Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn - Pdf 12

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
11
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG Trang
Bảng 1.1 : Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây..........19
Bảng 1.2: Số lượng công trình.......................................................................21
Bảng 1.3:Tỷ lệ doanh thu của các loại sản phẩm..........................................22
Bảng 1.4:Danh sách các bạn hàng quốc tế của công ty................................23
Bảng 1.5: Ma trận SWOT của công ty Tân Tường Sơn................................24
Bảng 1.6: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và
xây dựng Tân Trường Sơn........................................................................27
Bảng 1.7: Danh mục máy móc thiết bị...........................................................29
Bảng 1.8: Định mức nguyên vật liệu để sản xuất cửa cuốn KS43A..............31
Bảng 1.9: Định mức Nguyên vật liệu để sản xuất cửa cuốn KS50................32
Bảng 1.10: Giá bán và chi phí thi công lắp đặt một công trình trung bình33
Bảng 1.11. Tình hình lao động tại công ty Tân Trường Sơn........................34
Bảng 1.12. Chi phí Marketing qua các năm..................................................36
Bảng 1.13. Tình hình thu nhập của công nhân viên.....................................38
Bảng 1.14. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước...............................39
Bảng 1.15. Công suất nhà máy trong 3 năm đầu...........................................40
Bảng 1.16. Doanh thu dự kiến của dự án......................................................40
Bảng 1.17. Thị Trường tiêu thụ sản phẩm....................................................42
Bảng 2.1: Nhu cầu về vốn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........49
Bảng 2.2 : Phân bổ chi phí quảng cáo..........................................................50
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý của công ty Tân Trường Sơn...........................6
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh ......................16

của nền kinh tế thị trường là yêu cầu tất yếu của công ty .Sau một thời gian thực tập
và tìm hiểu về công ty, em đã có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu quá trình hình thành
33
Chuyên đề tốt nghiệp
phát triển và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với những kết quả
đạt được em xin trình bày đề tài “Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn”
nhằm đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp nên trong chuyên đề này
em chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, thực trạng, các vấn đề tồn tại, khó khăn
đồng thời đưa ra một số giải pháp cho vấn đề đặt ra.
Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 2
chương chính:
Chương 1: Thực trạng khả năng cạnh tranh và tình hình đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân
Trường Sơn.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn.
Trong quá trình thực tập cũng như viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty, cùng với sự hướng dẫn chu
đáo của các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế đầu tư - Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đặc biệt là những ý kiến quý báu của thầy giáo hướng dẫn thực tập - Thạc sĩ Vũ Kim
Toản.
Em xin chân thành cám ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
44
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương1
Thực trạng khả năng cạnh tranh và tình hình đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng
Tân Trường Sơn

• Fax: 088 891 978
Kho hàng:
• Địa chỉ: Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội
• Điện thoại: 04 642 2530
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây đựng Tân Trường Sơn hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp lắp đặt các thiết bị cửa cuốn, cửa tự động, cửa nhôm kính,
các loại cổng,hệ thống báo động camera giám sát và trang trí nội ngoại thất.
Ban đầu khi mới thành lập công ty Tân Trường Sơn chủ yếu làm đại lý giới thiệu
và bán sản phẩm cho công ty Alulux của cộng hoà liên bang Đức (thương hiệu
German Door), sau đấy công ty đã mở rộng hoạt động, tiến hành hợp tác với các đối
tác khác như Somfy của cộng hoà Pháp, công ty Yyuan của Đài Loan. Đây là những
đối tác rất quan trọng của công ty. Các bên cung cam kết thực hịên mục tiêu “Hợp
tác, Phát triển bền vững”( Sustainable Co-operation and Development)
Đến nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã có mặt
trên thị trường được gần 6 năm, khoảng thời gian không dài đối với một công ty hoạt
động sản xuất kinh doanh nhưng công ty đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào.
Năm 2005 là một trong những năm thành công nhất của thương hiệu Tân Trường Sơn
với việc công ty được Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo hội chợ EXIMPO
VIETNAM trao tặng cúp sen vàng và huy chương vàng cho “ hàng Việt nam chất
lượng cao phù hợp tiêo chuẩn” với sản phẩm là cửa cuốn 2 lớp có lỗ thoáng ( kí hiệu
KS43 ). Đồng thời Giám đốc công ty lúc bấy giờ là ông Nguyễn Sỹ Ngọc được trao
tặng chân dung Bạch Thái Bưởi và chứng nhận là nhà doanh nghiệp giỏi.Năm 2006, tai
Hội chợ quốc tế chuyên nghành xây dựng, vật liệu xây dựng và nội thất ( triễn lãm
VICONSTRUCT2006 ) công ty Tân Trường Sơn được trao tặng danh hiệu “ thương
66
Chuyên đề tốt nghiệp
hiệu , sản phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam”.Những danh hiệu đã chứng minh cho sự cố
gắng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty sau 6 năm hoạt động.
Những ngày vừa qua công ty đã tham gia tích cực và tao được nhiều ấn tượng với
khách hành tại hội chợ triễn lãm Vietbuild từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4. Đây

