giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - Pdf 10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới, hệ
thống các ngân hàng không ngừng phát triển để đáp ứng những nhu cầu ngày
càng cao của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt
trong năm 2007 với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương
mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng. Cùng với sự phát triển không ngừng của
đất nước ngành ngân hàng ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí to lớn của
mình trong nền kinh tế.
Với vai trò là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng trong việc phát triển
dịch vụ ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ đang ngày càng trở nên có vị thế quan
trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như các ngân hàng
khác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Quân đội luôn phải đối
mặt với rất nhiều rủi ro. Nguyên nhân có thể do thiếu kinh nghiệm thực tiễn,
thời gian tham gia vào thị trường quốc tế chưa nhiều, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ chưa cao, kinh nghiệm quản lý yếu kém…. Một trong những rủi ro
đem lại thiệt hại rất lớn trong kinh doanh ngoại tệ đó là rủi ro tỷ giá. Hoạt
động kinh doanh ngoại tệ có đạt hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng
hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng quản lỷ rủi ro như thế nào.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” đã
được chọn làm đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Với mục đích trên, nội dung của chuyên đề tập trung chủ yếu nghiên
cứu về rủi ro tỷ giá và giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội từ năm 2004-
2006.
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:

và ngoài nước nhằm đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng, đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng.
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác
nhau. Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, chính vì vậy khi nói
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
đến thị trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các
đồng tiền khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối
thường được hiểu theo nghĩa hẹp là thị trường ngoại tệ.
1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.1.2.1. Đối với ngân hàng
- Hoạt động KDNT giúp cho các NHTM nâng cao khả năng cạnh tranh
trong hệ thống ngân hàng, ngoài ra còn mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể
cho ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có hoạt động KDNT phát triển.
- Hoạt động KDNT có ảnh hưởng lớn đến các nghiệp vụ khác của ngân
hàng như: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, vay, cho vay bằng ngoại tệ…góp
phần đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Các nghiệp vụ KDNT như: forwards, future, swaps, options có thể
được dùng như các công cụ để phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất, đặc biệt là
những rủi ro có liên quan đến tỷ giá và lãi suất.
- Hoạt động KDNT góp phần nâng cao vị thế các ngân hàng thương
mại trên thị trường quốc tế thông qua giao dịch mua bán ngoại tệ với các ngân
hàng nước ngoài.
1.1.2.2. Đối với nền kinh tế
• Đối với doanh nghiệp
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng về ngoại tệ cho các khách hàng doanh
nghiệp thanh toán các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho các hoạt
động ngoại thương và việc thanh toán giao dịch của khách hàng được diễn ra
thuận lợi.
- Với việc tư vấn, đánh giá sự thay đổi của tỷ gía đã tạo điều kiện cho

để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng. Trong trường hợp này rủi ro
ngoại hối của ngân hàng ít. Ngược lại những ngân hàng lớn hoạt động đa
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
dạng, năng động trên thị trường quốc tế không chỉ KDNT để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng mà còn tự doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận
(được gọi là hoạt động tự doanh hay đầu cơ). Trong trường hợp này rủi ro tỷ
giá của ngân hàng là rất lớn. Các ngân hàng có hoạt động tự doanh như vậy
đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ phù hợp với mức độ
rủi ro của ngân hàng.
1.1.3.2. Rủi ro hoạt động
Rủi ro xuất phát từ trong hoạt động KDNT của ngân hàng là các khả
năng mất mát trong hoạt động KDNT do các yếu tố phi tài chính gây ra. Rủi
ro hoạt động bao gồm:
Rủi ro do con người: là rủi ro xuất phát một cách chủ quan từ các nhân
viên tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch KDNT. Nguyên nhân có
thể do: trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa
có chính sách đãi ngộ hợp lý….
Rủi ro vận hành: là rủi ro xảy ra do sự sai sót của hệ thống thông tin
phục vụ hoạt động KDNT của ngân hàng.
Rủi ro tổ chức: là những rủi ro do hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý
đem lại. Rủi ro này thường có nguồn gốc từ sự phân công trách nhiệm chưa rõ
ràng giữa các bộ phận tham gia hoạt động KDNT: giao dịch, thanh toán, kiểm
soát… dẫn đến rủi ro như :
- Hạn mức kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng có thể bị vượt
- Những hợp đồng KDNT có thể không được thực hiện đúng hạn
- Dòng tiền vào ra không được theo dõi kiểm soát
- Trạng thái ngoại tệ có thể vượt mức an toàn cho phép
- Không đánh giá đúng mức độ rủi ro…
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45

