Phòng Thương Mại Quốc Tế (gọi tắt là UCP 500) ngân hàng không có cơ
sở từ chối thanh toán cho bên XK . Sau đó , ngân hàng thông báo cho
người mua hàng là công ty thương mại H yêu cầu thanh toán nhưng công ty
này đã không đồng ý với lý do bên bán hàng đã giao hàng không đúng thỏa 4
thuận. Cuối cùng, vụ việc này phải đưa ra tòa . Sau 2 cấp xét xử , tòa án đã
buộc công ty thương mại H phải trả cho ngân hàng toàn số tiền gốc là
260.533 USD mà ngân hàng đã thanh toán cho đối tác Hàn Quốc (theo báo
diễn đàn doanh nghiệp , ngày 09/12/2006) . Qua ví dụ trên cho ta thấy được
phát sinh từ trong khâu thanh toán là rất quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu . Do đó trong quá trình thực hiện thanh
toán , các doanh nghiệp nên cần chú ý những mục sau đây:
1.1.1 Loại tiền nào sẽ đuợc sử dụng trong các hóa đơn
Tiền tệ vừa có chức năng tính toán , thanh toán trong buôn bán vừa
là đối tượng của buôn bán . Mặt khác , tiền tệ của các nước trên thế giới
ngày nay hầu hết là tiền giấy. Do vậy , bản thân tiền tệ chứa đựng nguy cơ

hợp đồng hay thời điểm giao hàng …)
1.1.2 Phương thức thanh toán nào là hợp lý nhất
Trên thị trường hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các
phương thức thanh toán quốc tế như : trả tiền mặt trực tiếp , chuyển tiền ,
nhờ thu , hàng đổi hàng , chuyển giao nghĩa vụ nhưng thanh tóan bằng thư
tín dụng (L/C) là phương thức đựợc lựa chọn nhiều nhất bởi nó an toàn
nhất , tương đối công bằng trong buôn bán quốc tế .
1.1.2.1 Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C
Hiện nay thanh toán băng L/C chiếm trên 70% số lượng thương vụ
buôn bán quốc tế nhờ những ưu điểm của nó và được coi là sự lựa chọn
đương nhiên trong các quan hệ giao dịch buôn bán của các doanh nghiệp .
Vì thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người
nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) , cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định
, với điểu kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy
định trong lá thư đó . Nó còn là một văn bản thể hiện sự cam kết ngân hàng
mở thư tín dụng đối với nhà xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán
theo những điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán ngoại thương .
Tuy nhiên , thanh tóan bằng L/C cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ
rủi ro cho cả người bán hoặc người mua trong quá trình thực hiện hợp 6
đồng. Như ví dụ đã nêu ở trên cũng cho ta thấy rõ được vấn đề phát sinh ở
đây nằm ở phương thức thanh toán bằng L/C .Là vì theo quy định của
UCP500 thì hợp đồng thương mại quốc tế là cơ sở của thư tín dụng ,nhưng
khi thư tín dụng đựơc xác lập thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng . Điều
này cũng có nghĩa ngân hàng phát hành thư tín dụng không liên quan gì
đến hợp đồng và không phải chịu trách nhiệm về những điều khoản mà các
ban đã cam kết trong hợp đồng thương mại quốc tế . Điều 3 của UCP 500

