Phân tích tình hình sử dụng vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty than Hà Tu - Pdf 12

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Hiệu quả và sự thành công của các doanh nghiệp sẽ là tiền đề cho sự
phát triển vững mạnh đó. Trong những năm qua, chúng ta đã tìm mọi biện pháp
và phương thức để khai thác nguồn vốn trong nước và đã góp phần đáng kể cho
sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên có một vấn đề đang tồn
tại là: Trong khi chúng ta đang tìm mọi cách để huy đông tối đa vốn trong nước,
đồng thời tích cực kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài cho sự phát triển của nền
kinh tế thì vấn đề sử dụng vốn lại chưa được coi trọng.
Đối với doanh nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định
cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp, nhưng điều có ý nghĩa quan trọng
hơn cả là phải làm sao sử dụng đồng vốn đó một cách có hiệu quả. Có như vậy
doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển liên tục.
Việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp có vị trí
vai trò quan trọng. Các chỉ tiêu trong phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
là mối quan tâm của nhiều đối tượng như: Các nhà đầu tư, ngân hàng… làm tốt
khâu này sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng của
doanh nghiệp về mặt quản lý và sử dụng vốn nói riêng cũng như của hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung. Qua đó thấy được mật mạnh, mặt yếu của doanh
nghiệp từ đó làm căn cứ, cơ sỏ để đưa ra các chiến lược, biện pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói
chung của doanh nghiệp.
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó cùng với những kiến thức ở nhà
trường, kinh nghiệm thực tiễn em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
1
VỐN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY THAN
HÀ TU” làm đồ án tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này, em đã sử dụng các tài liệu liên quan
đến vốn của các doanh nghiệp, các số liệu liên quan đến tình hình SXKD của
công ty. Vì thời gian có hạn, nhất là không trực tiếp làm việc tại Công ty nên

đổi mới cách làm và tổ chức lại sản xuất một cách khoa học nên Công ty than
Hà Tu đã có những chuyển biến đáng mừng, không ngừng mở rộng đẩy nhanh
tiến độ khai thác tạo một hướng sản xuất mới đưa Công ty đi lên, đời sống
CBCNV được cải thiện rõ rệt.
Đặc biệt vào tháng 5 – 1996 Công ty than Hà Tu có chuyển biến lớn đó là
mỏ than đã tách rời khỏi Công ty than Hòn Gai và trở thành một doanh nghiệp
độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam. Sản lượng hàng năm khai thác
3
đã đạt từ 800 nghìn đến hơn 1 triệu tấn. Điều đó khẳng định sự phát triển và
trưởng thành của Công ty than Hà Tu, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu hơn nữa của
toàn thể CBCNV toàn Công ty trong hiện tại và tương lai.
1.3 - Đặc điểm của Công ty than Hà Tu:
Công ty than Hà Tu là một mỏ khai thác lộ thiên lớn trong vùng than Đông
Bắc, Công ty than Hà Tu nằm trên địa bàn phường Hà Tu, cách trung tâm thành
phố Hạ Long 15 Km về phía Đông Bắc.
Phía Đông giáp Mỏ than Tân lập.
Phía Tây giáp Mỏ than Hà Lầm.
Phía Nam giáp Công ty than Núi Béo.
Phía Bắc giáp Bắc Bàng Danh.
Địa hình của Công ty than Hà Tu khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi bị chia
cắt bởi những khe nước cạn. Diện tích của Công ty than Hà Tu khoảng 17 Km
2


có thuận lợi về giao thông. Gần với Quốc lộ 18A là trục đường chính nối các
trung tâm kinh tế và thương mại như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Cán bộ công nhân viên Công ty than Hà Tu sống đông nhất ở hai phường
Hà Tu và Hà Phong, ngoài ra còn ở các phường lân cận quanh khu vực Công ty.
Tổng số CBCNV chính thức toàn Công ty hiện nay gồm: 3.656 người.
* Trong đó:

như:
- Các nhà máy nhiệt điện.
- Các nhà máy xi măng.
- Các hộ lẻ.
5
- Xuất khẩu.
* Chủng loại sản phẩm:
Sản phẩm than của Công ty sản xuất ra rất đa dạng gồm nhiều chủng loại
như:
- Than nguyên khai.
- Than sạch: Cám 3, cám 4, cám 5, cám 6.
- Than cục: Than cục xô, cục 2, cục 3, cục 4, cục 5.
* Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng than của Công ty than Hà Tu đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được
yêu cầu trong nước.
1.4.3. Công nghệ khai thác và kết cấu sản xuất.
Công nghệ sản xuất của Công ty than Hà Tu sản xuất với quy trình công
nghệ tiên tiến, sản xuất theo dây chuyền và qua nhiều công đoạn như:
Khoan -> nổ mìn -> bốc xúc -> vận chuyển -> sàng tuyển - > tiêu thụ.
Sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty than Hà Tu được mô tả theo sơ đồ
sau: ( trang sau)
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY THAN HÀ TU
6
Thiết bị dùng cho dây chuyền sản xuất và khai thác gồm:
• Thiết bị cho khâu bốc xúc và vận chuyển đất đá gồm có:
−1 Máy khoan xoay cầu loại 250
05 cái
−1 Máy xúc EKG 4,6 m
3
08 cái

01 cái
- Máy xúc KAWASAKI
02 cái
- ễ tô vận chuyển than
26 cái
- Trong đó:
- Xe VOLVO NL10
06 cái
- Xe ISUZU
17 cái
- Xe VOLVO A35C
08 cái
- Xe TEREX 4066
01 cái
- Máy gạt bánh lốp 02 cái
1.5. Cơ cấu tổ chức phận sản xuất.
*. Bộ phận sản xuất chính gồm có các công trờng: Khoan nổ, xúc vỉa 10,
vỉa 16, công trờng giao thông cơ giới, công trờng than vỉa 10, công trờng than chế
biến, công trờng than vỉa 7, 8, than chế biến, các đội xe vận tải: Đội 2, 6, 9, 10, 14,
15. 16.
- Bộ phận sản xuất phụ ( phụ trợ sản xuất ) gồm có:
+ Các xởng sửa chữa: Xởng sửa chữa ô tô số 1, số 2, Xởng cơ điện.
+ Các công trờng: Bơm, đờng dây, xây dựng, phòng KCS.
b.Bộ phận phục vụ sản xuất gồm:
+ Ngành đời sống.
+ Phòng y tế.
+ Nhà trẻ.
+ Các kho than, kho vật t.
+ Các đội xe phục vụ: Đội 5, 12.
c.Bộ phận quản lý gồm có 21 phòng ban :

thể của từng thời kỳ.
- Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch
mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống mục tiêu và chương trình
hành động, xác định các nguồn lực.
- Phòng bảo vệ - thanh tra: Xây dựng lực lượng bảo vệ bảo vệ an ninh trật
tự, an toàn tài sản của công ty.
- Văn phòng, Giúp giám đốc các công việc hành chính tiếp khách.
- Y tế - ngành ăn: Chăm lo sức khỏe người lao động vệ sinh môi trường,
kiểm tra môi trường lao động, tổ chức phụ vụ ăn uống.
- Phòng cơ điện: Chịu trách nhiệm quản lý các máy móc thiết bị cơ và điện,
lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.
- Phòng vật tư: Đảm bảo cung ứng vật tư đúng, đủ và kịp thời chất lượng
đảm bảo. Lập kế hoạch cung ứng vật tư và quản lý cấp phát vật tư theo yêu cầu
của sản xuất.
- Phòng kỹ thuật: Lập quy trình, quy phạm kỹ thuật nghiên cứu và ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt kỹ
thuật của công ty.
- Phòng xây dựng cơ bản: Thiết kế xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng
và các công trình xây dựng của công ty.
- Phòng trắc địa: Thăm dò đo đạc, cập nhật bản đồ địa hình khai thác phục
vụ sản xuất.
- Phòng an toàn: Chịu trách nhiệm về công tác an toàn, bảo hộ lao động
trong toàn công ty, kiểm tra đôn đốc giám sát việc thực hiện quy trình quy phạm
an toàn trong sản xuất, thực hiện phòng chống cháy nổ.
- Phòng KCS: Kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm .
- Phòng điều khiển sản xuất: Tổ chức điều hành sản xuất, tiêu thụ, phối hợp tổ
chức các hoạt động sản xuất sao cho ăn khớp nhịp nhàng.
- Phòng Thi đua tuyên truyền: Đảm nhiệm công tác thi đua khen thưởng, tổ chức
các phong trào văn nghệ, thể thao .
Ngoài ra công ty còn có các tổ chức quần chúng xã hội như:

