Luận văn phân tích mã cổ phiếu ACB của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu từ năm 2009 tới năm 2011 - Pdf 12

Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kì kênh đầu tư nào đều tồn tại những rủi ro nhất định, thị trường chứng khoán
cũng không ngoại lệ. Bất kì động thái nào của thị trường hay các yếu tố vĩ mô cũng ảnh
hưởng tới thị trường chứng khoán. Vì tính rủi ro nên kênh đầu tư này cũng mang lại lợi
nhuận cao cho các nhà đầu tư ra quyết định mua, bán hay giữ cổ phiếu đúng lúc. Để có
thể ra được quyết định chính xác, nhà đầu tư cần phải luôn có những thông tin chính
xác về nền kinh tế. Đánh giá đúng xu hướng và tác động của các thông tin này sẽ là
công cụ hữu hiệu trong hành trình tiềm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Hệ thống ngân hàng là một trong những “mạch máu” của thị trường tài chính, gắn
liền với “sức khỏe” nền kinh tế quốc gia, chính vì thế rủi ro ngành luôn được các nhà
hoạch định chính sách đặt mối quan tâm hàng đầu và luôn tìm cách hạn chế đến mức
thấp nhất có thể. Vì tầm quan trọng của ngành nên cổ phiếu ngành ngân hàng luôn
giành một ưu thế và luôn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhằm góp phần trong việc cung cấp thông tin thông qua việc phân tích và đánh
giá cổ phiếu, giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác, em xin chọn đề tài:

Phân tích mã cổ phiếu ACB của
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
từ năm
2009 đến năm 2011”.
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày bài làm của em khó tránh sai sót,kính
mong cô góp ý để bài thêm hoàn chỉnh hơn.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 1
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Khái quát chung:
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt: ACB

cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy
phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy
phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
- Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
- Ngày 30/6/1994 tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng.
- Ngày 17/2/1996 tăng vốn điều lệ lên 341 tỷ đồng và là ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Master Card .
- Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobile
banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện
ích của TCBS.
- 10/12/2004 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng,
quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
- Năm 2005 tăng vốn điều lệ lên 948,32 tỷ đồng.
- Ngày 14/2/2006 tăng vốn điều lệ lên 1.100 tỷ đồng, đến tháng 11/2006 niêm
yết cổ phiếu tại HaSTC.
- Ngày 25/5/2007 tăng vốn điều lệ lên 2.530 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ đến tháng 3/2009 là 6.355.812.780.000 đồng.
- Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín
nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi
nghìn đồng
Mạng lưới kênh phân phối
Gồm 339 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên
toàn quốc:
Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 16 chi nhánh
và 68 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak,

Ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu:
Năm 2009:
Kinh tế thế giới trải qua một năm được xem là tồi tệ nhất từ sau cuộc đại suy
thoái năm 1930-1931. Hiện tại, kinh tế thế giới đang cho thấy những dấu hiệu phục
hồi khá mạnh mẽ, một điều mà những người lạc quan nhất trong các tháng đầu năm
cũng không nghĩ tới. Các chính sách tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ của chính phủ các
nước trên thế giới đã có tác dụng tích cực.
GDP của hầu hết các quốc gia đã tăng trưởng hoặc cải thiện mức suy giảm trong
quý 3 và quý 4. Chỉ số giá tiêu dùng nhiều quốc gia bắt đầu tăng trưởng dương. Nhiều
chỉ báo kinh tế khác như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, tăng trưởng công nghiệp,
doanh số bán nhà, số đơn đặt hàng cũng được cải thiện khá tích cực.
Tuy vậy, tình trạng thất nghiệp của nhiều nước vẫn còn ở mức rất cao. Thất
nghiệp tại Mỹ đã lên tới 10%, là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Thất nghiệp của
Liên minh châu Âu hiện tại đang ở mức 9.8%, mức cao nhất trong hơn 20 năm qua.
Những số liệu trên cho thấy kinh tế thế giới đã có những đấu hiệu phục hồi song
vẫn chưa vững chắc. Tình trạng thất nghiệp cao ở nhiều quốc gia đang là những mối
lo ngại lớn đối với những nhà làm chính sách. Nhiều quốc gia vẫn cam kết tiếp tục
duy trì chính sách tiền tệ mở rộng và giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế
bất chấp cảnh báo về những hệ lụy.
Các Thị trường Chứng khoán đều phục hồi ấn tượng
Ở thời điểm hiện nay, hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều đã tăng
cao hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra hồi tháng 10 năm ngoái. Cụ
thể, nếu so với đầu năm 2008 các chỉ số chứng khoán thế giới vẫn còn sút giảm 15-
30%. Tuy nhiên, so đến cuối năm 2008, các chỉ số này đều tăng 25-30%, còn so với
mức đáy được thiết lập trong năm nay thì mức tăng khoảng 50%.
Các chỉ số chứng khoán bật lại mạnh mẽ cùng với những tín hiệu phục hồi của
nền kinh tế. Trong các chỉ số chứng khoán, Hang Seng của Hong Kong và Shanghai
Composite trở thành một trong những chỉ số tăng mạnh nhất trong năm với mức tăng
lần lượt là 52.02% và 79.98%.
Nhìn chung trong năm 2009 nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói

