Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở việt nam giai đoạn 2007 2015 định hướng 2025 - Pdf 13


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ & QUẢN LÝ DẦU KHÍ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KINH DOANH LPG Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2007-2015, ĐỊNH HƯỚNG 2025 Chủ nhiệm đề tài: THS. NGUYỄN VŨ THẮNG



Ngày tháng năm 2009
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ
Ngày tháng năm 2009
Chủ tịch hội đồng
xét duyệt nhiệm vụ
Ngày tháng năm 2009
Thủ trưởng cơ quan
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ
HÀ NỘI, 5-2009
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ DẦU KHÍ Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

1. Quyết định số 1999/QĐ-BCT ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc giao kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2008 cho
Viện Dầu khí Việt Nam;
2. Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 258.08.RD/HĐ-
KHCN ngày 31 tháng 3 năm 2008 giữa Bộ Công Thương và Viện Dầu khí

CHỦ BIÊN: Th.s Nguyễn Vũ Thắng
Trưởng phòng Phân tích - Dự báo Thị trường DK, VPI

ĐỒNG CHỦ BIÊN: CN. Nguyễn Thị Thanh Lê
Chuyên viên phòng Thẩm định Dự án, VPI.

THƯ KÝ: CN. Hà Thanh Hoa
Chuyên viên phòng Phân tích - Dự báo Thị trường DK, VPI.

TÁC GIẢ: 1: CN. Đoàn Tiến Quyết
TT Kinh tế & Quản lý DK, VPI
2: K.s. Nguyễn Thu Hà
TT Kinh tế & Quản lý DK, VPI
3: TS. Nguyễn Anh Tuấn
TT Kinh tế & Quản lý DK, VPI
4: Ths. Trần Thị Liên Phương
TT Kinh tế & Quản lý DK, VPI
5: CN. Trần Thu Trang
TT Kinh tế & Quản lý DK, VPI CỐ VẤN KHOA HỌC:
1: TS. Bùi Văn Tú
Chuyên gia cao cấp, Cty Tư vấn Xây dựng DK Petrolimex
2: K.s Vũ Sơn Hải
Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
3: CN. Đoàn Trúc Lâm

giả, LPG nhái, gian lận thương mại về số lượng, chất lượng, xâm phạm thương hiệu,
chiếm dụng tài sản kinh doanh, vi phạm quy định an toàn cháy nổ, không có trách
nhiệm đối với người tiêu dùng, đầu cơ, nâng giá… Các cơ quan chức năng chưa
quan tâm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, còn xem nhẹ, đùn đẩy trách nhiệm khi có sự
cố xảy ra… Điều đó đã làm cho thị trường LPG không ổn định, các doanh nghiệp
cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng không được hưởng quyền lợi chính
đáng, vấn đề môi trường bị xem nhẹ.
Để hoàn thiện hệ thống phân phối kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi cho
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, vì mục đích bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế trong
nước và nước ngoài tham gia vào thị trường LPG phù hợp với chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải
nghiên cứu lý luận kết hợp với tiến hành điều tra, khảo sát thực tế.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Chính vì vậy, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, Viện Dầu
khí đã thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển
hệ thống phân phối kinh doanh LPG ở Việt Nam giai đoạn 2007-2015, định hướng
đến 2025”. Mục tiêu của nhiệm vụ nhằm xây dựng cơ sở khoa học đề xuất định
hướng phát triển hệ thống phân phối và kinh doanh LPG ở Việt Nam giai đoạn
2007-2015, định hướng đến 2025.
Kết quả nghiên cứu được trình bày gồm 4 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống phân phối kinh doanh LPG
Chương 2: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
Chương 3: Hiện trạng hệ thống phân phối kinh doanh LPG tại Việt Nam và
kinh nghiệm nước ngoài.
Chương 4: Đề xuất phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG đến 2025
Báo cáo sẽ là tài liệu tham khảo để các doanh nghiệp kinh doanh LPG sẽ lập
kế hoạch phát triển hệ thống phân phối kinh doanh LPG cho doanh nghiệp mình
theo cơ sở khoa học đã xây dựng; Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước lập