được chia làm 4 chương:
- Chương I: Giới thiệu chung về công ty than Hà Tu
- Chương II: Cơ sở lý thuyết về quản lý và sử dụng vốn
- Chương III: Thực trạng tình hình Quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty
than Hà Tu trong năm qua.
- Chương IV: Một số biện pháp nhằm nâng cao tình hình quản lý và sử dụng
nguồn vốn của Công ty than Hà Tu.
12
Phần 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
*. Khái niệm và vai trò của vốn.
2.1 Khái niệm:
Vốn là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong hoạt
động sản xuât kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
2.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh.
Vốn là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Số lượng vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những tiêu thức
quan trọng để xếp doanh nghiệp vào quy mô lớn hay nhỏ.
Là điều kiện để thực hiện chiến lược, sách lược kinh doanh và nó cũng là chất
keo để chấp nối, kết dính các quá trình kinh tế.
* Đối với các doanh nghiệp mới thì tạo vốn là khởi đầu cho việc hình thành
và hoạt động. Còn đối với các doanh nghiệp đang tồn tại thì tạo vốn là việc
thường xuyên diễn ra để đáp ứng những nhu cầu của các hoạt động thường
xuyên theo kế hoạch hoặc những nhu cầu nảy sinh bất thường.
Tính chất đa dạng của việc tạo vốn phụ thuộc vào tính đa dạng của nguồn
vốn có thể huy động và của các phương thức huy động có thể thực hiện được.
Điều này có nghĩa là môi trường hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng rất
mạnh đến hoạt động tạo vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là tính mềm dẻo của

năm (nếu chu kỳ kinh doanh < 1 năm) hoặc trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh
(nếu chu kỳ kinh doanh ≥ 1 năm).
Chu kỳ kinh doanh ( còn gọi là vòng quay của vốn) được hiểu là khoảng
thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh dưới hình thái
14
tiền tệ lại thu được vốn đó dưới hình thái tiền tệ. Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh
mà chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp dài ngắn khác nhau. Đối với doanh
nghiệp sản xuât, đó là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền
mua nguyên vật liệu, chế biến nguyên vật liệu đó thành sản phảm và bán được
sản phẩm đó. Đối với doanh nghiệp thương mại, chu kỳ kinh doanh là khoảng
thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua hàng hoá và bán được
hàng hoá đó.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm có:
- Vốn bằng tiền: Là tài sản biểu hiện trực tiếp dưới hình thái giá trị (tiền
đồng Việt nam, ngoại tệ, ngân phiếu, vàng bạc, đá quý). Phần lớn vốn bằng tiền
của doanh nghiệp được gửi tại ngân hàng, ngoài ra có một phần nhỏ tồn tại dưới
dạng tiền mặt được bảo quản ở két sắt tại doanh nghiệp dùng để chi trả các
khoản lặt vặt thường xuyên.
- Các khoản phải thu: Là những khoản tiền vốn của doanh nghiệp nhưng
do quan hệ thanh toán các đơn vị cá nhân khác còn giữ chưa trả, doanh nghiệp
phải thu về (tiền hàng người mua còn chịu, tiền tạm ứng chưa thanh toán….)
- Hàng tồn kho: Là tài sản được dự trữ thường xuyên cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động này được tiến
hành liên tục, không bị gián đoạn.
Do các chu kỳ kinh doanh tiến hành không độc lập đối với nhau mà kế
tiếp nhau, xen kẽ nhau ( chu kỳ trước chưa kết thúc chu kỳ sau đã bắt đầu) nên
trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh luôn tồn đọng một lượng
tài sản nhất định. Sự tồn đọng này là cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Những tài sản tồn đọng đó gọi
chung là hàng tồn kho. Cụ thể, đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho gồm