dấy lên những lo ngại trong giới đầu tư, khiến chi phí vay nợ của những thành viên
yếu nhất trong khu vực Eurozone này liên tục tăng cao. Bạo loạn xảy ra tại Hi Lạp
càng tạo thêm áp lực lên Chính phủ nước này, khiến lãi suất trái phiếu tăng cao kỉ lục.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, Standard & Poor’s đã chuyển đánh giá về vấn đề nợ của
Mỹ từ ổn định sang tiêu cực, khi quá trình thỏa hiệp chính trị giữa các Đảng phái
trong Chính phủ liên bang Mỹ về cắt giảm chi tiêu diễn ra rất chậm chạp. Cùng với
đó, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản xảy ra vào tháng 3 đã kéo lùi các thị
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 7
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
trường tài chính trên thế giới. Giá dầu bất ngờ tăng cao trong tháng 4 do lo ngại về sự
giảm sút nguồn cung bởi bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi. Những diễn biến
phức tạp này đã khiến giá vàng liên tục thiết lập những mức kỉ lục mới trong giai đoạn
từ tháng 7 tới tháng 9, khi giới đầu tư quốc tế vội vã tìm kiểm một nơi trú ẩn tài chính
an toàn, đặc biệt khi Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+
vào tháng 8. Đáng chú ý, trong năm 2011 này, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở
thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong bối cảnh hậu kích cầu, Chính phủ nước này
đã phải liên tiếp tiến hành nâng các mức lãi suất điều hành để ngăn ngừa lạm phát do
lo ngại tăng trưởng đã trở nên quá nóng. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu tái cân
bằng nền kinh tế bằng việc khuyến khích tiêu dùng của dân cư và giảm tăng trưởng
dựa vào xuất khẩu, qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 được công bố vào tháng 3.Theo
thống kê mới nhất của OECD, thương mại thế giới trong 3 quý đầu năm nay đã tăng
trưởng 6,8% so với cùng kì năm 2010, và con số của cả năm sẽ khó có thể khả quan
hơn khi quý 4 bị ảnh hưởng bởi lực cầu suy yếu do sự tăng trưởng chậm chạp của khu
vực EU. Cụ thể, thương mại của các nước OECD đã tăng 6%, trong khi của các nước
ngoài OECD tăng 8,2%. Những chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm chậm quá trình
phục hồi kinh tế ở các nước phát triển. Theo IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng
khoảng 3,8% trong năm 2012, giảm từ mức 3,9% của năm 2011 và 5,2% của năm
2010. Những dự báo mới cập nhật vào tháng 12 này đã được điều chỉnh giảm so với
những con số dự báo được công bố vào tháng 1 đầu năm 2011. Sự giảm tốc này là hậu
quả của những bất ổn tài chính và nỗi lo sợ rủi ro nợ công lan tỏa ra bên ngoài phạm

