Các vướng mắc về tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - Pdf 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA NGÂN HÀNG

NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI:
CÁC VƯỚNG MẮC VỀ TÀI SẢN ĐẢM
BẢO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM
GVHD:

PGS T.S Tr

m Th


Xuân Hương

Nhóm 6 – NH Đêm 1 – K22
1) Trần Thị Mỹ Chi
2) Nguyễn Thành Luân
3) Lê Thị Hà Thanh
4) Nguyễn Thị Thúy Nga
TP.
HCM
-

2014CHƯƠNG 1:

sở hữu, khi cầm cố có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản
cầm cố cho bên thứ ba giữ.
Thế chấp là việc người đi vay đem tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của
mình thế chấp cho ngân hàng cho vay để vay một số tiền nhất định và dung tài sản
đó để bảo đảm cho số nợ vay. Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng được quyền
phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động
sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài
sản thế chấp.
Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP thì: một
tài sản có thể thế chấp trên nhiều khoản vay tại một ngân hàng và một tài sản được
thế chấp cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau nhưng phải đăng ký
qua giao dịch bảo đảm.
- Đối tượng – TS thế chấp, cầm cố:
+ Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất.
+ Động sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá, phương tiện vận tải.
+ Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, công trái.
+ Tài sản hình thành từ vốn vay trung dài hạn.
1.2.3.2. Bảo lãnh tài sản của bên thứ ba:
Bảo lãnh là việc một cá nhân hay một đơn vị đứng ra bảo lãnh cho người
vay vốn để người này đi vay một số tiền nhất định tại ngân hàng. Nếu đến hạn
người đi vay không trả hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì đơn vị hoặc cá
nhân bảo lãnh sẽ đứng ra trả nợ thay.
- Phương pháp bảo lãnh:
 Bảo lãnh bằng tài sản.
 Ký quỹ bảo lãnh.
 Bảo lãnh bằng năng lực chi trả.
 Bảo lãnh bằng uy tín.
- Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh tài sản (gọi là bên
bảo lãnh) để bảo lãnh cho khách hàng vay. Bên bảo lãnh phải có các điều

 Đối với tài sản hình thành từ vốn vay:
+ Thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay.
+ Phải xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản.
+ Tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp.
+ Phải mua bảo hiểm đối với tài sản mà pháp luật qui định trong suốt thời hạn vay
vốn.
Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay có mức độ rủi ro rất cao. Do đó, yêu cầu
của công tác quản lý phải đánh giá chính xác hiệu quả mang lại của các dự án đầu
tư.
1.2.4. Xử lý tài sản đảm bảo
1.2.4.1. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi
phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ khác.
- Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
1.2.4.2. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
- Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì
việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không
có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và
các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả
thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công
khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia
giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy
định tại Nghị định này.

sai lệch thì yêu cầu giải trình ngay.
+ Đối chiếu kết quả chấm điểm, phân loại, phân nhóm, hạng khách hàng vay.
- Trường hợp bên cầm cố, thế chấp không là khách hàng vay:
Hồ sơ
đảm bảo
tiền vay
Thẩm
định tài
sản đảm
bảo
Định giá
tài sản
đảm bảo
Công
chứng và
đăng ký
giao dịch
đảm bảo
Quản lý
tài sản
đảm bảo
Xử lý tài
sản đảm
bảo
+ Xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
+ Có tài sản hợp pháp
+ Có tài sản đủ điều kiện và giá trị để thế chấp, cầm cố
c. Thẩm định bên bảo lãnh:
- Xem xét bảo đảm về năng lực pháp luạt
- Tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín, năng lực tài chính tại thời điểm

- Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm:
+ Sở/ Phòng Tài nguyên- Môi Trường (Văn phòng đăng ký QSD Đất)
+ Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản.
+ Cục Hàng Không Việt Nam
+ Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia.
+ Trung tâm giao dịch chứng khoán

CHƯƠNG 2:
CÁC VƯỚNG MẮC VỀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.1 . Tài sản đảm bảo là bất động sản
2.1.1 Thẩm định
Trong bối cảnh các ngân hàng đang cạnh tranh rất khóc liệt như hiện nay thì
các ngân hàng không những cạnh tranh về giá mà điều quan trọng còn phải
cạnh tranh về dịch vụ. Trong bối cảnh áp lực doanh số, dư nợ như hiện nay thì
liệu các ngân hàng còn có thẩm định đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho ngân
hàng.