Là những khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải
có trách nhiệm thanh toán cho các chủ nợ. Nợ phải trả của doanh nghiệp chia
thành 2 loại sau:
16
- Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả trong vòng 1 năm (vay ngắn hạn,
lưong phải trả công nhân viên, thuế phải nộp ngân sách….)
- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm (vay dài
hạn, nợ dài hạn , nhận ký quỹ, ký cược dài hạn).
* Nguồn vốn chủ sở hữu.
Là nguồn vốn do các chủ sở hữu đầu tư đóng góp và bổ xung từ kết quả
kinh doanh. Nguồn vốn này doanh nghiệp được sử dụng lâu dài trong suốt thời
gian hoạt động của minh mà không phải cam kết thanh toán cho các chủ sở hữu.
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà ông chủ của doanh nghiệp sẽ là ai và
tương ứng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ là vốn của ai. Cụ thể, đối với doanh nghiệp
nhà nước thì ông chủ là nhà nước và nguồn vốn chủ sở hữu là vốn ngân sách;
đối với doanh nghiệp tư nhân thì nguồn vốn chủ sở hữu là vốn do ông chủ tư
nhân bỏ ra; đối với công ty cổ phần thì các ông chủ là các cổ đông và vốn chủ sở
hữu là vốn cổ đông; đối với công ty liên doanh thì đó là vốn do các bên tham gia
liên doanh góp vào.
Nguồn vốn chủ sở hữu thường được hoạch định sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau. Tuỳ theo mục đích sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu lại chia thành các
nguồn sau:
- Vốn kinh doanh: Là nguồn vốn của chủ sở hữu được hoạch định dùng vào
kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
-Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Là nguồn vốn chủ sở hữu được hoạch định
dùng vào xây dựng, mua sắm, lắp đặt tài sản cố định.
- Các quỹ của doanh nghiệp: Được hình thành chủ yếu từ lãi nhằm vào các
mục đích khác nhau ngoài sản xuất kinh doanh hàng ngày (nhưng sẽ hỗ trợ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh) gồm những quỹ sau:
+ Quỹ đầu tư phát triển: Dùng vào đầu tư mở rộng hoặc đổi mới công nghệ

hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Theo quan điểm
luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản
cố định. Hai loại này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tức là:
I + IV + B(I) (TS) = (Nguồn vốn chủ sở hữu) (1)
Quan hệ cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết, nghĩa là nguồn vốn chủ sở
hữu (B) có đầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải đi vay hoặc không cần
phải đi chiếm dụng của bên ngoài. Song thực tế cho thấy cân đối (1) có thể xảy
ra các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: I + IV +B (I) TS > B (vốn CSH)
Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp thiếu nguồn vốn trang trải tài sản,
nên để cho quá trình kinh doanh được bình thường doanh nghiệp phải huy động
thêm nguồn vốn các khoản vay hoặc đi chiếm dụng của bên ngoài dưới hình
thức mua chậm trả hoặc thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán.
Việc đi vay hoặc chiếm dụng trong thời hạn thanh toán đều là hợp lý, hợp pháp
còn ngoài thời hạn (nợ quá hạn) là không hợp lý, hợp pháp.
+ Trường hợp 2: I + IV + B (I) TS < B (vốn CSH)
Trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên bị
các doanh nghiệp khác chiếm dụng, dưới hình thức doanh nghiệp bán chịu thành
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, hoặc ứng trước tiền cho bên bán, các khoản thế chấp,
ký cược ký quỹ...
Cả hai trường hợp trên đây đã tạo xu thế cân đối mới bởi quan hệ cân đối
(2) dưới đây:
( I + II + IV ) + ( I + II +III +IV) = [ B (vốn CSH) + vay NH và DH] (2)
loại A bên TS loại B bên TS
19
Cân đối (2) hầu như không xẩy ra mà trên thực tế thường xẩy ra hai trường hợp
dưới đây:
+ Trường hợp 1:
Vế bên trái > vế bên phải: Trường hợp này doanh nghiệp bị thiếu nguồn

