Đánh giá hiện trạng môi trường và định hướng phát triển bền vững làng nghề chạm bạc ở xã Lê Lợi tỉnh Thái Bình - Pdf 13

Đồ án tốt nghiệp
1

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1. 1 Đặt vấn đề
Kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội ở nước ta, bởi vì nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% lao động và gần 80% dân
số. Một trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn do đại hôi IX đề ra
là: mở mang các làng nghề (LN), phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Phát triển các làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần
xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với sản phẩm mũi
nhọn là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản và cũng là thực hiện mục tiêu
“ly nông bất ly hương” ở nông thôn. LN ở Việt Nam trong đó một bộ phận quan trọng là
làng nghề thủ công truyền thống với sản phẩm đặc trưng là hàng thủ công mỹ nghệ tinh
xảo.
Theo số liệu điều tra hiện nay, tỉnh Thái Bình có hơn 200 làng nghề, xã nghề.
Trước đây, do hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, khối lượng hàng hóa làm ra không nhiều,
làm ăn theo kiểu tự cung, tự cấp nên môi trường làng nghề ít chịu ảnh hưởng bởi sản
xuất. Trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều làng nghề Thái Bình nói
riêng và trong cả nước nói chung, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển với
quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh thành tựu là tạo ra công ăn việc làm cho người nông
dân địa phương trong lúc nhàn rỗi, phát triển kinh tế thay đổi bộ mặt nông thôn là các
vấn đề môi trường phát sinh. Vấn đề ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng và ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống trong các LN nói riêng và nông thôn nói chung.
Nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trong làng nghề đã và đang tạo sức ép không nhỏ
đến môi trường sống của làng nghề và các cộng đồng xung quanh. Các làng nghề cần
được định hướng phát triển bền vững. Tại Thái Bình, chạm bạc Đồng Xâm là một trong
những làng nghề nổi tiếng nhất nước. Làng Đồng Xâm nằm trong quần thể khu vực ba xã Lê
– Hồng – Trà, chủ yếu ở xã Hồng Thái. Tuy nhiên, làng nghề chạm bạc thuộc xã Lê Lợi hiện
nay có quy mô lớn nhất và môi trường tự nhiên ở đây cũng ảnh hưởng nặng nhất. Tại đây

Bước 2: Tổng quan các vấn đề có liên quan đến đề tài
Bước 3: Phân tích hiện trạng sản xuất của làng nghề chạm bạc xã Lê Lợi và các
nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
Bước 4: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề.
Bước 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, hướng tới sự
phát triển bền vững cho làng nghề.
Các phương pháp nghiên cứu chính:
Đồ án tốt nghiệp
3
 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu. Thu thập tài liệu sơ cấp: thu
thập số liệu bằng cách quan sát, theo dõi, phân tích và số liệu phỏng vấn. Thu thập tài
liệu thứ cấp: báo cáo, điều tra, thống kê của các sở ban ngành như sở TNMT tỉnh Thái
Bình, Sở công thương, các phòng TNMT, phòng công thương huyện Kiến Xương; các
báo cáo tổng kết của xã Lê Lợi.
 Phương pháp phân tích hệ thống: Đây là phương pháp chung cho nhiều ngành
khoa học. Mỗi hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội đều bao gồm nhiều bộ phận cấu
thành, chúng có mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau. Người làm đề tài
đã sử dụng phương pháp này để phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất
nghề chạm bạc với sự biến đổi của môi trường, với đời sống con người xung quanh
nơi sản xuất.
 Phương pháp chuyên gia: Người làm đề tài tham khảo ý kiến của các vị nghệ
nhân cao tuổi trong làng nghề chạm bạc.
 Phương pháp tham khảo ý kiến người dân: Nắm bắt được những suy nghĩ của
người dân sống trong làng đối với môi trường, biết được sự quan tâm của chính quyền
các ban ngành đối với môi trường nơi đây.
 Phương pháp thực địa: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết
các nghiên cứu khoa học, vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan
khi tiến hành nghiên cứu. Người làm đề tài đã tiến hành đi thực địa nhằm thu thập các
thông tin, lấy mẫu phân tích.
 Phương pháp phỏng vấn nhanh: Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm

nghề cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Đồ án tốt nghiệp
5

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
2.1 Một số vấn đề chung về phát triển bền vững
2.1.1 Quan niệm PTBV trên thế giới
Khái niệm phát triển bền vững (Sustainable development) xuất hiện lần đầu tiên
vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới được công bố bởi Hiệp hội
bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế với nội dung “Sự phát triển của
nhân loại không chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu
cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
Năm 1987 trong bài báo có tiêu đề Tương lai của chúng ta (Báo cáo Our
Common Future) của Hội đồng thế giới về Môi trường và phát triển, phát triển bền
vững được định nghĩa cụ thể hơn, đó là “Sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại nhưng không trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu thế hệ mai sau”. Như vậy,
PTBV phải đảm bảo sự phát triển kinh tế có hiệu quả, xã hội phát triển công bằng, văn
minh và môi trường được bảo vệ. Để đạt được điều này, tất cả các chính quyền, các
thành phần kinh tế, cá nhân, tổ chức phải cùng nhau có trách nhiệm thực hiện nhằm
dung hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội – bảo vệ môi trường. [1]
Năm 1992, khái niệm PTBV được khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh trái
đất Rio de Janeiro họp tại (Braxin) bàn về phát triển bền vững toàn cầu thông qua
chương trình nghị sự 21 với 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio
de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình
nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới
trong thế kỷ.
Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ
chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã
thông qua Bản tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền

chăm sóc sức khoẻ cho người dân, mọi người đều có cơ hội trong giáo dục, có việc
làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và
tinh thần cho mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân trong xã hội.
PTBV về môi trường: Là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô
nhiễm môi trường.
Đồ án tốt nghiệp
7
Như vậy, điều kiện để PTBV là: Tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài, tăng
trưởng kinh tế đi đôi giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường và tăng
trưởng kinh tế vì con người. Tất cả các thế hệ đều có quyền như nhau trong việc thoả
mãn các nhu cầu phát triển của mình. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau
trong việc bảo vệ môi trường sống.[1]
2.1.2 Phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế là vấn đề mang tính chất
toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Chiến lược phát triển bền vững ở
mỗi nước được xây dựng dựa trên điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước đó và
phải được thực hiện bằng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội với tổng thể các giải
pháp và những bước đi phù hợp.
Việt Nam là một trong 200 nước có tham gia hội nghị thượng đỉnh trái đất
Rio de Janeiro. Tháng 9 năm 2002, Việt Nam đã giới thiệu dự thảo lần đầu phát triển
bền vững, tại hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững toàn cầu họp tại
Johanesburg (Cộng hòa Nam Phi).
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê
duyệt Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự
21). Đây là một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý
để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân phối hợp hành động nhằm đảm
bảo phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Quyết định đã nêu ra 8 nguyên tắc
phát triển bền vững của Việt Nam:
1. Con người là trung tâm của phát triển bền vững.