cầu từ khách hàng. Ví dụ như nếu cán bộ tín dụng tự định giá thì thường tìm
cách định giá đủ để cho vay theo yêu cầu của khách hàng hoặc nếu thuê công
ty thẩm định giá độc lập thì vì áp lực doanh số, thông đồng với khách hàng vẫn
có thể định giá cao hơn theo yêu cầu của khách hàng. Đối với các đơn vị thẩm
định giá độc lập thì xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong việc
cung cấp dịch vụ thẩm định giá giữa các doanh nghiệp thẩm định giá bằng cách
hạ giá dịch vụ xuống mức quá thấp, hoặc “chạy đua” về thời gian không phù
hợp để thu hút khách hàng không giảm giá dịch vụ thẩm định giá với chất
lượng dịch vụ thẩm định giá. Đồng thời cũng đã có Thẩm định viên về giá có
hành vi thông đồng với khách hàng để xác định giá trị tài sản sai lệch với giá
trị thị trường của nó, làm thiệt hại đến lợi ích của các bên liên quan tham gia
thị trường. Ngoài ra các công ty thẩm định giá còn định giá cao hơn giá thị
trường theo yêu cầu của khách hàng để thu hút khách hàng.
- Có sự chủ quan, cảm tính trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo, không
có sự thống nhất trong cách thức định giá đối với các bất động sản. Ví dụ như
Bất động sản của Công ty A đang thương lượng để mua tọa lạc mặt tiền đường
Hồng Bàng với diện tích là 5.000m2 với giá là 100 triệu đồng/m3 để làm trung
tâm nhà hàng tiệc cưới, giá thị trường cùng thời điểm trên đường Hồng Bàng
của các bất động sản thông thường là 70-80 triệu đồng/ m2. Khi Công ty A đề
nghị vay vốn thì bộ phận định giá của ngân hàng chỉ định giá với giá là 60 triệu
đồng/m2 với lý luận là khu đất của Công ty A với diện tích lớn, thanh khoản
kém.
Ví dụ khác cho thấy sự khó khan trong việc xác định giá trị tài sản như sau:
căn nhà của Ông A trong hẻm 4m thuộc khu vực nội thành tại TP.HCM, căn
nhà thuộc sở hữu hợp pháp của ông A, không thuộc diện quy hoạch giải tỏa,
tọa lạc trong khu vực dân cư đông đúc, được thiết kế để ở nhưng khi đi thẩm
định thực tế thì thấy nhà không ai ở từ lâu, hỏi thăm hàng xóm thì mọi người
cho biết là căn nhà này có ma và không ai dám ở trong tòa nhà này từ hơn 10
năm nay.
- Đối với tài sản hình thành trong tương lai: Hiện nay, trừ quyền sử dụng đất,