tài sản của công ty
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
• Chủ tịch HĐQT
Xưởng
nhôm
P.KTHUẬT
ĐHĐ CỔ ĐÔNG
Đội công
trình số 4
Đội công
trình số 3
Đội công
trình số 2
Đội công
trình số 1
P.KHTC
Mô tơ ốngMô tơ YY Mô tơ
somfy
P.KDP.KTOÁN
GIÁM ĐỐC
CHỦ TỊCH HĐQT
88
Chuyên đề tốt nghiệp
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu hội đồng quản trị , có các quyền và
nhiệm vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp Hội đồng quản trị
- Tổ chức việc thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

của công ty, nghiên cứu cải tiến sản phẩm, đề xuất các phương án thực hiệncông việc
sao chođạt chất lượng tốt nhất, giảm thời gian và với chi phí hạ nhất.
 Phòng kế toán
Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty, đề ra
các biện phápvề quản lý tài chính, giá cả, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất
và chấp hành tốt các quy định hiện hanh của Bộ tài chính về kế toán và tài chính.
Cuối các kỳ, phong kế toán phải lập bảng cân đối kế toán trong kỳ trình giám đốc.
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và cạnh tranh
1.2.1. Đầu tư và các nội dung của đầu tư
1.2.1.1. Đầu tư trong doanh nghiệp
Đầu tư trong doanh nghiệp được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí tụê để xây dựng, nhà cửa và cấu
trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào
tạo nguồn nhân lực, thực hiiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của
các tài sản này nhằm duy trì, tăng cường, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào để chuẩn bị cho sự ra đời đều cần phải
xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị trên nền
bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với
sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra.Các
1010
Chuyên đề tốt nghiệp
hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát
triển thì phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay thế mới các cơ sở vật chất cũ đã hư
hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát
triển khoa học kỹ thuật và tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp cũng
không ngừng phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã
lỗi thời, cải tiến các công nghệ không còn phù hợp, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công
nhân viên... cũng có nghĩa là phải đầu tư.

