LUẬN VĂN: Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà tĩnh hiện nay - Pdf 15

LUẬN VĂN:

Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa
ở tỉnh Hà tĩnh hiện nay

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, gia đình có
một vị trí và vai trò đặc biệt. Từ gia đình, con người được sinh ra và trưởng thành cả về
thể chất và nhân cách. Với hai chức năng cơ bản: tái sinh con người để duy trì nòi giống

Bởi thế, đối với mỗi con người Việt Nam mang tâm hồn Việt, gia đình là nơi thiêng liêng
nhất, thực sự là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng và tình thương yêu. Nét đẹp trong
văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam đã góp phần làm phong phú hơn lên bản sắc
văn hoá của dân tộc, ngày nay những giá trị đó cần được kế thừa và phát huy.
Tất yếu, cùng với quá trình vận động, phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá xã
hội của đất nước, những giá trị trong văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống cũng đã có
sự biến đổi rất lớn. Đặc biệt, nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị
trường, những mặt trái của nó đã ảnh hưởng trực tiếp và có nguy cơ làm băng hoại các
giá trị văn hoá dân tộc nói chung, giá trị gia đình truyền thống nói riêng.
Nhà nước ta đã lấy ngày 28 tháng 6 làm Ngày Gia đình Việt Nam. Điều đó không
những nói lên sự nhận thức của Đảng, Nhà nước ta về tầm quan trọng của gia đình và văn
hoá gia đình đối với vấn đề phát triển con người và xã hội trong quá trình phát triển đất
nước, mà còn là định hướng quan trọng cho việc xây dựng gia đình văn hoá. Trong các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế và văn hoá xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến vấn đề xây dựng gia đình văn hoá và văn hoá gia đình.
Muốn có Gia đình văn hoá phải có văn hoá gia đình. Hay nói cách khác, gia đình
văn hoá chính là sự thể hiện mới của văn hoá gia đình, nhưng ở trình độ cao hơn và được
cụ thể hoá bằng các tiêu chí nhất định. Chủ trương xây dựng gia đình văn hoá được triển
khai thực hiện trên phạm vi cả nước, trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, có ý nghĩa
thực tiễn vô cùng to lớn đối với cách mạng nước ta thời kỳ đổi mới.
Quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt phát triển kinh tế thị trường có định hướng
XHCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đã tác động sâu sắc đến văn hoá gia đình,

đến vai trò, vị trí, nhân cách của các thành viên trong gia đình. Điều đó đòi hỏi chúng ta
phải có sự nghiên cứu tổng kết thực tiễn vận dụng chủ trương của Đảng về xây dựng gia
đình văn hoá, nhằm phổ biến cách làm mới với những quy trình hiệu quả tối ưu, tìm ra
những điểm chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp hữu hiệu và
những kiến nghị kịp thời. Đây là việc làm cần thiết đối với các cấp, các ngành, các địa
phương.
Hà Tĩnh là một tỉnh vừa mới tái lập (1991) trên cơ sở tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh.

Thứ nhất, Những kết quả nghiên cứu về gia đình, văn hoá gia đình, xây dựng gia đình
văn hoá của các tổ chức: Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Viện Nghiên cứu Phát
triển Xã hội, Viện nghiên cứu gia đình và giới, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trung tâm nghiên
cứu khoa học về gia đình và phụ nữ. Ví dụ:
- Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam (1990), của tập thể tác giả Trung
tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, vị trí của
gia đình trong xã hội, nhưng mới chỉ đặt vấn đề và gợi ý là chủ yếu.
- Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (1991), của tập thể tác giả
của Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp
với Khoa Xã hội học Trường Đại học Gothenburg (Thuỵ Điển), Nxb Khoa học xã hội
xuất bản. Trong công trình này, các tác giả Việt Nam và Thuỵ Điển đã tiến hành khảo sát
thực tiễn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước về đặc điểm gia đình Việt Nam trước những
năm 1990.
- Văn minh phương Đông và gia đình Việt Nam truyền thống (1994), Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia do Quỹ Toyota Foundation tài trợ, đã có những
khảo sát và nghiên cứu, đánh giá bước đầu về gia đình truyền thống ở Việt Nam qua một
số thời mốc lịch sử của Việt Nam.
Thứ hai, những nghiên cứu về vai trò của văn hoá gia đình và sự biến đổi của gia
đình, giá trị văn hoá gia đình trong bối cảnh đổi mới của đất nước.

- Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá (1998) của tác giả Lê Ngọc Văn,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Văn hoá gia đình và sự phát triển xã hội (1994) của nhiều tác giả, do nhà văn Lê
Minh chủ biên, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
- Người phụ nữ trong văn hoá gia đình đô thị (2003) của TS. Lê Quý Đức và Ths.
Vũ Thị Huệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em (2001) của
PGS.TS Lê Như Hoa, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
- Văn hoá gia đình Việt Nam (2007) của GS. Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh Niên,

trong gia đình; vai trò của giáo dục gia đình, đặc biệt giáo dục nhân cách; các đặc điểm,
tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay. Đồng thời, các đề tài cũng đưa ra
được những phương hướng, giải pháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Việt Nam,
phát huy vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển con người, chủ thể của sự nghiệp
đổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, còn có hàng trăm bài viết mỗi năm, đã được đăng tải trên các sách báo,
tạp chí nghiên cứu về văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá trong cơ chế thị
trường.
Nhìn chung, các công trình khoa học trên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp
đến vấn đề nghiên cứu của đề tài cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đáng
lưu ý, tất yếu các giá trị văn hoá văn hoá gia đình và những yêu cầu về xây dựng gia
đình văn hoá ở nước ta, có sự biến đổi cùng với sự biến đổi về kinh tế-xã hội trong
từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác, mỗi địa bàn khác nhau, tuỳ vào những điều kiện,
hoàn cảnh và văn hoá truyền thống khác nhau, mà văn hoá gia đình và xây dựng gia
đình văn hoá có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy nghiên cứu về phương diện này
đang có nhiều khoảng trống.
Những công trình đó trên đây mới chủ yếu đề cập đến gia đình, văn hoá gia đình,
gia đình văn hoá nói chung, song chưa đề cập đến vấn đề văn hoá gia đình và xây dựng
gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh. Có thể khẳng định, cho đến nay ở Hà Tĩnh chưa có một công
trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu với mong

muốn bước đầu nhìn nhận toàn diện và hệ thống hơn về vấn đề văn hoá gia đình và xây
dựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về gia đình, văn hoá gia
đình và xây dựng gia đình văn hoá và khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng gia đình
văn hoá ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi
mới.

Chương 1
Khái quát chung về văn hoá gia đình
và xây dựng gia đình văn hoá

1.1. Quan niệm về gia đình và văn hoá gia đình
1.1.1. Quan niệm về gia đình
Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc sống.
Trong suốt cuộc đời, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm là cái nôi của
sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người và cho xã hội. Gia
đình là một nhóm xã hội được cấu trúc theo những chuẩn mực văn hoá nhất định, như
một tập hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân (vợ chồng, bố mẹ, con cái và anh chị
em, ), gia đình là một thành quả văn hoá đặc thù của con người.
Khái niệm gia đình thường được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành
trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân. Ngày
nay, quan niệm của một số người về gia đình không chỉ đóng khung trong những mối liên
quan về huyết thống, về dòng họ, anh em, bố mẹ, cha mẹ nuôi, mà gia đình là một
phạm vi rộng lớn hơn trên cơ sở những người có tình yêu thương tương trợ lẫn nhau.

Từ lâu chủ đề gia đình được nhiều ngành khoa học nghiên cứu dưới các góc độ
khác nhau và do vậy cũng có nhiều định nghĩa về gia đình, trong đó có những định nghĩa
đáng chú ý C.Mác và Ph.Ăngghen khi luận chứng về những điều kiện tiền đề cho sự tồn
tại của con người đã đưa ra nhận xét: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình,
con người còn tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và
vợ, cha mẹ con cái, đó là gia đình” [38, tr.41].
Như vậy, bàn về gia đình, C.Mác đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nó
trong duy trì nòi giống và nhấn mạnh mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Tuy nhiên, vấn đề gia đình không chỉ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
nghiên cứu. Vì tầm quan trọng của nó trong quá trình phát triển của con người, xã hội,
vấn đề này còn được đề cập đến trong những văn bản khác nhau, như bàn về các quyền
của con người và gia đình, Tổ chức Liên hiệp quốc đã xác định “Gia đình là yếu tố tự

Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học
PGS.TS Lê Như Hoa, trong công trình khoa học của mình cho biết: “Một số nhà
xã hội học quan niệm gia đình là một nhóm người” [25, tr.24]. Tác giả đã trích dẫn các
quan điểm tiêu biểu của các nhà xã hội Phương Tây E.W.Burgess và H.J.Cocker coi: Gia
đình là một nhóm người được thống nhất với nhau bởi những mối quan hệ hôn nhân,
huyết thống hoặc nhận con nuôi; tạo thành một hộ duy nhất, tác động qua lại và giao tiếp
với nhau theo vai trò xã hội riêng từng người trong số họ: là chồng vợ, là mẹ cha, anh trai
và em gái; tạo thành một nền văn hoá chung. Kingley Davis định nghĩa gia đình: “Là một
nhóm người mà quan hệ của họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi và do đó họ là họ hàng
thân thích của nhau” [25, tr.24].
Các định nghĩa nói trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh bản chất của gia đình nhưng
sự khái quát khá chung chung, không rõ bản chất, chức năng và sự tác động của gia đình
với xã hội và ngược lại.
Nhà nghiên cứu Lê Thi quan niệm:
Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên
cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó
và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại). Đồng thời

gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy
không có quan hệ huyết thống các thành viên gia đình gắn bó với nhau về
trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm), giữa họ thường có
những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ
(được ghi rõ trong luật hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời trong gia
đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán quan hệ tình
dục giữa các thành viên [54, tr.42].
Đây là khái niệm đề cập tới nhiều nét đặc trưng, bản chất cơ bản của gia đình
nhưng nặng nề về trình bày phân tích chưa khái quát cô đọng.
Tóm lại dưới góc độ xã hội học, định nghĩa gia đình còn nhiều nét bản chất cơ bản
cần được bổ sung và khái quát cô đọng phù hợp hơn.
Dưới góc độ tâm lý học, tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng “Gia đình là một nhóm

đồng); một cơ cầu - thiết chế xã hội (có cơ chế và cách thức vận động riêng )
[28, tr.178].
Qua phân tích chúng tôi cho rằng cần phải nghiên cứu kế thừa các quan điểm tiêu
biểu trên, khái quát lại và bổ sung để có định nghĩa gia đình vừa đảm bảo tính khái quát,
tính hệ thống tính lôgíc và toàn diện về những nét bản chất đặc trưng của gia đình.
Thực tế cuộc sống gia đình hiện nay cho thấy cần có một định nghĩa gia đình
mang tính khái quát cao, phản ánh được khá đầy đủ nét bản chất đặc trưng về gia đình
phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển cùng những biến đổi của gia đình dưới sự tác
động mạnh mẽ của điều kiện kinh tế - xã hội mới, của thời đại văn minh tin học đang
diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Nhưng đây là vấn đề không đơn giản đặc biệt trong xã hội
hiện đại, cùng với sự vận động, biến đổi của xã hội thì các hình thức, kiểu loại gia đình
cũng biến đổi hết sức phức tạp, đa dạng. Trong thực tế có những gia đình không có con
cái, có gia đình nhiều “chủng loại” con cái, kiểu con anh, con tôi, con chúng ta, có những
gia đình chỉ sống với nhau theo “hợp đồng”. Lại có những gia đình chị em chăm nuôi lẫn
nhau, tuy chúng không có bố mẹ nhưng không thể nói là họ không có gia đình. Còn có
những kiểu gia đình không hoàn thiện, như: “gia tình thương” (do các nhân, hoặc nhóm
tìm những trẻ mồ côi đưa về chăm nuôi dạy dỗ), “gia đình nghĩa hiệp” (do các cháu mồ

côi tụ tập nhau lại cùng làm ăn sinh sống), gia đình “gà trống nuôi con”, “gà mái nuôi
con”,
Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, vấn đề gia đình và khái niệm gia đình cần được nghiên cứu thêm. Căn cứ vào tình
hình chung của hôn nhân và gia đình, chúng ta cần có một cách hiểu hoàn chỉnh hơn về
gia đình đảm bảo hạt nhân hợp lý của nó.
Như vậy, có thể từ nhiều góc độ khác nhau để quan niệm về gia đình. Gia đình
nằm trong phạm trù cộng đồng với tư cách là một nhóm nhỏ xã hội đặc thù, đồng thời
như một thiết chế xã hội, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hoá con
người.
Trên thực tế đang tồn tại nhiều kiểu gia đình, nhưng trong đó gia đình hạt nhân
chiếm đa phần (ở Việt Nam, theo điều tra có từ 60-hơn 70%). Chính vì vậy mà chỉ có thể

lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, mỗi gia đình phù hợp với nền kinh tế của xã
hội đương thời.
Có rất nhiều ý kiến và định nghĩa về văn hoá, trong đó đáng chú ý là ý kiến của tổ
chức UNESCO: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân
các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình
thành hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những đặc tính riêng của mỗi dân
tộc” [68, tr.23].
Đứng trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, vấn đề giữ gìn, bảo vệ
và phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc, các quốc gia đang gặp phải những thách
thức to lớn đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, UNESCO đưa ra định nghĩa
về văn hoá trên cơ sở nhấn mạnh đến nội dung đó nhằm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế trong việc chống xu thế nhất thể hoá văn hoá, hướng tới tôn trọng
và bảo vệ những giá trị văn hoá độc đáo của các quốc gia, dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một quan niệm về văn hoá:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các

phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.
Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn [39, tr.431].
Trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá bao gồm những thành
quả của sự sáng tạo cả về vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển
của loài người. Và điều đặc biệt ở đây là Người cho rằng văn hoá không chỉ là sự sáng
tạo mà còn là phương thức sử dụng sự sáng tạo đó. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với
việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay. Chúng ta không chỉ chăm lo tạo ra nhiều
giá trị văn hoá tốt đẹp mà cần phải chú ý tới cả “phương thức sử dụng” cho hợp tình, hợp
lý, mang tính nhân văn cao cả.
Như vậy, văn hoá là hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình lịch sử, chỉ

Từ nội dung của văn hoá, ta có thể thấy rằng gia đình là một hiện tượng văn hoá
của con người, xuất hiện và tồn tại vì sự tồn tại và phát triển của con người. Nó biến đổi
cùng sự biến đổi của các cộng đồng người trong quá trình lịch sử văn hoá của các dân
tộc, các thời đại có vai trò quan trọng đối với gia đình. Văn hoá là tiền đề quan trọng
trong sự hình thành gia đình và là yếu tố cơ bản của gia đình. Nghiên cứu văn hoá chính
là cơ sở để chúng ta đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề văn hoá gia đình.
* Quan niệm văn hoá gia đình
Có thể hiểu quan niệm văn hoá gia đình từ những góc độ khác nhau.
Từ các cấp độ của văn hoá cộng đồng (chủ thể): văn hoá nhân loại, văn hoá dân
tộc, văn hoá giai cấp, văn hoá gia đình, văn hoá cá nhân - thì văn hoá gia đình là một
trong những cấp độ của văn hoá.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, văn hoá gia đình chính là gia phong (nếp
nhà). Gia phong chính là văn hoá gia đình truyền thống của gia đình, dòng họ. Biểu hiện
đặc trưng của văn hoá gia đình:
- Thể hiện qua thuần phong, mỹ tục, nếp sống, tác phong của các thành viên trong
gia đình.

- Biểu hiện ở sự ứng dụng những tri thức khoa học, y học, giáo dục học, tâm lý
học, thẩm mỹ… để tổ chức gia đình, giáo dục con người, nhất là về mặt tinh thần.
- Biểu hiện ở sự hiếu thuận đối với cha mẹ, sự tôn kính tổ tiên ông bà
- Biểu hiện ở tấm gương sáng về nhân cách văn hoá trong gia đình…
- Biểu hiện ở truyền thống gia phong của gia đình, dòng họ
Từ góc độ xã hội học: người ta chia văn hoá thành hai dạng cơ bản: văn hoá cá
nhân và văn hoá cộng đồng.
Văn hoá cá nhân là văn hoá của mỗi cá nhân, nó là toàn bộ tri thức, kinh nghiệm,
phương thức ứng xử mà mỗi cá nhân đã học tập, đã tích luỹ được trong quá trình tham
gia vào hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của đời sống cộng đồng. Văn hoá cộng đồng
là văn hoá của một cộng đồng hay nhóm xã hội. Nó là toàn bộ hệ giá trị, chuẩn mực, thị
hiếu, những đặc tính riêng của mỗi cộng đồng. Và cộng đồng tập hợp theo dòng máu thân
thuộc (hôn nhân và huyết thống) gọi là gia đình.