hợp như không thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định giá, không tuân thủ các
qui định về hành nghề, vi phạm đạo đức nghề nghiệp,…
2.1.3 Thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo
Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai: có sự thế chấp chồng chéo, chủ
đầu tư có thể sử dụng dự án đang xây dựng để thế chấp vay vốn tại ngân hàng,
còn khách hàng, có thể đem thế chấp căn hộ để vay tiền trả tiền mua căn
hộ.Trong báo cáo gửi đến Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2013,
Nhóm Công tác các ngân hàng (BWG) cho rằng, đăng ký, xử lý tài sản thế
chấp nói chung và tài sản thế chấp là căn hộ/nhà ở hình thành trong tương lai
nói riêng là một phần quan trọng trong hoạt động của ngành ngân hàng. Một
lượng lớn tài sản được thế chấp tại ngân hàng trong các giao dịch tín dụng là
căn hộ/nhà ở với quyền sở hữu thành lập sau.
Xác định trình tự quyền ưu tiên, xử lý tài sản thế chấp là một dự án tổng thể
thuộc sở hữu của chủ đầu tư bất động sản, cũng như tài sản thế chấp là căn
hộ/nhà ở cụ thể do cá nhân mua. Trên thực tế, chủ đầu tư có thể sử dụng dự án
đang xây dựng để thế chấp vay vốn tại ngân hàng, còn khách hàng, sau khi ký
hợp đồng mua căn hộ thuộc công trình trên, có thể đem thế chấp căn hộ để vay
tiền ngân hàng trả tiền mua căn hộ. Điều này dẫn đến tình trạng mâu thuẫn lợi
ích trong trường hợp ngân hàng cần xử lý tài sản thế chấp.Quy định cần làm rõ
trình tự ưu tiên trong xử lý tài sản thế chấp giữa ngân hàng của chủ đầu tư và
ngân hàng của cá nhân người mua nhà để tránh nhập nhằng, mâu thuẫn.
- Thế chấp tại các TCTD: Theo Điều 114 “Điều kiện thế chấp nhà ở”, Luật
Nhà ở năm 2005 quy địnhNhà ở, dù giá trị lớn đến đâu cũng chỉ được thế chấp
tại một TCTD, mà không được thế chấp tại nhiều TCTD. Chỉ được thế chấp để
bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, “nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các
nghĩa vụ” (đồng nghĩa với việc không được thế chấp để bảo đảm một phần
nghĩa vụ). Không được thế chấp cho cá nhân, tổ chức khác ngoài TCTD.
- Về thế chấp quyền sử dụng đất: Bất động sản trên đất và đất là một khối tài
sản chung, không thể tách rời. Nếu chỉ thế chấp một thứ, tài sản kia không thế
chấp, vô cùng khó khăn trong xử lý, đặc biệt là trường hợp thế chấp ở các nơi

nguy cơ bị tuyên vô hiệu.
Khoản 5, Điều 144, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người đại diện
không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với
người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.” Đây là quy định cần thiết và hợp lý trong các giao
dịch dân sự nói chung để tránh tình trạng lợi dụng trục lợi hoặc ảnh hưởng đến
quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia quan hệ dân sự nói chung. Do chưa
có “quy định khác” là thế nào, nên điều cấm này đã bị hiểu một cách quá máy
móc đối với giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.
- Về các thủ tục bắt buộc trong thế chấp bất động sản: Việc đồng thời phải
công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm gây phức tạp, tốn kém không cần
thiết. Nếu như pháp luật thực sự muốn bảo vệ người ngay thật, không dung
túng cho các hành vi gian lận, lừa đảo, thì chỉ cần quy định bên nào thực sự đã
công chứng hợp đồng thế chấp trước là có quyền ưu tiên. Nhưng pháp luật đã
gây nhiễu loạn, vô tình tiếp tay cho những kẻ giao dịch lật lọng, bội ước, thậm
chí phạm tội bằng quy định bắt buộc phải công chứng, nhưng lại vô giá trị
pháp lý. Giao dịch công chứng sau dù có bất hợp pháp, phủ nhận, cướp đoạt
giao dịch công chứng hợp pháp, tự nguyện trước đó, nhưng nếu như nhanh tay
đăng ký được thế chấp trước, thì lại trở thành hợp pháp và lại được quyền ưu
tiên hơn. Đúng ra, điều này chỉ được chấp nhận duy nhất trong một trường
hợp, đó là khi người nhận thế chấp trước cho phép tiếp tục được thế chấp cho
người khác (sẵn sàng chia sẻ hay hy sinh vì lợi ích của người nhận thế chấp
sau).
Công chứng và đăng ký thế chấp chỉ thực sự có ý nghĩa pháp lý, nếu như có
giao dịch khác trùng lặp, dẫn đến xung đột quyền lợi và nghĩa vụ. Tuy nhiên
trên thực tế xét xử, dù tài sản thế chấp chỉ liên quan đến một chủ nợ và một con
nợ, không hề xuất hiện người thứ ba, nhưng nếu hợp đồng thế chấp không
công chứng thì sẽ bị vô hiệu và không đăng ký thế chấp thì cũng bị vô hiệu.
Bắt buộc phải làm, cùng nhau thoả thuận loại trừ mọi giao dịch khác, nhưng lại
bị quy định về quyền ưu tiên đăng ký thế chấp vô hiệu hoá. Không thế chấp

