Chiến lược phát triển 1 số lĩnh vực chủ yếu của ngành du lịch giai đoạn 2001 – 2010 - Pdf 13

Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Lời nói đầu
Phần 1 Tổng quan về Tổng cục du lịch……………………………
1 Lịch sử hình thành phát triển Tổng cục
2 Vị trí và chức năng
3 Nhiệm vụ và quyền hạn
4. Cơ cấu tổ chức
5. Lãnh đạo
Phần 2 Vụ tài chính – Tổng cục du lịch
1. Vị trí và chức năng
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
3. Cơ cấu tổ chức
Phần 3:Chiến lược phát triển 1 số lĩnh vực chủ yếu của ngành du lịch
I Chiến lược phát triển 1 số lĩnh vực chủ yếu
1.1 Về định hướng thị trường và phát triển sản phẩm
1.2 Về xúc tiến , tuyên truyền quảng bá du lịch.
1.3 Về đầu tư và phát triển du lịch
1.4 Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ
1.5 Về hội nhập,hợp tác quốc tế
II Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu năm 2007, 2008.Phương hướng
nhiệm vụ 2009
1. Năm 2007
1.1 Công tác đầu tư phát triển du lịch.
1.2 Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
1.3 Công tác tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
1.4 Công tác hợp tác quốc tế
2.Năm 2008
2.1 Công tác đầu tư phát triển du lịch.
2.2 Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch


Báo cáo thực tập tổng hợp – Sinh viên :Nghiêm Quang Dũng – KH47B
3
Danh mục từ viết tắt
WTO : tổ chức thương mại quốc tế
UNWTO : tổ chức du lịch thế giới
TRAVEX:hội chợ du lịch Asean 2009
ATF :diễn đàn du lịch châu á
FDI :vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA:vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ASEAN: hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Mice :loại hình du lịch kết hợp hội nghị,hội thảo
Báo cáo thực tập tổng hợp – Sinh viên :Nghiêm Quang Dũng – KH47B
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Đề tài:Chiến lược phát triển 1 số lĩnh vực chủ yếu của
ngành du lịch giai đoạn 2001 – 2010.
Phần 1: Tổng quan về Tổng cục du lịch
1 Lịch sử hình thành phát triển Tổng cục
Trong suốt 45 năm hình thành và phát triển, ngành Du lịch luôn được Đảng
và Nhà Nước quan tâm ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của Du lịch trong chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng.
Giai đoạn đất nước còn tạm thời bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc
liệt, từ năm 1960 đến 1975, Du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các
đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách Du lịch vào nước ta theo các Nghị
định thư. Để thực hiện mục tiêu này, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị đinh
số 26/CP, ngày 09/07/1960, thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ
Ngoại thương. Quản lý nhà nước về Du lịch thuộc chức năng của Bộ Ngoại
thương với một Phòng chuyên trách 4 người; năm 1969 chức năng này chuyển về
Phủ Thủ tướng; sau đó chuyển sang Bộ Công an. Trong điều kiện rất khó khăn

góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với
bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lưu hai miền Nam - Bắc,
thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Thông
qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nước
và nhân dân Việt Nam sau chiến tranh muốn là bạn của tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, góp phần phá thế
bao vây cấm vận của Mỹ. Về mặt kinh tế - xã hội, ngành Du lịch đã phát triển
thêm một bước, hoạt động có kết quả tốt, đặt nền móng cho ngành Du lịch bước
vào giai đoạn mới.
Giai đoạn từ 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du
lịch đã khởi sắc, vươn lên đôi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành
quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định
vai trò, vị trí của mình. Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá
VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực
hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”. Cơ chế chính sách phát triển du
lịch từng bước được hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm phát luật,
tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiểu lực quản lý.
Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hoá – Thông tin, rồi vào Bộ Thương mại,
tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính
phủ. Tổng cục Du lịch đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, xây
dựng đội ngũ cán bộ công chức, khắc phục khó khăn, vươn lên về mọi mặt để
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh,
thành phố. Trong quá trình cải cách hành chính, đến nay bộ máy quản lý nhà
nước về du lịch ở Trung ương có Tổng cục Du lịch, ở địa phương có 15 sở Du
lịch , 2 sở Du lịch – Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ
- Du lịch .
45 năm hình thành và phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các
ngành, các cấp phối hợp, giúp đỡ, nhân dân hưởng ứng, bạn bè quốc tế ủng hộ,
cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công nhân viên toàn ngành, Du lịch Việt

2. Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định:
a) Kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển du lịch; các đề
án, dự án về du lịch để Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền;
b) Các dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư về du lịch; các văn bản quy
phạm pháp luật quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực du
lịch;
c) Quy định tiêu chí phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; điều kiện,
hồ sơ, thủ tục xếp hạng, mẫu biển hiệu hạng cơ sở lưu trú du lịch; tiêu chuẩn và
mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch;
Báo cáo thực tập tổng hợp – Sinh viên :Nghiêm Quang Dũng – KH47B
7
d) Quy chế điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; Quy chế quản
lý khu du lịch thuộc ranh giới hành chính từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trở lên;
đ) Các quy định về bảo vệ, tôn tạo, phát triển, khai thác, sử dụng tài
nguyên du lịch và môi trường du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch;
e) Các quy định về quản lý, thủ tục, hồ sơ cấp, đổi, cấp lại, thu hồi thẻ
hướng dẫn viên du lịch và giấy chứng nhận thuyết minh viên;
g) Các quy định về tiêu chuẩn chức danh trong ngành du lịch;
h) Các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về: kinh doanh
lữ hành; lưu trú du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch; quy hoạch phát triển du lịch;
kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và các dịch vụ du lịch khác.
3. Tổng cục Du lịch chỉ đạo và tổ chức thực hiện:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án về du lịch
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và ở nước ngoài;
điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương theo phân cấp
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

và giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của pháp luật;
n) Quản lý các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch, các tổ chức
thực hiện dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định của pháp luật;
o) Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và tài nguyên
du lịch theo phân công của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy
định của pháp luật;
p) Hướng dẫn đối với các hội, tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt
động trong lĩnh vực du lịch;
q) Thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung
chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch phê duyệt;
r) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra, thực hiện
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực du lịch theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và quy định của pháp luật;
s) Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động du
lịch theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định
của pháp luật;
t) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ du lịch đối với cán bộ, công chức, viên chức và những
người làm công tác du lịch theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch và quy định của pháp luật;
u) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật;
v) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch giao.
Báo cáo thực tập tổng hợp – Sinh viên :Nghiêm Quang Dũng – KH47B


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status