“Đánh giá về việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại VIB và giải pháp hạn chế rủi ro - Pdf 46

Chuyên đề thực tập 1 Khoa: toán kinh tế
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.........................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.....................3
1. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái..................................................................3
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUỐC TẾ (VIB)..................................................................................................24
1.5.4. Đánh giá tính thống nhất giữa quy trình làm báo cáo của phòng rủi ro thị trường và quy định tính
trạng thái ngoại tệ của khối nguồn vốn.....................................................................................................40
3.3. Quản trị rủi ro tỷ giá bằng trạng thái ngoại tệ..................................................57
CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ (VIB)........................................................................................60
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 2 Khoa: toán kinh tế
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.........................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.....................3
1. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái..................................................................3
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUỐC TẾ (VIB)..................................................................................................24
1.5.4. Đánh giá tính thống nhất giữa quy trình làm báo cáo của phòng rủi ro thị trường và quy định tính
trạng thái ngoại tệ của khối nguồn vốn.....................................................................................................40
3.3. Quản trị rủi ro tỷ giá bằng trạng thái ngoại tệ..................................................57
CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ (VIB)........................................................................................60

dừng lại là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng còn tự doanh để thu lợi
nhuận…chính những hoạt động này đã đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi ro về tỷ giá.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển kinh doanh ngoại tệ vừa đảm bảo an
toàn cho ngân hàng. Qua quan sát thực tế và được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị
phòng quản trị rủi ro thị trường đã giúp em phần nào hiểu thêm về hoạt động kinh
doanh ngoại hối và nhìn thấy những rủi ro “tiềm năng” của ngân hàng. Vì vậy em đã
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 2 Khoa: toán kinh tế
chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá về việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại VIB và giải pháp hạn chế rủi ro”.
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) và lý thuyết mô hình VaR
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt
đông kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB)
Mục đích nghiên cứu chuyên đề này nhằm tìm hiểu về rủi ro tỷ giá và một số
phương pháp lượng hóa, đo lường rủi ro tỷ giá. Từ đó phân tích đánh giá thực trạng
kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Quốc tế. Với mong muốn nâng cao hiểu biết về
kiến thức, kĩ năng đồng thời ứng dụng các mô hình kinh tế đã học vào thực tiễn, em
đã sử dụng mô hình VaR để phân tích rủi ro tỷ giá. Em hi vọng sau khi tìm hiểu về
rủi ro tỷ giá sẽ giúp em hiểu biết hơn về rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng hiện nay có
nguy cơ đối mặt, từ đó có những biện pháp thích hợp để phòng ngừa và hạn chế
những tổn thất do rủi ro tỷ giá gây nên.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Trần Chung Thủy
đã giúp em trong việc lựa chọn và hoàn thành chuyên đề này. Và em xin gửi lời cảm
ơn đến toàn thể các anh chị phòng Quản trị rủi ro thị trường Ngân hàng Quốc tế đã
giúp đỡ em hiểu sâu thêm thực tế tình hình thị trường ngoại hối và rủi ro tỷ giá.
Mặc dù vậy, do còn có những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất

1.2.Tỷ giá hối đoái
1.2.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến vấn đề tỷ giá hối đoái.
- Cách 1: Theo Christopher Pass và Bryan Lowes – người Anh ( xuất bản trong
cuốn Dictionary of Economics ) thì tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được
biểu hiện bằng một đồng tiền khác ở một thời điểm nhất định và tại một thị trường
nhất định. Đây là cách hiểu phổ biến về tỷ giá tại các thị trường ngoại hối thực hiện
việc mua bán các đồng tiền khác nhau.
- Cách 2: Theo Samuelson- nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng tỷ giá hối đoái
là tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa các đồng tiền. Giả sử có hai đồng tiền là A và B. Tỷ giá
giữa chúng được thiết lập là 1A= xB hoặc 1B = yA chẳng hạn. Lúc đó các tỷ lệ 1:x
hay 1:y đều là các tỷ lệ trao đổi( qui đổi) giữa 2 đồng tiền. Cách hiểu này được áp
dụng phổ biến trong thống kê tính toán, đặc biệt là tính toán GDP, GNP, hoặc thu
nhập bình quân đầu người của các quốc gia.
- Cách 3: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua giữa các đồng tiền. Do vậy,
người ta có thể xác lập được các tỷ lệ giữa các đồng tiền chủ yếu căn cứ vào tương
quan sức mua của chúng trên thị trường. Ví dụ có thể viết USD/VND= 15.800 VND
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Ngân hàng trung ương
Nhà môi giới Nhà môi giới Nhà môi giới Nhà môi giới
Ngân
hàng
Ngân
hàng
Ngân
hàng
Ngân
hàng
Ngân
hàng

chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá này được áp dụng làm cơ sở
tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến ngoại hối của chính phủ
như xác định nợ vay của chính phủ.
f. Tỷ giá chợ đen
Tỷ giá chợ đen là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống Ngân hàng do
quan hệ cung cầu trên thị trường này quyết định.
g. Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế và tỷ giá hiệu quả
Các nhà thiết lập chính sách và các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm tới việc phân
tích những tác động thay đổi của sự thay đổi tỷ giá tới nền kinh tế và cán cân thanh
toán.
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 6 Khoa: toán kinh tế
- Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá thường được niêm yết vào một ngày cụ thể được
gọi là tỷ giá danh nghĩa, tức là số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối.
- Tỷ giá thực tế là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối
giữa hai quốc gia đang xem xét.
- Tỷ giá hiệu quả là một thước đo phản ánh việc lên giá hay mất giá của một
đồng tiền với một giỏ đồng tiền khác có tính đến trọng số.
h. Tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền tính theo đồng tiền thứ ba.
1.2.3. Đo lường biến động của tỷ giá hối đoái
Ta biết rằng, tỷ giá hối đoái đo lường giá trị của các đồng tiền trên một đơn vị
đồng tiền khác. Khi các điều kiện kinh tế thay đổi, tỷ giá có thể biến động một cách
đáng kể. Một sự sụt giảm trong giá trị của một đồng tiền được gọi là giảm giá. Một
sự gia tăng trong giá trị của đồng tiền gọi là sự tăng giá.
Khi tỷ giá giao ngay tại hai thời điểm cụ thể được so sánh với nhau.
Gọi:
- Tỷ giá giao ngay tại thời điểm hiện tại t kí hiệu là S
t

ngoại tệ sẽ tăng làm cho tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Ngược lại , khi nhập khẩu hàng hóa
dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác, họ đi mua ngoại tệ
trên thị trường, hành động này làm tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động
của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái, tỷ giá
hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ mạnh yếu của các nhân tố
đó, và nó được phản ánh lên cán cán thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương
mại, cung ngoại tệ sẽ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên
giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ sẽ giảm giá.
- Tỷ lệ lạm phát tương đối
Sự lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, mặt
khác những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền và cung tiền, và vì thế
nó tác động đến tỷ giá hối đoái.
- Lãi suất tương đối
Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài,
tiếp theo đó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
- Lãi suất thực
Trong khi lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài (để đầu
tư vào các chứng khoán có lãi suất cao) thì lãi suất cao này có thể phản ánh dự kiến
lạm phát cao. Vì làm phát cao có thể đặt áp lực giảm giá đồng tiền bản tệ nên không
khuyến khích các nhà đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng đồng tiền này. Vì
vậy, cần thiết phải xem xét lãi suất thực, lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã điều
chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.
Theo hiệu ứng Fisher:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa − tỷ lệ lạm phát
Chúng ta thường so sánh lãi suất thực giữa các quốc gia để đánh giá những
biến động của tỷ giá hối đoái bởi lẽ nó kết hợp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm
phát mà cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi các nhân tố khác
không đổi sẽ có một tương quan cao giữa các chênh lệch lãi suất thực của hai quốc
gia với tỷ giá của hai đồng tiền của hai nước đó.
- Thu nhập tương đối

