Luận văn: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN đối với Việt Nam doc - Pdf 12

1Luận văn
Vai trò của đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ các nước
ASEAN đối với Việt Nam
2
Chương I
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN đối với Việt
Nam

I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm và bản chất của FDI.
Theo quan niệm có tính tổng quan, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình
thức di chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế, trong đó các công ty (thường là
công ty đa quốc gia) tạo ra hoặc mở rộng chi nhánh sang nước khác, đầu tư để mở
rộng thị trường, thiết lập quyền sở hữu từng phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư và giữ
quyền quản lý các quyết định kinh doanh cùng với các đối tác nước sở tại cùng chia
sẻ rủi ro và hưởng lợi nhuận.
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác
với Việt Nam hoặc tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam”.
1.2. Đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
 FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít bị lệ thuộc
hơn vào quan hệ chính trị giữa các bên nếu so sánh với các hình thức vốn nước
ngoài khác như ODA, tín dụng quan hệ thương mại.
 FDI thiết lập quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước
khác.

doanh nghiệp liên doanh trong việc tạo ra lợi ích cho các bên, đặc trưng kinh doanh bao
gồm:
 Cùng góp vốn: Các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh (các đối tác) có thể góp
vốn bằng tiền mặt, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, đất đai, quyền sử dụng mặt đất, mặt
biển, phát minh, sáng chế Các bên cũng có thể đóng góp bằng khả năng, kinh nghiệm
quản lý, uy tín công ty, nhãn hiệu hàng hoá. Giá trị của vốn góp được xác định dựa vào
thoả thuận giữa các bên.
 Cùng quản lý: Các bên cùng xây dựng bộ máy quản lý hoạt động doanh nghiệp,
đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân viên phục vụ, xây dựng môi trường
hoạt động nội bộ doanh nghiệp liên doanh thích hợp với điều kiện của nước sở tại. Thông
thường số lượng thành viên tham gia Hội đồng quản trị cũng như mức độ quyết định của
các bên đối với các vấn đề của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của mỗi bên.
 Cùng phân phối lợi nhuận: Các bên tham gia cùng tiến hành phân phối lợi nhuận
thu được của doanh nghiệp liên doanh sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính
với nước sở tại. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên dựa theo tỷ lệ góp vốn. Trong
trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì cổ đông sẽ được hưởng lợi
tức cổ phần.
 Cùng chia sẻ rủi ro, mạo hiểm: Những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp (do quá trình thiết kế, nghiên cứu khả thi dự án không chu
đáo, do biến động về chính trị, kinh tế, do những thay đổi của hệ thống pháp lý, do
cạnh tranh hay do những nhân tố bất ngờ khác) sẽ do các bên tham gia gánh chịu
theo tỷ lệ phân chia như đối với lợi nhuận.
Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp liên doanh do hợp đồng liên doanh và
điều lệ doanh nghiệp liên doanh quyết định. Đặc trưng pháp lý quy định tính độc
5
lập của doanh nghiệp liên doanh và phản ánh tính hợp pháp cuả doanh nghiệp liên
doanh theo điều kiện của nước sở tại
Từ đó, có thể nói doanh nghiệp liên doanh là một thực thể kinh doanh-pháp
lý quốc tế độc lập.


 Hợp đồng liên doanh được chuẩn bị kỹ càng, lường trước cách giải quyết
các mâu thuẫn có thể nảy sinh.
 Hai bên đồng ý tuyển người điều hành không thuộc bất kỳ bên nào.

2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
2.2.1. Khái niệm: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh”

2.2.2. Đặc trưng kinh doanh: Nhìn chung, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài tuy thuộc quyền sở hữu, điều hành của chủ đầu tư nước ngoài nhưng khi tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn phải dựa trên các điều kiện sẵn có của
nước sở tại như chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, luật pháp, mức độ cạnh tranh,
cơ sở hạ tầng Để có hiệu quả trong kinh doanh, doanh nghiệp phải tạo được mối
quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp của nước sở tại nhằm khai thác nguồn lực
sẵn có, tạo nên thế và lực trong sức mạnh cạnh tranh. Mặt khác doanh nghiệp cũng
phải tạo nên hình ảnh hấp dẫn trong mắt người dân bản địa và tạo nên chỗ đứng của
7
mình trên thị trường ở đây. Vì vậy, doanh nghiệp phải đưa ra được chiến lược kinh
doanh đa dạng và phù hợp.
Về mặt pháp lý, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân, là
một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn,
quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài được quy định rõ ràng trong điều
lệ doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng phải thực hiện
đúng các quy định của pháp luật trong các văn bản pháp lý có liên quan
Có thể nói, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh
quốc tế độc lập.