Trước đây, người ta ít quan tâm đến hàng tồn trữ và coi việc đầu tư cho hàng tồn
trữ là không cần thiết vì không mang lại hiệu quả mong muốn cho doanh nghiệp nên
các doan nghiệp không chú trọng đầu tư cho hàng tồn trữ. Nhưng trong nền kinh tế
thị trường hiện nay thì để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tư cho
hàng tồn trữ là rất cần thiết vì :
- Các doanh nghiệp có ý định giữ lại hàng dự trữ là do trong quá trình sản xuất có
nhiều khâu cần nhiều thời gian để hoàn tất mà một số hàng dự trữ có vai trò trung
gian của các đầu vào trước khi chúng trở thành sản phẩm.
- Sự trượt giá của nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra rất khó dự đoán
nên việc đầu tư cho hàng tồn trữ có thể giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh
tranh ngay cả khi thị trường có biến động.
- Sản xuất hàng tồn trữ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ khi nhu cầu
về sản phẩm tăng mà công suất của doanh nghiệp không thể thay đổi nhanh chóng;
hay khi doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời thì tiếp tục sản xuất hàng tồn trữ vẫn tạo
việc làm cho đội ngũ lao động để tránh chi trả cho các khoản trợ cấp mà vẫn tạo ra
lượng sản phẩm chờ cơ hội tung ra khi thị trường có nhu cầu.
Vậy đầu tư cho hàng tồn trữ giúp cho doanh nghiệp điều hoà sản xuất,đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hợp lý, hiệu quả .

Đầu tư vào nguồn nhân lực
Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản
xuất xã hội. Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ
nhân tố con người luôn luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi tổ chức.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động đầu tư khác
của doanh nghiệp vì với những máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại khác nhau thì
1212
Chuyên đề tốt nghiệp
đòi hỏi trình độ của lực lượng lao động phải phù hợp thì mới tạo ra được các kết quả
như ý, và trình độ của người lao động là tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm công tác trả lương đúng và

vốn đầu tư không nhỏ trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp và có thời gian thực
hiện dài nên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định đầu tư.
1.2.2. Lý luận chung về cạnh tranh
Trong kinh doanh, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh
trên thị trường nhằm giành được các ưu thế trên cùng một loại sản phẩm, dịch vụ
hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình so với các đối thủ trên thị trường.
Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một yếu tố
trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa
bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt.
Kết quả trong cạnh tranh là sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi
thị trường, trong khi đó một số doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển hơn nữa. Cũng
chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng
ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội. Đó cũng là yếu tố đảm bảo cho sự
thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển.
1.2.2.1. Vai trò của cạnh tranh

Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và
dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng với mức giá cả ngày càng phù hợp
với khả năng của họ.

Đối với nền kinh tế quốc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển
bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất,
nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều
kiện để xóa bỏ độc quyền bất hợp lý, xóa bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát
huy tính tháo vát, năng động và óc sáng tạo trong các doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu
1414

phẩm của mình sao cho thu hút hơn là đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
1515
Chuyên đề tốt nghiệp

Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng không kém phầm quan trọng so với công tác sản
xuất ra chúng. Mạng lưới tiêu thụ gồm các chi nhánh các đại lý uỷ quyền, các của
hàng, đại lý nhỏ. Đây là hệ thống có nhiệm vụ tiếp nhận hàng từ nơi sản xuất và đưa
đến tay người tiêu dùng với nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Doanh nghiệp phải thiết
lập được cho mình một hệ thống phân phối liên tục và có độ kết dính cao để đảm bảo
sản phẩm được giới thiệu càng rộng rãi càng tốt tạo được ấn tượng tốt cho khách
hàng.Một doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trong phân phối so với đối thủ khi hệ
thống giới thiệu và bán sản phẩm của nó được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống sao cho
các kênh, các cấp độ đều có lợi nhuận cho mình một mức hợp lý đồng thời không đội
giá lên cao so với mặt bằng chung. Nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng hệ thống
phân phối nhỏ lẻ của mình để tiếp cận trực tiếp khách hàng, nắm bắt được nhu cầu
của đại bộ phận khách hàng từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, một
khi các kênh phân phối nhỏ đã bén rễ thì thương hiệu của công ty đã in đậm trong
tâm trí người tiêu dùng, rất khó để đối thủ có thể xâm nhập và chiếm lĩnh.

