Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Pdf 23

Đề án môn học Toán tài chính 46
Mục lục.
A. Lời mở đầu........................................................................................................2
B. Nội dung.
I.Khái quát chung về đề tài.
1. Tỷ giá.................................................................................................................3
1.1. Khái niệm chung về tỷ giá hối đoái ...............................................................3
1.2. Phân loại tỷ giá...............................................................................................3
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá.........................................5
1.4. Chênh lệch tỷ giá............................................................................................6
1.5. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá ( nghiệp vụ ác-bit trên thị trường ngoại hối)..6
2.Thị trường ngoại hối
2.1. Định nghĩa về thị trường ngoại hối................................................................6
2.2. Chức năng của thị trường ngoại hối ..............................................................7
2.3. Các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối..........................................7
2.4. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá.................................................................9
2.4.1. Khái niệm .................................................................................................10
2.4.2. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và quy tắc phòng ngừa ........................10
II. Xây dựng mô hình giải quyết đề tài...............................................................11
III. Thử nghiệm áp dụng trong mô hình kinh tế - phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào
mô hình kinh tế lượng.
1. Phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.....................................................................12
2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro
2.1. Lập danh mục đầu tư các ngoại tệ sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ
nhất......................................................................................................................15
2.2. Ứng dụng nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái bằng các sản phẩm phái
sinh......................................................................................................................16
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ............................................................16
2.2.2. Giao dịch hợp đồng tương lai ...................................................................17
2.2.3 Giao dịch Swap ( Hoán đổi )......................................................................18

là các phương pháp phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
của ngân hàng, trên cơ sở đó chúng ta phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong
hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Với những nhận định trên chúng ta nhận thấy rằng ngoại hối có vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia nhất là một quốc gia đang trong
thời kì phát triển như hiện nay của nước ta.Vì thế, việc nghiên cứu, quản lý rủi
ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng
và được nhiều ngân hàng quan tâm.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của TS. Trần Trọng Nguyên tôi mạnh
dạn đưa ra đề tài cho nghiên cứu của mình là :
"Quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam".

Phạm Thị Tố Uyên 2
Đề án môn học Toán tài chính 46
B. Nội Dung
I.Khái quát chung về đề tài :
1. Tỷ Giá :
1.1.Khái niệm chung về tỷ giá hối đoái :

*Khái niệm : Tỷ giá là một nội dung quan trọng trong tài chính quốc tế.
Theo quan điểm cổ điển :Tỷ giá là tỷ lệ so sánh ngang giá vàng giữa hai đồng
tiền của hai nước ,là hệ số chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị
tiền tệ nước khác .
Theo quan điểm kinh tế hiện đại :Tỷ giá là giá mà người ta trả khi mua hoặc
nhận được khi bán một ngoại tệ , trên thị trường ngoại hối tỷ giá là giá cả của
tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ nước khác.
Như vậy tỷ giá hối đoái đơn giản là giá cả của một đồng tiền tính bằng đồng
tiền khác . Bởi vì tỷ giá giữa hai đồng tiền là giá của một đồng tiền còn lại nên
sẽ có hai cách biều thị chúng:

(3). Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản :
Định nghĩa 5 : Tỷ giá tiên mặt
Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và
thẻ tín dụng.
Định nghĩa 6 : Tỷ giá chuyển khoản
Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các
khoản tiền gửi tại ngân hàng.
(4). Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa :
Định nghĩa 7 : Tỷ giá mở cửa
Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.
Định nghĩa 8 : Tỷ giá đóng cửa
Tỷ giá đóng cửa là tỷ gía áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong
ngày.
(5). Tỷ giá chính thức :
Định nghĩa 10 : Tỷ giá chính thức
Tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chinh thức về giá trị đối ngoại của
đồng nội tệ. Tỷ giá này được áp dụng làm cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và một
số hoạt động liên quan đến ngoại hối của chính phủ như xác định nợ vay của
chính phủ.
(6). Tỷ giá chợ đen :
Định nghĩa 11: Tỷ giá chợ đen
Tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng do quan hệ cung cầu
trên thị trường này quyết định.
(7). Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế, và tỷ giá hiệu quả :
Các nhà lập chính sách và các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm tới việc phân
tích những tác động của sự thay đổi tỷ giá tới nền kinh tế và cán cân thanh toán.
Bản htân tỷ giá không chứa đựng nhiều thông tin. Để phân tích những tác động
và các ngụ ý của việc thay đổi tỷ giá, các nhà kinh tế xây dựng các chỉ số tỷ giá
danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả. Bởi vì hầu hết các nhà quản lý quốc tế và ở mỗi
quốc gia đều niêm yết tỷ gioá danh nghĩa, thực tế, và hiệu quả tính bằng số