Năm 2010, CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể không được hoàn thành
khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm
ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong năm này.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 9
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Năm 2011
Tỷ lệ lạm phát là 18,13%. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thế giới,
năm 2011 Việt Nam đã vượt ngưỡng lạm phát và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng
trưởng. Nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới
lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư
phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu
đầu tư còn kém hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động
cộng hưởng của các yếu tố tâm lý.
Lãi suất:
Lãi suất huy động của các NHTM Việt Nam có dấu hiệu tăng mạnh trong những
năm gần đây. Đỉnh điểm của lãi suất là vào năm 2008 khi lãi suất huy động của các
NHTM VN có lúc lên tới 17 – 18%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1993 (22.04%). Lãi
suất năm 2009 tuy có hạ xuống còn 8.5%, nhưng so với lãi suất huy động của năm
2000 (3.65%) thì lãi suất huy động của các NH đã tăng tới 133% trong giai đoạn 2000
– 2009. Năm 2010, chính sách điều hành của chính phủ vẫn tập trung vào việc kiểm
soát lạm phát, mục tiêu duy trì chỉ số CPI cả năm 2010 ở mức dưới 8%. Đây là chính
sách đúng và hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên việc đẩy lãi suất lên quá cao
để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt không những không giúp thị trường ổn định
mà còn khiến kinh tế gặp khó khăn thực sự. Thay vì chỉ cần áp mức lãi suất huy động
và cho vay tương ứng là 10% và 13% thì lãi suất trên thị trường đã cao hơn lãi suất
mục tiêu tới 4 – 5%. Lãi suất tiền đồng lên cao khiến doanh nghiệp phải đi “đường
vòng” bằng cách vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn rồi đổi ra tiền đồng để đưa vào sản
xuất. Điều này đã góp phần tạo áp lực lên thị trường ngoại hối cuối năm. Bước sang
năm 2011, nhiều ngân hàng đã huy động vốn ở mức 13%, 14%, rồi 15%/năm…, các
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 10

Năm 2011
Theo thông tin từ Bộ Tài Chính, sau khi thảo luận đánh giá thực hiện ngân sách
nhà nước năm 2010, dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với các Bộ, cơ quan
Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mức bội chi ngân sách nhà
nước năm 2011 là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP.
Đánh giá chung:
Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng suy thoái bằng chứng
là tổng sản phẩm quốc nội tăng lên so với năm 2008, lạm phát đã hạ nhiệt nhiều so với
năm 2008 nhờ đó lãi suất cũng được giảm xuống giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng
tiếp cận được vốn vay và giảm chi phí sản xuất. Những yếu tố này đã hỗ trợ cho thị
trường chứng khoán năm 2009 có những bước tăng trưởng ấn tượng. Bội chi NSNN
tăng trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở
lại. Từ đó có thể đe dọa đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Năm 2010, Việt Nam ghi nhận những điểm sáng từ kinh tế vĩ mô là tổng sản
phẩm quốc nội khả quan đạt 6,78% vượt mục tiêu ban đầu là 6,5% của chính phủ cao
hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chất lượng
tăng trưởng chưa được cải thiện, lạm phát đã có dấu hiệu tăng so với năm trước, VND
bị mất giá, lãi suất tăng cao, rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam gây
bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô.
Có thể thấy thị trường chứng khoán năm 2010 là tình trạng đi ngang và giảm
điểm kéo dài, sự rút đi của dòng tiền và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.
Năm 2011, kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, mức tăng của chỉ số CPI
mạnh nhất là vào tháng 4 năm 2011 với mức 3,32%. Yếu tố này sẽ tác động trực tiếp
đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, ngoài ra, CPI tăng cao thì sẽ dẫn đến lạm phát
buộc chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ dẫn đến việc lãi suất tăng
cao khiến cao khiến cho doanh nghiêp gặp khó khăn.
Dòng tiền và chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được phát hành năm
2010 nay còn thắt chặt hơn khi mà lạm phát tăng cao như vậy. Đây là những nguyên
nhân khiến cho thị trường chứng khoán của Việt Nam hết sức tồi tệ.
Cú sốc cung cầu:

chiết khấu và tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cũng lần lượt được điều chỉnh tăng
1%, lên mức 6 và 8%/năm, đồng thời Ngân hàng Nhà nước vẫn áp dụng cơ chế cho
vay đối với đồng Việt Nam theo lãi suất tối đa 150% lãi suất cơ bản. Do đó, mức lãi
suất trần cho phép cũng tăng từ mức 10,5 lên mức 12%/năm.
Năm 2010:
Trong năm chính sách tiền tệ và tài khóa đã không có sự phối hợp nhịp nhàng và
dấu ân rõ nét nhất là chính sách tài khóa đã tạo ra hiện tượng chèn lấn đối với khu vực
tư nhân. Trong quý I, việc NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ trong khi Bộ tài chính
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 13
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
lại tăng cường phát hành trái phiếu đã khiến dòng vốn ngân hàng đổ vào trái phiếu
chính phủ làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn với mức lãi
suất hợp lý. Trước áp lực giải quyết khó của khăn doanh nghiệp trong việc tiếp cận
nguồn vốn, chính sách tiền tệ của NHNN cũng buộc phải điều chỉnh theo hướng nới
lỏng hơn vào giữa năm khi áp lực lạm phát có dấu hiệu giảm bớt vào các tháng giữa
năm (mặc dù đây là thời điểm thấp điểm của lạm phát theo chu kỳ các năm). Tuy
nhiên, với mức lạm phát hàng tháng trong quý IV/2010 tăng cao trên 1% và khả năng
mức lạm phát mục tiêu khó có thể đạt được và áp lực tỷ giá tăng cao, nên ngày
5/11/2010, NHNN đã chính thức nâng mức lãi suất cơ bản tăng thêm 1%, mặc dù
trước đó vào 27/10/10, Ngân hàng Nhà nước vẫn quyết định giữ mức lãi suất này là
8%/năm trong tháng 11. 11
Theo đó, mức lãi suất cơ bản bằng VND sẽ là 9% thay vì 8% như trước đây, và
lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cũng được điều chỉnh
tăng 1% lên mức 7%/năm và 9%/năm. Mặc dù vậy, chính sách tiền tệ trong năm 2010
khó có thể nói là đã thắt chặt khi NHNN đã tăng tổng phương tiện thanh toán 25,3%,
và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là 29,81% so với năm 2010.
Việc điều hành thiếu nhất quán và ổn định trong chính sách đã khiến các doanh
nghiệp găp nhiều khó khăn hơn trong việc hoạch định kế hoạch và phương án kinh
doanh cũng như giảm hiệu quả của chính sách. Hệ quả là một trong những rủi ro được
nhận diện trong năm 2010 là rủi ro về chính sách đồng thời cũng khiến Việt Nam

nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm, dẫn đến tình trạng dư thừa
vốn vào thời điểm cuối năm nhưng không thể giải ngân. Trong khi đó, một số ngân
hàng vẫn còn room tín dụng lại thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay.Thêm vào đó,
những quy định chặt chẽ trong Thông tư 13 và 19 khiến hai bộ phậnngân hàng này
khó trao đổi vốn với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng cũng như cung cấp tín
dụng cho nền kinh tế. Chỉ đến khi Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ra đời vào cuối
tháng 8 quy định bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, cùng với sự ra đời của
nhóm ngân hàng G12+1 với cam kết đưa mức lãi suất cho vay về mức 17% - 19% thì
tình hình tăng trưởng tíndụng mới được cải thiện phần nào.
Ngoài nguyên nhân lãi suất và thanh khoản, tín dụng tăng chậm còn bắt nguồn từ
khó khăn nội tại của nền kinh tế do nhiều doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thu hẹp
qui mô hoặc rơi vào tình trạng phá sản. Tính đến cuối tháng 9, có gần 49.000 doanh
nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa; tăng
11.000 doanh nghiệp so với năm 2010 (tương đương 28%), trong đó, phá sản, giải thể
là 5.800 doanh nghiệp. Do đó, tăng trưởng tín dụng khó có thể tăng trưởng tốt trong
thời gian này do nhu cầu giảm sút.
Đầu tháng 3, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN yêu cầu các TCTD giảm
tỷ lệ cho vay phi sản xuất xuống 22% vào cuối tháng 6 và 16% vào cuối năm 2011.
Theo báo cáo của NHNN, tính đến hết tháng 10 vẫn còn nhiều ngân hàng có tỷ trọng
tín dụng phi sản xuất từ 17% - 19% trong đó cho vay bất động sản chiếm 85% - 90%,
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 15
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
cho thấy một số ngân hàng khó có thể đưa tỷ trọng này về 16% vào cuối năm. Tuy
nhiên, với quy định mới của NHNN về cách phân loại tín dụng phi sản xuất, tỷ lệ này
của các ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể và có khả năng thực hiện được yêu cầu đưa ra
của NHNN.
Ngoài ra, NHNN cũng đưa ra chính sách yêu cầu các NHTM phải dành tối thiểu
20% tổng dư nợ để đảm bảo tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ngân
hàng nào không có điều kiện cho vay thì phải chuyển một số vốn tương ứng cho
Agribank thực hiện việc cho vay này. Sự thay đổi này là một bước đi phù hợp nhằm

- Giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đáy của
chu kỳ được xét với đỉnh của chu kỳ liền sau.
Mặc dù đã đơn giản hoá thực tế đi rất nhiều, song đồ thị mô tả sự kế tiếp nhau
các chu kỳ kinh doanh được vẽ ở trên cũng chứa đựng ba điểm đáng lưu ý sau:
- Đỉnh được xét đều cao hơn đỉnh liền trước, đáy được xét đều sâu hơn đáy liền sau.
- Giai đoạn tăng trưởng thường dài hơn giai đoạn suy giảm.
- Các chu kỳ kinh doanh thường khác nhau về độ dài thời gian.
Các chu kỳ kinh doanh ở nước ta từ sau Đổi mới.
Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với
tần suất từ 9-10 năm. Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình
chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990.
Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính
sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó
khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm
trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất
nghiệp chỉ còn 5,8%.
Từ năm 2000-nay, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách
mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào
trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 17
Thu hẹp Mở rộng Thu hẹp Mở rộng Thu hẹp
Cực đại
Cực đại
Cực tiểu
Cực tiểu
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn
2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên
35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh đến TTCK Việt Nam

chốt ở mức 351,6, giảm 133,1 điểm tương ứng 27,5 % so với đầu năm.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 19
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
CHƯƠNG III :
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH TÁC ĐỘNG ĐẾN CỔ PHIẾU
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (MÃ CP: ACB)
Phân tích ngành có vai trò quan trọng với cùng những lý do như phân tích kinh
tế vĩ mô: một ngành khó mà hoạt động tốt khi nền kinh tế vĩ mô đang ốm yếu; tương tự
như vậy, doanh nghiệp trong một ngành đang gặp rắc rối thì thường cũng không hoạt
động tốt được.
3.1.Sự nhạy cảm của của chu kì kinh doanh
3.1.1 Sự nhạy cảm của doanh thu:
Với đặc thù ngành hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên ngành ngân hàng có
doanh thu rất nhạy cảm với các điều kiện kinh tế vĩ mô như lạm phát và các chính
sách tiền tệ của chính phủ. Mỗi thay đổi của nền kinh tế đều có tác động tới hoạt động
chung của ngành, vì vậy ngân hàng là nhanh có tính chu kì cao.
Năm 2009:
Có thể nói, năm 2009 là một năm thành công đối với ngành ngân hàng, bởi hầu
hết ngân hàng đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Kết quả kinh doanh của Vietcombank trong năm 2009 thật ấn tượng, với lợi
nhuận trước thuế và sau thuế tăng tương ứng 342,76% và 230,35% so với năm 2008.
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
vượt 34,4% so với chỉ tiêu; lợi nhuận của Techcombank tăng 37% so với kế hoạch
ban đầu đặt ra. Lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank bằng 167,5% kế hoạch , bên
cạnh đó tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng, mức tăng trưởng tín
dụng lên tới 38% trong khi con số này năm 2008 chỉ là 25%, dù vậy tăng trưởng tín
dụng năm 2009vẫn trong xu thế đi lên so với tăng trưởng tín dụng các
năm 2002 - 2004. Tăng trưởng tín dụng chững lại trong tháng 1/2010, mức tăng
trưởng chỉ đạt 1% trong khi đó tăng trưởng huy động tiền gửi là 0,3%.
Đồ thị tăng trưởng ngân hàng 2009

