đánh giá hiện trạng phát thải ctr cn-ctnh và đề xuất biện pháp quản lý bền vững tại một số cty sản xuất giày thể thao thuộc tập đoàn nike trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai - Pdf 13



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI CTR CN-CTNH
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TẠI
MỘT SỐ CÔNG TY SẢN XUẤT GIÀY THỂ THAO
THUỘC TẬP ĐOÀN NIKE
TRÊN ĐỊA BÀN TP. BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Nguyễn Hoàng Nhi

4. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải rắn và chất thải nguy hại tại các công ty
sản xuất giày thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn Tp.Biên Hòa trên cơ sở nghiên cứu
điển hình tại ba công ty sản xuất giày:
, .

BM05/QT04/ĐT
2) Đề ra các biện pháp quản lý bền vững chất thải rắn nguy hại, nhằm giảm thiểu
và hình thành một môi trường phát triển bền vững trên địa bàn.

Ngày giao đề tài: 08 / 04 / 2013 Ngày nộp báo cáo: 17 / 07 / 2013
Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2013
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CAM ĐOAN


TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2013 Đồ án tốt nghiệp

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Phương pháp tổng quan tài liệu 3
4.2. Phương pháp thu thập thông tin 3
4.3. Phương pháp phân tích so sánh 3
4.4. Phương pháp điều tra thực địa 3
4.5. Phương pháp tính toán số liệu 4
5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của đề tài 4
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
5.2. Tính mới của đề tài 4
6. Đối tượng, phạm vi c ủa đề tài 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
5

2.3. Hiện trạng quản lý chất thải 67
2.3.1. Cơ chế quản lý tại công ty 67
2.3.2. Công tác quản lý tại các công ty chức năng 81
2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTR CN và CTNH tại các
công ty 86
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI HƯỚNG ĐẾN QUẢN LÝ B ỀN VỮNG
87
3.1. Tầm nhìn của công ty về phát triển môi trường bền vững 87
3.2. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải 89
3.2.1. Giải pháp hệ thống 89
3.2.2. Giải pháp giảm thải tại nguồn 94
3.2.3. Những giải pháp công nghệ giúp giảm CTNH tại công ty 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
1. Kết luận 105
2. Kiến nghị 105

Đồ án tốt nghiệp

iii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Phụ lục A 1
Phụ lục B 11
Phụ lục C 13
Phụ lục D 15


CTR CN
: Chất thải rắn công nghiệp.
DCS
: Dung dịch thải nhuộm (Dyeing Color Solution)
EMS
: Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System).
ES
: Môi trường bền vững (Environmental Sustainability).
EU
: Liên minh Châu Âu.
FTA
: Hiệp định thương mại tự do ( Free Trade Agreement).
GSP
: Hệ thống ưu đãi (Generalized System of Preferences).
ISO
: Tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization).
KCN
: Khu công nghiệp.
LCA
: Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life cycle assessment).
MSDS
: Danh mục an toàn hóa chất ( Material safety data sheet).
PA
: Polyacrylic.
PAC
: Polyaluminium Chloride.
QLMT
: Quản lý môi trường.
RCRA
: Luật bảo tồn và phục hồi tài nguyên (Resource Conservation & Recovery

USD
: Đô la Mỹ (United States dollar).
VND
: Việt Nam đồng.
Đồ án tốt nghiệp

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình công nghệ tổng quát 17
Hình 1.2. Quy trình sản xuất mũ giày 18


Hình 2.15. Kết hợp với nhà cung cấp thay thế túi nylon bằng hộp nhựa 74
Hình 2.16. Xử dụng mảnh vải nhỏ để làm sạch khuôn in lụa của dệt may 80
Hình 2.17. TT phân định vật liệu tái chế 81
Hình 2.18. Sơ đồ sắp xếp, phân loại rác thải tại TT 81
Hình 2.19. Rác thải được phân loại theo lô 81
Hình 3.1. Mục tiêu của công ty đến năm 2015 88
Hình 3.2. Các bước thực hiện SXSH 90
Hình 3.3. Sơ đồ tổng quát về các biện pháp SXSH 92
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình tái chế giấy 98
Hình 3.5. Hệ thống làm sạch 101
Hình 3.6. Quy trình xử lý chất thải 101
Hình 3.7. Quy trình tách chất thải dầu máy 102
Hình 3.8. Quy trình gạn dầu và xử lý dầu thải thành nước sạch 104 Đồ án tốt nghiệp