việc lập và trình chứng từ thanh toán . Ngược lại , thời hạn của
L/C quá ngắn thì một mặt tránh ứ đọng vốn cho người nhập khẩu
, nhưng mặt khác lại gây khó khăn cho người xuất khẩu trong
việc lập và trình chứng từ thanh toán , vì thời gian quá eo hẹp
không đủ dể chuẩn bị . Ngoài ra còn phải chú ý là , nếu thời gian
hiệu lực của L/C dưới 3 tháng thì phí thông báo của L/C chỉ phải
chịu là 0,1%, còn trên 3 tháng là 0,2% trị giá L/C . Vì vậy , cần
phải xác định thời hạn hiệu lực của L/C cho hợp lý , có nghĩa là
nó vừa tránh được đọng vốn cho nhà nhập khẩu và vừa không gây
khó khăn cho việc chuẩn bị và xuất trình chứng từ thanh toán của
nhà nhập khẩu . Việc xác định này cần thỏa mãn những nguyên
tắc sau đây :
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và
không đựoc trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C
Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng trong một thời gian
hợp lý , không được trùng với ngày giao hàng . Ở đây thời
gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số của số ngày
cần phải có để thông báo mở L/C , số ngày lưu L/c ở ngân
hàng thông báo , số ngày chuẩn bị hnàg để giao cho người
nhập khẩu nếu hàng xuất là mặt hàng phức tạp , phải điều
động từ xa để xa đến cảng và phải tái chế biến lại trước khi
giao, nếu thời điểm giao hàng vào mùa ẩm ướt thì số ngày
chuẩn bị giao hàng phải nhiều . Ngược lại , nếu hàng xuất là 8
hàng sản phẩm công nghiệp thì không cần thiết đòi hỏi số
ngày chuẩn bị hàng quá lớn .
Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng
một thời gian hợp lý . Thời gian tối đa là 21 ngày , bao gồm

3.Dưới 30% trị giá L/C 0,15% trị giá L/C mở
Min USD5 và Max USD200
4.Miễn ký quỹ 0,2% trị giá L/C mở
Min USD5 và Max USD300

Phí tu chỉnh L/C : nếu tu chỉnh L/C phát sinh từ ngân hàng nước
ngoài thì ngân hàng sẽ tiến hành tu chỉnh L/C và thu phí là USD40 cho một
lần tu chỉnh cộng thêm điện phí là 2-5 USD cho một lần tu chỉnh
Tu chỉnh khác, với phí tu chỉnh là USD5 cho một tu chỉnh
1.2. Những vấn đề phát sinh trong khâu giao, nhận hàng
Về thời hạn giao, nhận hàng : Thời hạn giao , nhận hàng là thời hạn
mà người xuất nhập khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao nhận hàng . Người
xuất, nhập khẩu cần quy định trong hợp đồng với ngừơi nhập, xuất khẩu
thời hạn giao nhận hàng một cách cụ thể và rõ ràng , chẳng hạn giao hàng
chậm nhất là ngày 30/1/2000 , hoặc tháng 3/ 2000 hoặc quý i/
2000…Không nên quy định thời hạn giao hàng một cách chung chung ,
chẳng hạn như giao hàng nhanh , giao hàng ngay lập tức , giao hàng càng
sớm càng tốt…Bởi cách quy định chung chung như vậy được giải thích
từng nơi , từng vùng , từng nghành là khác nhau . Ví dụ : Ở Mỹ “ giao ngay
” là giao trong vòng 5 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng , nhưng trong bản “
Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP 500 ” của phòng
thương mại quốc tế giải thích, từ ngữ đó được hiểu là : Yêu cầu gửi hàng
trong thời gian 30 ngày kể từ ngày mở thư tín dụng . Người xuất nhập
khẩu còn có thể quy định thời hạn giao , nhận hàng còn phụ thuộc và các
điều kiện khác : Ví dụ như giao nhận hàng trong vòng 30 ngày sau khi mở

10
L/C…nhưng cần phải chú ý rằng sau đó phải quy định cụ thể thời hạn mở
L/C .
Về việc quy định giao hàng thành bao nhiêu chuyến : Việc quy định

