Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội - Pdf 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
được cám ơn và trích dẫn trong Luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
iii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài "Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường
cho phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội" tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và PTNT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, một số cơ quan, ban ngành, các
cán bộ, đồng nghiệp và bè bạn, nhờ đó Luận án của tôi đã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn PGS TS Phạm Văn
Hùng và PGS TS Đỗ Văn Viện đã giúp đỡ tôi rất tận tình, chu đáo, kịp thời về
chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành của thành phố Hà Nội,
các phòng, ban chức năng của các huyện Chương Mỹ, Thanh Trì, Phú Xuyên và
Thường Tín; UBND các xã Đông Mỹ, Tứ Hiệp, Tả Thanh Oai (Thanh Trì), Nghiêm
Xuyên, Hiền Giang, Tiền Phong (Thường Tín), Chuyên Mỹ, Hoàng Long, Vân Trì
(Phú Xuyên), Trung Hòa, Trường Yên và Quảng Bị (Chương Mỹ) và các hộ gia
đình đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài
này. Lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
1, Chi cục Thuỷ sản Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cung cấp và

1.1.2 Môi trường nuôi trồng thuỷ sản 9
1.1.3 Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 12
1.1.4 Quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 17
1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản 23
1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện giải pháp kinh tế và
quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 25
1.2 Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1 Giải pháp quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 29
1.2.2 Giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở
Việt Nam 32
1.2.3 Bài học kinh nghiệm 37
1.2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 38
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

v
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 42
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn 47
2.2 Phương pháp nghiên cứu 48
2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 48
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 51
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 53
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin 54
2.2.5 Hàm sản xuất 55
2.2.6 Mô hình logit 57
2.2.7 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 59
2.2.8 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 61

3.4.7 Quan hệ thị trường 115
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 117
CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC
HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 119
4.1 Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển nuôi trồng thủy sản 119
4.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nuôi trồng thuỷ sản 119
4.1.2 Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản 122
4.1.3 Căn cứ đề xuất và hoàn thiện các giải pháp 122
4.2 Đề xuất và hoàn thiện giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 124
4.2.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 124
4.2.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 131
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 142
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 153

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa
APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CAC Mệnh lệnh và kiểm soát (Command and Control)

1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tuân thủ quy định quản lý môi
trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 28
2.1 Trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 50
2.2 Số lượng hộ, xã điều tra 53
3.1 Số hộ và lao động tham gia NTTS 63
3.2 Diện tích nuôi thuỷ sản giai đoạn 2005 - 2011 của vùng 64
3.3 Sản lượng cá các huyện qua các năm 65
3.4 Thông tin chung về hộ điều tra năm 2011 66
3.5 Chi phí đầu vào nuôi thuỷ sản của các hộ điều tra năm 2011 71
3.6 Diện tích, năng suất, và sản lượng cá thịt của các hộ điều tra 72
3.7 Kết quả và hiệu quả NTTS của các hộ phân theo quy mô nuôi 73
3.8 Ý kiến của các hộ về môi trường nước NTTS năm 2011 80
3.9 Mối quan hệ giữa kết quả NTTS và mức độ ô nhiễm 81
3.10 Kết quả ước lượng hàm sản xuất của các hộ NTTS các huyện phía
Nam thành phố Hà Nội 83
3.11 Kết quả ước lượng hàm Logit 84
3.12 Hàm lượng các yếu tố nhiễm bẩn trong nước ngầm tầng Qh theo mùa
tại vùng phía Nam sông Hồng 87
3.13 Chi phí đầu vào nuôi thuỷ sản của các hộ điều tra năm 2011 phân
theo môi trường nước 89
3.14 Đánh giá của hộ NTTS về nguồn cung cấp giống 93
3.15 Đánh giá về chất lượng giống của người NTTS 94
3.16 Tình trạng cho ăn và quản lý thức ăn 95
3.17 Tình trạng tuân thủ kỹ thuật môi trường NTTS 97
3.18 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng biện pháp xử lý môi trường 99
3.19 Các dự án chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản của các huyện phía
Nam thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2009 100

i
x

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của
kinh tế Việt Nam (đứng vị trí thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, sau dầu thô, da giầy
và dệt may); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã
hội, tham gia tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Ngành
thuỷ sản có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu
cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được tốc độ cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ
không nhỏ cho quốc gia (Nguyễn Kim Phúc, 2010).
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản
(NTTS) của Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức chung, chưa tương xứng với
tiềm năng hiện có. Mặt khác, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát, ồ ạt
cũng đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm cho không gian của hệ thống mặt nước
nuôi thuỷ sản bị chia cắt, manh mún, môi trường nuôi thuỷ sản đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng, nguồn lợi thuỷ sản trong những năm gần đây bị giảm sút, một bộ