2.2 Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
2.2.1 Một số vấn đề chung về làng nghề Việt Nam
2.2.1.1 Lịch sử làng nghề Việt Nam
Nghề thủ công ở nước ta đã xuất hiện từ rất lâu đời. Qua những di tích khảo cổ
tìm thấy tại Sông Mã, Quảng Bình thì công việc thủ công đầu tiên của tổ tiên chúng
ta là chế tạo búa dao bằng đá, dệt bằng vỏ cây và sau đó biết dùng đồng nguyên
chất gò thành đồ đựng, rồi biết đúc đồng thau bằng cách trộn đồng với thiếc.
Từ thời Hùng Vương, đúc đồng đã trở thành một nghề phát triển.
Khoảng 300 năm trước công nguyên chúng ta đã học được người Trung Quốc
cách dựng bàn quay làm đồ gốm. Đến khoảng thế kỷ II trước Công nguyên chúng ta đã
biết chế tạo vật dụng bằng sắt. Thời kỳ này đã có những người chuyên làm vũ
khí, trống đồng (trống đồng Ngọc Lũ).
Từ thế kỷ II sau Công nguyên, người ta đã biết sản xuất đường thạch mật
hay còn gọi đường giao chỉ. Thế kỷ III, con người đã biết làm giấy bản tốt bằng gỗ mật
Đồ án tốt nghiệp
9
hương gọi là mật hương chỉ. Ngoài ra trong thời gian này còn xuất hiện nghề làm thủy
tinh.
Thế kỷ V, nghề rèn sắt phát triển át hẳn nghề đúc đồng, kỹ thuật đồ gốm có tiến
bộ hơn cùng với sự xuất hiện nghề chạm bạc, nghề nung gạch ngói. Thế kỷ VII nghề
thủ công phát triển đặc biệt nghề dệt tơ lụa.
Thế kỷ X, nghề rèn sắt phát triển, vua Lê Hoàn đã cho mở xưởng đúc tiền
đồng, vũ khí. Ngoài ra cũng xuất hiện nghề đóng thuyền, nghề mộc phát triển, chạm
bạc hưng thịnh.
Dưới thời nhà Trần, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Nhân dân ở kinh đô
Thăng Long chia thành 61 phường thợ thủ công, nhà buôn tùy theo nghề nghiệp. Có
nhiều tổ chức nghề nghiệp: kiến trúc, sơn, tô tượng, đúc chuông.
Trong thời kỳ đô hộ, thực dân Pháp hạn chế nghề thủ công ở Việt Nam, nhằm
đảm bảo lợi nhuận độc quyền. Có những lúc nghề dệt lụa, chế biến rượu bị đình đốn
trước các chính sách của thực dân. Vị trí của những người thợ thủ công trong các chế

Phát triển các làng nghề ở một số địa phương đã góp phần đáng kể hạn chế hiện
tượng di dân từ nông thôn ra thành phố, từ vùng này qua vùng khác. Công việc ổ định,
cuộc sống được đảm bảo, thu nhập làng nghề cao hơn làm nông nghiệp hay tranh thủ
làm lúc nông nhàn làm cho người dân không muốn rời đi nơi khác. Phương trâm “ly
nông bất ly hương” đã phát huy tác dụng dưới sự tác động của làng nghề. Đặc biệt,
khu vực kinh tế làng nghề còn có thể sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em
mà khác khu vực kinh tế khác không nhận.[5]
2.2.1.2 Khái niệm về làng nghề
Làng nghề là cấu thành của hai yếu tố: “làng” và “nghề”, tồn tại trong một
không gian địa lý nhất định. Xuất phát từ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân,
nghề thủ công xuất hiện với tư cách là nghề phụ trong các hộ gia đình nông dân và
nhanh chóng phát triển ở nhiều làng quê Việt Nam. Trong quá trình phát triển, các
nghề thủ công của các hộ tiểu nông dần dần tách khỏi nông nghiệp nhưng gián tiếp
hay trực tiếp vẫn liên quan đến nông nghiệp. Xu thế chung hiện nay là các ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp sẽ tách khỏi nông nghiệp và ngày càng trở thành ngành kinh tế
độc lập, chuyên môn hóa cao. Có nhiều định nghĩa về nghề và làng nghề truyền thống.
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, cụ
thể hơn là cụm những hộ dân cư sinh sống trong một thôn hoặc một làng, làm cùng
một nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
phục vụ tiêu dùng cũng như bán ra thị trường để tăng thu nhập cho người dân và giải
quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Đồ án tốt nghiệp
11
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng
ở nông thôn được coi là một làng nghề. Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy
định nội dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống.Theo đó:
Nghề truyền thống là nghề đã hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có
tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai

thực, đúng đắn và có thể quản lý tốt các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều
khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau đối với làng nghề. Bởi vậy dựa trên một số tiêu chí
khác nhau có thể phân loại làng nghề như sau:
 Theo làng nghề truyền thống và theo làng nghề mới.
 Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm.
 Theo quy mô sản xuất, quy trình công nghệ.
 Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm.
 Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu.
 Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, theo tiềm năng tồn tại và phát triển.
Mỗi cách phân loại trên có những đặc thù riêng và tùy theo lợi ích mà phân loại.
Trên cơ sở tiếp cận môi trường làng nghề, tùy theo loại hình sản xuất và loại hình sản
phẩm là phù hợp. Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng nghề dựa trên các số liệu thông
tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên cứu, quản lý hoạt động sản xuất
cũng như việc quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề. Thực tế cho thấy, mỗi ngành
mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình
sản xuất, nguồn thải khác nhau dẫn đến tác động đến môi trường cũng khác nhau.
Dựa trên các yếu tố về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường, có thể chia hoạt
động làng nghề nước ta thành sáu nhóm nghề chính, trong đó mỗi ngành lại có
nhiều ngành nhỏ.
1. Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm chăn nuôi và giết mổ: Có số lượng
làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số các làng nghề, phân bố khác đều trên cả nước. thời
gian lao động là lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao và hình thức sản xuất còn
thủ công. Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng
nghề lớn như :nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, bánh tráng, miến dong, bún, bánh
đậu xanh, bánh gai với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn và thường gắn liền
với chăn nuôi trong gia đình.
Đồ án tốt nghiệp
13
2. Làng nghề dệt nhuôm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu đời, có các sản
phẩm mang tính lịch sử, đặc trưng của địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm,

Hà Nội, các sản phẩm làng nghề VN ngày càng được nhiều người biết đến và tin dùng.
Hiện cả nước có 11 nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre
đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá trải dài từ Bắc vào Nam trong đó Bắc
chiếm khoảng (1594 làng nghề) 79% tổng số. Làng nghề phát triển chủ yếu ở hai bên
sông Hồng và khu vực lân cận, thu hút khoảng 20 triệu LĐ, trong đó 30% số LĐ
thường xuyên còn lại là LĐ thời vụ.[6]

Đồ thị 2.2: Hiện trạng phân bố làng nghề trên cả nước
(Nguồn: Số liệu từ Báo cáo Môi trường quốc gia 2008 –
Môi trường làng nghề)
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3
tổng số làng nghề cả nước với những sản phẩm nổi danh như: Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ
Đồng Kỵ, đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng
Miền Trung có điêu khắc Mỹ Xuyên, tranh làng Sình, nón Phú Cam, đá Non
Nước, gốm Thanh Hà ở các tỉnh phía Nam, ven các con sông và ngoại vi thành phố
cũng hình thành những làng nghề, khu dân cư với các nghề thủ công lâu đời như đá
Bửu Long, gốm Tân Vạn, sơn mài Tương Bình Hiệp, các làng nghề nhân giống, chiết
cành, tạo dáng bonsai nổi tiếng ở Sài Gòn, Bến Tre, An Giang
Cả nước hiện có khoảng 13% số hộ nông dân chuyên sản xuất nghề, 27% hộ
nông dân sản xuất nông nghiệp có tham gia nghề. Trong số hơn 40 ngàn cơ sở sản xuất
ở các làng nghề, 80% là các hộ cá thể, gần 6% là các hình thức hợp tác xã.
Đồ án tốt nghiệp
15
2.2.1.5 Đặc điểm phát triển nghề và làng nghề
Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành nông
nghiệp. Nghề thủ công truyền thống bắt nguồn từ nông nghiệp mà ra và gắn liền
với sự phân công lao động ở nông thôn. Các nghề thủ công truyền thống ra đời nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của người nông dân và chủ yếu phục vụ
nông nghiệp. Không những vậy, nghề truyền thống còn dựa vào nông nghiệp để phát
triển. Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ

Hạn chế: Các chủ hộ không có kiến thức về quản lý kinh tế, khó tiếp cận và
chậm ứng dụng khoa học công nghệ; năng lực sản xuất hạn chế. Một ưu điểm và
cũng là nhược điểm là mọi độ tuổi đều có thể tham gia lao động tạo ra thu nhập cho
gia đình nên hiện tượng bỏ học sớm để làm kinh tế là phổ biến ở một số làng nghề.
Tổ sản xuất: Xuất hiện do các chủ thể kinh tế ñộc lập liên kết lại nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế, thỏa mãn lợi ích kinh tế chung. Hợp đồng lao động giữa
các bên lao động chủ yếu là truyền miệng.
Hợp tác xã: Trước giai đoạn đổi mới, các hợp tác xã thủ công nghiệp là
mô hình sản xuất quan trọng nhất trong các làng nghề. Các hợp tác xã thủ công
nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động bằng cách
chấm công. Hợp tác xã kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, có đủ tư cách pháp
nhân để giao dịch về xuất nhập khẩu.
Trình độ
kỹ thuật