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu , thường người bán cung cấp bao
bì . Nhưng cũng có trường hợp người mua cung cấp bao bì đặc biệt , hoặc
bao bì trị giá đắt phải đi thuê như container…
Giá cả của bao bì được tính chung với hàng hóa hay tính riêng , đây
cũng là điều mà người xuất nhập khẩu cần tính đến .
Bao gói hàng hóa chủ yếu do nhà xuất khẩu tổ chức thực hiện : Như
ta đã biết , bao bì là một loại vật phẩm dùng để bao gói và chứa đựng hàng
hóa, hạn chế những tác động của môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ hàng
hóa trong quá trình vận chuyển , và bảo quản đồng thời có tác dụng quảng
cáo và hướng dẫn tiêu dùng .
Thông thường hàng hóa mà các doanh nghiệp thu mua dành cho xuất
khẩu chưa được đóng gói bao bì. Điều này sẽ làm cho chất lượng hàng hóa
bị giảm sút trong quá trình vận chuyển dài ngày . Vì vậy , khi chuẩn bị
hàng hóa thì khâu đóng gói vô cùng quan trọng . Yêu cầu đối với bao bì
hàng hóa xuất khẩu : bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt
quá trình vận chuyển , phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ , vận chuyển
, bảo quản, bao bì phải phù hợp với tiêu chuẩn luật lệ quy định , tập quán
và thị hiếu tiêu dùng của thị trường nhập khẩu cũng như tập quán của
nghành hàng . Bao bì cần hấp dẫn , thu hút được khấch hàng , và bao bì
phải đảm bảo tính kinh tế tùy thuộc vào hợp đồng quy định . Cơ sở khoa
học để lựa chọn bao bì đóng gói : căn cứ vào hợp đồng ký . Căn cứ vào loại
hàng hóa bao gói phải xác định được lý tính , hóa tính , hình dạng , màu sắc
, trạng thái của hàng hóa từ đó biết được hàng hóa sẽ bị tác động như thế
nào bởi môi trường cũng như các điều kiện khác trong quá trình bảo quản
vận chuyển . Căn cứ vào các điều kiện vận tải , hàng hóa được chuyên chở
bằng phương tiện vận tải gì, chất lượng phương tiện vận tải đó như thế nào

12
, tuyến đường vận tải ra sao , thời gian vận tải dài hay ngắn . Căn cứ vào
điều kiện pháp luật và tập quán nghành hàng , ở một số nước cũng có

đường biển , chủ hàng nên mua bảo hiểm cho hàng hóa , vì những lí do sau
đây :
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gặp nhiều rủi ro do tuyến
đường hoàn toàn tự nhiên , hành trình đi biển lại phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết , khí hậu , thiên nhiên … chỉ cần một biến động bất ngờ của biển
cả trong giây lát , có thể gây ra thiệt hại rất lớn về người và của trên biển .
Nếu xảy ra tổn thất toàn bộ hàng hóa , bạn sẽ không bị mất trắng vốn kinh
doanh mà sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường thích đáng .
Nếu có rủi ro xảy ra , bạn có cơ hội giảm bớt thiệt hại về vật chất vì
đã có công ty bảo hiểm san sẻ bồi thường một phần thiệt hại .
Trong trường hợp xảy ra tổn thất , nhưng không thuộc phạm vi bồi
thường của công ty bảo hiểm , doanh nghiệp sẽ được công ty bảo hiểm giúp
đỡ về mặt pháp lý để giải quyết tranh chấp với người gây ra thiệt hại cho
hàng hóa của mình . Hơn nữa, khi mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm
trong nước , bạn có khả năng giúp các công ty bảo hiểm có thêm khoản thu
ngoại tệ .
Về phía bên người xuất khẩu : Người xuất khẩu mua bảo hiểm cho
hàng hóa nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, CIP và nhóm D nếu thấy cần
thiết .
1.2.5. Bên nào trả tiền bốc dỡ hàng
Trong trường hợp thuê tàu chuyến hàng hóa được đưa vào hầm hàng
, san , xếp , kiểm đếm , chằng buộc bởi chủ hàng và nhân viên của cảng .
Chủ hàng thường phải cung cấp vật liệu chèn lót và chịu trách nhiệm trực
tiếp trong việc chền lót để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình đi
biển . Như vậy bên phải trả tiền bốc hàng lên tàu tại cảng đi là do người
xuất khẩu phải trả .