Bảng 2.1: Đánh giá lựa chọn loại hình tổ chức kênh phân phối tối ưu theo
nhóm khách hàng tiêu thụ LPG 24
Bảng 2.2: Đánh giá lựa chọn phương pháp tổ chức kênh phân phối tối ưu theo
nhóm khách hàng tiêu thụ LPG 26
Bảng 2.3: Áp dụng xếp hạng các phương tiện vận chuyển cho vận chuyển LPG 30

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu chi phí cơ sở hạ tầng trong hệ thống phân phối 21
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ so sánh chi phí theo công suất và công nghệ kho chứ a LPG 29
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ so sánh chi phí theo công nghệ và công suất
tàu vận chuyển LPG 31 CHƯƠNG 3:
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống phân phối kinh doanh LPG 34
HÌnh 3.2: Cơ sở hạ tầng phân phối kinh doanh LPG 38
Hình 3.3: Sơ đồ phân bố hệ thống kho LPG tại Việt Nam đến hết năm 2008 40
Hình 3.4: Cơ cấu tiêu thụ LPG trên thế giới năm 2007 44
Hình 3.5: Cơ cấu nguồn nhập LPG của Nhật Bản 45
Hình 3.6: Cơ cấu tiêu thụ LPG theo ngành 45
Hình 3.7: Sơ đồ phân phối kinh doanh LPG 46
Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống phân phối kinh doanh LPG của Thái Lan 48 CHƯƠNG 4:
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối LPG 51
Sơ đồ 4.2: hệ thống phân phối kinh doanh LPG trong tương lai (đến 2025) 57

Biểu đồ 4.1: Nhu cầu sức chứa kho LPG (kinh doanh) đến 2025 54
Biểu đồ 4.2: Nhu cầu công suất vận chuyển LPG đường thủy đến 2025 55

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LPG VIỆT NAM
1.1 Sự hình thành và phát triển thị trường LPG ở Việt Nam 1

1.1.1 Giai đoạn những năm đầu thập kỷ 90 1

1.1.2 Giai đoạn từ năm 1998 đến nay 2

1.2 Hiện trạng và dự báo cung cầu 2

1.2.1 Hiện trạng 2

1.2.2 Dự báo 5

1.3 Giá và dự báo giá 8

1.3.1 Các loại giá 8

1.3.2 Các yếu tố tăng giảm giá 9

1.3.3 Dự báo 10

1.4 Quản lý Nhà nước 11

1.4.1 Cơ cấu tổ chức 11


3.1 Chu trình phân phối kinh doanh LPG ở Việt Nam 34

3.1.1 Các hình thức phân phối LPG 34

3.1.2 Phương pháp tổ chức phân phối kinh doanh 36

3.1.3 Nhận xét về kênh phân phối 37

3.2 Cơ sở hạ tầng phân phối kinh doanh 38

3.2.1 Hệ thống kho cảng 39

3.2.2 Hệ thống vận chuyển 40

3.2.3 Hệ thống trạm nạp bình LPG 41

3.2.4 Hệ thống trạm nạp LPG cho ô tô: có khoảng 3-4 trạm 42

3.2.5 Hệ thống trạm nạp LPG cho chung cư cao tầng: 42

3.2.6 Nhận xét về cơ sở hạ tầng về hệ thống phân phối 43

3.3 Kinh nghiệm về hệ thống phân phối kinh doanh của nước ngoài 43
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.3.3.1 Nhật Bản 44