Gia đình không chỉ là một hiện tượng văn hoá của con người mà còn là một giá trị
văn hoá thấm sâu vào tư tưởng,tình cảm, lý tưởng sống của con người. “Gia đình được
coi là giá trị tinh thần vô cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy” [53,
tr.14]. Gia đình là một hiện tượng văn hoá và là một giá trị văn hoá cho nên tất cả các
quan hệ và hoạt động sống của gia đình đều biểu hiện đặc trưng văn hoá của con người.
Hệ thống giá trị văn hoá của gia đình khi đã hình thành có vai trò chi phối, điều
tiết các quan hệ của gia đình, chi phối các phương thức ứng xử của các thành viên gia
đình. Đồng thời nó được thể chế hoá bằng: gia đạo, gia huấn, gia lễ và bằng pháp luật của
nhà nước, bằng dư luận xã hội. Hệ thống giá trị đó là cơ sở tồn tại của gia đình và giữ cho
đời sống gia đình bền vững và an sinh hạnh phúc. Như vậy, gia đình không chỉ là một
nhóm xã hội đặc thù mà còn là một thực thể sinh học - văn hoá, một thiết chế xã hội văn
hoá: “Gia đình ngay từ đầu là một tồn tại văn hoá, một thực thể văn hoá tất nhiên trong
mối liên hệ khăng khít với những yếu tố sinh học và giới tính. ở những trình độ phát triển
thấp của con người, đã là như thế, ở trình độ phát triển cao hơn, lại càng như thế” [44,
tr.23].

Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể nhất trí với quan niệm về văn hoá gia đình
như sau:
Văn hoá gia đình là dạng đặc thù của văn hoá cộng đồng, văn hoá của
thiết chế gia đình bao gồm tổng thể sống động các hoạt động sống của gia đình
mang đặc trưng văn hoá bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống,
thị hiếu của một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã chọn lựa để ứng xử
với nhau trong gia đình và ngoài xã hội [22, tr.33].

Nghiên cứu về cấu trúc văn hoá gia đình có thể có nhiều hình thức khác nhau
nhưng cơ bản nhất theo các nhà nghiên cứu có 2 dạng:
- Văn hoá gia đình được thể hiện ở các dạng hoạt động cơ bản của gia đình: văn
hoá sản sinh nuôi dạy con cái, văn hoá vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất, văn
hoá tinh thần và hưởng thụ các sản phẩm tinh thần
- Văn hoá gia đình thể hiện ở hệ giá trị của gia đình: các giá trị cấu trúc (các giá trị

hiện tốt các tiêu chuẩn đó. Danh hiệu này chỉ phẩm chất của gia đình, nói lên nếp sống có
văn hoá của gia đình.
Gia đình văn hoá là một khái niệm động, từ khi xuất hiện đến nay đã có nhiều
thay đổi. Hiện nay, chúng ta chính thức dùng tên gọi “Gia đình văn hoá” nhưng trước
đây nó được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: gia đình mới, gia đình có nếp sống văn
hoá, gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa, gia đình văn hoá mới. Phong trào xây dựng gia
đình văn hoá thực chất là xây dựng văn hoá gia đình mới, xuất phát từ việc kế thừa văn
hoá gia đình truyền thống, nâng văn hoá gia đình lên một trình độ cao hơn cho phù hợp
với điều kiện của xã hội mới.
Văn hoá gia đình và gia đình văn hoá
Trước hết, có thể khẳng định: gia đình văn hoá là giá trị tích hợp của văn hoá gia
đình [31, tr.61]. Khái niệm “gia đình văn hoá” được hình thành từ khái niệm “văn hoá gia
đình”. “Gia đình văn hoá” để chỉ một kiểu văn hoá gia đình mới, một trình độ văn hoá gia
đình mới ở nước ta hiện nay.
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá thực chất là xây dựng văn hoá gia đình kiểu
mới, trên cơ sở kế thừa những giá trị văn hoá gia đình truyền thống, nâng văn hoá gia

đình lên một trình độ cao hơn cho phù hợp với điều kiện của xã hội hiện đại.

