Đề án : Tăng cường năng lực tư pháp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp - Pdf 13

BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
______________
ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TƯ PHÁP
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH TƯ PHÁP
8222 HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC

2.2. Cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu tôn trọng và phát huy quyền
dân chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp
12
2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động xét xử và yêu cầu phát huy
vai trò hoạt động hòa giả
i ở cơ sở
13
II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
14
1. Về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tư pháp cấp xã
14
1.1. Ưu điểm
14
1.2. Nhược điểm, tồn tại, hạn chế
21
1.3. Nguyên nhân
23
2. Về đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã
25
2.1. Ưu điểm
25
2.2. Nhược điểm, tồn tại, hạn chế
27
3.3. Nguyên nhân
30
ii
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA TƯ
PHÁP CẤP XÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI
CÁCH TƯ PHÁP
33

2.5. Xây dựng chức danh Hộ tịch viên
39
3. Đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ

40
4. Đổi mới, hiện đại hoá phương thức làm việc; bảo đảm cơ sở vật
chất, phương tiện làm việc, bao gồm cả cung cấp thông tin, văn
bản pháp luật
41
5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Bộ Tư
pháp, cấp uỷ và chính quyền địa phương và sự phối hợp của
các ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hi
ện công tác
Tư pháp cấp xã
42
PHẦN THỨ BA. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
44
I. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TƯ PHÁP
44
II. TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
45
1
PHẦN THỨ NHẤT
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN LÀ
YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH,
CẢI CÁCH TƯ PHÁP
Cải cách hành chính, cải cách tư pháp là những chủ trương lớn của Đảng

nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hộ
i chủ nghĩa;
xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện
2
đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ
quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt
yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Để th
ực hiện mục tiêu
này, Chương trình tổng thể đã xác định 04 nội dung tương ứng với 04 bộ phận
cấu thành của nền hành chính quốc gia bao gồm: Cải cách thể chế hành chính;
cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Từng nội dung của cải cách hành
chính đã và đang đặt ra những yêu cầu cho Ngành Tư pháp nói chung và công
tác Tư pháp cấp xã nói riêng. Cụ
thể như sau:
1.1. Cải cách hành chính xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan Tư pháp các cấp trong đó có Tư pháp cấp xã
Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg xác định một trong 09 mục tiêu của
Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đó là: “Hoàn
thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đ
ó trước hết là về tổ chức và hoạt
động của hệ thống hành chính”. Thực hiện mục tiêu này, trong giai đoạn 10
năm 2001-2010, Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Chính phủ ban hành 02 Nghị
định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư
pháp, bao gồm Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính Phủ
quy định chứ
c năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
và Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức

n chế về chuyên môn, nghiệp vụ (25,3% số công
chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn cả nước chưa qua đào tạo về chuyên môn
Luật trong đó có đến 9,85% số công chức chưa qua đào tạo) thì đây là một
thách thức lớn đối với đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch với vai trò là
người tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ, quyề
n hạn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tư pháp ở địa phương. Vì
vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức
Tư pháp – Hộ tịch cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu này không chỉ có ý
nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược để thực hiện những định hướng
về cải cách hành chính theo tinh th
ần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa
X, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 -
2020, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 sẽ được thông qua
tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào tháng 01 năm 2011 với quan điểm
cơ bản là: “Thự
c hiện phân cấp mạnh và phù hợp hơn về nhiệm vụ từ Chính
phủ và các bộ cho chính quyền địa phương, phát huy tinh thần trách nhiệm,
tính năng động sáng tạo của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền,
đồng thời xây dựng hành lang pháp lý bảo đảm sự thống nhất quản lý của Nhà
nước ở Trung
ương”. Quá trình thực hiện các quan điểm, chủ trương trên của
Đảng sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, qua đó tiếp tục khẳng định
vị trí, vai trò của tư pháp cấp xã trong phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Ngành Tư pháp.
1.2. Cải cách hành chính đẩ
y mạnh phân cấp quản lý công tác tư