Nhìn chung trong hoạt động KDNT ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều
rủi ro, tuy nhiên rủi ro quan trọng nhất đem lại tổn thất lớn cho ngân hàng đó
là rủi ro tỷ giá. Lịch sử hoạt động ngân hàng đã chứng kiến những tổn thất lớn
hoặc thậm chí dẫn đến sụp đổ ngân hàng vì rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh
doanh của bộ phận Treasury, ngân hàng Barrings là một ví dụ. Việc ngân
hàng không có phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với hoạt động KDNT
đang được mở rộng sẽ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về tỷ giá rất lớn. “Tiềm ẩn’’ là
đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá. Điều này có nghĩa là với trình độ và
phương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động KDNT ngân hàng
vẫn có thể hoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều kiện thị trường
bình thường, thuận lợi. Chỉ đến khi tỷ giá biến động bất lợi, thị trường có
nhiều biến động, lúc đó mức độ rủi to tìêm ẩn mới được hiện thực hoá bằng
những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến. Vì vậy việc quản lý rủi ro tỷ giá là hết
sức quan trọng nhằm mục đích:
-Chuẩn bị cho những thay đổi bất lợi về tỷ giá trong lĩnh vực KDNT.
-Bảo vệ ngân hàng khỏi những mất mát, thiệt hại ngoài dự tính trong
hoạt động KDNT của ngân hàng khi tỷ giá biến động bất lợi.
-Đảm bảo lợi nhuận cao cho ngân hàng với mức độ rủi ro là thấp nhất.
-Giảm bớt sự nhạy cảm đối với những thay đổi có hại của môi trường
đến tỷ giá.
-Tăng cường lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
1.2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.2.1.Trạng thái ngoại hối và mối liên quan với rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh ngoại tệ
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh
khỏi, đặc biệt là rủi ro tỷ giá đối với các ngân hàng tham gia kinh doanh trên
thị trường ngoại hối. Trạng thái ngoại hối có ý nghĩa quan trọng trong việc
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng.

- Các khoản ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng không còn giá trị…
Trạng thái ngoại tệ ròng đối với một loại ngoại tệ xác định là số chênh
lệch giữa tất cả các dòng tiền vào và tổng dòng tiền ra đối với ngoại tệ đó cho
tất cả các ngày đến hạn.
Trạng thái ngoại tệ ròng bao gồm:
+ Trạng thái dương (Net long position): xảy ra khi dòng tiền vào lớn
hơn dòng tiền ra đối với một ngoại tệ xác định, có nghĩa là những giao dịch
làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái trường của
ngoại tệ đó
+ Trạng thái âm (Net short position): Xảy ra khi dòng tiền ra lớn hơn
dòng tiền vào đối với một ngoại tệ xác định, có nghĩa là những giao dịch làm
giảm quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ
đó.
+Trạng thái cân bằng (square position): Xảy ra khi ròng tiền vào bằng
dòng tiền ra, tức là không có trạng thái ròng.
1.2.1.2. Mối liên hệ giữa trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ gi
Khi có trạng thái ngoại tệ ròng khác 0, thì NHTM phải đối mặt với rủi ro
tỷ giá, cụ thể:
- Đối với trạng thái dương (trường), thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại
hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
- Đối với trạng thái âm (đoản), thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lỗ ngoại hối
và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.
- Đối với trạng thái cân bằng, thì những thay đổi của tỷ giá đều không
ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối của NHTM.
Ví dụ về ý nghĩa của trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
NEP
F
(t-1) LFC