giá thê thảm, và công cuộc tái cấu trúc ngành ngân hàng đã ảnh hưởng rất lớn tới lợi
nhuận ròng của các ngân hàng mặc dù doanh thu thuần tăng so với năm 2010. Mức lợi
nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2011 chỉ ở mức trung bình và thấp
hơn năm trước. Cụ thể, lợi nhuận của năm 2011 tăng 15,1% so với năm 2010, trong
khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 22,85% và tốc độ tăng quy mô tài sản có 18,55%.
Hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của
các tổ chức tín dụng là chỉ số ROA (lợi nhuận so với tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận
so với vốn chủ sở hữu) năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010. Cụ thể, ROA của ngành
năm 2011 đạt 1,09% và ROE đạt 11,86%, từ mức lần lượt 1,29% và 14,56% của năm
2010.
3.1.2. Đòn bẩy hoạt động:
Chi phí hoạt động trong ngân hàng rất lớn, kể cả định phí và biến phí, từ chi phí
lãi vay tới chi phí các loại tài sản cố định khác. Thông thường rất khó có thể xác định
cơ cấu chi phí trong hoạt động ngân hàng do nó còn tuỳ thuộc vào sự quan tâm của
các ngân hàng đối với việc cung ứng các dịch vụ tổng hợp cho thấy khách hàng của
mình( được gọi là các dịch vụ liên kết)
Tính chất tổng hợp đó ngày càng phức tạp hơn cho việc đánh giá các thiệt hại do
cung ứng từng dịch vụ bởi vì rất khó có thể phân chia chúng từ trong mối liên kết. Do
đó các ngân hàng truyền thống thường định hướng tới việc xác định tổng lợi nhuận mà
không chú ý đặc biệt tới các chi phí về cung ứng từng dịch vụ. Chính sách của chính
phủ về việc điều chỉnh hợp đồng ngân hàng một cách trực tiếp hay gián tiếp đều có tác
động đến quá trình hình thành giá của ngân hàng, đặc biệt là việc ấn định tiền lãi
suất Điều đó được thể hiện rõ nét ở các nước phương Tây trong thời kỳ canh tranh
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 22
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
ngân hàng còn yếu ớt. Tuy nhiên sự cạnh tranh mạnh mẽ ngày càng tăng từ phía các tổ
chức ngân hàng cũng như các tổ chức phi ngân hàng đã làm suy yếu đáng kể sự can
thiệp của Chính phủ trong việc hình thành giá của ngân hàng. Từ đó giá cả trong kinh
doanh ngân hàng có cơ hội vận động theo quy luật cung cầu như các giá cả của các
hàng hoá khác.

3.3. Cơ cấu và kết quả ngành
3.3.1. Nguy cơ từ các ngân hàng mới
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ
càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của
rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 24
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi
các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam
và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ
phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong
Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại
dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các
quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân
hàng nước ngoài từ năm 2008.
Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt
Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện
tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng
thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên
trong tương lai.
Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có
nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép
thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng
thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi
Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp,
đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập
ngân hàng trở lại.
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status