PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "ĐÔI MẮT" (Nam Cao) - Pdf 12

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "ĐÔI MẮT"
(Nam Cao)

I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Đôi mắt là tác phẩm quan trọng nhất của Nam Cao sau cách mạng tháng Tám
và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của Văn học Việt nam trong thời kì kháng chiến
chống Pháp . Lúc đầu nhà văn đặt tên là Tiên sư thàng Tào Tháo, nhưng sau này Nam
Cao đặt cho nó một cái tên giản dị hơn rất nhiều : Đôi mắt .
Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm 1948 . Tác phẩm nhận đường cho văn
nghệ sĩ và đặt ra vấn đề cái nhìn, lập trường , quan điểm, chỗ đứng của người nghệ sĩ
trong thời đại cách mạng . Như vậy tác giả đã có sự lựa chọn cân nhắc để đặt nhan đề
cho tác phẩm , để qua nhan đề làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn này .
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Đọc Đôi mắt ta hiểu ngay vấn đề cách nhìn quần chúng và cuộc kháng chiến
khác nhau giữa những người nghệ sĩ có quan điểm lập trường khác nhau, được thể
hiện qua Hoàng và Độ là hai nghệ sĩ, hai nhân vật trung tâm của tác phẩm .
Trước hết ta thấy Hoàng không phải nhìn quần chúng với đôi mắt thù địch .
Nhà văn này về cơ bản không phải là một kẻ phản động. Hoàng vẫn có những nét
đáng trân trọng như thái độ bộc lộ thẳng thắn những suy nghĩ của mình với nhân vật
Độ, lòng ngưỡng mộ chân thành với lãnh tụ một cách ngây thơ. Và cũng không nên
coi những chuyện Hoàng nói về người nông dân là vu cáo hay xuyên tạc. Tất cả bắt
nguồn từ đôi mắt nhìn nhận thời cuộc của cá nhân nhân vật Hoàng .
Nhắc đến điều này để thấy rõ bản lĩnh nghệ thuật của Nam Cao. Ông phát hiện
và miêu tả đôi mắt của Hoàng từ nhiều góc độ, không đơ giản, một chiều tạo nên sự
chấp nhận dễ dãi từ phía người đọc .
Đôi mắt của Hoàng dần dần được thể hiện qua việc anh kể lần lượt những điều
tai nghe mắt thấy một cách hóm hỉnh, sắc sảo . Tài quan sát, tài diến đạt hấp dẫn, cộng
với năng lực hài hước hóa , lố bịch hóa những gì mình không ưa thích khiến những
mẫu chuyện Hoàng kể thật sinh động .
Bằng đôi mắt của mình, Hoàng cảm nhận người nông dân tham gia kháng
chiến toàn là những người vừa ngố vừa nhặng xị, hầu hết đều ngu độn, lỗ mãng, ích

Hoàng vốn là một văn sĩ trưởng giả, nhân cách thấp kém “có cái tật hay đá
bạn”, trong khi đồng nghiệp “chỉ còn một dúm xương’’ trong nạn đói năm 1945 thì “
Hoàng vẫn phong lưu” nhờ tài … chạy “ chợ đen rất tài tình” và “con chó của anh vẫn
chưa phải nhịn đói bữa nào” .
Đặc biệt, khi kháng chiến bùng nổ, bao tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân
sẵn sàng chịu đựng gian khổ thiếu thốn, hi sinh đóng góp sức lực cho cuộc kháng
chiến, thì Hoàng vẫn giữ nguyên cách sống cũ, ích kỷ, co mình lại trong vỏ ốc gia
đình với những bữa ăn ngon, những món quà vặt lạ miệng, với nhà cửa khang trang
với nếp sinh hoạt trưởng giả: Nuôi chó dữ, đọc truyện Tam quốc trước khi đi ngủ, hút
thuốc lá thơm, nằm màn tuyn trắng toát, chăn đắp thoang thoảng nước hoa… Hoàng
hoàn toàn dửng dưng trước thời cuộc, tách mình ra khỏi sự nghiệp chung của nhân
dân của đất nước. ( dĩ nhiên trong hoàn cảnh bình thường, chúng ta có thể nghĩ khác
về Hoàng).
Như vậy ở nhân vật này thiếu hẳn sự gắn bó với những người lao khổ ,nói rộng
là thiếu sự gắn bó với nhân dân với đất nước ,thiếu cội nguồn nhân đạo cần thiết của
một nhà văn . Do đó, “đôi mắt” nhìn người nông dân của Họàng trước trước sau
không hiểu nổi người nhà quê, không hiểu cuộc kháng chiến là diều có thể giải thích
được .
Đối lập với Hoàng là Độ . Thực ra , phân tích đôi mắt của Hoàng đã hàm chưa
việc phân tích đôi mắt của Độ, vì hai nhân vật này được xây dựng để bổ sung cho
nhau, làm rõ luận đề của tác phẩm . Vả lại, nhân vật Hoàng đã được miêu tả dưới đôi
mắt của Độ .
Trước hết, Độ cũng không thấy ít những điểm yếu của những người nông dân :
răng đen, mắt toét, phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhác sợ, nhịn nhục một cách đáng
thương … Nhưng điều quan trọng hơn, Độ nhìn thấy được nét chủ yếu trong con
người họ . Đó là bản chất tốt đẹp của người nhà quê . Theo anh họ có thể làm cách
mạng , mà bằng chứng hùng hồn nhấtt là lúc ra trận, giáp mặt với cái chết, chính anh
cũng thấy họ xung phong can đảm lắm . Tin vào sức mạnh của nông dân, cũng có
nghĩa là Độ tin vào tương lai của cuộc kháng chiến .
Sở dĩ Độ có được đôi mắt nói trên không phải chỉ vì anh đã sống ở nhà quê

cách mạng tháng Tám . Đó là tác phẩm ưu tú của văn học Việt Nam thời kì đầu kháng
chiến . Tác phẩm không chỉ đơn thuần phản ánh đôi mắt của cá nhân mà còn lớn hơn,
khẳng định vấn đề lập trường quan điểm của văn nghệ sĩ . Điều đó đã nâng tác phẩm
lên một tầm cao mới, xứng đáng là bản tuyên ngôn nghệ thuật cho cả một thế hệ nhà
văn như nhận xét của Tô Hoài .


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status