thời điểm thanh toán.
Trong thực tế ngoài việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với từng ngoại
tệ, người ta còn quy định tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ (quy
nội tệ )theo công thức:
NEP(t) = Σ[E
F
* NEP
F
(t)]
Trong đó:
NEP(t) - Tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ quy nội tệ.
E
F
- Tỷ giá của ngoại tệ F tính bằng nội tệ
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
NEP
F
(t)- Trạng thái ngoại tệ f tại thời điểm t
F = 1, 2, 3…. n.
Thông thường, trạng thái của mỗi ngoại tệ hay tổng trạng thái ngoại tệ
được quy định bằng tỷ lệ % nhất định (quy đổi) so với vốn tự có của NHTM.
Ngoài ra, một phương pháp khác cũng hay dùng đó là quy định trạng thái
ngoại tệ theo số lượng tyệt đối đối với từng loại ngoại tệ. Tuy nhiên, về mặt lý
thuyết quy định trạng thái ngoại tệ bằng tỷ lệ % so với tổng tài sản có nói
chung, tài sản có bằng ngoại tệ…
1.2.2. Nhận biết và đo lường rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là một hình thức của rủi ro thị trường, vì vậy có thể xác
định được tổn thất do thị trường mang lại. Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi có sự
dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM nắm giữ dưới dạng tài sản có,

tính của tỷ giá
x
Tỷ giá đóng
cửa
Trong đó:
Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tìên.
Mức độ biến động tỷ giá dự tính được tính như sau:
Mức độ biến động tỷ giá dự tính
với mức độ tin cậy là 99%
=
( )
5,2
90
1
×


=
n
x
i
i
x
xi = LN (tỷ giá hôm nay/tỷ giá hôm qua). Khi tính xi, cần lấy tỷ giá trong
90 ngày làm việc liên tiếp vì theo thống kê, 90 ngày là mẫu đủ lớn để ước tính
sự biến động của tỷ giá.
x = số trung bình của xi
n = 90 (90 tỷ giá đóng cửa trong 90 ngày làm việc liên tục).
2,5 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến động
theo dự tính.(Nói cách khác 99% là mức độ tin cậy).

D(T
2
– T
1
)N
36000 + T
1
N
Trong đó: D - Tỷ giá trao ngay Dm/Db
T
1
- Lãi suất đồng tiền yết giá
T
2
- Lãi suất đồng tiền định giá
360- Năm thương mại thông thường
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
N- Số ngày của kỳ hạn theo hợp đồng.
1.2.3.2. Giao dịch hợp đồng tương lai (future)
Hợp đồng tương lai được sử dụng nhằm phòng ngừa rủi ro và đầu cơ.
Đây là hợp đồng giao dịch được tiêu chuẩn hoá và được thực hiện trên sàn
giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Các cá nhân, các công ty, các
Ngân hàng gửi các lệnh đặt mua, các lệnh đặt bán một lượng cụ thể ngoại tệ
cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Tại sở giao dịch các
lệnh đặt mua còn gọi là trạng thái trường(long positions) được đối chiếu với
các lệnh bán, hay còn gọi là trạng thái đoản(short positions). Một công ty
thanh toán bù trừ của sở giao dịch đảm bảo cho cả hai bên mua và bán rằng
các lệnh mua và bán sau khi đã được đối chiếu và khớp với nhau chắc chắn sẽ
được thực hiện. Cung cầu về các hợp đồng tương lai được thể hiện thông qua

hợp đồng tương lai, thì người mua hợp đồng tương lai đã nhận được khoản lãi
từ tài khoản ký quỹ. Khoản lãi này bù đắp cho sự tăng tỷ giá trao ngay của
GBP (tuy không phải hoàn toàn trùng khớp).
Trong quá trình lựa chọn sử dụng nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ gía,
khách hàng là nhà xuất - nhập khẩu, người đi vay và cho vay thường ưu tiên
sử dụng các hợp đồng kỳ hạn hơn là các hợp đồng tương lai. Ngược lại hợp
đồng tương lai được các nhà đầu cơ lựa chọn nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối
đoái. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam.
1.2.3.3. Giao dịch hoán đổi (swaps)
Giao dịch hoán đổi Swap bao gồm tiền tệ (hay Swap ngoại hối ) và Swap
lãi suất. Hai nghiệp vụ này đều dựa trên nguyên tắc cơ bản như nhau, nhưng
chúng có đặc thù kỹ thuật trên các thị trường riêng biệt.
Swap là một trong những công cụ thông dụng có hiệu quả cho các nhà
đầu tư, người đi vay ngoại tệ và các Ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
tỷ giá hối đoái, hoặc để kinh doanh thu lợi nhuận. Ngân hàng Trung ương các
nước sử dụng Swap như giải pháp hỗ trợ tỷ giá cho đồng nội tệ. Giao dịch
Swap cũng góp phần tích cực làm cho các thị trường tài chính quốc tế liên kết
với nhau.
1. Giao dịch Swap tiền tệ
Giao dịch Swap tiền tệ là sự kết hợp của một giao dịch trao ngay(sport
transaction) với một giao dịch kỳ hạn(forward transaction)- đổi một lượng cố
định ngoại tệ này lấy một lượng biến đổi ngoại tệ khác trong thời gian xác
định bằng cách cùng một lúc ký hai hợp đồng: một hợp đồng ký mua – bán
trao ngay và một hợp đồng bán mua kỳ hạn tương ứng. Như vậy, Swap tiền tệ
là một sự kết hợp đồng thời hai giao dịch trao ngay và kỳ hạn theo chiều
ngược lại, được thực hiện với cùng một khoản đối ứng(cùng một đồng tiền).
Do đó không làm ảnh hưởng đến khả năng vay nợ của cả hai bên và có thể
loại trừ rủi ro tỷ giá.