Gia đình
không những là giá trị văn hoá, mà còn là một thực thể văn hoá, cho nên tất cả các quan
hệ và hoạt động sống của gia đình đều biểu hiện đặc trưng văn hoá của con người. Xây
dựng gia đình văn hoá phải trên cơ sở định hướng của những giá trị văn hoá gia đình.
Mục tiêu chính của công tác xây dựng gia đình văn hoá là: xây dựng gia đình hoà
thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập, nâng
cao ý thức cho các thành viên trong gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Giáo dục cho mọi thành viên tình cảm cộng
đồng, gìn giữ gia phong, nền nếp gia đình…Các tiếu chí của xây dựng gia đình văn hoá
được xây đựng trên cơ sở những giá trị văn hoá gia đình tương ứng.
Để có gia đình văn hoá đúng với yêu cầu, đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc

Gia đình văn hoá có thể hiểu khái quát là loại hình gia đình trong đó các mối quan
hệ cơ bản của nó được hình thành tồn tại, phát triển và hoàn thiện dựa trên các chuẩn
mực về văn hoá. Tuy nhiên, mỗi gia đình lại có những thuận lợi và khó khăn khác nhau
nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc.
Xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá là chủ trương được Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đề ra từ rất sớm. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Bác
Hồ đã phát động toàn dân tham gia xây dựng “đời sống mới trong một Quốc gia độc lập
mới”. Người coi xây dựng gia đình là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời
sống mới. Phong trào xây dựng gia đình mới bắt đầu từ những năm 1960, từ 6 gia đình ở
thôn Ngọc Tỉnh, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã tình nguyện đi đầu xây dựng gia đình
văn hoá với ba nội dung:
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, trọng tâm là
tham gia xây dựng hợp tác xã.
- Xây dựng tinh thần đoàn kết thôn xóm, giúp nhau trong lao động sản xuất.
- Gia đình vệ sinh ngăn nắp, gọn gàng và chi tiêu tiết kiệm.
Ba nội dung trên trở thành 3 tiêu chuẩn của phong trào xây dựng gia đình mới ở
thôn, xã, huyện, toàn tỉnh rồi sau đó lan sang các vùng lân cận. Tuy nhiên, những kết quả

bước đầu ấy chưa thể giải đáp trọn vẹn được những vấn đề tồn tại trong quá trình chỉ đạo
cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá (do Ban vận động nếp sống mới Trung ương đề
ra từ 1960).
Dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc “Cần tiếp tục chỉ đạo nghiên
cứu toàn diện vấn đề gia đình Việt Nam, tiến đến những chuẩn mực đầy đủ của gia đình
văn hoá hiện nay” như thông báo số 178 TB/TW ngày 29/03/1966 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã yêu cầu.
Trên cơ sở đó, khi đất nước thống nhất, Bộ văn hoá phối hợp với Trung ương Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra Thông tư số 35/TT (12/05/1975) về việc đẩy mạnh cuộc
vận động xây dựng gia đình mới, và đưa ra tiêu chuẩn về xây dựng gia đình văn hoá như
sau:

đình văn hoá Việt Nam hiện đại.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế đang tạo nhiều cơ hội
và điều kiện cho gia đình phát triển cũng như những tồn tại, hạn chế của nó. Vì vậy, ngày
21/2/2008 Ban bí thư đã có Chỉ thị số 49 CT/TW về “Xây dựng gia đình thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” với mục tiêu chủ yếu của công tác xây dựng gia đình
là: ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ có
một hoặc hai con) no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để mỗi gia đình Việt Nam thực
sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Các ban ngành liên quan cũng
đã có những công văn, chỉ thị, nghị quyết về vấn đề xây dựng gia đình văn hoá. Như Thông
báo số 18/TB-BVHTT-MTTƯ ngày 04-4-2003 của Bộ văn hoá thông tin- Ban thường trực
Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về kết quả hội nghị liên tịch
giữa Bộ văn hoá thông tin- Ban thường trực Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; Chương
trình phối hợp hoạt động số 285CTPH/HND-VHTT ngày 14/6/2001 của Hội Nông dân Việt
Nam - Bộ văn hoá thông tin về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá” và “Xây dựng gia đình nông dân văn hoá”; Chương trình phối hợp hoạt động số
684YT-DP ngày 23/1/2003 của Bộ Y Tế- Bộ văn hoá thông tin - Ban thường trực Đoàn chủ

Trích đoạn Nguyên nhân của những thành tựu và yếu kém còn tồn tạ Bài học kinh nghiệm rút ra Phương hướng xây dựng gia đình văn hoá Những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá 1 Nhóm giải pháp về nhận thức Nhóm giải pháp về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế liên quan
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status