Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại - Pdf 13

Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 1 Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Vân Anh
Trình bày: Nhóm 10
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 2

MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ KINH
DOANH NGOẠI HỐI 3
1.1. Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế 3
1.2. Ngoại hối và Thị trường ngoại hối 5
1.2.1. Ngoại hối 5
1.2.2. Thị trường ngoại hối 6
II. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 11
2.1. Khái niệm chung 11
2.2. Những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối 12
2.3. Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 16
III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) 20
3.1. Tổng quan về ngân hàng ACB 20
3.1.1. Giới thiệu chung về ACB 20
3.1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2012 22

thị trường, bởi có đến 80-90% các nhà kinh doanh hướng tới mục đích
tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và giá vàng. Các
đồng tiền và cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối cũng đồng thời được sử
dụng trong các giao dịch tài chính với vai trò là phương tiện thanh toán.
Chính các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các doanh
nghiệp và tổ chức là đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung,
cũng như hoạt động và sự ổn định thị trường ngoại hối nói riêng.
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính toàn cầu lớn nhất,
không có một thị trường tài chính nào có thể so sánh với TTNH về quy
mô, nhưng những thị trường tài chính khác có thể tác động đến TTNH.
Ví dụ, thị trường trái phiếu Mỹ có thể tác động tới giá trị của đồng đôla
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 4

cũng giống như thị trường chứng khoán Nhật tác động tới giá trị của
đồng Yên Nhật. Từ đó các quan hệ ngoại hối bị tác động nhiều bởi các
yếu tố thay đổi của các thị trường khác trong nền kinh tế như thị trường
hàng hóa, trái phiếu, chứng khoán,….
Việc nhu cầu hàng hóa toàn cầu gia tăng đã kéo thị trường hàng
hóa và TTNH gần nhau hơn. Mọi nền kinh tế trên thế giới đều phải nhập
khẩu một số mặt hàng hóa để tiêu dùng, để mua những hàng hóa này,
những nhà nhập khẩu phải đổi đồng tiền của họ ra đồng tiền của nước mà
họ muốn nhập khẩu hàng hóa. Giao dịch này sẽ khiến nhu cầu về đồng
tiền của nước xuất khẩu cao hơn và tăng giá trị cho đồng tiền đó. Giao
dịch này cũng sẽ khiến cung tiền của nước nhập khẩu cao hơn và làm
giảm giá trị của đồng tiền đó. Điển hình như trường hợp của ba nước xuất
khẩu lớn: Úc, Canađa và NewZealand, ba đồng tiền lớn là đô Úc, đô

các đồng tiền khác sẽ tăng và làm giảm giá trị của các đồng tiền đó. Hiểu
biết chính phủ nào đưa lãi suất của trái phiếu cao hơn và trái phiếu nào
đang tăng phổ biến sẽ giúp chúng ta biết được cặp đồng tiền nào nên mua
và cặp nào nên bán. Cho nên, các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế
không phát sinh một cách độc lập, mà luôn chịu ảnh hưởng qua lại bởi rất
nhiều yếu tố thị trường khác. Trên đây chỉ là hai yếu tố điển hình nêu lên
sự tác động qua lại giữa các giao dịch ngoại hối trong TTNH với các thị
trường khác như thị trường hàng hóa và trái phiếu. Ngoài ra, chúng ta có
thể đề cập đến các thị trường khác và các chính sách khác như: thị trường
chứng khoán, các chính sách chính trị, xã hội, kinh tế, …cũng tác động
đến các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế.
1.2. Ngoại hối và Thị trường ngoại hối
1.2.1. Ngoại hối
Ngoại hối là tiên nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có
giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 6

 Ngoại hối bao gồm:
 Các đồng tiền hợp pháp của nước ngoài hiện đang được lưu hành
dưới các hình thức tiền giấy, tiền kim loại;
 Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán,
hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu
điện và các công cụ thanh toán khác;
 Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: Trái phiếu chính
phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có
giá khác;

quan hệ tín dụng quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm
phát sinh nhu cầu mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị trường.
Theo Marc Levinson (2005), thị trường ngoại hối là thị trường giao
dịch các loại ngoại tệ phi tập trung và toàn cầu.
Theo Investopedia, thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu giao
dịch ngoại tệ suốt cả ngày và đêm.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2006), hoạt động mua bán các đồng tiền
khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị
trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market – FOREX hay viết tắt là
TTNH). Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra
việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.
Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế, nơi thực hiện mua bán
ngoại tệ và các phương tiện có giá như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được
xác định trên cơ sở cung cầu hoặc có thể nói thị trường ngoại hối là nơi
chuyên môn hóa về trao đổi, mua bán ngoại tệ; đồng thời xác định điều
kiện giao dịch đó là giá cả và số lượng mua bán. (thị trường ngoại hối
còn được gọi là thị trường hối đoái); ngoài ra thị trường ngoại hối là nơi
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 8