Khoản 3 Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 quy định việc xử lý quyền sử dụng
đất đã thế chấp để thu hồi nợ như sau:
+ Khi bên thế chấp bằng quyền sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng thì quyền sử dụng đất đã
thế chấp được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp; trường hợp
không xử lý được theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng thì bên nhận thế chấp
có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thế chấp cho người khác để thu
hồi nợ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử
dụng đất hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật;
+ Người nhận quyền sử dụng đất theo các phương thức xử lý tài sản nói trên
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng đất theo mục đích
đã xác định và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai 2003
trong thời hạn sử dụng đất còn lại; đối với đất ở thì người sử dụng đất được sử
dụng ổn định lâu dài.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nói trên, trường hợp khách hàng vay vốn tại
các ngân hàng thương mại có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, hết thời
hạn tín dụng, khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ trả nợ, các ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản thế chấp theo một
trong các phương thức sau đây:
+ Theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, trường hợp thỏa thuận về tài sản
thế chấp là một điều khoản trong hợp đồng tín dụng thì xử lý theo phương thức
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 quy định các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận
bao gồm: bán tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm
để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm
nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế
chấp quyền đòi nợ và các phương thức khác do các bên thoả thuận.
Trường hợp không xử lý được theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng, bên nhận
thế chấp có quyền:
+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thế chấp cho người khác để thu hồi

quả là tài sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa
án do giá trị bị giảm, bị hư hỏng, bị tẩu tán.
Mặc dù pháp luật cho phép bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản bảo đảm
trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ theo giao dịch bảo đảm đã giao kết nhưng khi tiến hành xử lý tài sản
thế chấp, việc định giá và chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp
vẫn phải phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ sở hữu, gây khó khăn cho bên nhận
thế chấp trong quá trình xử lý. Ngoài ra, kết quả xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn
phụ thuộc vào cách thức giải quyết của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản khi bên nhận bảo đảm thực hiện thủ
tục sang tên, trước bạ đối với tài sản bảo đảm.
Nguyên nhân của tình trạng này là do quy định của pháp luật hiện hành trong
việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, cụ thể:
- Về phương thức xử lý tài sản thế chấp:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật Đất đai năm 2003, khi xử
lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, các bên thỏa thuận các
phương thức khác nhau như Ngân hàng nhận chính tài sản bảo đảm, các bên
cùng bán, giao cho bên thế chấp bán…trường hợp không thực hiện được theo
thỏa thuận thì Ngân hàng được chủ động chuyển nhượng quyền sử dụng đất
hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP lại quy định tại Điều 61: khi thi hành án, thu
hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải bán đấu giá quyền
sử dụng đất. Như vậy, quy định của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP là mâu
thuẫn với Bộ luật dân sự, Luật Đất đai dẫn đến hạn chế các quyền của bên nhận
thế chấp quyền sử dụng đất khi xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, Luật Đất
đai năm 2003 quy định Điều 130 về trường hợp không xử lý được theo thỏa
thuận thì bên nhận thế chấp có quyền “yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất” là không phù hợp với quy định hiện
hành về bán đấu giá tài sản tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, trong đó quy
định tổ chức có thẩm quyền bán đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ

được tiếp tục sử dụng đất. Tuy nhiên trên thực tế, Ngân hàng hoặc bên mua tài
sản vẫn không được tiếp tục sử dụng đất theo các quy định trên mà phụ thuộc
vào ý chí của chính quyền địa phương nơi có đất, vì có khả năng đất đó bị thu
hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003, cụ thể là “Nhà
nước thu hồi đất trong trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử
dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê
đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn
nhu cầu sử dụng đất”.
2.2 Tài sản đảm bảo là hàng hóa
2.2.1 Thẩm định
a. Thẩm định tài sản bảo đảm là hàng tồn kho:
Hàng tồn kho cũng là một tài sản lớn của doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tài sản này để cầm cố thế chấp tại
các ngân hàng để vay vốn. Để hàng tồn kho là tài sản đem cầm cố, thế chấp được thì:
- TSBĐ thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hàng tồn kho của bên bảo
đảm, là tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp, thẩm định tính chính xác
các thông tin trong hồ sơ bảo đảm tiền vay nếu có sai lệch thì yêu cầu giải trình ngay.
Việc xác định đúng, chính xác chủ sở hữu sẽ giúp các ngân hàng tránh được những
rủi ro khi cho vay khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo
hiểm tài sản trong suốt thời hạn thế chấp, cầm cố, việc mua bảo hiểm này nhằm tránh
những rũi ro tại kho hàng doanh nghiệp khi gặp sự cố như: thiên tai, hỏa hoạn …, và
trong hợp đồng cũng nêu rõ là người được hưởng tiền bảo hiểm là ngân hàng cho vay.
Thông thường giá trị bảo hiểm trên hợp đồng phải lớn hơn giá trị tồn kho được mang
đi thế chấp.
- Tài sản này phải chưa được đưa đi cầm cố, thế chấp ở những ngân hàng khác. Nếu
có thì giá trị tài sản cầm cố, thế chấp phải có giá trị lớn có thể đảm bảo được các
khoản vay tại nhiều ngân hàng cùng một lúc. Đây là vấn đề tương đối phức tạp, việc
xác định tài sản này đã cầm cố hay thế chấp ở những ngân hàng nào tương đối khó. Vì