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về
vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở
thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào.
Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và
bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự
phát triển kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó
ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải rắn công nghiệp (CTR CN) và
chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt
động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một
lượng lớn CTR CN và CTNH được thải bỏ vào môi trường bằng nhiều hình thức
khác nhau.
Riêng đối với ngành giày da ở Việt Nam nói chung cũng như ở Tp.Biên Hòa
nói riêng những năm gần đây phát triển với một tốc độ cao hơn hẳn so với những
năm trước 2005. Sự phát triển này cũng đi đều với một lượng thải lớn từ các nhà
máy sản xuất giày. Đối với chất thải rắn như: rẻo Eva, vải, da nhân tạo… và đối với
chất thải nguy hại như: sơn thải, giẻ lau hóa chất, hóa chất hết hạn, nhôm thải… Sự
gia tăng phát triển không ngừng của ngành giày da, để mỗi năm sản xuất ra hàng
trăm triệu đôi giày mang thương hiệu Nike, đi kèm đó lượng phát thải kia cũng trở
thành một vấn đề môi trường đáng lo ngại.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, công nhân làm việc
với chất thải nguy hại, tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ độc hại nguy hiểm nổi bật
là các tác nhân hóa học bao gồm kim lọai nặng, dung môi hữu cơ, chất phóng xạ, …
và sinh học bao gồm vi khuẩn vi, rút, nấm, và ảnh hưởng đến sức khỏe từ tình trạng
cấp tính như kích thích mắt , mũi họng, … đến tình trạng mãn tính như suyễn, hô
hấp mãn tính, ung thư hay các dị dạng ở trẻ em. Bên cạnh đó các tác nhân sinh học
trong nước thải cũng gây nên các bệnh viêm nhiễm do tiếp xúc với vi khuấn và vi
Đồ án tốt nghiệp

2

và hình thành một môi trường phát triển bền vững trên địa bàn.
Đồ án tốt nghiệp

3 3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tổng hợp biên hội các tài liệu liên quan.
Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng phát sinh khối lượng, chủng loại và đặc tính
độc hại của các chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại tại công ty.
Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng quản lý CTR CN và CTNH tại từng công ty.
Nội dung 4: Đề xuất các phương pháp quản lý bền vững CTR CN và CTNH
hướng đến phát triển bền vững. 4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra
hoặc các phương pháp nghiên cứu trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin
phục vụ cho đề tài.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các tài liệu tổng quan về ngành giày da ở
)
thuộc Tp.Biên Hòa.
Thu thập tài liệu tổng quan về tập đoàn Nike, đặc biệt là ba nhà máy sản xuất
giày Nike trên địa bàn Tp.Biên Hòa.
Thu thập các công nghệ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại hiện nay trong
nước và trên thế giới.
4.3. Phương pháp phân tích so sánh
So sánh dựa vào Thông tư 12 – 2011/BTNMT về quản lý chất thải nguy hại và


6. Đối tượng, phạm vi của đề tài
Đề tài xét đến hiện trạng quản lý CTR CN và CTNH tại công ty Công Ty Cổ
Phần Tae Kwang Vina Industrial, cụ thể tại ba
) trên đại bàn Tp.Biên Hòa. Trong đó, VT là nhà máy sản xuất chính.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2013.
Đồ án tốt nghiệp

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu sơ lược về TP .Biên Hòa
1.1.1.Địa lý
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, Phía Bắc giáp huyện Vĩ nh
Cửu, Phía Nam giáp huyện Long Thành, Phía Đông giáp huyện Trảng Bom, Phía
Tây giáp huyện Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thành phố Biên hòa là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục,
Khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại II, trực
thuộc tỉnh Đồng Nai và có Quốc lộ 1A đi ngang qua.
Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 Km. Tổng diện tích tự nhiên là 264,08
km
2
, với mật độ dân số là 3.030 người/km
2
.
Mới đây, Hội Đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có quyết định dời trung tâm
hành chính tỉnh Đồng Nai hiện tại về Khu đô thị mới Tam Phước - Xã Tam Phước


Đồ án tốt nghiệp

7

1.1.3. Dân cư
Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97 người/km².
Theo thống kê năm 2011, dân số thành phố khoảng 800.000 dân, mật độ dân
số là 3.030 người/km². Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số dân
di cư rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Thành phần dân cư
thành phố Biên Hòa phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc
Hoa sinh sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường Thanh Bình. Có thể nói dân cư
thành phố Biên Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập ở
đây rất đông và khó kiểm soát. Số người có tôn giáo là rất lớn, chủ yếu là bốn tôn
giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và các tôn giáo khác;
trong đó đạo Thiên Chúa giáo tập trung đông ở các phường, xã (Tân Mai, Hố Nai,
Tân Tiến, Thống Nhất, Quyết Thắng, Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình, An
Hòa, ). Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất
Việt Nam.
1.1.4 .Kinh tế
Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền
đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có
nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên
khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước

 Cụm công nghiệp Gỗ Tân Hòa.
1.1.6 .Thương mại, dịch vụ
Hiện nay, hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố rất sôi động. Thành
phố hiện có một ngân hàng có trụ sở chính đặt thành phố là Ngân Hàng TMCP Đại
Á (68_CMT8_P. Quyết Thắng). Ngoài ra còn có hơn tất cả các chi nhánh của tất cả
các ngân hàng trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một chuỗi các ngân hàng nhà nước, ngân
hàng liên doanh như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Á Châu-ACB, Đông Á, Đại
Dương, An Bình, Bắc Á, Phương Đông, Kiên Long, Nam Á, Nam Việt, Công
Thương-Vietinbank, Ngoại Thương-Vietcombank, Đầu Tư và phát triển Việt Nam-
BIDV, Phát triển nhà ĐBSCL, Phát triển Mê kông, Xuất Nhập Khẩu-Eximbank,
HD Bank, Sài Gòn Công Thương, Sài Gòn Thương Tín, Việt Á,Ngân hàng Hong
Leong Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Ngân hàng TNHH
một thành viên HSBC (Việt Nam),Ngân hàng ShinhanVina,
Thành phố hiện có khá nhiều trung tâm thương mại lớn nhỏ và hệ thống cảng
giao thương tại chợ Biên Hòa. Các trung tâm thương mại và siêu thị như:
Đồ án tốt nghiệp

9

 Trung tâm thương mại The Pegasus Plaza.
 Chợ-Trung Tâm Thương Mại Biên Hòa.
 Chợ-Trung Tâm Thương Mại Tân Hiệp.
 Siêu thị Metro Biên Hòa.
 Siêu thị Co-op mart Biên Hòa.
 Siêu thị Vinatex mart Biên Hòa 1.
 Siêu thị Vinatex Biên Hòa 2.
 Siêu thị BigC Đồng Nai.
 Siêu thị Điện Máy Sài Gòn Nguyễn Kim Biên Hòa.
 Siêu thị Điện Máy Phan Khang.

làm ra sản phẩm rồi giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền). Hai là mua
nguyên liệu bán thành phẩm (nhà mát phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư).
Ba là sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu hoặc
là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp (nhưng phương thức này
được thực hiện rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh). Đến nay, vẫn chưa có đôi
giày nào mang nhãn hiệu Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do
ngành da giày nước ta chỉ làm hang gia công xuất khẩu chứ chưa trực tiếp xuất với
thương hiệu của mình. Có trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công,
nhà thầu phụ cho công ty lớn. Khi nhận gia công cho các nhà phân phối lớn như
Clark, Nine West. Gabor, Camel, Siebel… từ các đối tác Đài Loan, doanh nghiệp
Việt Nam chỉ nhận tiền gia công từng đôi giày chứ hoàn toàn không tham giam vao
bất kỳ một công đoạn nào khác trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Từ mẫu mã cho
đến giá bán hoàn toàn do phia1 đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp
chủ yếu từ giá gia công sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không
được và không có khả năng quyết định giá bán một đôi giày trên thị trường, không
tham gia vào quá trình thuơng mại đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm.
Các doanh nghiệp nội địa ngành giày da Việt Nam có ba bất lợi lớn: Thứ nhất
là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hang và các
nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài loan và Hàn Quốc. Thứ hai, công
nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các
công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính. Và cuối cùng là do công tác
xúc tiến thương mại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ỡ tầng thứ hai,
Đồ án tốt nghiệp

11

thứ ba. Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành di giày thực ra
đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ
đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công
rẻ…vv của Việt Nam.

Thị trường EU vẫn là đối tác thương mại quan trọng của ngành da giày Việt
Nam và luôn chiếm tỷ trọng thị phần nhập khẩu lớn nhất. Năm 2012, toàn ngành
xuất khẩu được 8,764 tỷ USD chiếm 7,6% tổng kim ngạch của cả nước và chiếm
10,5% kim ngạch nhóm công nghiệp chế biến, trong đó kim ngạch xuất khẩu vào
EU đạt 3,084 tỷ USD, chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Tính riêng giày
dép chiếm 2,650 tỷ USD chiếm 36,5%, túi xách đạt 434 triệu USD chiếm 28,6%.
Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, hai tháng đầu năm 2013 Việt
Nam đã xuất khẩu 1,2 tỷ USD hàng giày dép các loại, tăng 18,7% so với 2 tháng
năm 2012, tính riêng tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 377,8
triệu USD, nhưng lại giảm 54,1% so với tháng đầu năm 2013.
Hai tháng đầu năm 2013,Việt Nam xuất khẩu chủ giày dép sang 41 thị trường
trên thế giới, trong đó điểm ra 10 thị trường có kim ngạch đạt trên 36 triệu USD–
Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, 359,8 triệu USD, chiếm 29,7% - đây
cũng là thị trường chiếm thị phần lớn trong số các thị trường nhập khẩu giày dép
của Việt Nam.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status