3.3.2 Thái Lan 48

LPG
1
xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào những năm cuối thập kỷ 50 ở khu
vực phía Nam với quy mô khá nhỏ. Lượng sử dụng ban đầu chỉ khoảng 400 tấn, năm
1964 tăng dần tới 1.900 tấn/năm, năm 1975 đạt mức 15.000 tấn/năm. LPG lúc đó hoàn
toàn được nhập khẩu và các công ty nước ngoài ESSO và Shell chuyên doanh. Hai
công ty này đã xây dựng được hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc tiếp nhận, tồn
trữ và nạp bình LPG tại Sài Gòn, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn và Đà Nẵng. Tuy
nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, sau 1975, LPG không còn được lưu thông trên thị trường.
Vì vậy, báo cáo sẽ trình bày những vấn đề về thị trường LPG Việt Nam từ năm 1990
trở lại đây.
1.1.1 Giai đoạn những năm đầ u thập kỷ 90
Công cuộc đổi mới cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và
Nhà nước đã làm cho nền kinh tế xã hội có những chuyển biến lớn lao: kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao, trung bình 7,5%/năm, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu
người không ngừng tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Thị trường các
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng đã làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng xã
hội.
LPG là một mặt hàng mà sự tái lập và phát triển thị trường đã minh chứng cho
sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Lượng tiêu thụ LPG tăng dần từ 400 tấn năm
1991 lên tới hơn 200.000 tấn năm 1997, nguồn cung cấp hoàn toàn từ nhập khẩu ở các
nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia LPG được tiêu thụ chủ yếu ở phía Nam cho
mục đích dân sinh. Số công ty kinh doanh LPG cũng tăng lên khá nhanh (năm 1994: 3
công ty; năm 1996: 10 công ty; 1998: 17 công ty) dưới nhiều hình thức:
• công ty Nhà nước: Petrolimex, Tổng công ty Khí
• công ty 100% vốn nước ngoài: Total, BP, Petronas, Shell
• công ty liên doanh: Elf LPG Saigon, V-LPG, Thăng Long LPG, VT LPG

Các công ty này đã xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm các kho tồn trữ, hệ thống bồn bể,

trạm chiết nạp và cung ứng sản phẩm trên toàn quốc.
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1998 đến nay
Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới năm 1997-1998, nền
kinh tế Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao so với khu vực và thế
giới. Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự kiện Nhà máy Khí hóa lỏng Dinh Cố đi vào
hoạt động. Trong những năm đầu nhà máy đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu thị
trường, hiện nay chỉ khoảng 30% do lượng tiêu thụ LPG liên tục tăng (bình quân
30%/năm trong giai đoạn 1998-2004; 6% - giai đoạn 2005-2008). LPG được sử dụng
rộng rãi cho nhiều lĩnh vực dân dụng, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp và giao
thông vận tải. Ngoài các thành phần kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, các
công ty tư nhân cũng tham gia đông đảo (khoảng 80 doanh nghiệp) đã làm cho thị
trường LPG sôi động và có tính cạnh tranh hơn. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ LPG vào
khoảng 1 triệu tấn và vẫn đang phát triển dù tốc độ đã chậm hơn.
Có thể thấy, thị trường LPG Việt Nam hình thành sau nhưng có tốc độ phát
triển nhanh so với thị trường LPG thế giới. LPG được đáp ứng chủ yếu từ nguồn nhập
khẩu và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tại Việt Nam. Mọi thành phần kinh tế
đều được tham gia thị trường LPG trên cơ sở tuân thủ những điều kiện kinh doanh mà
Nhà nước đã quy định.
1.2 Hiện trạng và dự báo cung cầu
1.2.1 Hiện trạng
1.2.1.1 Nhu cầu
Nhu cầu tiêu thụ LPG liên tục tăng với quy mô gần 1 triệu tấn trong năm 2008.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1998-2004 đạt 30%. Từ năm 2005 đến nay,
tốc độ tiêu thụ LPG không tăng nhiều với mức tăng trưởng bình quân 5,5%, thấp hơn
so với Trung Quốc, Thái Lan (8%), Ấn độ (9%); cao hơn so với Indonesia (4%),
Malaysia (4,9%) và so với mức tăng trưởng của thị trường LPG thế giới (khoảng 3%).
Tuy nhiên mức tiêu thụ bình quân đầu người còn khá thấp (khoảng 10,4
kg/người/năm vào năm 2007, so với trung bình ASEAN là 15kg/người/năm, Thái Lan
khoảng 40kg/người/năm, Malaysia - 60kg, Singapore – 35kg).
Tình hình tiêu thụ LPG ở Việt Nam bảng 1. 1 (Phần Phụ lục)