Hoạt động Marketing
Đây là hoạt động nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm, kích thích tiêu dùng.
Marketing gồm tổ hợp các hoạt động như quảng cáo trên các phương tiện thông tin
như tivi, đài, báo, tạp chí... ,tham gia hội chợ, thực hiện các chiêu thức khuyến mãi,
tiếp thị, quay số trúng thưởng.v.v..Trước hết, doanh nghiệp phải xác định xem bằng
cách nào, với chi phí bao nhiêu để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và khuyến
khích họ mua sản phẩm của mình mà không mua sản phẩm của người khác. Tiếp đến,
doanh nghiệp phải nghiên cứu được khách hàng là ai? Ai là người mua chủ yếu? Sở
thích của họ đối với sản phẩm nào? Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu

doanh nghiệp đó sẽ tăng lên, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. Việc
tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện
nay sẽ có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, giúp họ
làm ăn hiệu quả hơn so với các đối thủ trên thị trường. Kết quả là doanh nghiệp mạnh
lên và có nhiều nguồn tích luỹ cho tái đầu tư. Có thể minh hoạ qua sơ đồ sau.
1717
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh
Ngược lại, nếu doanh nghiệp có số vốn nhỏ, không đủ vốn cho các hoạt động
đầu tư phát triển, và không có lợi thế đặc biệt nào hoặc có vốn nhưng không có cơ
cấu đầu tư hợp lý thì rất khó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong điều
kiện hiện nay và sớm muộn cũng bị các đối thủ đẩy ra khỏi cuộc chơi. Vậy thì những
doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường, còn non trẻ phải làm thế nào để tồn tại. Họ
cần có những chiến lược huy động vốn cho mình thông qua liên doanh, liên kết hoặc
qua thị trường vốn để vay vốn hoạt động.
1.2.3. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
1.2.3.1. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý
Vốn là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp. Vốn để thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu và đi vào hoạt động. Một doanh nghiệp thiếu vốn thì sẽ không
thể nào hoạt động hiệu quả tuy nhiên nếu nhiều vốn mà không có cơ cấu hợp lý để sử
dụng thì chưa chắc đã mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Do vậy trên thương
trường để nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp nhất thiết phải có một
lượng vốn cần thiết đồng thời có chính sách phân bổ hợp lý.
Gia tăng tiềm lực
SXKD
Tăng khả năng
cạnh tranh
Đủ vốn để đầu tư
và đầu tư hợp lý

không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào.Cần giành nhiều nguồn lực cho việc
1919
Chuyên đề tốt nghiệp
tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Với hệ thống các phòng ban
được đảm nhiệm bởi những người có năng lực thực sự thì doanh nghiệp sẽ có sức
mạnh của toàn hệ thống, đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh.
1.2.3.4. Đầu tư vào tài sản vô hình
Tài sản vô hình là sự nổi tiếng của thương hiệu, nhãn mác, những đặc tính riêng
biệt của sản phẩm bầu không khí làm việc hay uy tín của doanh nghiệp. Tài sản vô
hình không có hình thái cụ thể nên người ta không thể đo ‘sức nặng’ của nó song
ngày nay không ai có thể phủ nhận những giá trị do tài sản vô hình mang lại.Tài sản
vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp nhưng nó có tính quyết
định tới việc tiêu thụ những sản phẩm này, mang lại lợi nhuận cho những người gây
dựng nên nó. Việc đầu tư vào tài sản vô hình là quan trọng và cần thiết trong điều
kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng đầu
tư thế nào là vấn đề không đơn giản.Để giành ưu thế trong cạnh tranh thì không
những có sản phẩm đạt chất lượng, giá cả hợp lý mà còn cần sự nổi tiếng nhất định,
được nhiều người biết tới, gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Đầu tư vào tài
sản vô hình cũng có nghĩa là đầu tư để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường.
1.2.3.5.Đầu tư nghiên cứư sản phẩm mới
Một điểm thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ cấu sản phẩm, doanh
nghiệp có khả năng sản xuất được nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị
trường thì sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. sản phẩm
sẽ bị đào thải khi nó đến giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sản phẩm và khi đó doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tích cực nghiên cứu một hay nhiều loại sản
phẩm khác thay thế, có như vậy mới đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như đảm bảo
sự sống còn của mình.Hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới phải được quan tâm ngay
khi những sản phẩm của doanh nghiệp con được tiêu thụ tốt trên thị trường, nó đòi
hỏi có những suy đoán, tìm hiểu về thị trường, về nhu cầu của người tiêu dùng và