I, III loại B.TS (TSCĐ đã và đang đầu
tư)
Σ tài sản
x 100
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy
móc, thiết bị của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát
triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng
nghành nghề kinh doanh cụ thể. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì phải có lượng
dự trữ về nguyên vật liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, đảm bảo cho quá trình
sản xuất được liên tục, nhưng không thừa gây ứ đọng vốn. Nếu là doanh nghiệp
thương mại thì phải có lượng hàng hoá đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ
tới. Thông thường tỷ suất đầu tư được coi là hợp lý trong một số nghành nếu đạt
trị số như sau:
. Ngành công nghiệp thăm dò và khai thác dầu mỏ: 0,9
. Ngành công nghiệp luyện kim: 0,7
. Ngành công nghiệp chế biến: 0,1
Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại, dịch vụ, tỷ suất đầu tư
này thay đổi phụ thuộc vào từng hoạt động kinh doanh cũng như điều kiện kinh
doanh cụ thể (đổi mới, thay thế, nâng cấp).
Để tiến hành nâng cấp cơ cấu tài sản ta cần lập bảng phân tích cơ cấu tài
sản.
Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn
và xu hướng biến động của chúng để đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt
tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh
của doanh nghiệp hay những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu.
Điều đó được phản ánh qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ.
21
Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán cần lập bảng phân tích cơ cấu
nguồn vốn.
Sau khi phân tích khái quát tình hình tài chính, thể hiện bằng việc phân tích

22
Điều kiện so sánh cần được quan tâm khác nhau khi so sánh theo thời
gian và khi so sánh theo không gian.
Khi so sánh theo thời gian cần chú ý các điều kiện sau:
- Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, có tính ổn
định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên do phát triển sản xuất
của hoạt động kinh doanh nên nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi
theo chiều hướng khác nhau.
- Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Trong kinh
doanh, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau. Khi so
sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số chỉ tiêu theo một phương pháp
thống nhất.
- Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng, thời
gian và giá trị.
Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài
các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như cùng phương hướng
kinh doanh và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
Tất cả các điều kiện trên, gọi chung là đặc tính “ có thể so sánh” hay tính
“so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh nói chung và phân tích về
hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là xác định mức biến động tuyệt đối và mức
biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ
tiêu giữa 2kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc, hay đúng hơn – so sánh giữa số phân
tích và số gốc.
Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã
được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết
định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
2.6 - Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là thước đo, phản ánh tương quan so sánh giữa

tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu.
H công nợ =
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
= 1
24
Tỷ lệ này < 1 chứng tỏ doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, > 1 chứng tỏ
doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Trong kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng
bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng nhưng phải hợp pháp bởi vì khoản chiếm
dụng này doanh nghiệp không phải trả lãi.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình
thanh toán của doanh nghiệp thì chưa đủ, mà còn phải dựa vào các tài liệu hạch
toán hàng ngày và một số tài liệu thực tế khác để có kết luận chính xác. Vì vậy
cần phải xác định tính chất, thời gian và nguyên nhân phát sinh các khoản phải
thu và các khoản phải trả, cũng như các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để
thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ.
Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cần đi sâu
phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khi phân tích cần
phải dựa vào tài liệu hạch toán có liên quan để xắp xếp các chi tiêu phân tích
theo một trình tự nhất định. Trình tự này phải thể hiện ở nhu cầu thanh toán
ngay, chưa thanh toán ngay cũng như khả năng huy động để thanh toán ngay và
huy động để thanh toán trong thời gian tới. Vì thế bảng phân tích này được kết
cấu gần giống như một bảng cân đối giữa một bên là nhu cầu thanh toán và một
bên là khả năng thanh toán. Qua đó có thể nhin rõ nhu cầu và khả năng thanh
toán của doanh nghiệp như thế nào trong thời gian trước mắt và triển vọng trong
thời gian tới.
Cần lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Mặt khác cần
tính toán được một số chi tiêu phản ánh được tình hình thanh toán sau đây:
Tỷ suất thanh toán
hiện hành(ngắn hạn)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status