Chế biến nông
– lâm – thủy
sản
Thủ công mỹ nghệ và
vật liệu xây dựng
Các
ngành
dịch vụ
Các
ngành
khác
Thủ công bán
cơ khí (%)
61.51
70.69

2.2.2.2 Vai trò của làng nghề trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Trong tiến trình “công nghiệp hóa”, các nghề thủ công sử dụng máy móc đang
ít nhiều mất đi sự tinh xảo vốn có. Phần lớn các sự kiện văn hóa lịch sử, được “gửi”
vào sản phẩm và kỹ xảo độc đáo của nghề, của làng nghề mà ít được ghi chép, lưu giữ
bằng văn bản. Các bậc nghệ nhân với những bí quyết, kinh nghiệm dân gian, kỹ xảo
truyền thống ngày càng ít dần, trong khi giới trẻ làng nghề ngày nay trong vòng quay
của cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất hàng loạt, nên sản phẩm mang dấu ấn riêng
không còn được chú trọng. Nhiều người thợ làng nghề hôm nay không hiểu rằng, hàng
thủ công mỹ nghệ của làng được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng đã có độ tuổi
hàng trăm năm, là bởi giá trị của nghệ thuật thủ công, ở bản sắc văn hóa, ở tính độc
đáo, trở thành sản phẩm văn hóa chứ không đơn thuần là sản phẩm tiêu dùng.
Ngày nay, cùng với thúc đẩy phát triển kinh tế, các làng nghề truyền thống còn
có trách nhiệm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc hội nhập
quốc tế. Chỉ có giữ gìn được thương hiệu đích thực của mỗi làng nghề thì làng nghề
mới được củng cố và phát triển không ngừng.[9]
Đồ án tốt nghiệp
18
2.2.2.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển du lịch
Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ ở kinh tế, giải quyết việc làm
cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa lâu dài. Điểm chung
của nhiều làng nghề là nằm trên trục giao thông đường bộ hay đường thủy. Đây là điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển các tuyến hay điểm du lịch. Theo tiến sĩ Nguyễn
Trung Lương thì “Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch
nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”[27]. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề
luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể”. Ngoài những lợi thế
như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét đặc sắc văn hóa, đến với mỗi làng nghề
khách tham quan còn được tận mắt theo dõi quá trình làm ra một sản phẩm thủ công,
thậm chí tham gia một khâu sản xuất. Chính điều này tạo nên sức hấp dẫn làng nghề
du lịch.[5]
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBV LN

chuyển dịch cơ cấu, thay đổi mô hình sản xuất tiêu dùng theo hướng PTBV.
b. PTBV LNTT về xã hội
Là sự đóng góp cụ thể của làng nghề cho việc phát triển xã hội, đảm bảo sự
công bằng trong phát triển. Sự phát triển làng nghề tránh cho người dân dời bỏ thôn
xóm đi làm ăn nơi khác. PTBV làng nghề phải đảm bảo tạo công ăn việc làm cho mọi
đối tượng, sử dụng diện tích đất cho nghề thủ công ít hơn cho nông nghiệp.
PTBV LN
Đồ án tốt nghiệp
19
về xã hội là tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, xóa đói giảm
nghèo, tăng quỹ phúc lợi, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo
tồn văn hóa vùng miền ở làng nghề, vùng nghề.
c. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống về môi t
r
ường
PTBV LN
về môi trường là giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá
trình sản xuất kinh doanh nghề truyền thống gây ra. Có kế hoạch, quy hoạch khai
thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu hoặc kiếm nguyên liệu thay thế, phòng
ngừa các bệnh nghề nghiệp gây ra.
2.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững làng nghề
 Nhân tố thị trường
 Nhân tố lao động
 Nhân tố vốn và cơ sở thiết bị, hạ tầng
 Khoa học kỹ thuật nâng cao tay nghề và giảm sức lao động
 Nguồn nguyên liệu
 Nhân tố thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý c