cả doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước, cho thấy sự hoạt động
hiệu quả của công ty. Ta nhận thấy năm 2005 so với năm 2004 doanh thu chỉ tăng
chưa đầy 1 tỷ đồng tương ứng 11,7 % nhưng bước sang năm 2006 đã có sự đột phá
khi doanh thu tăng với giá trị tuyệt đối là 3.330.914.000 đồng tương ứng giá trị tương
đối liên hoàn là 36,5%. Sự chênh lệch này được giải thích là do năm 2006 công ty ký
thêm được một số hợp đồng khá lớn cung cấp lắp đặt hệ thống cửa tự động cho chuỗi
siêu thi mới ở thành phố Hồ Chí Minh và do sự tăng lên trong nhu cầu của người dân.
Lợi nhuận cũng theo đó và tăng qua các năm với tốc độ tăng liên hoàn lần lượt là :
6% và 35%. Cũng từ bảng trên có thể thấy rằng lợi nhuận đạt được là rất nhỏ so với
doanh thu tức giá vốn hàng bán và các chi phí khác còn cao, công ty cần phải nghiên
cứu để từng bước giảm các chỉ tiêu này để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa.
Với việc mở rộng sản xuất kinh doanh ra nhiêu tỉnh thành trong cả nước
những năm gần đây, số lượng công trình mà công ty thực hiện đã có sự gia tăng đáng
kể.
Bảng 1.2: Số lượng công trình
2222
Chuyên đề tốt nghiệp
Đơn vị: Công trình
Công trình Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Có giá trị >50 triệu 27 38 54
Có giá trị<50 triệu 98 112 159
Tổng số 124 150 213
( Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Tân Trường Sơn)
Ngoài những công trình do đội ngũ nhân công của công ty trực tiếp thực hiện thì
hiện nay công ty còn bán hàng cho một số đơn vị nhỏ làm công tác thi công lắp đặt
trên địa bàn Hà Nội.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn được phép kinh
doanh một số sản phẩm như trong giấy phép cấp tháng 5 năm 2001, tuy nhiên hiện
nay sản phẩm chính mà công ty kinh doanh là các loại cửa cuốn, cửa tự động, các loại
cổng cùng hệ thống bảo an và camera giám sát. Trong đó cửa là loại sản phẩm chủ

doanh.
Với những nỗ lực không ngừng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân
Trường Sơn đã trở thành một đối tác có uy tín được nhiều hãng tín nhiệm. Hiện nay
công ty đang tích cực hợp tác và là bạn hàng của nhiều hãng có uy tín.
2424
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.4:Danh sách các bạn hàng quốc tế của công ty
Quốc gia Các hãng
Germany Alulux, ChamBerlain
Italia BFT
Australia Ozroll
Belgium Building Plastics
Japan Nabco
Korea Vvk
Taiwan Yyuan
France Somfy
( Nguồn: Website www.tantruongson.com )
1.3.2. Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây
dựng Tân Trường Sơn
1.3.2.1. Ma trận SWOT công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân
Trường Sơn
Ma trận SWOT là cách trình bày các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu
(Weaknesses), cơ hội( Opportunities), đe doạ (Threats) trên các ô của một bảng cùng
với sự kết hợp giữa chúng để đưa ra chiến lược cho tổ chức. Để lập một ma trận
SWOT thì cần tiến hành qua các bước sau :
- Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh – S
- Bước 2: Liêt kê các điểm yếu – W
- Bước 3: Liệt kê những cơ hội – O
- Bước 4: Liệt kê những đe doạ - T
- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status