chứng và ch
ứng thực, đặc biệt phân định rõ thẩm quyền công chứng của Phòng
Công chứng Nhà nước với thẩm quyền chứng thực của Phòng Tư pháp cấp
huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện
cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản
bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ
, văn bản bằng tiếng Việt;
chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật. Mặc dù, về thẩm quyền
chứng thực của UBND cấp xã không thay đổi so với các quy định trước đây,
song sự đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cấp xã nằm ở chỗ Nghị định
79/2007/NĐ-CP đã quy định:
- Chấm dứt thẩm quyền công chứng của Phòng công chứng đối với
nh
ững việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo
quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP.
5
- Thu hẹp thẩm quyền chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện từ
thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng
Việt và tiếng nước ngoài, chứng thực chữ ký trong các văn bản (không phân
biệt văn bản bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài) để thực hiện các giao dịch
theo quy định tại Nghị định số
75/2000/NĐ-CP sang chỉ còn thực hiện chứng
thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và chứng
thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong
các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài.
Như
vậy, thực hiện công cuộc cải cách hành chính, một trong những nội
dung đã và đang được triển khai trong phân cấp quản lý hành chính nhà nước
hiện nay đó là đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương

6
quan trọng trong cải cách hành chính theo Chương trình tổng thể
136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện mục tiêu này, nhiều
thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp đã được đơn giản hóa theo hướng
rút ngắn thời hạn, đồng thời áp dụng cơ chế “một cửa”, công khai và minh
bạch, nhất là trong công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, công tác chứng thực,
nhằm tạo điều kiện thu
ận lợi cũng như đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người dân.
Cụ thể:
- Thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, hầu hết các thủ tục đăng ký
hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã đã rút ngắn thời hạn giải quyết từ
07 ngày (theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP) xuống còn 05 ngày (trừ những
thủ tục đăng ký h
ộ tịch theo quy định của pháp luật được giải quyết trong
ngày);
- Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Chủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày
22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một
cửa, một cử
a liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thì
đăng ký hộ tịch và chứng thực là hai nhóm công việc phải áp dụng giải quyết
theo cơ chế “một cửa” để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi giao
dịch với cơ quan hành chính nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ
công chức Tư pháp - Hộ tịch phải có đủ về số
lượng (ít nhất mỗi đơn vị xã,
phường, thị trấn bố trí được 01 người trực bộ phận một cửa và 01 người triển
khai các nhiệm vụ khác thuộc công tác Tư pháp cấp xã) và đáp ứng yêu cầu về
chất lượng nhất là về trình độ, thái độ, khả năng giao tiếp, trách nhiệm phục vụ
nhân dân mới có thể giải quyết được khối lượng công việc

một bài toán không đơn giản và lời giải không thể khác đó là phải không
ngừng tăng cường năng lực Tư pháp cấp xã.
1.4. Cải cách hành chính với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức chuyên nghiệp, hiện đại
Chương trình tổng th
ể cải cách hành chính của Nhà nước ban hành kèm
theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg đã xác định mục tiêu “xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại, tuyệt
đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công
vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân”.
Để
thực hiện mục tiêu đó, vấn đề hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh làm cơ
sở để quy hoạch, tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức là
một trong những nội dung được đặt ra trong đổi mới, nâng cao chất lượng cán
bộ, công chức.
Thời gian qua, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chức danh cán bộ, công chứ
c cấp xã. Kết quả quan trọng của nội dung
cải cách này được thể hiện ở việc Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan
trọng liên quan đến xác định chức danh đối với những người làm công tác
đảng, đoàn thể và chính quyền cấp xã, gồm:
- Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường thị trấn;
- Luật Cán b
ộ, công chức năm 2008;
- Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
8
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (thay
thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP).