diễn ra các hoạt động đầu tư, lưu chuyển tài chính quốc tế nhằm thỏa
mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế.
1.2.2.2. Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối
 Đặc điểm của thị trường ngoại hối
Vì là thị trường mua bán các loại hàng hóa đặc biệt – đồng tiền của
các nước trên thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt mà các
thị trường khác không có được, đó là:

trung tâm mua bán ngoại hối lớn nhất thế giới.
Hiện nay thị trường ngoại hối lớn nhất Châu Á là singapore.
 Chức năng của thị trường ngoại hối
Chức năng cơ bản của TTNH là kết quả phát triển tự nhiên của một
trong các chức năng cơ bản của NHTM, đó là: nhằm thực hiện dịch vụ
thanh toán cho các khách hàng trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Ví dụ: một khách hàng là công ty muốn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ
nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa và dịch vụ
được ghi bằng ngoại tệ; hoặc là nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi
ngoại hối thành nội tệ, nếu hóa đơn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được
ghi bằng ngoại tệ. Các giao dịch ngoại hối nhằm giúp khách hàng là nhà
xuất khẩu hay nhập khẩu như trên là một trong những dịch vụ mà các
NHTM luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng, và đồng thời cũng là
dịch vụ mà các khách hàng luôn mong đợi từ phía Ngân hàng.
 Ưu điểm của thị trường ngoại hối:
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 10

- Thị trường hối đoái sẽ cho biết ai là người mua, người nào đang có nhu
cầu về ngoại tệ và loại ngoại tệ nào.
- Thị trường ngoại hối sẽ cho biết ai là người bán, ai là người đang có
ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi.
- Thị trường ngoại hối sẽ cho biết số lượng ngoại tệ mua bán là bao
nhiêu trong ngày.
- Thông qua thị trường ngoại hối, giúp cho Nhà nước có thể tham gia
kiểm soát ngoại hối và cũng có thể can thiệp vào thị trường (tỷ giá), qua
đó tác động vào cung cầu ngoại tệ nhằm thực hiện chính sách kinh tế

mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn
hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 12

Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo
lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có
thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể
mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro,
người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro
tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
 Khái niệm kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng
nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi.
2.2. Những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh
ngoại hối
Rủi ro của một khoản đầu tư là khả năng khoản đầu tư đó mất giá
trị, khả năng thua lỗ càng cao thì rủi ro càng lớn. Nhưng làm thế nào ước
lượng được rủi ro? Có rất nhiều loại rủi ro, và phương pháp đánh giá khả
năng gây thua lỗ của chúng cũng khác nhau. Rủi ro có thể được định
lượng (thua lỗ tiềm ẩn) hoặc định tính (khả năng xảy ra thua lỗ). Nhà
kinh doanh luôn có thể hạn chế rủi ro bằng cách xác định mức thua lỗ tối
đa mà chúng có thể gây ra. Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường cố
đặt ra giới hạn cắt lỗ càng gần với giá thị trường càng tốt mà không hiểu
rằng làm như vậy là họ đã tăng đáng kể khả năng thua lỗ xảy ra mặc dù
bản thân khoản lỗ đó có thể không lớn. Các phương pháp quản lý rủi ro

được một phần lãi nhờ duy trì trạng thái giao dịch này qua đêm. Để kiếm
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 14

một khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch lãi suất, nhà kinh doanh cần
duy trì trạng thái giao dịch của mình trong một thời gian dài. Tuy nhiên,
trong khoảng thời gian đó rủi ro hối đoái có thể lớn hơn nhiều so với lợi
nhuận tiềm năng thu được từ chênh lệch lãi suất.
Các ngân hàng trung ương định kỳ thay đổi lãi suất để quản lý nền
kinh tế và như vậy, mức chênh lệch lãi suất cũng thay đổi theo. Một
khoảng chênh lệch dương đôi khi có thể biến thành âm. Tuy vậy, sự thay
đổi này hiếm khi xảy ra và một sự cắt giảm lãi suất lớn cũng không bao
giờ diễn ra nhanh chóng mà từ từ từng bước một. Đó là lý do tại sao các
nhà kinh doanh nên để mắt tới sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền nếu
muốn theo đuổi một chiến lược đầu tư lâu dài. Còn đối với các giao dịch
diễn ra hàng ngày, nhà kinh doanh có thể không cần để ý tới lãi suất này.
 Rủi ro thanh khoản của các nhà môi giới
Nhà môi giới thực hiện giao dịch trên thị trường theo yêu cầu của
khách hàng và vì lợi ích của khách hàng. Nhà môi giới không phải chịu
rủi ro hối đoái và thu lợi nhờ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Điều
đó cho phép nhà môi giới quản lý hoạt động của mình với một mức lợi
nhuận tương đối thấp tuy nhiên rất ổn định và có thể tính toán trước
được. Tuy nhiên, rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới vẫn có thể
xảy ra. Lợi nhuận của một công ty môi giới cần đủ lớn để trang trải hết
chi phí hoạt động.
Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm hẳn vẫn còn nhớ vụ phá sản
của Công ty Refco vào tháng Mười năm 2005. Là một trong những nhà

Trường hợp khách hàng không có đủ số dư trong tài khoản giao
dịch, toàn bộ hoặc một phần các trạng thái giao dịch của anh ta sẽ bị nhà
môi giới tự động đóng lại tại mức giá thị trường. Thường thì nó sẽ khác
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 16

xa so với mức giá mà nhà kinh doanh mong đợi, mà lý do là rủi ro khi đó
đã trở nên nghiêm trọng.
Các nhà kinh doanh thường có một suy nghĩ sai lầm là khi có
nhiều tiền trong tài khoản thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Thế nhưng
số tiền có sẵn trong tài khoản không phải là yếu tố mang tính quyết định
khả năng thành công bởi có rất nhiều cơ hội kinh doanh không đòi hỏi
một lượng tiền lớn ban đầu như kinh doanh theo lô nhỏ (mini-lots) hay
siêu nhỏ (micro-lots). Chính tỷ lệ số dư tài khoản/tổng các trạng thái
mở và phương pháp quản trị rủi ro mới là yếu tố quan trọng nhất. Cuối
cùng, chính nhà kinh doanh sẽ là người định ra mức độ rủi ro mình sẽ
gánh chịu khi mở một trạng thái và chọn khối lượng giao dịch. Khi lựa
chọn quy mô giao dịch, lời khuyên hợp lý dành cho nhà kinh doanh sẽ là:
“Đừng giao dịch các lô lớn đến mức toàn bộ vốn tự có của bạn phụ thuộc
hoàn toàn vào một hay hai giao dịch. Nếu bạn cần phải tới ngân hàng để
nộp thêm tiền vào tài khoản nhằm duy trì một trạng thái giao dịch thì bạn
cần xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình”.
2.3. Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối gặp khá nhiều rủi ro như đã nói ở trên, tuy
nhiên, trong khuôn khổ bài báo cáo, ta đi xét đến một rủi ro thường
xuyên gặp phải trong kinh doanh ngoại hối – rủi ro tỷ giá.
a. Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá

 Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Thông thường, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại hối
thường có ba phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này:
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 18

 Phòng kinh doanh (Dealing Room): phòng kinh doanh phải
kiểm soát được một cách chắc chắn trạng thái trường hay đoản của từng
đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như phương án thoát ra khỏi
từng trạng thái là như thế nào.
 Phòng thanh toán (Back Office): có nhiệm vụ thực hiện thanh
toán, đối chiếu số dư
 Phòng quản lí rủi ro (Mid Office): có nhiệm vụ kiểm tra theo
dõi, giám sát hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh
các hoạt động quá mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là nghiệp cụ đầu cơ.
 Quản lí bằng công cụ hạn mức
Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa mà
mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại tệ được phép thực hiện.
 Sử dụng công cụ phái sinh
Một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro các ngân hàng áp
dụng nhiều nhất chính là các công cụ tài chính phái sinh.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại,
các ngân hàng thường thực hiện các nghiệp vụ phái sinh thông qua các
hợp đồng phái sinh tiền tệ (currency derivatives) sau: Hợp đồng kì hạn,
Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng giao sau (tương
lai).
 Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ

2013

Nhóm 10 Page 20

III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG
NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
(ACB)
Trong hệ thống NHTM ở Việt Nam, bên cạnh năm Ngân hàng
Thương Mại Nhà Nước (Vietinbank, BIDV, VCB, Agribank…) thì các
Ngân hàng Thương Mại cổ phần cũng có sự ấn tượng về những thành tựu
trong hoạt động kinh doanh. Và ACB cũng chính là một trong những
NHTMCP như vậy. Bên cạnh quy mô về vốn điều lệ, quy mô tài sản thì
ACB thực sự đã ghi dấu những thành tựu mới của mình trong hoàn cảnh
cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngoài ra ACB, cũng là một trong những
NHTM có hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối lớn và uy tín tại Việt
Nam.
Tuy nhiên, năm 2012 là một năm không hề suôn sẻ đối với ACB
khi ngân hàng này bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế hay vụ scandal
của Ông Nguyễn Đức Kiên. Theo đánh giá mới nhất của Fitch ( một cơ
quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới) cho rằng ACB có
triển vọng “tiêu cực”, hiện nay đang có tiềm tàng của rủi ro suy giảm
nguồn vốn lên tình hình tài chính do khoản đầu tư vào 6 công ty mà ông
Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch hoặc thành viên HĐQT. Thêm vào đó,
trong năm 2012, ACB thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán
trạng thái vàng của NHNN đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại
hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng và khiến tổng thu nhập thuần của ACB sụt
giảm mạnh.
3.1. Tổng quan về ngân hàng ACB
3.1.1. Giới thiệu chung về ACB
Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập ngày 04/06/1993 với tầm

Nhóm 10 Page 22

3.1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2012

Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2012
(ĐVT: Triệu đồng)
KẾT QUẢ KINH DOANH
2012
2011
I. Tổng thu nhập
23.428.545
27.025.266
II. Tổng chi phí
19.978.949
22.518.177
III. Lợi nhuận trước thuế
1.042.676
4.202.693
IV. Lợi nhuận sau thuế
784.040
3.207.841
V. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
666
3.280
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012)
Qua báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP ACB ta thấy:
- Năm 2012, tổng thu nhập của ACB đạt 23.428.545 triệu đồng,
giảm 13,31% so với năm 2011 (27.025.266 triệu đồng). Trong khi đó,
tổng chi phí năm 2012 của ACB là 19.978.949 triệu đồng và chỉ giảm
0,11% so với chi phí năm 2011. Có thể lý giải cho việc này bởi năm 2012

* Mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại
hối của đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro.
* Mua và bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch
nhằm thỏa mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao
dịch.
- Phạm vi giao dịch : Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ
các họat động giao dịch hối đoái. Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực
hiện họat động giao dịch hối đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của
đơn vị mình và trong quy trình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh, phòng
giao dịch.
- Các loại hình giao dịch: Các loại hình giao dịch hối đoái được
phép tiến hành bao gồm:
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

2013

Nhóm 10 Page 24

+ Giao dịch giao ngay (Spot)
Spot là giao dịch trong đó ACB và khách hàng thỏa thuận với nhau
về giá và số lượng ngày hôm nay còn giao nhận tiền là 1 hoặc 2 ngày sau,
thậm chí có thể thỏa thuận giao nhận cùng ngày với ngày giao dịch.
+ Giao dịch kỳ hạn (Forward)
Forward là giao dịch trong đó ACB và khách hàng thỏa thuận với
nhau về giá và số lượng ngày hôm nay, còn giao nhận tiền từ 3 ngày trở
lên sau ngày giao dịch. Khách hang đặc cọc tỷ lệ 0%-10% ngay từ lúc ký
hợp đồng. Tỷ lệ đặt cọc sẽ được thong báo ngay khi khách hang ký hợp
đồng.
+ Giao dịch hoán đổi (Swap)
Giao dịch Swap bao gồm hai giao dịch: giao ngay, kỳ hạn trái

phòng và quản lý chung các kênh phân phối trong toàn hệ thống. Mỗi
phòng ban có trưởng phòng và chịu sự quản lý của Giám đốc Khối Ngân
Quỹ.
* Phòng quản lý rủi ro thị trường
Chức năng: Giám sát sự tuân thủ chính sách, quy trình, hạn mức
rủi ro thị trường được ban hành trong hệ thống ACB và theo quy định của
NHNN. Đề xuất các công cụ quản lý rủi ro thị trường phù hợp với điều
kiện kinh doanh của ACB. Cảnh báo các rủi ro thị trường tiềm ẩn và các
biện pháp quản lý, báo cáo cho TGĐ và Hội đồng Quản trị xem xét.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status