14
Nếu các bên lựa chọn điều cơ sở là FOB thì bên mua phải chịu mọi
chi phí dỡ hàng .

nhập khẩu theo hợp đồng vận chuyển
1.3.4. Bên nào cần phải có giấy chứng nhận nguồn gốc trong trường
hợp cần thiết
Khái niệm: Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm
quyền cấp ( thường là Phòng Thương Mại ) cấp để xác nhận nơi sản xuất
hoặc nơi khai thác ra hàng hóa . Theo Thông tư liên Bộ Thương Mại –
Tổng cục Hải quan số 280 ban hành ngày 29/11/1995 quy định về giấy
chứng nhận xuất xứ ( C/O) hàng hóa xuất khẩu , nhập khẩu như sau :
1.3.4.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu
Yêu cầu phải có C/O : Những hàng hóa liên quan đến các cam kết
mà Việt Nam ký với các nước hoặc tổ chức kinh tế quốc tế , trong đó cà
phê nhân , hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU , Canada , Nauy
phải có C/O . Đối với hàng hóa khác , nếu trong hợp đồng thương mại có
điều khoản quy định phải có C/O . C/O của các loại hàng hóa nói trên phải
có trong bộ chứng từ thanh toán nhưng trước mắt chưa phải xuất trình cho
cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu .
1.3.4.2 . Đối với hàng hóa nhập khẩu
Yêu cầu phẩi nộp C/O cho cơ quan hải quan đối với các trường hợp
sau : Hàng hóa có xuất xứ từ các nước được hưởng thuế ưu đãi theo các
quy định của luật Thuế xuất khẩu , thuế nhập khẩu hoặc các điều ước quốc
tế khác mà Việt Nam tham gia , hoặc chủ hàng muốn xin được tính thuế
theo mức giá tính thuế tối thiểu thấp hơn mức giá cao nhất của biểu giá tính
thuế tối thiểu áp dụng cho chủng loại hàng đó . Hợp đồng thương mại quy
định phải có C/O . Tất cả những trường hợp hàng nhập khẩu ( hàng mới )
cần phải có C/O như đã nói trên mà chủ hàng không xuất trình được thì Hải
quan vẫn làm thủ tục nhập khẩu và áp dụng mức giá tính thuế cao nhất của
biểu giá tính thuế áp dụng cho chủng loại hàng hóa đó

16
1.3.6. Bên nào phải trả thuế

nguyên liệu để trực tiếp sản xuất ra hàng xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là
275 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan . Đối với
hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập , tái suất hoặc tạm xuất ,
tái nhập thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập
tái xuất hoặc tạm xuất , tái nhập ( áp dụng cho cả trường hợp được phép gia
hạn ) . Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai một lần để
xuất khẩu , nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế theo từng ngày hàng hóa thực
tế xuất khẩu, nhập khẩu như đã nêu ở trên . Hàng hóa xuất khẩu , nhập
khẩu đăng ký tờ khai hỉa quan một lần để xuất khẩu , nhập khẩu nhiều lần
thì thuế xuất khẩu , thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất , trị giá tính
thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày có hàng hóa xuất khẩu , nhập khẩu trên
cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu , nhập khẩu .
1.4. Những vấn đề phát sinh khác gây ảnh hưởng trong quá trình thực
hiện hợp đồng
1.4.1. Các nhân tố phát sinh bên ngoài doanh nghệp
Đây là các yếu tố không chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp . Doanh
nghiệp phải tự thích ứng với nó , đó có thể là chiến lược , chính sách và
pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai
. Một mặt doanh nghiệp vừa phải tuân theo mặt khác doanh nghiệp phải có
kế hoạch thích ứng cho phù hợp . Các yếu tố này bao gồm yếu tố bên trong
và yếu tố bên ngoài nước.
Yếu tố trong nước : Nhận thức được tầm quan trọng của kinh doanh
xuất nhập khẩu , Đảng và Nhà Nước đang có một số chính sách phát triển
cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích các cá nhân và tổ chức kinh
tế trong đó đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh quốc tế . Với các biẹn
pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng xuất nhập khẩu , tạo môi trường
thuận lợi cho việc xuất khẩu , và có chính sách hỗ trợ tài chính cho xuất
khẩu . Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế còn phải tận dụng
điều này : Giá của đồng ngoại tệ được tính theo đồng nội tệ hay quan hệ