a Sản xuất trong nước
Năm 2009, với việc NMLD Dung Quất đi vào hoạt động, LPG sẽ được sản xuất
từ hai nhà máy chế biến khí và NMLD. Từ năm 2008 trở về trước, Việt Nam chỉ có
một nhà máy sản xuất LPG là Nhà máy chế biến khí Dinh Cố, công suất 350.000
tấn/năm từ nguồn khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam, do Tổng công ty Khí – PV Gas trực tiếp quản lý. Những năm gần đây lượng
khí được khai thác giảm dần nên đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng LPG. Năm 2007, sản
lượng LPG giảm xuống còn 281.000 tấn; ước tính năm 2008 còn 260.000 tấn. Nếu
năm 2000, LPG sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 86,7% tổng nhu cầu thì
năm 2008 chỉ vào khoảng 28,3%.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Nghiên cứu CSKH để phát triển hệ thống PPKD LPG ở Việt Nam…

Chương 1: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
4

Tình hình sản xuất LPG của Việt Nam bảng 1.3 (Phần Phụ lục).
Dự kiến LPG được sản xuất trong hai năm tới sẽ đạt khoảng 400.000 tấn/năm,
đáp ứng khoảng 30-40% nhu cầu của cả nước.
b Nhập khẩu
Trước năm 1999, khi chưa có nhà máy chế biến khí Dinh Cố, toàn bộ lượng LPG
cung cấp trên thị trường Việt Nam đều được nhập khẩu. Ban đầu, nguồn nhập khẩu
LPG chính cho Việt Nam là Thái Lan (khoảng 70% tổng mức nhập khẩu), còn lại 30%
là từ Singapore, Đài Loan và Malaysia.
Sự ra đời của nhà máy chế biến khí Dinh Cố đã đáp ứng được một phần nhu cầu
của thị trường. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh hơn rất nhiều so với khả
năng sản xuất, tỷ lệ và khối lượng LPG nhập khẩu ngày càng tăng. Những năm gần
đây lượng nhập khẩu thường chiếm trên dưới 70% tổng nhu cầu tiêu thụ. Nguồn nhập
khẩu cũng có sự thay đổi với việc tăng tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, giảm

Nghiên cứu CSKH để phát triển hệ thống PPKD LPG ở Việt Nam…

Chương 1: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
5

1.2.2 Dự báo
1.2.2.1 Nhu cầu
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong ba thập niên đầu
của thế kỷ XXI, than đá, dầu thô, khí thiên nhiên sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng chủ
yếu của thế giới. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự cạn dần của các nguồn năng lượng
như dầu thô, than đá, vai trò của LPG cho các ngành kinh tế ngày càng quan trọng.
Nhu cầu tiêu thụ LPG toàn cầu sẽ tăng khoảng 2%/năm. Theo OGJ, nhu cầu tiêu thụ
LPG của thế giới năm 2007 là 229 triệu tấn, dự kiến tăng lên 285 triệu tấn năm 2015.
Trong đó đặc biệt tăng nhanh cho tiêu thụ thương mại dân dụng, nguyên liệu cho hóa
dầu và nhiên liệu cho giao thông vận tải.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Viện Dầu khí đã tiến hành dự báo
nhu cầu tiêu thụ LPG theo phương pháp phân tích kinh tế lượng với sự hỗ trợ của phần
mềm Eview 4. Nhu cầu LPG được xác định trong mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế, dân số, tỷ lệ đô thị hoá, quan hệ cạnh tranh giữa giá LPG và giá than.
Trong quá trình dự báo, nhu cầu LPG được phân tích theo 2 kịch bản chính:
- Kịch bản A: Hoạt động hoá dầu từ LPG, sử dụng LPG trong GTVT không phát
triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới 2025, kinh tế Việt Nam
tăng trưởng thấp, giá năng lượng cao, tình hình quản lý phát thải trong công
nghiệp và GTVT ở Việt Nam không thay đổi so với hiện nay.
- Kịch bản B: Việt Nam có chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động hoá dầu từ LPG,
sử dụng LPG trong GTVT phát triển mạnh ở Việt Nam, hạ tầng cơ sở kinh
doanh, tiêu thụ LPG ở Việt Nam được từng bước phát triển theo hướng tiên
tiến, hiện đại hơn (ví dụ: trang bị các hệ thống cấp LPG tại các toà nhà cao tầng
xây dựng với mục đích tổng hợp-văn phòng/trung tâm thương mại/chung cư…),
chính sách quản lý phát thải ở Việt Nam chặt chẽ hơn.

