văn hóa Gia đình - Pdf 65

Văn hoá gia đình và các chức năng gia đình.

Các khái niệm
Khái niệm gia đình
Gia đình được coi như “ tế bào của xã hội”, “ là hạt nhân xã hội”, “ là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng
suốt cả đời người”. Gia đình thực hiện 2 chức năng cơ bản là duy trì nòi giống và xã hội hoá cá nhân.. Với
2 chức năng cơ bản ấy, gia đình sẽ tồn tại mãi mãi trong đời sống xã hội. Để đạt được gia đình bền vững
phải thực hiện đưọc các nhiệm vụ kinh tế, sinh sản và nuôi dạy con cái. Văn hoá gia đình là yếu tố rất cơ
bản để gia đình thực hiện vai trò xã hội của nó.
Khái niệm văn hoá:
Hoạt động văn hoá là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất, giá trị tinh thần nhằm giáo dục con
người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ trong đời sống
Trình độ học vấn là lượng tri thức ở mức độ nào đó ở một hoặc một số lĩnh vực.Trình độ học vấn
chỉ là điều kiện, khả năng để có được trình độ văn hoá
Văn minh: là chỉ sự thể hiện của văn hoá trong lối sống, trong lao động, trong hành vi.
Khái niệm văn hoá gia đình
Là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội, bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử
mà các thành viên trong gia đình tiếp nhận, ứng xử với nhau trong gia đình và xã hội.
Hệ thống các giá trị văn hoá gia đình
Hệ giá trị văn hoá gia đình bao gồm 2 yếu tố chính: giá trị cấu trúc và giá trị chức năng
Giá trị cấu trúc: là giá trị biểu hiện các mối quan hệ bên trong của gia đình, quan hệ giữa vợ -
chồng, quan hệ giũa cha mẹ- con cái và quan hệ giữa anh - chị - em và quan hệ ông, bà và các cháu ..
trong gia đình.
Quan hệ giữa vợ- chồng.
Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình
đẳng và tôn trọng lẫn nhau., biểu hiện trong việc lựa chọn vợ hoặc chồng một cách tự do trong tuổi thanh
xuân, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong
việc quyết định những vấn đề chung của gia đình( sinh đẻ có kế hoạch, ly hôn, tái hôn...) giữa vợ và
chồng.
Quan hệ giữa cha mẹ - con cái
Ở gia đình hiện đại, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đó được giữ gìn và phát triển: tinh thần

xã, dân tộc, giai cấp..). Nó lưu giữ, bảo tồn các giá trị, chuẩn mực văn hoá truyền thống của các cộng đồng
trong đời sống gia đình.
Gia đình với tư cách là một nhóm xã hội- một “ xã hội vỉ mô” và chịu sự tác động của xã hội, vừa
tác động lại xã hội. Mỗi cá nhân đều bắt đầu từ gia đình, văn hoá gia đình. Văn hoá cá nhân, văn hoá gia
đình và văn hoá xã hội có mối quan hệ khắng khít chặt chẻ như kiền ba chân./.

Trích soạn- Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình
Phát huy giá trị văn hoá gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Bài viết cập nhật lúc: 05:21 ngày 28/06/2009
Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch), đến hết năm 2008, cả nước có
gần 17 triệu gia đình. Trong số này có hơn 13, 5 triệu gia đình văn hoá. Đây là những gia đình luôn
chung sức chung lòng phát triển kinh tế, nỗ lực học tập và tích cực gìn giữ, phát huy những giá trị
tốt đẹp của gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân trọng tình cảm gia đình, gìn giữ nếp
nhà là một nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta. Trong thời kỳ HĐH-CNH và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và
phát huy các giá trị truyền thống của gia đình được coi là một lợi thế của Việt Nam trong cạnh tranh toàn
cầu.
Từ xa xưa, cha ông ta đã rất coi trọng việc vun đắp hạnh phúc gia đình và và gìn giữ truyền thống văn hoá
gia đình. Trong thời đại ngày nay, mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng
chung sống ít dần đi, nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn được trân trọng
và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối.
Văn hoá gia đình là một bộ phận hợp thành nền văn hoá Việt Nam. Đó là hệ thống những giá trị, chuẩn
mực đặc thù có chức năng kiểm soát, điều chỉnh hành vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình và giữa gia đình với xã hội. Chính vì thế, giữ gìn văn hoá gia đình cũng là góp phần giữ gìn truyền
thống văn hoá Việt Nam. Để tạo dựng một “tổ ấm” hoà thuận, thì mọi người trong gia đình đều phải có
trách nhiệm vun đắp cho gia đình, cùng gánh mọi công việc của gia đình, cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi
buồn. Chỉ như thế, thì ngọn lửa hạnh phúc mới luôn được thắp sáng trong mỗi mái nhà…
Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, nhiều giá trị tốt đẹp của gia đình truyền
thống Việt Nam cũng bị ảnh hưởng như hiện tượng xao nhãng việc dạy dỗ con cái, quan hệ của các thành
viên trong gia đình “lỏng lẻo” và nhất là vẫn còn tình trạng bạo lực trong gia đình… Đây là những hiện


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status