thường khi đồng USD mạnh ở hôm nay lại yếu đi một cách đáng kể vào hôm sau.
Điều này có thể xảy ra khi các nhà đầu tư phản ứng quá mức đối với tin tức trong
ngày ( làm cho đồng USD được đánh giá trên giá trị) và kết quả là một sự sụt giảm
vào hôm sau. Xảy ra phản ứng quá mức này bởi lẽ các nhà đầu tư thường thực hiện
một vị thế dựa vào các dấu hiệu của hành động và những dấu hiệu này có thể dẫn tới
sai bởi các lực của thị trường.
1.2.5. Sự tương tác của các nhân tố
Các nhân tố liên quan đến thương mại và các nhân tố tài chính thường tác
động lẫn nhau . Chẳng hạn, một gia tăng trong thu nhập thỉnh thoảng tạo ra kì vọng
về lãi suất cao hơn. Thậm chí cho dù mức thu nhập cao hơn có thể dẫn đến nhập khẩu
nhiều hơn, thì đồng thời cũng gián tiếp thu hút các dòng tài chính hơn( giả định lãi
suất tăng). Khi xem xét sự tương tác, một gia tăng trong thu nhập dự kiến làm đồng
tiền nước đó mạnh hơn bởi lẽ dòng tài chính này lên đến 1500 tỷ USD trên thị trường
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 9 Khoa: toán kinh tế
tiền tệ quốc tế có thể áp đảo dòng thương mại. Hình dưới đây cho thấy dòng thanh
toán giữa các nước gồm dòng tài chính và dòng thương mại và tóm lược các nhân tố
ảnh hưởng đến dòng chảy này.
Hình 1: Các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá hối đoái
2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương
mại
2.1.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
2.1.1. Kinh doanh dựa trên chênh lệch tỷ giá
a. Chênh lệch tỷ giá
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Cầu hàng hóa
nước khác
của cư dân
trong nước
Nhu cầu của

và các
ngoại
tệ
khác.
Cầu chứng
khoán nước
khác của cư
dân trong
nước
Cầu của cư
dân nước
khác về
chứng khoán
nước mình
Chuyên đề thực tập 10 Khoa: toán kinh tế
Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra gọi là spread (phổ).
- Tính theo số tuyệt đối: spread = tỷ giá bán ra – tỷ giá mua vào
- Tính theo tỷ lệ:
1 2
2
.100%
e e
spread
e

=
trong đó e
1
là tỷ giá mua vào và e
2

ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng có thể thu
được nguồn vốn ngoại tệ thạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp có quan
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 11 Khoa: toán kinh tế
hệ với thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh
toán.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng. Ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động trong lĩnh vực này
được thực hiện nhanh chóng, kịp thời,và chính xác nhằm phân tán rủi ro, góp phần
mở rộng quy mô mạng lưới ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại
của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của
mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của ngân hàng nước
ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của
ngân hàng.
2.3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
2.3.1. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỉ giá là các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối
đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một đất
nước. Việc duy trì nắm giữ một ngoại tệ của một quốc gia nào đó là mạo hiểm, vì nó
khiến ngân hàng phải gánh chịu một rủi ro hối đoái phát sinh từ biến động tỷ giá
ngoại tệ thể hiện các khoản cho vay và nợ so với đồng nội tệ. Một ngân hàng giao
dịch ngoại hối phải giới hạn việc tham gia vào các loại tiền tệ khác nhau và thực hiện
một khối lượng kinh doanh vừa đủ để các thiệt hại có thể được bù đắp bằng các lợi
tức. Hơn nữa, ngân hàng phải cảnh giác với không chỉ những thay đổi tỷ giá hối đoái,
mà cả những nguyên nhân của những thay đổi ấy để có thể áp dụng các biện pháp
giảm bớt rủi ro.
2.3.2. Rủi ro hoạt động
Đó là những yếu tố thuộc về con người như kiến thức tổng quát, kiến thức
chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái, yếu tố tâm lý, ngôn ngữ, phẩm