Căn cứ pháp lý quan trọng nhất đối với dự án đầu tư theo hình thức này là hợp đồng
hợp tác kinh doanh và hệ thống pháp luật nước sở tại.

2.3.2. Đặc trưng kinh doanh:
 Cùng góp vốn: các bên hợp doanh có thể góp vốn bằng tiền mặt, nhà
xưởng, quyền sử dụng đất, tư liệu sản xuất, quyền sở hữu công nghiệp, công nghệ
độc quyền, chi phí lao động, nguồn tài nguyên. Tỷ lệ góp vốn do các bên thoả
thuận.
 Việc quản lý thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh được giao cho một
bên đối tác. Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể hình thành ban
điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban
điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh.
9
 Về phân chia kết quả kinh doanh, khác với doanh nghiệp liên doanh, hình
thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả
kinh doanh chung. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nước sở
tại một cách riêng rẽ.
Về mặt pháp lý, hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản pháp lý duy nhất
quy định đặc trưng về pháp lý của dự án hợp doanh. Tuy nhiên nó chưa đủ để đảm
bảo cho hình thức này tính chỉnh thể về mặt pháp lý.

2.3.2. Ưu nhược điểm:
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, hình thức đầu tư này có ưu điểm: giúp giải
quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm
bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. Nhưng hình thức
này có nhược điểm là khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số lĩnh
vực ít sinh lời.

Đối với bên nước ngoài, hình thức hợp doanh có ưu điểm: tận dụng được hệ
thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; vào được những lĩnh vực hạn chế

hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

1.2.6 Hợp đồng B - T
Khái niệm: Là hình thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển

11
giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện
cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
hợp lý. 2. Ảnh hưởng của FDI đối với nước đang phát triển
2.1. Đối với nước đi đầu tư:
 Mở rộng thị trường
Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ hoạt động với tư cách
là chi nhánh của các công ty mẹ. Vì vậy, việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế
tạo hay lắp ráp ở nước sở tại thực chất chỉ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước sở tại. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp
nhà đầu tư thâm nhập thị trường một nước, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch
mà đặc biệt là thị trường ở các nước đang phát triển. Có thể nói, FDI giúp nhà đầu
tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế
và vai trò ảnh hưởng trên thế giới.
 Chuyển giao công nghệ hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh
Nhịp độ phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi phương thức sản xuất, cơ
cấu sản phẩm phải không ngừng đổi mới, đời sống của máy móc ở các nước phát
triển ngày càng ngắn lại, nhiều khi không kịp thu hồi vốn. Máy móc được hiện đại
hoá với tốc độ chóng mặt, có những loại sản phẩm hôm nay còn là mới nhưng ngày
mai đã bị thay thế nhanh chóng bỏi các loại sản phẩm mới hơn. Giải pháp hữu hiệu

như một công cụ để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. 13
2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư.
2.2.1. Tích cực:
 Bổ sung vốn đầu tư cho phát triển
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ sung vốn quan trọng để các nước
đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạo hoá đất nước. Thực tế cho thấy
đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu thế hơn hẳn so với các hình thức huy động
vốn khác như việc vay vốn nước ngoài luôn đi cùng với một mức lãi suất nhất định
và đôi khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tế hoặc như các khoản viện trợ thường
đi kèm với các điều kiện về chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ của nền kinh
tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra tác động tích cực đối với việc huy động các
nguồn vốn khác của nước chủ nhà. Thêm vào đó, thông thường một nước mà tiếp
nhận được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thuận lợi hơn trong việc huy
động các nguồn vốn ODA từ các nước và các nguồn vốn trong nhân dân nhờ chiếm
được lòng tin của họ
Ví dụ điển hình nhất về sử dụng FDI bù đắp cho sự thiếu hụt của nguồn vốn
trong nước, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá là các nước NIC và một
số nước trong khối ASEAN. Họ đã tận dụng nguồn vốn FDI phát huy những tiềm
năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động của mình, ngày càng năng cao năng lực
sản xuất. Đổi lại, nền kinh tế càng phát triển thì đầu tư trong nước và nước ngoài lại
càng gia tăng. Vì vậy, có thể coi vốn FDI như một cú huých trong giai đoạn đầu của
sự phát triển kinh tế.
Để đánh giá vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng nền kinh
tế chúng ta có thể tham khảo thêm phương trình phản ánh giữa tăng trưởng và tiết
kiệm dưới đây do các chuyên gia của ngân hàng Châu Á (ADB) đưa ra:
GR= a
0