920 1161 1681 2103 2684
Cao
920 1280.0 2051.1 3052.0 4350.5

Dự báo tiêu thụ theo ngành và cơ cấu nhu cầu tiêu thụ LPG tại Việt Nam đến 2025
hình 1.1, 1.2 (Phần Phụ lục).
1.2.2.2 Nguồn cung cấp
Về nguồn cung cấp LPG dự kiến sẽ có cả nguồn sản xuất trong nước và nguồn
nhập khẩu với xu hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài.
LPG sẽ được sản xuất trong nước từ các nhà máy xử lý khí, nhà máy lọc dầu
(NMLD). Theo dự kiến sẽ có 50% nhu cầu tiêu thụ sẽ được đáp ứng từ nguồn sản xuất
trong nước kể từ năm 2015, 50% còn lại sẽ được nhập khẩu.
PV GAS sẽ là đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất và bán buôn LPG từ
các nhà máy xử lý khí, các NMLD trên toàn quốc; đồng thời thực hiện việc nhập khẩu
LPG và phân phối cho các doanh nghiệp khác.
Về các nhà máy xử lý khí:
- Nhà máy xử lý khí Dinh Cố: Nếu có nguồn khí bổ sung, thay thế nguồn khí mỏ
Bạch Hổ thì sản lượng cung cấp của nhà máy sẽ vào khoảng 300.000 tấn/năm.
- Nhà máy xử lý khí Cà Mau: PVN đang tiến hành lập báo cáo đầu tư xây dựng
nhà máy xử lý khí Cà Mau tại KCN Khánh An, Cà Mau. Nhà máy sẽ cung cấp
khoảng 400.000 tấn LPG/năm dự kiến vận hành năm 2013.
Về các nhà máy lọc dầu:
Đến năm 2015, dự kiến có 4 NMLD đi vào hoạt động. Đó là các NMLD của Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam như NMLD Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và NMLD
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Nghiên cứu CSKH để phát triển hệ thống PPKD LPG ở Việt Nam…

Chương 1: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
7

1.2.2.3 Cân đối cung cầu
Biểu đồ 1.2: Cân bằng cung cầu LPG giai đoạn 2008-2025 (phương án cao)

Nguồn:Tổng hợp số liệu
Nhìn chung, trong giai đoạn 2008-2025, LPG sản xuất trong nước vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ. Năm 2010 cả nước thiếu hụt hơn 500 ngàn tấn, năm 2015
với sự đi vào hoạt động của nhà máy xử lý khí Cà Mau và 4 nhà máy lọc dầu, cung cầu
LPG trong nước nghiêng về phía cung với lượng dư thừa khoảng 120 ngàn tấn, năm
2020 và năm 2025 thị trường LPG của cả nước lại lâm vào tình trạng thiếu hụt với 700
ngàn tấn vào năm 2020 và 2000 ngàn tấn vào năm 2025. Trong đó cụ thể miền Bắc và
miền Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt, miền Trung do nhu cầu tiêu thụ còn hạn chế
và nguồn cung khá lớn từ hai nhà máy lọc dầu nên cung luôn vượt cầu.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Nghiên cứu CSKH để phát triển hệ thống PPKD LPG ở Việt Nam…

Chương 1: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
8

1.3 Giá và dự báo giá
1.3.1 Các loại giá
a. Giá nhập khẩu LPG:
Công thức tính giá nhập khẩu LPG:
P
0
= (CIF)/CFA x (1 + thuế NK) x (1 + VAT) x (1 + z)
Trong đó:

P
0

Từ 2/1999 - 7/1999, sản lượng Dinh Cố đã cao và đi vào ổn định. Giá LPG
Dinh Cố được tính theo công thức:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Nghiên cứu CSKH để phát triển hệ thống PPKD LPG ở Việt Nam…