19
1.4.2.Các nhân tố phát sinh bên trong doanh nghiệp
Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể tác động , có thể thay
đổi , nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình :
Trình độ , năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của giám đốc
công ty
Trình độ kinh doanh xuất nhập khẩu của các cán bộ công nhân viên
của doanh nghiệp . Quy mô doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp . Trên đây là những vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện hợp đồng thương mại quốc tế .Qua đó ta mới thấy được có rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng , tác động khác nhau với những chiều hướng , mức độ
khác nhau tạo nên môi trường xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp phức tạp
cho doanh nghiệp . Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
phải thường xuyên cập nhật những thay đổi này để có thể giải pháp cụ thể
tránh những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
thương mại quốc tế
2. Giải pháp cho các vấn đề phát sinh
2.1. Tham gia mua bảo hiểmcho hàng hóa
Lựa chọn bảo hiểm trong kinh doanh ngoại thương là một biện pháp
quan trọng nhằm phòng chống , hạn chế rủi ro , mât mát khi có những phát
sinh xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương . Bảo hiểm là
một hoạt động nhằm chia sẻ rủi ro, tổn thất của một số người cho mọi người
tham gia bảo hiểm gánh chịu . Với ý nghĩa đó bảo hiểm vừa có tính kinh tế
vừa có tính xã hội sâu sắc . Để bảo hiểm đạt được hiệu quả cao , tức là với chi
phí mua bảo hiểm thấp nhất nhưng mỗi khi rủi ro , tổn thất xẩy ra là được
công ty bảo hiểm bồi thường đầy đủ , kịp thời . Muốn vậy , khi mua bảo hiểm
các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và biết lựa chọn như sau :
2.1.1.Lựa chọn công ty bảo hiểm đủ uy tín , tin cậy
Sự cam kết của các công ty bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế là

loại chủ yếu:

21
Bảo hiểm chuyến: là bảo hiểm cho từng chuyến hoàng riêng biệt.
Loại bảo hiểm này cho phép doanh nghiệp thường xuyên thay đổi những
điều kiện , chi phí bảo hiểm một cách thích hợp. Nhưng phải giao dịch
nhiều lần, mất thời gian và công sức , hơn nữa phí bảo hiểm trung bình khá
cao.
Bảo hiểm bao: Là bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một thời
hạn nhất định. Lọai bảo hiểm này giảm được chi phí, thời gian giao dịch
mua bảo hiểm hơn thế nữa, nếu vì lý do nào đó doanh nghiệp chưa kịp
thông báo bảo hiểm mà hàng hóa đã gặp rủi ro, tổn thất thì vẫn được công
ty bảo hiểm xét bồi thường. Tuy nhiên, loại bảo hiểm này không cho phép
doanh nghiệp lựa chọn công ty, đối tượng, phạm vi, điều kiện bảo hiểm
theo những nghiên cứu và nhận định của mình trong kinh doanh. Lựa chọn
một trong hai phương thức mua bảo hiểm như trên phải xem xét một cách
kỹ lưỡng. Nếu mặt hàng xuất khẩu là thường xuyên và ổn định, thị trường
ổn định, tuyến đường vận chuyển ổn định … thì doanh nghiệp nên lựa chọn
phương thức ua bảo hiểm bao, còn ngược lại thì nên lựa chọn phương thức
mua bảo hiểm chuyến.
2.1.4. Lựa chọn điều kiện , quy tắc bảo hiểm
Điều kiện trong quy tắc bảo hiểm phản ánh những rủi ro được bảo
hiểm. Mỗi một điều kiện bảo hiểm quy định một số quy một số rủi ro, chí
phí phát sinh được bảo hiểm thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Bằng
cách mô tả hay liệt kê những rủi ro được bảo hiểm đã giúp cho người tham
gia bảo hiểm có cơ hội lựa chọn điều kiện bảo hiểm cho thích hợp với đối
tượng bảo hiểm, hoàn cảch cụ thể. Nội dung của quy tắc bảo hiểm hàng hải
của Anh (ICC - 1982), của Việt Nam (QTC - 1990) đều có 3 điều kiện bảo
hiểm chính với phạm vi rộng, hẹp khác nhau : điều kiện A, điều kiện B và
điều kiện C. Với mỗi điều kiện bảo hiểm nàu thì tỷ lệ phí bảo hiểm cũng

thì người nhập khẩu có thể bỏ trống để ngân hàng mở L/C tự lựa chọn một
số ngân hàng đại lý của họ . Xác định loại L/c căn cứ vào quy định của hợp
đồng .Ghi rõ tên , địa chỉ đầy đủ và địa chỉ điện tín của người hưởng lợi thư