+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng
và đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý
luận chính trị tương đương trình độ sơ c
ấp trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp
Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tư pháp cấp xã sau khi được
9
tuyển dụng. Đối với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối
thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ Tư pháp cấp xã; nếu mới được tuyển
dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản
lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và đô
thị phả
i sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
Như vậy, sự hoàn thiện về chức danh và những tiêu chuẩn cụ thể đối
với công chức cấp xã nói chung, trong đó có chức danh công chức Tư pháp -
Hộ tịch đòi hỏi chúng ta phải từng bước chuẩn hóa đội ngũ công chức Tư pháp
- Hộ tịch nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã
và đ
ang đặt ra hiện nay.
Bên cạnh đó, trong nội dung về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, Quyết định 136/2001/QĐ-TTg cũng đề ra những yêu cầu cụ
thể liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo
đức cán bộ, công chức. Theo đó, nhiều chương trình đào tạo dành cho đội ngũ
cán bộ, công chức nói chung, trong đó có cán bộ, công chức cấp xã đã và
đang
được đặt ra và triển khai trên thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành
chính, cụ thể là:
- Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng

nhất, xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng
cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí, sử dụng cán bộ,
công chức; thứ hai, làm tốt công tác quy ho
ạch và thực hiện quy hoạch cán bộ,
công chức, thông qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, xác định rõ
những người đủ và không đủ tiêu chuẩn, có chính sách thích hợp đối với người
không đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy; thứ ba, đổi mới chế độ tuyển
dụng và quản lý cán bộ, công chức, trong đó việc bố trí, phân công nhiệm vụ
cho cán bộ, công chức cần bảo đảm sự
ổn định để chuyên môn hóa, đồng thời
có sự điều chuyển cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phòng ngừa tiêu
cực; thứ tư, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Như vậy,
hiện tại cũng như định hướng cho những năm tới, nâng cao trình độ, năng lực
và phẩm chất đối với đội ngũ
công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã vừa là một
yêu cầu trực tiếp của cải cách hành chính Nhà nước với mục tiêu xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại vừa là nội dung nhằm đáp ứng
những yêu cầu, thách thức đặt ra khi chúng ta thực hiện cải cách tổng thể nền
hành chính nhà nước.
2. Những yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra đối với công tác Tư pháp
c
ấp xã
Cùng với công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng là một
trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chủ trương
này thể hiện rõ nét qua Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới;
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 (sau đ
ây gọi là Nghị quyết số 49-NQ/TW), trong
đó mục tiêu đặt ra là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,

pháp, một số yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra đối với công tác Tư pháp cấp
xã cụ thể như sau:
2.1. Cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu tăng cường vai trò của UBND
cấp xã trong công tác thi hành án
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: “Chu
ẩn bị điều
kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống
nhất quản lý công tác thi hành án. Xác định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn và của cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trong việc thi hành án các hình phạt không phải là hình
phạt tù để thực hiện các bản án của tòa án. Từng bước thực hiện việc xã hội
hóa và quy đị
nh những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ
quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”. Thể chế hóa nội dung
nêu trên, hệ thống pháp luật về thi hành án thời gian qua đã có những bước
hoàn thiện cơ bản, trong đó tăng cường vai trò của UBND cấp xã trong công
tác thi hành án.
12
Yêu cầu đặt ra đối với công tác Tư pháp cấp xã hiện nay đó là tăng
cường sự phối hợp hiệu quả giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công
chức Tư pháp – Hộ tịch) với cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên thi
hành án dân sự trong việc tổ chức thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án
trên địa bàn, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Sự phối hợ
p này
đòi hỏi phải có con người trực tiếp tham gia phối hợp; nắm bắt được các thông
tin về địa bàn và đối tượng phải thi hành án, có như vậy, sự phối hợp giữa cơ
quan thi hành án với chính quyền địa phương trong việc tổ chức thi hành án
dân sự mới đạt được hiệu quả. Do đó, sự tăng cường về số lượng và chất lượng
(nhấn mạnh yếu t
ố trách nhiệm, nhiệt tình) cũng như chính sách hỗ trợ cho đội