việc định giá cũng có thể không chính xác với giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho.
2.2.3 Đăng ký giao dịch bảo đảm:
Hàng tồn kho không bắt buộc đăng ký giao dịch đảm bảo.
Vướng mắc: Với những tài sản đảm bảo bằng hàng tồn kho như cà phê, lúa, gạo…
không bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm. Nếu có đăng ký giao dịch bảo đảm thì
biết rõ kho lúa, gạo đó chất lượng, số lượng ra sao và đã thế chấp ở đâu chưa thì NH
không bị lừa nữa. Vậy nên việc thế chấp bằng các giao dịch tài sản hàng tồn kho này
nếu DN muốn lừa NH thì không mấy khó. Ngay cả việc kiểm đếm hàng trăm ngàn tấn
cũng rất phức tạp. Nên NH chỉ còn cách kiểm tra kỹ lưỡng có thể và cách an toàn là
kiểm tra dòng tiền. Nếu doanh thu tháng này bỗng dưng có vấn đề thì buộc phải dỡ
tung kho hàng ra để kiểm từng bao.
2.2.4 Biện pháp quản lý
- Về giấy tờ hồ sơ: bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn, biên bản nghiệm thu …
ngân hàng cho vay phải giữ bản chính nhằm tránh trường hợp hàng tồn kho này mang
đi thế chấp để vay ở những ngân hàng khác.
- Về kiểm tra tài sản thế chấp: Định kỳ hàng tháng, thực hiện kiểm tra hiện trạng và
giá trị tài sản thế chấp là hàng hóa tồn kho. Nhưng do tài sản thế chấp là hàng hoá
luân chuyển (được xuất-nhập liên tục) nên giá trị hàng hóa tồn kho tại thời điểm kiểm
tra xảy ra một trong 2 trường hợp sau: nhỏ hơn hoặc lớn hơn số dư nợ vay.
+ Trường hợp 1: giá trị hàng hóa tồn kho lớn hơn dư nợ thì toàn bộ giá trị hàng hóa
đều thuộc tài sản thế chấp. Điều này thì số dư nợ vay được đảm bảo.
+ Trường hợp 2: giá trị hàng hóa tồn kho nhỏ hơn số dư nợ, thì phải yêu cầu đơn vị bổ
sung tài sản thế chấp hoặc trả nợ vay để giảm dư nợ.
Đối với trường hợp 2, trong thực tế việc yêu cầu đơn vị bổ sung tài sản đảm bảo hay
trả nợ vay là rất khó thực hiện, bởi các lý do như sau:
Thứ nhất: Hầu hết các tài sản của công ty đã thế chấp các Ngân hàng thương mại để
vay vốn lưu động và thế chấp tại ngân hàng, nên khi không có đủ tài sản để bổ sung,
đơn vị chỉ có thể bổ sung bằng cách nhập kho hàng hóa thành phẩm tồn kho. Tuy
nhiên, việc bổ sung hàng hóa thành phẩm nhập kho phần lớn phụ thuộc vào các đơn
đặt hàng hoặc các hợp đồng xuất khẩu, đồng thời lại phải tiếp tục xuất kho để bán. Vì


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status