23
tín dụng . Số tiền của L/C vừa phải được ghi bằng số , vừa phải được ghi
bằng chữ , số tiền bằng chữ và bằng số phải thống nhất với nhau . Tên của
đơn vị tiền tệ phải ghi rõ và phù hợp với hợp đồng . Người nhập khẩu phải
mở thư tín dụng có thời hạn hiệu lực theo đúng thời hạn hiệu lực của hợp
đồng . Nếu nhà nhập khẩu mở L/C có thời hạn hiệu lực sai khác với quy
định hợp đồng thì người xuất khẩu khi kiểm tra L/C thấy sai khác sẽ yêu
cầu ngừơi nhập khẩu sửa đổi thư tín dụng theo đúng yêu cầu đã quy định
trong hợp đồng .
Như vậy , việc mở L/C có thời hạn hiệu lực đúng với thời hạn hiệu
lực đã quy dịnh trong hợp đồng sẽ giúp người nhập khẩu không mất thời
gian sửa đổi và để người xuất khẩu có ấn tượng không tốt về doanh nghiệp
mình
. Thời hạn trả tiền của L/C ( Date of payment )
Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau . Thời hạn này hoàn
toàn phụ thuộc vào quy định vào quy định của hợp đồng .Thời hạn trả tiền
có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay , hoặc có
thể nằm ngoài thời hạn của L/C nếu như trả tiền có kỳ hạn .Song nếu là hối
phiếu có kỳ hạn nó phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu
lực của L/C .
Thời hạn giao hàng ( Date of shipment ) cũng được ghi vào L/C và
do hợp đồng mua bán , ký kết giữa hai bên quy định . Chứng từ thanh toán
: Mỗi loại chứng từ thanh toán thường qua 3 bản , nếu người nhập khẩu cần
nhiều hơn có thể yêu cầu trong L/C . Bộ chứng từ có thể gồm : Người nhập
khẩu theo nhu cầu của mình có thể đưa ra các yêu cầu riêng cho từng loại
chứng từ , chẳng hạn 3/3 bản gốc vận đơn sạch đường biển , 2 bản gốc giấy

khẩu phải điện thỏa thuận thêm với người xuất khẩu , giải thích những
điểm sửa đổi bổ sung đó , đề nghị người xuất khẩu chấp nhận . Còn nếu
người xuất khẩu cương quyết không đồng ý thì người nhập khẩu cần phải
cân nhắc, có thể quyết định một trong hai cách : Cách thứ nhất , sửa đổi
L/C để cho ngừoi xuất khẩu giao hàng , nếu không người xuất khẩu không

25
giao hàng , quy kết người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ L/C , tuyên bố hủy
hợp đồng ,đòi phạt hoặc bồi thường thiệt hại . Cách thứ hai , nếu sửa đổi
L/C thì số thiệt hại lớn hơn so với số tiền phạt do không thực hiện hợp
đồng , hoặc mất giá cả hàng hóa vào lúc đó hạ xuống hơn mức tièn phạt thì
không nên sửa L/C , chấp nhận trả tiền phạt sau này thì tốt hơn . Mở L/C là
nghĩa vụ theo hợp đồng của người nhập khẩu ( nếu hợp đồng quy định
thanh toán bằng L/C ) . Vì vậy việc thực hiện không đúng ( mở L/C chậm
), hay không thực hiện nghĩa vụ này ( không mở L/C ) là sự vi phạm hợp
đồng của người nhập khẩu . Nó có thể dẫn tới những hậu quả như gây thiệt
hại cho bên bán , hay làm chấm dứt giao dịch … và người nhậ khẩu như
vậy sẽ phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm do việc vi phẩm hợp đồng của
mình .
2.2.1.2 . Những giải pháp nếu doanh nghiệp là nhà xuất khẩu khi lựa
chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng
Ngân hàng chỉ thanh toán cho người xuất khẩu khi người này xuất
trình được bộ chứng từ đúng như quy định của L/C . Do đó đây là nội dung
tối quan trọng đối với người xuất khẩu , cho nên khi nhận được L/C người
xuất khẩu phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ trên các khía cạnh :
Số lượng chúng từ phải xuất trình
Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại (thông thường lập 3
bản)
Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại
Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status