của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam. Để người dân thực sự là
13
chủ và làm chủ, đòi hỏi người dân phải nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý
của mình cũng như quyền, nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan công quyền – đây
được coi là công cụ quan trọng để người dân thực hiện quyền làm chủ. Trên
quan điểm đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW xác định nhiệm vụ phát huy quyền
làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp cần “Đẩy m
ạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; không ngừng nâng cao trình độ dân trí
pháp lý, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho mọi người dân.
Mặt trận Tổ quốc và các thành viên tập trung làm tốt công tác động viên nhân
dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp, qua đó
kiến nghị với các cơ quan tư pháp khắc phục, sửa chữa. Tăng cường vai trò
của các phương tiện thông tin đạ
i chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp
thông tin về hoạt động tư pháp”.
Với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác tư
pháp ở địa phương, trong đó có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình, kế
hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp
luật ở cấp xã, nhiệm vụ cải cách tư pháp đặt ra đối với Uỷ ban nhân dân c
ấp xã
hiện nay cũng như thời gian tới đó là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật cũng như hòa giải ở địa phương mình đáp ứng nhiệm
vụ phát huy quyền làm của nhân dân đối với cơ quan tư pháp như nhiệm vụ đã
được đề ra trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010. Để làm tốt nhiệm
vụ này, công chức Tư
pháp – Hộ tịch không những cần phát huy vai trò là
người báo cáo viên pháp luật trực tiếp mà còn phải có năng lực tham mưu cho
UBND cấp xã trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương xây
dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân

hòa giải trên địa bàn theo hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên. Làm tốt
nhiệm vụ này là yêu cầu hết sức quan trọng, góp phần gi
ảm bớt các vụ, việc
phải xét xử tại Tòa án, qua đó nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án
nhân dân – một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược cải cách Tư
pháp ở nước ta đến năm 2020. Yêu cầu này đặt ra đối với đội ngũ công chức
Tư pháp - Hộ tịch hiện nay đó là phải tham mưu tốt cho Uỷ ban nhân dân cấp
xã trong việc xây dựng, duy trì và phát triển về s
ố lượng cũng như chất lượng
hoạt động của mạng lưới tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên ở các tổ
dân phố, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, cụm dân cư. Đây là nhiệm vụ thường
xuyên trong công tác Tư pháp cấp xã, đòi hỏi đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ
tịch phải không ngừng được tăng cường về năng lực nhằ
m đáp ứng những yêu
cầu của cải cách tư pháp đặt ra.
Tóm lại, cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã, đang và sẽ đặt ra
những yêu cầu đối với công tác tư pháp nói chung và công tác Tư pháp cấp xã
nói riêng. Để triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các các nhóm
nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật đáp ứng tốt yêu cầu của cải
cách hành chính, cải cách tư pháp, vấn đề
nâng cao năng lực Tư pháp cấp xã là
đòi hỏi tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1. Về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tư pháp cấp xã
1.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tư pháp
cấp xã đã giúp chính quyền các cấp quản lý nhà nước có hiệu quả về mọi mặt
15
của đời sống xã hội trên địa bàn, đồng thời qua đó cũng đã khẳng định vị trí,
vai trò của công tác Tư pháp trong quản lý nhà nước cũng như trong đời sống

phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật hiện
hành của nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng
thời phải nắm được thực tiễ
n, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trên
địa bàn để tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành hoặc đề nghị
cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản kịp thời, có tính khả thi cao và
đáp ứng được với yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương; đồng thời, cần có
hiểu biết về kỹ thuật, quy trình soạn thảo văn bản, để các văn bản được ban
hành đúng thể thứ
c, đúng thẩm quyền, nội dung phù hợp, bảo đảm tính đồng
bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
16
Từ khi, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân được ban hành, đến nay, công tác xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã đã được quan tâm hơn và từng
bước đi vào nề nếp. Theo kết quả khảo khát năm 2008 của 1.493 xã, phường,
thị trấn đại diện cho các vùng, miền, khu vực trong cả nước cho thấy trong 2
năm 2007-2008, có 73% (1.086/1.493 cấp xã) đã thực hi
ện soạn thảo các văn
bản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong giai đoạn từ năm
2003 đến năm 2005, tỉ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch không thống kê được
kết quả hoạt xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là 51,4% thì trong các năm
2007 và 2008, tỷ lệ này giảm xuống còn 27%.
Đồng thời qua khảo sát cho thấy, kết quả triển khai thực hiện các nhiệm
v
ụ cụ thể trong công tác xây dựng pháp luật như sau: có 62% cấp xã
(922/1.493 cấp xã) đã tổ chức lấy ý kiến trong nhân dân về các dự án luật,
pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác; 78,7% công chức Tư pháp
- Hộ tịch có tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật do Uỷ ban nhân dân cấp
xã ban hành với số lượng bình quân là 4,5 văn bản/tháng. Bên cạnh đó, 84%