Rb =
D(T
2
b – T
1
m)N
36000 + T
1
mN
Từ đó suy ra điểm Swap mua là:
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Rm =
D(T
2
m – T
1
b)N
36000 + T
1
bN
• Ứng dụng Swap tiền tệ
- Cân đối nguồn vốn: Trong thực tê tổ chức kinh tế thường nảy sinh
trường hợp ở cùng một thời điểm đang tạm thời dư thừa đồng tiền này, nhưng
lại thiếu đồng tiền khác, thông qua giao dịch Swap sẽ cân đối nguồn vốn theo
nhu cầu.
Việc xác định tỷ giá trao ngay trong giao dịch Swap được các đối tác
tham gia thoả thuận. Trong thực tế ngân hàng yết giá có thể áp dụng tỷ giá
khác nhau trong hợp đồng. Tuy nhiên, để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận
lợi trong giao dịch các bên thường chọn tỷ giá trao ngay trong giao dịch Swap

chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền( không phải là nghĩa vụ) mua,
hoặc bán tiền tệ tại một mức tỷ giá đã thoả thuận trước gọi là tỷ giá quyền
chọn. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua quyền được lựa chọn:
- Tiến hành giao dịch thanh toán theo tỷ giá đã thoả thuận cố định từ
trước, nếu thấy có lợi cho mình.
- Để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch
nào, nếu thấy như vậy thì ít tốn kém nhất.
Ngược lại, đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự
lựa chọn nào khác, ngoài việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn.
- Khi giao dịch quyền chọn mua đồng tiết yết giá bao hàm ý là tương
đương với quyền chọn bán đồng tiền định giá.
- Khi giao dịch quyền chọn bán đồng tiền yết giá bao hàm ý là tương
đương với quyền chọn mua đồng tiền định giá.
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Trong mỗi hợp đồng quyền chọn tiền tệ có hai đối tác tham gia đó là:
Người bán hợp đồng và người mua hợp đồng(cần phân biệt với người
mua bán tiền tệ). Người bán hợp đồng là bán quyền chọn bán hoặc bán quyền
chọn mua, ngược lại người mua hợp đồng là mua quyền chọn mua, hoặc mua
quyền chọn bán.
Một hợp đồng quyền chọn mua(có thể là mua quyền chọn mua, hoặc
mua quyền chọn bán): Người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền
chọn, luôn quan tâm đến quyền tiến hành giao dịch, nếu thấy có lợi; hoặc
quyền không tiến hành giao dịch, nếu thấy bất lợi.
Một hợp đồng quyền chọn bán (có thể là bán quyền chọn bán hoặc bán
quyền chọn mua): Người bán hợp đồng sau khi đã thu phí bán quyền chọn, có
nghĩa vụ luôn sẵn sàng giao dịch tại mức giá đã thoả thuận, nếu người mua
thực hiện quyền chọn của mình.
Thời điểm các bên đối tác ký kết hợp đồng gọi là thời điểm ký kết hợp
đồng, thời điểm thanh toán hợp đồng gọi là thời điểm giao dịch.