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển nuôi
trồng thuỷ sản và việc thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển NTTS ở các huyện phía Nam thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất và hoàn
thiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS trong thời
gian tới nhằm đảm bảo phát triển bền vững ngành NTTS vùng nghiên cứu.
Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở khoa học về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển NTTS trong điều kiện hiện nay;
- Đánh giá thực trạng phát triển NTTS, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) NTTS, thực
trạng mối quan hệ giữa NTTS và ÔNMT và tình hình thực hiện các giải pháp kinh tế và
quản lý môi trường cho phát triển NTTS tại các huyện phía Nam thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp kinh tế và quản lý
môi trường cho phát triển NTTS các huyện phía Nam Hà Nội thời gian tới.

3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp kinh tế và quản lý môi
trường (QLMT) cho phát triển NTTS; môi trường, sự ô nhiễm do quá trình phát
triển NTTS. Phạm vi được bao quát là kinh nghiệm, biện pháp kinh tế, vai trò quản
lý của Nhà nước, việc sử dụng chúng trong quá trình BVMT;
- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế, quản lý và một phần kỹ
thuật liên quan các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS tại các huyện
phía Nam ngoại thành Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu 2 nhóm nội dung lớn (i) các
giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường trong NTTS và (ii) Giải pháp QLMT cho
phát triển NTTS tại các huyện phía Nam ngoại thành Hà Nội và các vấn đề liên


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi
trồng thuỷ sản
1.1.1. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
1.1.1.1 Các quan điểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản
a. Quan điểm về phát triển
Phát triển và phát triển kinh tế là một trong những quan tâm hàng đầu của
các quốc gia nhằm cải thiện mức sống của dân cư và gia tăng sản xuất. Phát triển
kinh tế luôn gắn liền với tăng trưởng nhưng tăng trưởng chỉ là một khía cạnh, trong
điều kiện nguồn lực có hạn, các tác động đối với xã hội và môi trường càng lớn, xã
hội cần phát triển theo hướng bền vững. Các quan điểm phát triển có thể tóm tắt

Phát triển NTTS theo chiều rộng là hướng phát triển mở rộng số lượng, qui
mô NTTS. Cụ thể phát triển nhằm tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng bằng cách mở
rộng diện tích đất đai, mặt nước, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ NTTS.
Trong giai đoạn đầu, NTTS thường phát triển theo hướng này và tận dụng tối đa các
điều kiện tự nhiên.
Phát triển NTTS theo chiều sâu là thay đổi cơ cấu, chất lượng NTTS nhằm
tăng hiệu quả của ngành. Cụ thể phát triển theo hướng này là tăng năng suất, sản
lượng thủy sản dựa trên cơ sở thâm canh, đầu tư thêm vốn (hoặc tiết kiệm vốn), ứng
dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng NTTS phù hợp với mỗi hình
thức nuôi. Ngoài ra, thay đổi cơ cấu loại hình NTTS, cơ cấu giống cũng nhằm nâng
cao hiệu quả NTTS. Như vậy, phát triển theo chiều sâu là tăng hiệu quả NTTS trên
một đơn vị diện tích hay nguồn lực sản xuất.
Như vậy, phát triển NTTS bao gồm sự gia tăng về quy mô, diện tích, năng
suất và sản lượng nuôi trồng, đồng thời là sự thay đổi cơ cấu giá trị sản phẩm và
chủng loại thủy sản nuôi trồng theo hướng hiệu quả và bền vững. Vì vậy, phát triển
NTTS phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào
các nội dung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý NTTS,
phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch
vụ đầu vào, đầu ra cho NTTS và không ảnh hưởng đến tương lai. Do đó, khi đánh

7
giá sự phát triển NTTS cần tập trung vào các nội dung hiệu quả trên trên các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường hay phát triển NTTS bền vững.
c. Các hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Quá trình phát triển NTTS thường hướng tới 4 nội dung của tính bền vững:
bền vững sinh thái, bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững thể chế
(Anthony Charles, 2001).
- Bền vững sinh thái: quan tâm dài hạn để đảm bảo rằng sản lượng thu hoạch
đạt mức bền vững, tránh làm cạn kiệt nguồn lợi; quan tâm đến việc duy trì cơ sở
nguồn lợi ở mức không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương

tổng GDP cả nước giảm dần từ 19,52% năm 2001 xuống còn 16,41% năm 2011,
nhưng trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 19,06% lên 21,3%
(Bảng 1.1, phụ lục).
* Tăng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu và phát triển thương mại quốc tế
Năm 2011 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 6,11 tỷ đô la Mỹ (USD) tăng
245% so với năm 2001. Bình quân giai đoạn 2001 – 2011, sản lượng xuất khẩu tăng
15,03%/ năm, giá trị xuất khẩu tăng 13,16% (Bảng 1.2, phụ lục).
Quan hệ thương mại thuỷ sản được mở rộng đã dẫn đến phát triển các quan
hệ song phương và đa phương với các nước như Đan Mạch, Nhật Bản, Na Uy, Nga,
Mỹ, Hàn Quốc. Các quan hệ này đã phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế -
xã hội (KT-XH) của ngành NTTS nói riêng và của cả nước nói chung. Cũng trên cơ
sở này, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập tốt hơn về kinh tế, pháp luật và thông
lệ quốc tế với khu vực và thế giới (Đặng Thanh Sơn, 2009).
* Phát triển NTTS góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tạo
việc làm, xoá đói giảm nghèo
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp quan trọng đạm động vật cho
người dân. Cũng giống như một số nước Châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến cho
người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể
nói sự phát triển của TS và NTTS đã đóng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo
an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia (Trần Đức Hạnh, 2005).
NTTS với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra cơ hội việc làm và thu hút
một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm
giảm sức ép thiếu việc làm. Số lao động thường xuyên của NTTS tăng bình quân
2,4%/ năm, cao hơn mức tăng bình quân lao động chung cả nước (2%/ năm).

9
1.1.2. Môi trường nuôi trồng thuỷ sản
1.1.2.1. Khái niệm môi trường nuôi trồng thuỷ sản
Hiện nay chưa có một định nghĩa chi tiết về MT NTTS nhưng theo ý kiến
của tác giả, MT NTTS có thể như sau:

nhiễm không phải là yếu tố lựa chọn trong quá trình sản xuất của họ (Nguyễn Thị
Hường và cộng sự, 2005). Quan điểm này cho thấy vấn đề là người gây ô nhiễm cần
phải trả các khoản phí cơ bản để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm. Trong tương lai,
điều này dẫn đến việc họ phải ưu tiên hơn trong việc giảm thiểu ô nhiễm (Colby,
1991; Fischhendler, 2007). Hướng tiếp cận này cũng phù hợp với các nhà quản lý
tại Việt Nam trong việc đưa ra các khoản phí gây ô nhiễm. Trong thực tế, với nhiều
nước đang phát triển như Việt Nam, năng lực quản lý còn hạn chế và những tiêu
cực đang trở thành rào cản trong việc thực hiện nguyên tắc này (Fritzen, 2006;
O

Rourke, 2004). Hơn nữa, việc xác định giá và áp dụng nguyên tắc giá phù hợp
vẫn còn chưa thống nhất, bởi các chi phí xã hội dành cho ô nhiễm chưa được rõ,
một số các chất gây ô nhiễm vẫn chưa có tiêu chuẩn an toàn và lợi ích cho thế hệ
tương lai vẫn chưa được xem xét đầy đủ (Glazyrina và cộng sự, 2006).
1.1.2.3. Môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản
Môi trường nước nuôi trồng thủy sản là yếu tố quan trọng trong phát triển
NTTS. Nó thường bị ảnh hưởng do: nước nguồn, quá trình nuôi, nước thải từ các hồ
ao cá nuôi, hoá chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Nước nguồn tự nhiên cần được đánh giá trước khi xây dựng ao hồ nuôi tại vị
trí nào đó, nếu chất lượng nước không phù hợp thì cần phải xử lý. Nguồn nước nuôi
cũng có thể bị ô nhiễm bởi các do chất thải từ các nơi khác, ngành khác dồn vào các
sông, nước ngầm. Nếu những nguồn này bị ô nhiễm sẽ mang nhiều yếu tố gây bệnh.
Ngoài ra, nếu nước từ NTTS bị ô nhiễm từ cơ sở/hộ này có thể là nguồn nước cả hộ
nuôi khác. Một vùng nuôi được quản lý tốt là phải giảm thiểu được lượng nước tháo
ra từ các ao, hồ nuôi hay ngăn chặn từ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm chảy vào.
Ô nhiễm nguồn nước NTTS còn do hoạt động sản xuất và NTTS. Trong quá
trình NTTS, nhất là nuôi thâm canh, một lượng rất lớn thức ăn, phân vô cơ, phân
hữu cơ được đưa vào ao, hồ nhằm tăng năng suất, nhưng do hiệu quả sử dụng thành
phần đó thấp nên lượng dư và các chất bài tiết từ cá, tôm là lớn. Nếu không có biện
pháp kiểm soát hữu hiệu sẽ dẫn đến mức độ ô nhiễm tăng. ÔNMT do yếu tố sản

dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao
nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là
các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây
nên hiện tượng phú dưỡng MT nước và phát sinh tảo độc trong MT NTTS. Đặc