Bởi vì hầu hết các quốc gia trên thế giới không thực hiện quan hệ thương mại
bằng duy nhất một đồng ngoại tệ nên các nhà lập chính sách không quá quan
tâm tới những gì xảy ra giữa đồng tiền của quốc gia mình với một loại ngoại tệ
khác, mà họ quan tâm tới tỷ giá trao đổi giữa đồng nội tệ với một giỏ ngoại tệ
khác mà có quan hệ thương mại với nước này.
Định nghĩa 15 :Tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá giưa hai đồng tiền được suy từ đồng tiền thứ ba.
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá
Thứ nhất :Sức mua của đồng tiền biểu thị qua chỉ số lạm phát.
Sức mua của đồng nội tệ và ngoại tệ được biểu thị qua chỉ số lạm phát là một
nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá. Thực chất tỷ giá xác định trên
cơ sở cân bằng sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ đó là : Cân bằng sức
mua tuyệt đối và cân bằng tương đối.
Thứ hai : Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung cầu ngoại tệ của một
nước, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá.
Theo qui luật của quan hệ cung cầu thì khi có bội thu can cân thanh toán quốc
tế sẽ làm cho tỷ giá giảm ( nội tệ lên giá ,ngoại tệ giảm giá ) và ngược lại khi có
bội chi cán cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá tăng ( ngoại tệ lên giá, nội tệ
giảm giá ).
Thứ ba : Lãi suất ,lượng cung ứng tiền :
Trong cơ chế thị trường, lãi suất và tỷ giá là 2 công cụ quan trọng nhất trong
việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá luôn
gắn bó với nhau và hỗ trợ nhau.Việc đề ra một chính lãi suất hợp lý cùng với
việc điều hành lượng cung ứng tiền phù hợp với nhu cầu của lưu thông tiền tệ,
Phạm Thị Tố Uyên 5
Đề án môn học Toán tài chính 46
phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đó và chỉ số lạm phát sẽ góp
phần ổn định sức mua của đồng tiền, là yếu tố ổn định tỷ giá .
Thứ tư : Các chính sách vĩ mô :
Khi Nhà nước có những thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội tạo lập tức sẽ

(cơ lợi), chúng ta giả sử rằng không có chi phí giao dịch và chỉ có duy nhất một
loại tỷ giá niêm yết thay vì hai tỷ giá mua - bán.
Nghiệp vụ ac-bit (cơ lợi ) giữa các trung tâm tài chính :
Là loại nghiệp vụ đảm bảo rằng tỷ giá cuỷa đồng tiền A và đồng tiền B niêm
yết ở bất cứ một trung tâm tài chính nào đó cũng phải như vậy
Ngiệp vụ ac-bit (cơ lợi ) giữa các đồng tiền :
Loại nghiệp vụ này đảm bảo sự bằng nhau của tỷ giá chéo, theo nghĩa sau :
Nếu tỷ giá của đồng tiên A và đồng tiền B là xA/1B và nếu tỷ giá của đồng
tiền A và đồng tiền C là yA/1C thì tỷ giá giữa đồng tiên C và B là x/y.
2.Thị Trường Ngoại Hối :
2.1.Định Nghĩa Thị Trường Ngoại Hối :

Phạm Thị Tố Uyên 6
Đề án môn học Toán tài chính 46
Thị trường ngoại hối là nhân tố hết sức quan trọng nếu không nói là không
thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các
giao dịch trao đổi, mua bán, vay mượn ngoại tệ, là nơi thông qua sự cọ xát giữa
cung và cầu ngoại tệ để thoả mãn các nhu cầu của các chủ thể kinh tế, đồng thời
xác định các điều kiện giao dịch, tức là các giá cả, thời hạn và giao vốn.
Ngoại tệ là đối tượng được mua bán, trao đổi, giao dich trên thị trường ngoại
hối, nó không giống như những thị trừơng hàng hoá thông thường và cũng
không giống thị trường chứng khoán ( giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng
khoán có giá ) mà nó mang tính chất biểu tượng và được hiểu như là một cơ chế
hơn là một địa điểm. Mô hình chính của thị rường ngoại hối là một hệ thống
thông tin giữa những người tham gia.
Thị trường ngoại hối không bắt buộc là một nơi hiện hữu cụ thể, nó được
định nghĩa là thị trường mà ở đó người ta mua và bán nhiều loại tiền khác nhau,
Những nhân tố nào sẽ quyết định tỷ lệ trao đổi giữa đồng nội tệ và đồng ngoại
tệ, hành vi của tỷ giá và những tác đọng của việc thay đổi tỷ giá là một trong
những chủ đề của kinh tế học quốc tế .