dụng được các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên, ngân hàng cũng phải
phát triển tới một mức độ nhất định và nền kinh tế cũng vậy. Cụ thể, để có thể
hạn chế được rủi ro tỷ giá ngân hàng cần có các điều kiện cơ bản sau:
1.3.1. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
Việc áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ là không hề đơn giản, ngân hàng cần phải có một hệ thống
trang thiết bị kỹ thuật với công nghệ tiên tiến. Những thiết bị công nghệ dùng
trong kinh doanh ngoại tệ thuộc loại chuyên dụng và đắt đỏ. Đối với những
ngân hàng hoạt động kinh doanh ngoại hối tích cực, đội ngũ những nhà kinh
doanh chuyên nghiệp có thể lên tới hàng trăm người, mỗi người cần phải
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và công nghệ hiện đại, chi phí lên tới
nhiều triệu đôla. Và nhìn chung, những trang thiết bị này thường không sử
dụng được lâu dài, bởi vì công nghệ tiên tiến phát triển rất nhanh, nên dễ bị
khấu hao vô hình và trở nên lạc hậu trong một vài năm. Như vậy, không phải
ngân hàng nào cũng có khả năng mua sắm đầy đủ các trang thiết bị công nghệ
đó. Chỉ có những ngân hàng phát triển ở một trình độ nhất định, đủ lớn mạnh
về tài chính mới có khả năng mua sắm trang bị đầy đủ hiện đại để phục vụ
cho việc quản lý rủi ro. Những ngân hàng lớn thường chấp nhận chi phí cao
để có được các thiết bị và công nghệ hiện đại nhất, giúp cho việc chuyển và
xử lý số liệu được nhanh, hiệu quả, tăng khả năng phân tích, lưu giữ số liệu
tin cậy và có hệ thống…Như vậy, tuy chi phí cho công nghệ có cao nhưng bù
lại hoạt động kinh của ngân hàng trở nên cạnh tranh hơn, việc hạn chế rủi ro
tỷ giá đạt hiệu quả hơn và hứa hẹn nguồn thu nhập lớn.
Tuy nhiên, việc mua sắm các máy móc, trang thiết bị và công nghệ cũng
cần phải chú ý xem có phù hợp với mô hình tổ chức của ngân hàng không?
Có phù hợp với chế độ kế toán sổ sách mà ngân hàng đang áp dụng hay
không? Trình độ của ngân hàng có đủ khả năng để áp dụng vận hành hệ thống
máy móc, thiết bị và công nghệ này hay không?

phát triển chưa đầy đủ thì việc thực hiện các nghiệp vụ KDNT, phòng ngừa
rủi ro là rất hạn chế, và như vậy việc quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng sẽ rất
khó khăn.
1.3.4. Các điều kiện về cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý cũng là một điều kiện quyết định đến hiệu quả quản lý rủi
ro tỷ giá trong hoạt động KDNT của ngân hàng. Với các văn bản pháp lý như
luật, pháp lệnh, quyết định… Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt
động kinh doanh ngoại tệ, cũng như các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá,
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
nhưng không phải bao giờ những chính sách này cũng phù hợp với quy luật
của thị trường. Chính sách không phù hợp sẽ hạn chế hiệu quả quản lý rủi ro
tỷ giá. Chẳng hạn, NHNN quy định tỷ giá giao dịch kỳ hạn bằng tỷ giá giao
ngay cộng với một tỷ lệ % của tỷ giá giao ngay mà không tính đến lãi suất của
hai đồng tiền trao đổi nên tỷ giá tăng mạnh không ngân hàng nào dám mạo
hiểm cung cấp hợp đồng Forwards hay Options. Nhìn chung để tạo điều kiện
cho các ngân hàng có thê áp dụng các nghiệp vụ KDNT và phòng ngừa rủi ro
tỷ giá một cách hiệu quả thì cần có một hành lang pháp lý phù hợp với trình
độ phát triển của thị trường và mức độ phát triển của từng ngân hàng .
Đỗ Thị Thu Thuỷ Lớp: Tài chính công 45
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LỶ RỦI RO TỶ GIÁ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
Hoà chung cùng xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng tốt
cho nhu cầu vốn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vào những năm cuối thập niên
80 và đầu thập niên 90, Nhà nước chủ trương thành lập các ngân hàng thương
mại cổ phần cùng với các ngân hàng quốc doanh, sẽ là đòn bẩy tích cực góp


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status