thương mại còn chịu nhiều loại rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro trong cán cân
thanh toán, lạm phát, các chính sách của nhà nước liên quan đến thị trường tiền tệ…
Sự thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước như điều chỉnh lãi suất, tăng
tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đột ngột khiến ngân hàng rơi vào thế bị động và có thể sẽ
phải đối mặt với nhiều khó khăn.
3. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
3.1.Định nghĩa rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu
khi tỷ giá thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình. Như vậy
rủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân hàng kinh doanh mua bán ngoại tệ cho chính mình,
hay nói cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của
các ngoại tệ mà ngân hàng NHTM nắm giữ dưới dạng tài sản “Có”, tài sản “Nợ”
hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở (open or unhedged position) để đầu cơ
kiếm lời khi tỷ giá thay đổi.
3.2.Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá
Trên thị trường ngoại hối có 3 phương pháp cơ bản để thu lãi:
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 13 Khoa: toán kinh tế
- Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối (Exchange Position):
Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào
đó, chờ đợi cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi.
- Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage): Là việc tại cùng một
thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá
cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm
với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá và
không cần bỏ vốn.
- Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: Do tỷ giá
mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là
thu nhập của ngân hàng. Về thực chất, trong giao dịch này, ngân hàng đóng vai trò là
nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng, nên không chịu rủi ro tỷ giá và

hạn).
 Chi lãi cho vay bằng ngoại tệ.
 Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng
ngoại tệ.
 Mua ngoại tệ giả và các giấy tờ có
giá giả ghi bằng ngoại tê.
 Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng.
 Cách xác định trạng thái ngoại hối
Nếu gọi thời điểm đầu kỳ t
0
, thời điểm cuối kỳ t
1
, ta có công thức xác định
trạng thái ngoại tệ ròng tại thời điểm t
1
:
1 0 1 0 1
( ) ( ) ( )
i i i
NEP t LFC t t SFC t t= − − −
Trong đó:
-
0 1
( )
i
LFC t t−
: trạng thái trường của ngoại tệ i trong kỳ tính toán.
-
0 1
( )

NEP t
=0 thì ngoại tệ i ở trạng thái cân bằng, xảy ra khi doanh số
các giao dịch làm tăng quyền sở hữu ngoại tệ bằng doanh số các giao dịch làm
giảm quyền sở hữu ngoại tệ.
Với tỷ giá được niêm yết sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và nội
tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, ta có thể thấy tổn thất của ngân hàng phụ thuộc
trạng thái ngoại hối và biến động tỷ giá qua bảng sau:
Trạng thái ngoại hối
Biến động tỷ giá
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 15 Khoa: toán kinh tế
Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm
Trạng thái ngoại hối âm Ngân hàng lỗ Ngân hàng lãi
Trạng thái ngoại hối dương Ngân hàng lãi Ngân hàng lỗ
Trạng thái ngoại hối cân bằng
Không ảnh hưởng tới thu
nhập của NH
Không ảnh hưởng tới thu
nhập của NH
3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá
- Nguyên nhân chủ quan: do trạng thái ngoại hối không cân xứng, tức là có
chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra của ngoại tệ. Nguyên nhân này thường
đến từ phía ngân hàng:
 Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để vận hành giao dịch và đo lường rủi
ro còn yếu, kỹ năng xử lý, phân tích số liệu chưa cao.
 Trình độ và khả năng của một số cán bộ còn yếu kém, công tác thanh tra
kiểm tra trong nội bộ Ngân hàng còn nhiều bất cập, các công cụ phòng ngừa rủi ro
đã triển khai nhưng ít sử dụng hoặc sử dụng không đúng.
 Các ngân hàng chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ
giá trên thị trường, cập nhật tỷ giá không kịp thời hoặc không phù hợp với tình hình

trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Rủi ro tỷ giá tạo áp lực cho Ngân hàng khi huy động vốn hay cho vay, đầu tư
bằng ngoại tệ. Không giống như nội tệ, việc gia tăng nguồn vốn và tài sản bằng ngoại
tệ luôn buộc ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ gây tổn thất do nguy cơ biến động
tỷ giá hối đoái.
- Rủi ro tỷ giá không đồng nghĩa với những tổn thất ngân hàng phải gánh chịu
nhưng khi tổn thất xảy ra thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3.5.Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại
Kinh doanh ngoại hối với nguồn vốn lớn cũng giống như con dao hai lưỡi: chỉ
cần một chút thay đổi trong chiến lược, loại hình hoạt động kinh doanh này có thể
đem lại những khoản lời “kếch xù”, thế nhưng cũng chỉ cần một chút thiếu cẩn trọng
trong việc phòng ngừa rủi ro cũng có thể gây ra những thiệt hại “khổng lồ”. Do vậy,
quản trị rủi ro đang là mối quan tâm với ngân hàng.
Quản trị rủi ro tỷ giá là việc sử dụng một cách có hệ thống các biện pháp, kĩ
thuật để đo lường mức độ rủi ro tỷ giá, phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Đo lường múc độ rủi ro tỷ giá bao gồm việc thu thập các thông tin từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, phân tích thông tin sau đó sử dụng các
thước đo, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ rủi ro tỷ giá, dự báo về biến động của tỷ giá
hối đoái, cũng như những biến động trong tương lai của hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại ngân hàng đó để đưa ra kết luận về mức độ rủi ro tỷ giá.
Thông tin sử dụng ở đây bao gồm các thông tin nội bộ ngân hàng và các thông
tin từ thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, từ các chính sách tiền tệ, chính sách
ngoại hối của NHNN.
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 17 Khoa: toán kinh tế
Sau khi xác định mức độ rủi ro tỷ giá, nhà quản trị tiến hành áp dụng các kĩ
thuật phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách sử dụng các giao dịch trên thị trường ngoại
hối. Các giải pháp để kiểm soát rủi ro tỷ giá có thể chia làm 3 nhóm giải pháp sau:
- Giải pháp chiến lược: Giải pháp này phát sinh nghiệp vụ vốn có của hầu hết
các NHTM là hoạt động cho vay và hoạt động huy động vốn. Muốn áp dụng hiệu quả

hành phân tích.
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 18 Khoa: toán kinh tế
3.7. Lý thuyết mô hình VaR
Hiện nay, các Ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu quản trị rủi ro thông qua hạn
mức về trạng thái ngoại hối. Trong quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày
07/10/2002, NHNN quy định tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không được
vượt quá 30% vốn tự có và tổng trạng thái âm cuối ngày không được vượt quá 30%
vốn tự có. Như vậy, về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quy định hạn mức
trạng thái tối đa để khống chế rủi ro tỷ giá. Về phía các NHTM, mỗi NHTM có
phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá riêng ngoài việc tuân thủ các quy định của NHNN.
Trạng thái ngoại hối = số lượng ngoại tệ mua – số lượng ngoại tệ bán
Khi xem xét trạng thái ngoại hối, cần lưu ý rằng mọi giao dịch được tính vào
trạng thái ngoại hối ngay khi phát sinh giao dịch.
Trạng thái ngoại hối Biến động tỷ giá
Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm
Trạng thái ngoại hối
dương
NH có lãi NH lỗ
Trạng thái ngoại hối âm NH lỗ NH có lãi
Trạng thái ngoại hối cân
bằng
Không ảnh hưởng tới thu
nhập của NH
Không ảnh hưởng tới thu
nhập của NH
Ở VIB thì quy định hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng cán bộ giao dịch,
từng bàn giao dịch và cho toàn ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy tổn thất dự kiến của
ngân hàng phụ thuộc vào 2 yếu tố: trạng thái ngoại hối và sự biến động của tỷ giá.
Với việc ấn định các hạn mức về trạng thái ngoại hối, ngân hàng đã kiểm soát được

