CÁC HÌNH THỨC TÊN HỌ VIỆT NAM potx - Pdf 12



CÁC HÌNH THỨC TÊN
HỌ VIỆT NAM
Trước đây, người ta thường nghĩ Việt Nam chỉ có họ đơn, tức
một chữ. Nhưng thực ra, căn cứ vào truyền thống dân gian,
tên họ Việt Nam có hình thức đơn và hình thức ghép, tức hai
họ hoặc nhiều từ ghép lại. Ví dụ:

-Họ một chữ: Nguyễn, Trần, Phạm.
-Họ hai chữ: Nguyễn Huỳnh, Ðặng Trần.
-Họ ba chữ: Công Tôn Nữ.
-Họ bốn chữ: Công Tằng Tôn Nữ.

Các họ ghép trên đây phát sinh do 5 nguyên nhân: (1) họ
ghép vì đi làm con nuôi, (2) họ ghép vì được vua ban họ, (3)
họ ghép vì muốn phân biệt,(4) họ ghép để biểu lộ ý niệm
huyết thống, (5) họ ghép vì muốn thêm họ mẹ.

1. Họ Ghép Vì Đi Làm Con Nuôi:

Theo luật lệ của nhiều nước, người con nuôi phải mang tên
họ của người cha nuôi. Tuy nhiên, nhiều người ý thức tầm
quan trọng và giá trị của tên họ, đã không xóa bỏ tông tích
người con nuôi, nên thêm tên họ người con nuôi vào sau tên
họ của mình. Ta có thể trưng các ví dụ sau: tác giả nho bản
Chinh Phụ Ngâm là Đặng Trần Côn sống đời Lê Hiển Tông
(1740-1786), vốn có tên họ là Trần, nhưng làm con nuôi cho

dòng họ cha. Tuy nhiên, vào khoảng giữa thế kỷ 20, vì bị ảnh
hưởng văn hóa tây phương, vì địa vị của người phụ nữ được
đề cao, nên tên họ mẹ đã thấy xuất hiện sau tên họ cha trong
thành phần tên họ của con. Mục đích này nhằm nhắc nhở cho
con về dòng họ mẹ, hoặc ghi dấu cuộc hôn nhân giữa hai
dòng họ. Khuynh hướng tốt đẹp này ngày càng phổ biến
trong xã hội. Ngày xưa, giới nho gia cũng áp dụng cách thức
ghép họ mẹ sau họ cha để làm tên họ người con. Xin trích
dẫn hai trường hợp tiêu biểu mà Ông Nguyễn Bạt Tụy đã nêu
ra: ông Từ Cao Cam có cha là ông Từ Bộ Chỉ và người mẹ
họ Cao, ông Nguyễn Từ Hiền và ông Nguyễn Từ Ân có cha
là ông Nguyễn Văn Mô và bà mẹ họ Từ[45]. Tuy nhiên, hình
thức ghép họ mẹ sau họ cha không có tính truyền thừa, tên họ
sẽ thay đổi từ đời con sang đời cháu. Theo tác giả Sheau
Yueh J. Chao[46], tại Trung Quốc, việc lấy họ vợ ghép chung
với họ chồng thành họ của con rất phổ biến. Ví dụ ông họ
Trương lấy bà họ Trần, con cái ông bà này sẽ mang họ
Trương Trần.

4. Tên Họ Ghép Vì Muốn Phân Biệt: Như đã nói trong
phần phân bố tên họ tại Việt Nam, nhiều làng chỉ có một
dòng họ, do đó, để phân biệt các chi nhánh, người ta thêm
vào sau tên họ các từ có ý nghĩa thân tộc như Mạnh, Đình,
Trọng, Quý, Bá, Thúc, Tôn và người ta nói ông này họ
Mạnh, ông kia họ Thúc. Thực ra, họ là các ông Trần Mạnh A,
Trần Thúc B. Tập tục này cũng thấy có tại Trung Quốc.

5. Tên Họ Ghép Để Biểu Lộ Ý Niệm Huyết Thống: Tên
đệm đặt sau tên họ được truyền thừa qua nhiều thế hệ biến
thành họ ghép. Lối này được vua chúa và dân gian triệt để áp

tên cho con, thì bà cho rằng: Nếu đặt tên cho con thì chỉ có
một người được hưởng, chi bằng lấy chữ Phúc làm chữ lót thì
mọi người được hưởng phúc, bèn đặt tên cho con là Nguyễn
Phúc Nguyên. Nhánh họ Nguyễn chúng ta đổi thành họ
Nguyễn Phúc bắt đầu từ đấy [48].

Các vị nho gia cũng áp dụng nguyên tắc này. Các cụ chỉ đặt
họ ghép cho con trai, không đặt cho con gái. Cụ Nguyễn
Đình Chiểu có các ông tổ bốn đời mang họ ghép Nguyễn
Đình. Con trai cụ là Nguyễn Ðình Chúc, Nguyễn Đình
Ngưỡng, nhưng con gái là Nguyễn Thị Xuân Khuê tức bà
Sương Nguyệt Ánh. Cụ Trương Tấn Bửu có 3 trai, 1 gái là
các ông Trương Tấn Cẩn, Trương Tấn Thuận, Trương Tấn
Cường và bà Trương Thị Của[49].

Sau đây là một số họ ghép thường thấy tại Việt Nam: Âu
Dương, Cao Bá, Đặng Trần, Hoàng Cao, Hồ Đắc, Lê Duy,
Lê Đức, Lê Khoa, Lê Quang, Lê Bá, Nguyễn Phúc, Nguyễn
Hựu, Nguyễn Khoa, Nguyễn Đăng, Nguyễn Đình, Nguyễn
Quang, Ngô Đình, Ông Ích, Phạm Duy, Phạm Đình, Phạm
Phú, Phạm Như, Phan Huy, Phan Đình, Tôn Thất,Tống
Phước, Trần Đình, Trần Nguyên, Trương Gia, Trương Minh,
Trương Vĩnh, Trương Sĩ, Vũ Đình.

Tên họ người Việt Nam là một di sản linh thiêng, được
truyền thừa từ đời này sang đời nọ. Nhưng không vì thế mà
tên họ không bị biến đổi.

Theo Vietgle


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status