a
nhà

đã lan rộng ra cả nước.[10]
+Thái
L
a
n.
Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One Tambon One Product viết
tắt: OTOP) do Chính phủ Thái Lan thực hiện với mục tiêu nâng cao thu nhập, phát
triển khả năng sáng tạo của cộng đồng. Chương trình là cơ hội để các LNTT có lịch
sử hàng trăm năm khôi phục. Tháng 11-2001 chính phủ lập ủy ban quốc gia. Nhằm
ban hành chính sách, vạch kế hoạch cụ thể, có các biện pháp trợ giúp kịp thời về kinh
phí ban đầu, kỹ thuật, thuế ưu đãi. Xây dựng ba nguyên tắc để thực hiện chương trình:
 Thúc đẩy sản phẩm nổi bật của địa phương.
 Tăng cường sức sáng tạo và tính tự lập của cộng đồng.
 Phát triển nguồn nhân lực.
Giai đoạn đầu tiên, chương trình tuyên truyền các hoạt động nhằm làm cho cộng đồng
hiểu biết về mục tiêu chương trình, để họ lựa chọn quyết định sản phẩm nổi bật của địa
phương mình tham gia chương trình.
Giai đoạn tiếp theo lập danh sách các sản phẩm tham gia chương trình, dự tính
kinh phí, tiến hành sản xuất và tiếp thị sản phẩm.Việc lựa chọn sản phẩm của các
làng nghề không mấy khó khăn do nhân dân họp bàn quyết ñịnh.
Khâu quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới là vấn đề cần có sự trợ giúp
của Chính phủ. Nhà chức trách địa phương đã tìm đến những người cao tuổi, nghệ
nhân và nhất là những người tình nguyện đi đầu trong sản xuất.
Chính phủ hỗ trợ một phần nguồn vốn và kết nối các địa phương với thị
trường thế giới.Sau đó địa phương đó phải tự hình thành xưởng sản xuất, ban đầu tập
hợp những người theo nghề tận dụng nguyên liệu và cơ sở vật chất có sẵn của địa
phương. Tiếp đó thu hút lao động trong làng chủ yếu là nữ.
Từ xưởng sản xuất đã làm cho tình làng nghĩa xóm và trật tự cộng đồng được
Đồ án tốt nghiệp
21

a
m
Một là: Tất cả các nước ở châu Á trong quá trình CNH, trong hoạch định chương
trình phát triển kinh tế đất nước đều chú trọng phát triển LNTT. Coi ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp là một nội dung phát triển kinh tế quan trọng.
Hai là: Kh ẳ n g đ ị n h vai trò nhà nước trong việc đề ra các chính sách, quan
Đồ án tốt nghiệp
22
tâm đến nghề truyền thống. Khuyến khích giúp đỡ, hỗ trợ làng nghề dưới những hình
thức, các lĩnh vực khác nhau như bằng cơ chế, chính sách tín dụng, kỹ thuật,
marketing… kịp thời cho các ngành nghề, cho các hộ thủ công. Các chính sách đã
được xuyên suốt từ trung ương đến các địa phương, bao gồm tổng thể các giải
pháp để hỗ trợ phục hồi, phát huy tiềm năng các làng nghề. Trong đó thiết thực nhất
là trợ giúp tài chính.
Ba là: Song song với hệ thống chính sách nhà nước còn hiện đại hoá kỹ thuật
sản xuất nghề thủ công theo phương châm nhà nước hỗ trợ khoa học công nghệ,
thành lập các trung tâm nghiên cứu trợ giúp kỹ thuật, còn vốn thì nhà nước và nhân
dân cùng làm.
Bốn là: Phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn tại phát
triển, lựa chọn tìm những sản phẩm đặc trưng để đầu tư, những ngành có nguy cơ đào
thải có quyết sách phù hợp. Tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tuor
du lịch, phối hợp chặt chẽ ban ngành để tìm giải pháp cho đầu ra của sản phẩm.
Năm là: Tôn vinh, đề cao các nghệ nhân trong làng nghề, mở lớp đào tạo dạy
nghề với lớp trẻ.
Sáu là: Tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm. Coi đó là chiến lược
cạnh tranh bền vững, bởi sự khác biệt với sản phẩm nước ngoài giúp bảo vệ thị trường
sản phẩm LN.
Bảy là: Giải pháp để phát triển bền vững môi trường trong sản xuất nghề
thủ công là đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, thay thế nguyên liệu tự nhiên bằng
nguyên liệu tổng hợp (đá, gỗ, sợi nhân tạo…).