Chương 1: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
9

Giá bán khu vực = (CP + Premium) x (1 + % thuế NK) x (1 + %VAT)
Nhằm mục đích nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trên cả nước, Chính phủ
tiếp tục duy trì mức thuế nhập khẩu cao (30%) và thực hiện cơ chế kiểm soát giá trần
bán lẻ. Giá bán LPG Dinh Cố khi đó vẫn được xác định theo nguyên tắc cạnh tranh với
giá nhập khẩu về từng khu vực Bắc - Trung - Nam.
Tháng 7/1999, Chính Phủ quyết định một mức giá cố định cho LPG nhằm bình ổn
giá LPG thị trường nội địa khi giá LPG thế giới tăng đột biến (tăng 82 USD/tấn so với
giá tháng 6/1999) và bắt đầu một thời kỳ tăng giá liên tục. Giá bán LPG Dinh Cố được
điều chỉnh luôn thấp hơn giá nhập khẩu khoảng 100 - 150 USD/tấn. Nhờ vậy mà LPG
Dinh Cố chiếm lĩnh thị trường rất nhanh.
Tuy nhiên việc cố định giá ở mức thấp đã làm thiệt hại lớn trong kinh doanh
của PVLPG và tình trạng tranh giành quyền mua LPG Dinh Cố. Do vậy, từ 1/3/2001
Chính phủ đã phải huỷ bỏ chính sách kiểm soát giá trần, cho phép PVLPG quyền định
giá bán LPG Dinh Cố trên cơ sở giá nhập khẩu với mức khuyến mại không quá 5%.
Khoảng cách chênh lệch giữa giá LPG Dinh Cố và giá nhập khẩu đã được rút ngắn, chỉ
còn khoảng 10 – 15 USD/tấn. Năm 2008, giá LPG Dinh Cố thấp hơn 5% so với giá
CIF nhập khẩu sau thuế.
Đến năm 2009, giá LPG Dinh Cố được xác định qua đấu giá.
Giá bán buôn LPG Dinh Cố tại cảng các Doanh nghiệp.
P
khu vực

khi giá thấp.
b. Các yếu tố bên ngoài gồm:
• Khí hậu: giá LPG biến động theo mùa, giá mùa hè thường thấp hơn giá mùa
đông
• Khu vực: LPG được tiêu thụ tại các nước thuộc miền lạnh nhiều hơn so với các
nước ở những khu vực khác.
• Giá dầu thô và các sản phẩm xăng dầu
• Quan hệ cung-cầu
• Mức độ dự trữ của các nước có nhu cầu lớn
1.3.3 Dự báo
Dự báo giá LPG Việt Nam dựa trên cơ sở mức chênh lệch giá trung bình giữa
giá LPG Việt Nam và giá LPG Mỹ giai đoạn 2000 – 2007 (là 173,93 USD/tấn theo
nguồn EIA và PV GAS) và dự báo của giá LPG Mỹ theo EIA trong giai đoạn 2008 –
2025.
Bảng 1.3: Giá LPG Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2025
Năm 2010 2015 2020 2025
Giá LPG tại Mỹ (cent/gallon) 165 157 160 163
Giá LPG tại Mỹ (USD/m3) 5,5 5.5 5,3 5,4
Giá LPG Việt Nam (USD/tấn) 702 736 832 961
Nguồn: PVPro-VPI
Như vậy, theo xu hướng dự báo giá LPG Mỹ (nguồn EIA và PVLPG), giá
LPG ở thị trường Việt Nam dự kiến sẽ đạt 787 USD/tấn vào năm 2008, sau đó giảm
dần xuống 702 USD/tấn vào 2010 rồi liên tục tăng trong giai đoạn còn lại, đạt 736
USD/tấn vào năm 2015 và 961 USD/tấn vào năm 2025.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Nghiên cứu CSKH để phát triển hệ thống PPKD LPG ở Việt Nam…

Chương 1: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
11

phức tạp và quy mô mở rộng hơn.
1.4.2 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Về các Luật:

• Luật Doanh nghiệp
• Luật Đầu tư
• Bộ luật Lao động;
• Luật Thuế giá trị gia tăng
• Luật Thuế xuất nhập khẩu
Về các Nghị định:

• Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ về hàng
hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa dịch vụ
thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện;
• Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ quy định
về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có
điều kiện;
• Nghị định số 49/1996/NĐ-CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ quy định
về xử phạt các hành vi vi phạm về phòng chống cháy nổ;
• Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về một số
biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam.
Về các thông tư hướng dẫn:

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Nghiên cứu CSKH để phát triển hệ thống PPKD LPG ở Việt Nam…

Chương 1: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
13

toàn phòng cháy, chữa cháy;
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ kho bảo quản chai chứa khí đốt hóa lỏng, cơ sở vật
chất và trang thiết bị phải đảm bảo các quy định tại mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam –
TCVN 6223:1996.
Các doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về:
- Việc xếp dỡ, tồn chứa và bày bán chai chứa khí hóa lỏng phải tuân thủ các
khoản mục tại mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 6223:1996;
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Nghiên cứu CSKH để phát triển hệ thống PPKD LPG ở Việt Nam…

Chương 1: Tổng quan về thị trường LPG Việt Nam
14

- Phải niêm yết giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng, giá
bán lẻ của từng chủng loại chai khí đốt hóa lỏng đang có bán;
- Có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc cung cấp bản hướng dẫn cho khách
hàng sử dụng an toàn chai khí đốt hóa lỏng, kể cả khi sử dụng bếp LPG;
- Không được hàn xì, kinh doanh các mặt hàng dễ cháy nổ, các mặt hàng ăn
uống, lương thực, thực phẩm tại cửa hàng kinh doanh khí đốt hóa lỏng.
Các nhân viên trực tiếp kinh doanh phải:
- Học tập kiến thức về khí đốt hóa lỏng, huấn luyện về phòng độc, phòng cháy,
chữa cháy và được Công An tình, thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng
cháy chữa cháy, đặc biệt cần hiểu rõ về sự nguy hiểm khi hiện tượng tê cóng
xảy ra do tiếp xúc với LPG hoặc các chất làm lạnh;
- Đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc kinh doanh; khi làm việc phải có thiết bị
bảo hộ thích hợp. Những người làm công tác cứu trợ về khí LPG cần có quần
áo và các thiết bị bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu LPG, các doanh nghiệp phải tuân thủ Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với mức thuế được quy định trong Biểu thuế xuất nhập

Thứ hai, luật Doanh nghiệp được coi là bước đột phá của Chính phủ trong khâu
đổi mới thủ tục hành chính, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng được
nhu cầu của các doanh nhân Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc và xuất hiện những
trở ngại mới gây ra do các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật này chưa phù
hợp thực tế đề ra.
Thứ ba, các quy định hiện hành chưa đồng bộ hoặc chưa đủ chế tài xử lý.
Không có quy trình thống nhất và hiệu lực trong việc thực hiện trách nhiệm bồi
thường cháy nổ LPG. Các mức xử phạt vi phạm trong kinh doanh LPG chưa đủ mức
độ để điều chỉnh hành vi.
Theo Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999 của Chính Phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền thấp nhất là 5 triệu đến
20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa
và mức phạt tiền cao nhất là 50 triệu đến 100 triệu đồng đối với trường hợp tái phạm
và vi phạm trên quy mô lớn; hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép
kinh doanh từ 1 đến 6 tháng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Nghị định số
175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thương mại đối với hành vi kinh doanh hàng giả mức phạt tiền thấp nhất
là 1 triệu đến 2 triệu đồng và mức cao nhất là từ 15 triệu đến 30 triệu đồng; hình thức
xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậy quả: tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm…
Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp đều cho rằng để tăng cường kiểm tra, kiểm
soát thị trường, hầu hết mức phạt tiền trên còn thấp, chưa đủ mức răn đe để ngăn chặn
tình trạng san chiết trái phép và gian lận thương mại trong kinh doanh LPG hiện nay.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Trích đoạn Hệ thống vận chuyển Kinh nghiệm về hệ thống phân phối kinh doanh của nước ngoài Tổ chức kênh phân phối Phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống phân phối đến năm 2025
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status