AID :vốn chính thức,% của GDP
FPI : đầu tư trực tiếp nước ngoài
CX : tỷ lệ xuất khẩu so với GDP
S : tỷ lệ tiết kiệm
CLF: gia tăng lực lượng lao động
GDPN: GDP/đầu người

 Chuyển giao công nghệ, tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư trực tiếp chính là phương thức hiệu quả nhất để phát triển công nghệ
của các nước đang phát triển. Cùng với “phần cứng” máy móc, thiết bị, nhà đầu tư
sẽ cung cấp cả “phần mềm” bí quyết công nghệ và kỹ năng quản lý cho nước tiếp
nhận. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đang phát triển không phải
tốn kém cho đầu tư nghiên cứu mà vẫn có thể nâng cao năng lực sản xuất của mình.
Năng suất lao động tăng lên đồng thời với sự xuất hiện của nhiều ngành mới mà
trước đây trong nước chưa có khả năng phát triển. Tất nhiên, cùng với sự phát triển
của các ngành mới, lĩnh vực mới thì nhiều ngành cũng mai một dần do không có
đất để phát triển. Từ đó, cơ cấu kinh tế của đất nước ngày một hợp lý hơn. Dần dần,
nước chủ nhà không những chỉ tiếp thu công nghệ mà còn “ làm chủ” công nghệ và
phát minh, cải tiến công nghệ mới điển hình như các nước công nghiệp mới mà nổi
bật là Hàn Quốc. Đứng về lâu về dài thì đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với
các nước đang phát triển. Thêm vào đó, nhờ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài các nước sẽ tham gia ngày càng sâu vào quá trình phân công lao động quốc
tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình liên kết giữa các
nước đòi hỏi các nước đang phát triển phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế của nước

15
mình cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Như vậy, đầu tư trực tiếp
nước ngoài tạo ra động lực và điều kiện để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của
nước nhận đầu tư theo hướng tiến bộ.

duy tiên tiến.

 Đóng góp vào ngoại thương, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Các quốc gia đang phát triển thường xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm
nông nghiêp có giá trị thấp và phải nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao với giá
cao. Điều này dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trầm trọng. Nhưng
nhờ có FDI, tình hình đã được cải thiện, những sản phẩm trước đây do không có
khả năng sản xuất, phải nhập từ nước ngoài thì nay có thể tự sản xuất trong nước,
thậm chí đủ khả năng xuất khẩu sang các nước khác. Doanh nghiêp FDI giúp chế
biến nguyên liệu thô, làm cho tỷ lệ sản phẩm tinh tăng lên trong danh mục hàng hoá
xuất khẩu. Mặt khác, khi xảy ra thiếu hụt, nguồn vốn FDI có thể bổ sung đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ của nước sở tại.

 Góp phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia
Ngoài ý nghĩa tăng cường vốn đầu tư nội địa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn
là nguồn bổ sung đáng kể nguồn thu ngân sách của chính phủ. Cùng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế, FDI mang lại cho nước chủ nhà một nguồn thu đáng kể
thông qua các loại thuế mặt đất, vùng trời, vùng biển…, các loại thuế doanh thu,
thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu…, vô số các loại phí và lệ phí khác. Đối với
chính phủ các nước đang phát triển thì nguồn thu này có thể chiếm tới 10-15% tổng

17
thu từ thuế. Từ đây có thể thấy doanh nghiệp FDI có vai trò như thế nào trong nền
kinh tế các nước đang phát triển

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và
thúc đẩy tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức hợp tác đầu tư
quốc tế phổ biến nhất. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ
nhà có thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Với sự tham gia của các

thuế của nước sở tại đánh vào lợi nhuận cao của chủ đầu tư, hoặc để giấu giếm số
lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được từ đó sẽ hạn chế đối thủ cạnh tranh khác xâm
nhập vào thị trường.

 Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế:
Các nhà đầu tư vì mục tiêu thu lợi nhuận thường chỉ đầu tư vào vùng có điều
kiện kinh tế, tự nhiên thuận lợi làm sao để thu hồi vốn dễ dàng và nhanh nhất còn
vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, vùng cần phát triển lại không được chú ý đến.
Bên cạnh đó, FDI thường tập trung vào một số các ngành đem lại nhiều lợi nhuận
dẫn đến tình trạng dư thừa công suất sản xuất và sản lượng ở một số ngành trong
khi một số ngành khác cần thiết lại không hề được quan tâm đến. Điều này dẫn đến
tình trạng tiềm năng thì chưa sử dụng hết mà nhu cầu xã hội thì vẫn không được
đáp ứng đủ đây là một sự phí phạm nguồn lực xã hội không cần thiết. Việc thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước vì vậy mà sẽ gặp khó khăn.
Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư, nguồn nhân lực sẽ tập trung vào một số ngành
và dẫn tới sự phát triển thiên lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu kinh tế.

19
 Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Chuyển giao công nghệ thông qua FDI ngoài những tác động tích cực, cũng
có những hạn chế nhất định. Nhiều người cho rằng vấn đề phát sinh từ thế yếu của
nước nhận đầu tư. Các công ty có sự kiểm soát của nước ngoài có thể sử dụng các
kĩ thuật sản xuất sử dụng nhiều tư bản là chủ yếu dẫn tới sự chuyển giao công nghệ
không đầy đủ ở mức chi phí quá cao (để duy trì ưu thế công nghệ), định ra những
giá cả chuyển giao một cách giả tạo (để bòn rút lợi nhuận một cách quá mức), gây
ra sự căng thẳng cho cán cân thanh toán. Các nhà đầu tư nước ngoài thường coi
nước đang phát triển như một "bãi rác thải" để họ tái sử dụng những công nghệ cũ,
gây ô nhiễm môi trường, thậm chí có thể bị cấm sử dụng ở nước họ đấy là chưa kể
sự du nhập của những sản phẩm có hại cho sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi
trường như thuốc lá, thuốc trừ sâu, các hoá chất bảo vệ thực phẩm, các hoá chất tẩy

mạng lưới tiêu thụ hàng hoá của các quốc gia cũng như khả năng mất quyền tự chủ
của nước sở tại. Hơn nữa, sự sở hữu đáng kể của nước ngoài về những khu vực lớn
của nền kinh tế thường được coi như sự yếu kém của nền công nghiệp bản xứ và
như là sự phát triển của các cơ cấu thị trường độc quyền của một số cá nhân sẽ gây
ra những tổn thất phúc lợi cho dân cư. Không những thế, trong số các nhà đầy tư
trực tiếp của nước ngoài cũng có trường hợp vào để hoạt động tình báo gây rối trật
tự trị an, an ninh chính trị. Như trường hợp của chính phủ Xanvado Agiende ở Chi
Lê bị lật đổ năm 1973 là một ví dụ về sự can thiệp của công ty xuyên quốc gia
(TNCs) và chính phủ Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Chi Lê. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu về mặt xã hội khác. Những
người dân bản sứ làm thuê cho nhà đầu tư có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi
quan điểm, lối sống và nguy hiểm hơn họ có thể phản bội tổ quốc. Các tệ nạn xã hội
có thể gia tăng cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy Chính phủ các nước

21
phải có đối sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư mà vẫn đảm bảo độc lập chủ quyền,
kiên định theo con đường phát triển đã vạch ra.

3. Xu hướng vận động của FDI hiện nay.
 Quy mô FDI gia tăng cả về tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn
thế giới.
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, môi trường chính trị xã hội thuận
lợi và tốc độ tăng trưởng kinh tế khá đều đặn của nhiều quốc gia, khu vực trên thế
giới những năm gần đây cộng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ là những tiền
đề khiến cho FDI trên toàn thế giới gia tăng nhanh chóng. Càng về cuối thập kỷ 90,
tốc độ lưu chuyển FDI càng tăng nhanh, lên tới trên 20% mỗi năm. Phải mất 12
năm từ 1974 đến 1986 để FDI tăng gấp đôi (từ 40 tỷ lên 78 tỷ) nhưng chỉ sau 6
năm, năm 1992 FDI đã tăng gấp đôi (đạt 168 tỷ) và chỉ cần 3 năm nữa, FDI lại tăng
gấp đôi (năm 1995 FDI đạt 325 tỷ USD). Đến năm 1998, tổng vốn FDI của thế giới
là 636 tỷ, tăng 40% so với năm 1997 và gấp 2 lần so với năm 1995. Năm 1999,

phần quyết liệt. Các nhà đầu tư đang ráo riết chào mời để có thể nhảy vào những
lĩnh vực và thị trường béo bở nhất hòng thu lợi nhuận tối đa.