12
biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh gây ÔNMT và dịch bệnh thủy sản
phát sinh (Nguyễn Thị Trâm Anh, 2009).
Những năm gần đây, dịch bệnh đã xảy ra trên diện rộng gây nhiều thiệt hại
đối với người NTTS. Nuôi cá nước ngọt trên sông bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt;
dịch bệnh phát sinh trên các ao hồ và cá nuôi ở ruộng, MT nước NTTS đang bị ô nhiễm.
1.1.3. Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản
1.1.3.1. Giải pháp và công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường
* Giải pháp kinh tế
Giải pháp kinh tế là những biện pháp nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của
những cơ sở kinh tế thường xuyên tác động tới MT, tăng cường ý thức trách nhiệm
trước việc gây ra huỷ hoại MT (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Môi
trường, 2000). Giải pháp kinh tế bao gồm các loại thuế, phí… đánh vào thu nhập
bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp kinh tế chỉ có thể áp dụng
có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và nó được dựa trên các công cụ kinh tế
(Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).
Giải pháp kinh tế (còn gọi là giải pháp thị trường) đang ngày càng được
nhiều nước sử dụng, là một nhóm các biện pháp trong số nhiều công cụ QLMT.
Chúng có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung các công cụ khác của QLMT.
Đây chính là sử dụng sức mạnh của thị trường để BVMT, đảm bảo cân bằng sinh
thái. Tuy nhiên, khi áp dụng giải pháp này cần phối hợp với hệ thống tài chính, hệ
thống thể chế của từng nước.
* Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là các biện pháp khuyến khích hay kìm hãm về kinh tế, được
xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường và cơ chế giá, được sử dụng để gây ảnh

hoặc thay thế nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn (Đặng Như Toàn, 1996).
Có hai loại thuế MT là thuế trực thu và thuế gián thu.Thuế trực thu đánh vào
lượng chất thải độc hại đối với MT do cơ sở gây ra.Thuế gián thu đánh vào giá trị
sản phẩm hàng hóa được sản xuất có ÔNMT. Ở lĩnh vực mà thiệt hại MT rất khó đo
đếm thì thuế MT có thể được tính trên tổng doanh thu về sản phẩm.
b. Các loại phí và lệ phí môi trường
Các loại phí và lệ phí MT có thể coi là “cái giá” phải trả cho sự gây ô nhiễm.
Những người gây ÔNMT phải trả giá cho xử lý ô nhiễm, phục hồi MT. Phí gây ô
nhiễm được sử dụng một phần để bù đắp chi phí cho các hoạt động như: Nghiên

14
cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xử lý ÔNMT, ngăn ngừa ÔNMT.
Lệ phí MT được áp dụng cho các trường hợp như: lệ phí thẩm định báo cáo
đánh giá tác động MT, lệ phí cấp giấy phép MT. Những loại lệ phí này được thu khi
cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về MT giải quyết và công việc quản lý hành
chính Nhà nước về BVMT đã được Luật BVMT quy định (Nguyễn Thế Chinh,
2003). Tuy còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, song dù sao phí và lệ phí ÔNMT
vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước.
Phạm vi áp dụng của các loại phí MT như sau:
* Phí đánh vào nguồn ô nhiễm: Là loại phí đánh vào các tác nhân gây ô
nhiễm được thải ra MT nước, ảnh hưởng tới MT xung quanh khu vực NTTS. Biện
pháp này có tác dụng khuyến khích các tác nhân hạn chế gây ÔNMT và tăng thêm
nguồn thu cho chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường, nhất
là môi trường nước.
* Phí sử dụng: Là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống công cộng xử
lý và cải thiện chất lượng MT như hệ thống thoát nước, cung cấp nước,… Các
khoản thu từ phí này được dùng để góp phần bù đắp chi phí, bảo đảm cho hệ thống
này hoạt động. Mục đích của phí này là nhằm tăng nguồn thu và đối tượng thu là
những cá nhân hay đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch vụ (cụ thể là người NTTS).
* Phí đánh vào sản phẩm: Là loại phí được dùng đối với những loại sản


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status