2.3.2. Những tồn tại của làng nghề tác động đến môi trường
Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển của làng nghề cũng đem lại nhiều khó khăn
về vấn đề môi trường và xã hội. Sự tồn tại và phát triển nghề trong những năm qua
cũng được coi là một trong những nguyên nhân làm cho ô nhiễm môi trường nông
thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới phát triển bền vững
mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là:
Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72% số cơ sở
sản xuất): quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô sản xuất nhỏ, khó phát triển
vì mặt bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt. Sản xuất càng phát triển
thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô nhiễm tới khu dân cư ngày càng
lớn, dẫn đến chất lượng môi trường khu vực ngày càng xấu đi.
Nếp sống tiểu nông của người sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân đã ảnh
hưởng mạnh đến sản xuất, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường: do không nhận thức
Đồ án tốt nghiệp
24
được tại hại ô nhiễm, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, các chủ sản xuất thường
chọn quy trình sản xuất thô sơ, tập trung nhiều lao động trình độ thấp. Hơn thế nhằm
cạnh tranh, hạ gí thành sản phẩm, nhiều cơ sở còn sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu
rẻ tiền, hóa chất độc hại, không đầu tư phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động, không
đảm bảo điều kiện lao động nên làm tăng mức độ ô nhiễm hiện nay.
Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ họ hàng, gia truyền. Nhiều nghề,
đặc biệt các làng nghề truyền thống , sản xuất theo kiểu bí truyền, giữ bí mật cho dòng
họ không cải tiến áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên cản trở việc áp dụng
những giải pháp kỹ thuật, không khuyến khích sang tạo mang hiệu quả BVMT với
người lao động.
Công nghệ sản xuất lạc hậu: Kiến thức về tay nghề không cao dẫn đến tiêu
hao nhiều nguyên liệu, làm tăng phát thải các chất ô nhiễm môi trương ảnh hưởng đến
giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường. Trình độ kỹ thuật ở các làng là bán cơ
khí, thủ công.Vốn đầu tư tại các cơ sở làng nghề quá thấp, khó có điều kiện phát triển
hoặc đổi mới công nghệ thep hướng than thiện với môi trường.Sản xuất mang tính tự

nhuộm,
ươm tơ,
thuộc da
Chế biến
LT-TP chăn
nuôi, giết
mổ
Tái
chế
phế
liệu
Thủ công
mỹ nghệ
Sản xuất
VLXD,
khai thác đá
ĐB sông Hồng
2
1
2
2
-1
Đông Bắc
1
1
0
1
0
Tây Bắc
1

1
1
2
-1
(Nguồn Đề tài KC08/09/2005, PGS.TS Đặng Kim Chi)
Ghi chú:
Suy thoái
-1
Duy trì
0
phát triển vừa
1
Phát triển mạnh
2
Lương thực thực phẩm
LTTP
Vật liệu xây dựng
VLXD

2.3.4 Tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề
 Ô nhiễm làng nghề ảnh hưởng tới bệnh tật và tuổi thọ.
Trong thời gian gần đây số người mắc bệnh, đặc biệt số người trong nhóm độ tuổi lao
động đang có xu hướng tăng cao. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của
người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 lần so với tuổi thọ trung
bình toàn quốc và so với làng không có nghề cũng thấp hơn từ 5 – 10 năm. Tỷ lệ người


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status