Văn hóa gia đình - Pdf 13

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội cũng như trong gia đình văn hóa ứng xử đã trở thành một
vấn đề lớn để bàn luận, nhất là việc ứng xử đối đáp của mọi người trong
gia đình. Ngày nay, khi mô hình gia đình ngày càng có xu hướng hạt
nhân hóa mạnh thì các thành viên trong gia đình sẽ được tự do hơn theo
cả nghĩa chủ quan lẫn khách quan, nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó
thì đã có không ít những vấn đề tiêu cực xảy ra, và diễn biến này càng
ngày càng xấu đi….như cách xưng hô,ứng xử của con cháu trong nhà,
cách đối xử với ba mẹ mình…và hàng nghìn vấn đề nảy sình khi tôi làm
đề tài này…Phải chăng chúng ta đang tự đánh mất đi nền văn hóa tốt đẹp
đã có từ bao đời nay? Chúng ta cầm phải dành chút thời gian để suy ngẫm
lại những gì chúng ta đã, đang và sẽ làm……
1) Một vài nét về văn hóa và văn hóa Việt Nam
1.1) Văn hóa là gì?
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua
đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác,
biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên,
chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn
hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt
(culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có
nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với
hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng .
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa"
có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác:
văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và
cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó
là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Hoa, Văn hóa Đông Sơn có gốc ở miền bắc Việt Nam (mà cũng đã phát
triển mạnh ở những nước khác ở khu Thái Bình Dương) là phần đầu của
lịch sử Việt Nam.
Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa
nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt,
ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn
chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương tây và có các văn hóa riêng biệt
của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam
2)Thực trạng đáng buồn trong ở các gia đình
+ Cách xưng hô
Cách xưng hô trong một số gia đình hiện nay thường không thống
nhất, đôi khi tuỳ tiện, thiếu chuẩn mực. Điều tưởng như nhỏ ấy lại là một
trong những nguyên nhân làm cho quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo,
thiếu bền vững. Hậu quả tất yếu xảy ra sau đó là các quan hệ gia đình bị
phá vỡ và các hậu quả xấu thì hết sức khó lường.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, quan hệ xưng hô là một trong
những nét đặc trưng, không kể đó là miền Bắc, miền Trung hay miền
Nam, miền xuôi hay miền ngược. Các thế hệ sống chung dưới một mái
nhà với các mối quan hệ như: ông bà - cha mẹ ; ông bà - cháu; cha mẹ -
con cái; anh chị em với nhau... với cách xưng hô tương ứng đã tạo nên
một lối hành xử bất thành văn nhưng được đảm bảo thực hiện bằng bổn
phận và trách nhiệm. Đây được xem là “luật pháp” của gia đình mà ta
thường gọi là gia pháp, gia phong hay gia giáo. Truyền thống “tôn sư
trọng đạo”, “trên kính dưới nhường”, “gọi dạ bảo vâng”, qua những cách
xưng hô thể hiện tính trật tự, văn hoá và điều đó tạo nên sự bền vững
trong cơ cấu của gia đình. Đất nước có luật pháp, gia đình có gia pháp, có
như vậy mới giữ được nếp nhà, truyền thống đạo lý của dân tộc, ổn định
xã hội, đất nước

Ngày nay, khi mà mô hình gia đình ngày càng có xu hướng hạt nhân

Vì lẽ đó mà chúng ta ngày càng đánh mất đi tính hiền hòa, nhân hậu của
con người Việt Nam mà thay vào đó là tính cộc cằn , khó chịu
Và điều tôi muốn nói đến đây là việc con cái cãi lời, ngược đãi cha
mẹ. Cách đối xử này thiệt là trái với lẽ trời và nhất là với người Việt Nam
chúng ta thì điều đó là điều cấm kỵ….những người như vậy là cặn bã của
xã hội, đáng bị chỉ trách. Họ không biết mẹ mình phải mang nặng đẻ đau,
9 tháng 10 ngày mới sinh ra, nuôi dạy ta khôn lớn không phải một hai


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status