t
trong việc định hướng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật.
Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động, trên cơ sở kế hoạch phổ
biến giáo dục pháp luật của cấp huyện và sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp
xã, công chức Tư pháp - Hộ tịch đã cụ thể hoá kế hoạch tại c
ơ sở theo từng địa
bàn, từng đối tượng để tuyên truyền các văn bản pháp luật theo các hình thức
phù hợp. Theo kết quả khảo sát tại 1.493 cấp xã thì 97% cấp xã (1.442/1.493
cấp xã) cho biết đã thực hiện hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. Đồng
thời, đã có 83,4% cấp xã đã thành lập Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật,
số lượng bình quân là 9,7 thành viên/Hội đồng. Thành viên của H
ội đồng bao
gồm đại diện của Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu
chiến binh, Hội nông dân. Một số Hội đồng còn có sự tham gia của đại diện
các đơn vị dân cư là trưởng thôn và già làng. Đối với các cấp xã ở khu vực
miền núi, địa bàn có người dân tộc sinh sống thì phần lớn người tham gia Hội
đồng phối hợp công tác phổ biế
n, giáo dục pháp luật là các già làng, trưởng
bản. Đối với các cấp xã ở khu vực biên giới thì các đồn biên phòng cũng có
một vai trò quan trọng trong việc phối hợp cùng với Tư pháp cấp xã thực hiện
nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đã được đa dạng hóa phù hợp với
từng đối tượng. Cụ thể, theo kết quả khảo sát củ
a 1.493 cấp xã năm 2008, công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được một số kết quả như sau: tuyên
truyền miệng (đạt tỷ lệ 100%), loa truyền thanh (đạt tỷ lệ 73,6%), quản lý, khai
thác và hướng dẫn sử dụng tủ sách pháp luật (đạt tỷ lệ 90,6%). Một số hình
thức khác cũng được sử dụng nhưng ở tỷ lệ thấp hơn và không thường xuyên
như

điều kiện thuận lợi cho dân, rút ngắn thời gian giải quyết công việc của dân
Hoạt động hành chính tư pháp ở cấp xã được triển khai bao gồm nhiệm
vụ quản lý và đăng ký hộ tịch, chứng thực các vụ việc theo quy định của pháp
luật. Đây là nh
ững công việc phát sinh hàng ngày ở cấp xã, liên quan và góp
phần trực tiếp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trong lĩnh vực quản lý, đăng ký hộ tịch: Thực hiện chủ trương đẩy
mạnh phân cấp về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý lĩnh vực này
cho địa phương nói chung và cấp xã nói riêng nhằm phát huy tính chủ động,
tích cực, đề cao trách nhiệm của UBND cấ
p xã, ngày 27/12/2005, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định về đăng ký và quản lý hộ
tịch. So với trước đây thì Uỷ ban nhân dân cấp xã được giao thêm nhiệm vụ
thực hiện thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch
cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi (Điều 36-37 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP).
Với những nhiệm vụ
, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số
158/2005/NĐ-CP, công chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã có trách nhiệm giúp
Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch với những công
việc cụ thể như: thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch Uỷ
19
ban nhân dân xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch; thường xuyên kiểm tra
và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch. Công chức Tư
pháp - Hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân về những sự kiện
hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký; sử
dụng các loại sổ, biểu mẫu hộ tịch theo quy đị
nh của pháp luật; tổng hợp tình
hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo
Uỷ ban nhân dân cấp huyện định kỳ 6 tháng và hàng năm; tuyên truyền, phổ

Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài trong đó có ghi đầy đủ
bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt (theo
Nghị định số 79/2007/NĐ-CP).
20
- Chứng thực hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, tặng cho, thế
chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân (theo Luật đất đai
năm 2003).
- Chứng thực hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế
chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở đối với nhà ở tại nông
thôn (theo Luật nhà ở năm 2005).
- Chứng thự
c di chúc, văn bản từ chối nhận di sản (theo Bộ luật dân sự
năm 2005).
Sau khi có sự điều chỉnh về thẩm quyền chứng thực thì khối lượng công
việc công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã tăng đột biến. Nếu như so với thời
điểm trước khi chuyển giao, trong lĩnh vực chứng thực, bình quân trong 01
tháng, một công chức Tư pháp - Hộ tịch ch
ỉ phải thực hiện 153 việc thì sau khi
được chuyển giao từ tháng 7/2007 thì khối lượng việc bình quân trong một
tháng đã lên đến 379 việc (tăng gầp 2-3 lần).
Hiện nay, việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại
các địa phương nhìn chung được triển khai thực hiện tốt, đang dần đi vào nề
nếp, đảm bảo giải quyết được kịp thời và rút ngắ
n được thời gian, đáp ứng
được nhu cầu của người dân, khắc phục tình trạng ùn tắc, người dân phải xếp
hàng chờ đợi như trước đây. Tại nhiều địa phương đã thực hiện niêm yết công
khai quy trình, thủ tục giải quyết từng loại việc, mức thu lệ phí, lịch làm
việc…, bố trí phòng tiếp dân chu đáo… nên đã tạo nhiều thuận lợi, giảm thờ
i

kết, tổng kết chiếm 73,7%. 91,6% cấp xã cho biết Phòng Tư pháp và các cơ
quan cấp trên có tổ chức việc kiểm tra công tác tư pháp hàng năm.
Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết
định số
127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức
làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành
chính để giải quyết các công việc của người dân, các cấp xã đã thực hiện
nghiêm túc quyết định này trong các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực. 89% cấp xã
cho biết đã triển khai cơ chế một cửa và 69,1% th
ực hiện làm việc ngày thứ
bảy. Ngoài ra ở một số địa phương, công chức Tư pháp – Hộ tịch còn thực
hiện việc trực một cửa theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
1.2. Nhược điểm, tồn tại, hạn chế
a) Nhiệm vụ của Tư pháp cấp xã ngày càng tăng về số lượng với yêu
cầu cao về chất lượng và tiến độ đã dẫn
đến sự quá tải về công việc của công
chức Tư pháp - Hộ tịch. Hiện nay, theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-
BTP-BNV, các công chức Tư pháp - Hộ tịch đang phải đảm nhận nhiệm vụ
trong 12 lĩnh vực công tác tư pháp. Cùng với quá trình cải cách hành chính, cải
cách tư pháp theo hướng tăng cường phân cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân, thì các nhiệm vụ, quyền hạn của tư
pháp cấp xã đã được mở rộng
hơn với yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ. Bên cạnh đó, ngoài các nhiệm vụ
cụ thể đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV thì
công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ
ban nhân dân cấp xã giao. Trong đó, một khối lượng đáng kể công việc phát
sinh là nhiệm vụ tham mưu, tư
vấn các vấn đề pháp lý đối với các quyết định

trào, chưa đi sâu vào những nội dung pháp luật mà người dân cần. Hình thức
PBGDPL mặc dù đã được áp dụng khá đa dạng, phong phú, nhưng hiệu quả
còn chưa cao. Hiện nay, sau khi được phân cấp thực hiện chứng thực bản sao
từ bản chính, do việc bồi dưỡng nghiệ
p vụ chưa cụ thể, kịp thời, cùng với hạn
chế về trình độ của cán bộ nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng tiềm ẩn
những nguy cơ sai sót, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng
của người dân.
Việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn xã vẫn còn nhiều hạn chế
so với yêu cầu đặt ra như: ở nhiề
u địa phương còn chưa được thực hiện tốt,
nhiều trẻ em đến tuổi đi học mới thực hiện việc đăng ký khai sinh; việc nghiên
cứu và tìm hiểu nội dung của các văn bản này của một số cán bộ và nhân dân

Trích đoạn Nguyên nhân THÔNG TIN VỀ CÁN BỘ TƯ PHÁP CẤP XÃ Số lượng việc hộ tịch đã thực hiện: VỀ CÁN BỘ TƯ PHÁP CẤP XÃ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TƯ PHÁP CẤP XÃ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status