chào bán hoặc chào mua các đồng tiền thông qua các nhà môi giới ngoại hối.
Hoạt động thông qua các nhà môi giới ngoại hối sẽ có lợi bởi vì họ có được
bảng niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá bán của hầu hết các ngân hàng đối với hầu
hết các loại tiền, do vậy khi thông qua môi giới, người ta sẽ có một tỷ giá niêm
yết có lợi nhất một cách nhanh chóng nhất và với chi phí thấp nhất. Mỗi trung
tâm tài chính thông thường đều có một vài nhà môi giới có quản lý mà thông
qua đó các ngân hàng thương mại có thể tiến hành giao dịch.
+) Ngân hàng trung ương :
Thông thường NHTW của mỗi quốc gia không thể bàng quan trước việc
thay đổi trong giad trị đối ngoại của đồng tiền quốc gia mình, và mặc dù tỷ giá ở
các nước công nghiệp lớn trên thế giới đã được để tự do biến động từ năm 1973
nhưng các ngân hàng trung ương vẫn thường xuyên can thiệp bằng cách mua
hoặc bán đồng tiền ra để nhằm ảnh hưởng tới tỷ giá kỳ hạn giữa đồng tiền của
quốc gia mình với các đồng tiền của quốc gia khác. Trong chế độ tỷ giá cố định,
các nhà quản lý có nghĩa vụ phải mua tiền khi cung vượt quá cầu và bán tiền khi
cầu vượt quá cung.
* Căn cứ vào chức năng hoạt động của các thành viên trong thị
trường ngoại hối :
+) Những người tạo giá sơ cấp :
Còn gọi là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp hay những nhà tạo thị
trường, tạo giá cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều. Khi được yêu cầu họ sẽ
yết đồng thời giá mua vào và giá bán ra và sẽ mua vào và bán ra theo giá đã yết
với số lượng hợp lý. Họ được gọi là những nhà bán buôn. Đó là những ngân
hàng chính, những nhà đầu tư lớn và các công ty lớn. Tỷ gía giao dịch trên thị
trường sơ cấp còn được gọi là tỷ giá bán buôn.
+) Những người tạo giá thứ cấp :
Trên cơ sở giá đã tạo ra trên thị trường sơ cấp, các nhà tạo giá thứ cấp tạo ra
tỷ giá mua vào và bán ra phục vụ cho nhóm khách hàng của mình. Những người
tạo giá trên thị trường thứ cấp còn gọi là những người bán lẻ. Tỷ giá giao dịch
trên thị trường thứ cấp còn gọi là tỷ giá bán lẻ. Thị trường ngoại hối thứ cấp gọi

- Các công ty thực hiện các giao dịch thương mại có phát sinh rủi ro ngoại
hối và chậm trễ bảo hiểm hoậc không bảo hiểm cho tới khi thanh toán.
-Các chính phủ cho vay hoặc đi vay bằng ngoại tệ nhưng chậm trễ bảo hiểm
hoặc không bảo hiểm cho tới khi hợp đồng đáo hạn.
- Các cá nhân mua cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác ghi bằng ngoại tệ
mà không bảo hiểm rủi ro ngoại hối.
Trong các trường hợp trên, người tham gia thị trường ngoại hối có thể lỗ
hoặc lãi, khi tỷ giá biến động. Trong các thí dụ trên, khả năng xảy ra rủi ro ngoại
hối là như nhau. Vì thế có thể nói tất cả các giao dịch trên đều thuộc loại đầu cơ.
Việc phân biệt giữa các quyết định đầu cơ và quyết định giao dịch kinh doanh
thông thường là một việc rất khó.
+) Ngân hàng trung ương can thiệp ngoại hối và lãi suất :
Ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng lên mức lãi suất bằng nhiều cách
như sau:
- Cho chính phủ vay tiền bằng cách mua các chứng khoán của chính phủ phát
hành lần đầu,
- Hoạt động trrên thị trường mở,
- Rút bớt tiền hay tăng tiền cho hệ thống ngân hàng,
- Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
Ngân hàng trung ương có thể can thiệp trực tiếp trên thị trường ngoại hối
bằng các phương pháp khác nhau như :
- Trực tiếp với các ngân hàng,
Phạm Thị Tố Uyên 9


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status