 Ngày càng gia tăng tính không đồng đều trong phân bố và lưu chuyển FDI
Các nền kinh tế phát triển tiếp tục là nơi cung cấp và tiếp nhận FDI chủ yếu
(hiện nay, 88% FDI trên thế giới có nguồn gốc từ các nước phát triển). Nhịp độ
tăng bình quân hàng năm của FDI vào các nước này lên đến hàng chục phần trăm
dẫn đến tình trạng tỷ trọng FDI tập trung vào không ngừng tăng lên, đến năm 2000
đạt 80% trong tổng số 1000 tỷ vốn FDI thế giới mà trong đó Mỹ và EU là tâm
điểm.

23
Quy mô FDI vào các quốc gia đang phát triển vẫn tăng nhưng tỷ trọng lại
giảm dần (từ chỗ thu hút 70% FDI toàn thế giới vào những năm 60, đến nay con số
này chỉ còn 20%). Thế nhưng ngay trong các quốc gia đang phát triển FDI cũng
phân bố không đồng đều, 2/3 FDI tập trung vào 10 quốc gia có trình độ kinh tế
tương đối cao của Châu Á và Mỹ la tinh (Trung Quốc, Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, HongKong, Đài Loan, Brasil, Argentina, Mexico, 1/3 được
san sẻ cho các nước còn lại.

 Quá trình luân chuyển và các đối tác tham gia quá trình luân chuyển FDI
vừa có tính quốc tế hoá cao vừa có tính cục bộ.
Hiện nay, tất cả các quốc gia đều nhận thức được vai trò của đầu tư trực tiếp
nước ngoài và đều mở rộng cửa thị trường tài chính của mình hội nhập vào thị
trường thế giới. Hiện tượng đa biên trong xu hướng vận động của FDI ngày càng
đậm nét, các công trình đầu tư ngày nay không chỉ có sự tham gia của đơn nhất một
chủ đầu tư mà mang tính chất của một quá trình đầu tư tập thể, có thể dưới dạng
góp vốn cổ đông hoặc phân nhỏ công trình thành các hạng mục cho nhiều chủ thể
tham gia. Tuy nhiên FDI cũng mang tính cục bộ. Các nước EU là những nhà đầu tư
hàng đầu thế giới, nhưng chiếm tỷ trọng khá lớn trong khối lượng đầu tư này được

may… đó là những ngành cần nhiều lao động, năng suất lại thấp, không phù hợp
với các nước đang phát triển. Sau đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế
giới, cơ cấu kinh tế cũ đã không còn phù hợp. Đầu tư nước ngoài hướng sự quan
tâm sang các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao hơn, tiêu tốn ít năng lượng
hơn, sử dụng ít nhân công hơn nhưng có giá trị gia tăng lớn, tỉ suất lợi nhuận cao
điển hình là công nghiệp chế biến, dịch vụ. Ngày nay, FDI có xu hướng đổ vào
công nghiệp năng lượng và cơ sở hạ tầng do yêu cầu của các quốc gia đang phát
triển. Bên cạnh đó dòng FDI cũng đang tìm cách len lỏi vào một số thị trường trước

25
đây bị khoá chặt như thông tin liên lạc, bảo hiểm, dịch vụ pháp lý, dịch vụ kiểm
định, giám định…
Tại các nước phát triển, dòng FDI tập trung chủ yếu vào các ngành kinh tế
mới, được coi là cơ sở của nền kinh tế tri thức, đó là công nghiệp phần mềm, công
nghệ sinh học…

II. Quan điểm chiến lược của các nhà đầu tư ASEAN đối với Việt Nam.
1. Đặc điểm của FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam.
1.1. Đầu tư của các nước ASEAN có xu hướng tăng trở lại:
Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam ban đầu rất ít, chỉ dừng lại ở
mức thăm dò, trong đó phải kể đến các nhà đầu tư Singapore là những người đầu
tiên có mặt ở Việt Nam sau khi Luật đầu tư ra đời. Những năm sau đó đánh dấu sự
phát triển vượt bậc của đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN mà đỉnh điểm là năm
1996, ngay sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của khối ASEAN, đạt hơn 3
tỷ USD đầu tư đăng ký. Vốn từ ASEAN luôn giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh
tế Việt Nam (thường xuyên chiếm 20%-30% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam). Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 1997 tác động không nhỏ đến
tình hình đầu tư. Vốn đầu tư đăng ký giảm liên tục, đến năm 2000 chỉ đạt hơn 50
triệu USD, nhiều dự án triển khai chậm thậm chí giải thể trước thời hạn. Đến năm
2001tình hình đã khả quan trở lại, hứa hẹn sự trở lại của các nhà đầu tư với môi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status