với điều kiện thị trường tài chính hoạt động bình thường.
3.7.1.3. Vai trò
Xác định những khoản lỗ sẽ phát sinh trong một danh mục tài sản (portfolio)
trong những hoàn cảnh “không thuận lợi”.
Chuẩn hóa các rủi ro khác nhau để sử dụng vào mục đích so sánh.
Định lượng hóa các hạn mức.
Phân bổ tối ưu các nguồn lực.
3.7.1.4. Phương pháp tính VaR
Rủi ro thực chất phản ánh tính không chắc chắn của kết quả nên cách tốt nhất
là sử dụng các phân bố xác suất để đo lường rủi ro. Phương pháp VaR chủ yếu được
xác định trên nền tảng của lý thuyết xác suất và thống kê toán. Mặt thuận lợi nhất của
phương pháp VaR là cung cấp cho người quản lý doanh nghiệp một con số phản ánh
được nguy cơ tổn thất tài chính có thể xảy ra do sự biến động của thị trường.
Hiện nay có 4 phương pháp thông dụng để tính VaR:
a. Phương pháp lịch sử (historical method)
Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi
trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nói cụ thể, VaR được xác định như
sau :
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 20 Khoa: toán kinh tế
 Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư
 Tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo
từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất,…)
 Xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất
 Tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Ví dụ : nếu ta có
một danh sách bao gồm 1400 dữ liệu quá khứ (historical data) và nếu độ tin cậy là
95%, thì VaR là giá trị thứ 70 trong danh sách này = (1 − 0.95) × 1400. Nếu độ tin
cậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 14.
b. Phương pháp RiskMetrics
Năm 1995, ngân hàng JP Morgan đã đưa ra phương pháp RiskMetrics

n
, tính VaR theo biểu thức
của phương pháp Phưong sai và hiệp phương sai.
c. Phương pháp Monte Carlo
Sau đây là cách tiếp cận toàn cầu để tính VaR :
 Mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp, ví dụ N>10,000
 Cho mỗi bước lặp i, i<N
Tạo ngẫu nhiên một kịch bản được căn cứ trên một phân bố xác suất về những
hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ suất…) mà ta nghĩ rằng chúng mô tả
những dữ liệu quá khứ (historical data). Ví dụ ta giả sử mỗi hệ số rủi ro được phân
bố chuẩn với kỳ vọng là giá trị của hệ số rủi ro ngày hôm nay. Và từ một tập hợp số
Mai Văn Hoàng Lớp: Toán Tài Chính - K49
Chuyên đề thực tập 21 Khoa: toán kinh tế
liệu thị trường mới nhất và từ mô hình xác suất trên ta có thể tính mức biến động
của mỗi hệ số rủi ro và mối tương quan giữa các hệ số rủi ro.
Tái đánh giá danh mục đầu tư V
i
trong kịch bản thị trường trên.
Uớc tính tỷ suất sinh lợi (khoản lời/lỗ) r
i
= V
i
– V
i-1
(giá trị danh mục đầu tư ở
bước i−1).
Xếp các tỷ suất sinh lợi r
i
theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến cao nhất.
Tính VaR theo độ tin cậy và tỷ lệ phần trăm (percentile) số liệu r

Thông thường khi xem xét trên thị trường kinh doanh ngoại tệ người ta thường
dùng công thức sau để tính VaR:
Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối × Độ biến động dự tính của tỷ × Tỷ giá
đóng cửa
Trong đó:
- Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền
- Mức độ biến động tỷ giá dự tính được tính như sau:
Mức độ biến động tỷ giá dự tính với mức độ tin cậy là 99%
90
2
1
( )
*2,33
i
i
x x
n
=

=

Trong đó:
1
ln( )
i
i
i
E
x
E


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status