Khóa luận tốt nghiệp :Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương - Pdf 13

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm
cả ba môi trường: đất, nước và không khí. Tại các bãi rác, nước rỉ rác và khí bãi rác
là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Khối lượng
chất thải rắn của các khu đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia
tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý
tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được. Các
vấn đề môi trường do chất thải rắn gây ra thường là hậu quả của việc không quản lý
hợp lý chất thải rắn từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng.
Chỉ bằng cách tổ chức, vận hành và quản lý một cách hiệu quả chất thải rắn từ
nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng mới có thể giảm được chi phí cũng như
hạn chế các vấn đề môi trường do rác gây ra.
Thị xã Dĩ An là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Bình Dương, hiện
nay thị xã đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế xã hội. Sự hình thành các khu
công nghiệp đã làm cho nền kinh tế của thị xã phát triển nhanh chóng . Cùng với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thị xã là sự phát sinh rác thải sinh hoạt
ngày càng nhiều. Hàng ngày thị xã phát sinh khoảng 230 tấn chất thải rắn sinh hoạt
tuy nhiên khối lượng thu gom được chỉ đạt khoảng 74%. Hiện nay thị xã đang gặp
rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chưa có các biện
pháp tối ưu cho vấn đề này.
Chính vì thế mà đề tài “ đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ”sẽ tìm hiểu cụ thể về tình hình
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã, từ đó đề xuất các giải pháp quản
lý phù hợp với địa phương.
Trang 1
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị

SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác
thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia.
2.2. Tại Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…. đang là thách thức lớn đối với các
nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ
tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom
chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại
thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và
chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%.
Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng
công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020, với quan điểm kết hợp đầu tư
của Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đến
năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử
lý chất thải rắn có tính chất vùng bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyết
triệt để vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thị
trong toàn quốc.
3. Mục đích nghiên cứu:
Dĩ An là một thị xã mới thành lập năm 2011 vì vậy công tác bảo vệ môi trường,
nhất là quản lý chất thải rắn đang gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng dân cư đông và
thành phần phức tạp chính là thách thức lớn trong việc quản lý chất thải rắn sinh
hoạt. Trên cơ sở khảo sát hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An, đề tài
tập trung vào các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Trang 3

GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ XÃ DĨ AN
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Dĩ An là một thị xã của tỉnh Bình Dương. Dĩ An tiếp giáp với 2 thành phố lớn là
thành phố Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh, và là cửa ngõ quan trọng để đi các
tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
Thị xã Dĩ An được tái lập theo Nghị định 58/1999/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm
1999 của Chính phủ và được nâng lên cấp Thị xã theo Nghị quyết 04/NQ-CP của
Chính phủ ngày 13 tháng 1 năm 2011.[13]
Thị xã có 7 đơn vị hành chính cấp phường, gồm:
Dĩ An, An Bình, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, Tân Bình, Bình An, Bình Thắng
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An [12]
Trang 5
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Bảng 1.1. Các phường thuộc thị xã Dĩ An
TÊN PHƯỜNG DIỆN TÍCH DÂN SỐ
DĨ AN 1.044 73.732
AN BÌNH 340 62.109
ĐÔNG HÒA 1.025 46.582
TÂN ĐÔNG HIỆP 1.412 64.747
TÂN BÌNH 1.036 15.133
BÌNH AN 603 22.442
BÌNH THẮNG 550 12.690

tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,8
o
C.
1.1.2.2. Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.734,2-2.286,8mm. Tháng mưa nhiều
nhất là tháng 9, trung bình 341mm; tháng mưa ít nhất là tháng 1, trung bình dưới
20mm.
1.1.2.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình từ 80-84% và có sự biến đổi theo mùa khá rõ rệt.
Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 90% và độ ẩm trung bình vào mùa khô là 78%.
1.2. Đất đai- khoáng sản
Dĩ An là thị xã có địa hình bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc phổ biến
là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt
nước biển, độ dốc không quá 3-15
0
. Đặc biệt có một vài đồi núi nhấp nhô lên giữa
địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới cao 82m.
Mặc dù Dĩ An được bao quanh bởi các con sông lớn nhưng do địa hình có độ cao
trung bình từ 20-25m nên ít bị lũ lụt và ngập úng. Tuy nhiên trong những năm gần
đây sự hình thành các khu công nghiệp cùng với quá trình khai thác khoáng sản với
quy mô lớn đã làm biến đổi địa hình của khu vực, làm mất đi những đường nét tự
nhiên, gây nhiều tác đông tiêu cực như thúc đẩy quá trình rửa trôi bề mặt và xâm
thực bào mòn các bề mặt sườn.
Dĩ An có 6 nhóm đất bao gồm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất với 46,12%
diện tích đất tự nhiên, kế đến là nhóm đất xám với 42,42%, nhóm đất phù sa là
Trang 7
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
độ tăng trưởng của công nghiệp được duy trì ở mức 16%. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ đạt 8.087 tỷ đồng, tăng trưởng 34,86%. Tổng thu mới ngân sách đạt
1.766 tỷ đồng. Trong năm 2010, Dĩ An cũng đã đưa vào sử dụng 11 công trình xây
dựng cơ bản, chuẩn bị hoàn thành 6 công trình và khởi công xây dựng 18 công trình
xây dựng cơ bản khác. Ước tính năm 2010, vốn xây dựng cơ bản thanh toán cho các
công trình gần 300 tỷ đồng. Kết thúc năm 2010, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của
Dĩ An đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch
vụ duy trì mức tăng trưởng cao, thu chi ngân sách vượt chỉ tiêu. Trong năm 2011,
Dĩ An đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17%, thương mại, dịch vụ tăng
35%, chi đầu tư xây dựng cơ bản 340,2 tỷ đồng.[12]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã tương đối cao và khá ổn định so với các địa
phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đó thị xã luôn tạo
ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác
chuyển đến. Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môi trường của thị xã do
phát triển dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ, hoạt động giao thông vận tải và
vấn đề hội nhập quốc tế.
Bảng 1.2. Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người qua các năm
STT Năm
GDP ( triệu đồng / người.năm)
1 2001 8,3
2 2005 13,5
3 2006 15,3
4 2007 17,3
5 2008 19,9
6 2009 24,0
7 2010 30,1
Trang 9
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương

SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Bảng 1.3. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thị xã Dĩ An 2005-2010
STT Năm Tỉ lệ gia tăng dân số (%)
1 2005 11,4
2 2006 10,8
3 2007 10,56
4 2008 10,11
5 2009 10,04
6 2010 10,03

Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thị xã Dĩ An 2005-2010
( nguồn: Báo cáo dân số huyện Dĩ An giai đoạn 2005- 2010 )
Quy mô dân số của thị xã ngày một lớn nhanh, chủ yếu là tăng do cơ học. Ước
tính hàng năm thị xã tăng thêm trên 10.000 - 12.000 người lao động từ ngoài tỉnh
đến làm việc, sinh sống và hiện nay có hơn 200.000 lao động từ địa phương khác
làm việc tại Dĩ An. Việc gia tăng dân số cơ học gây ảnh hưởng lớn trong việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Trang 12
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
1.4.3. Phát triển công nghiệp, xây dựng
Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng
bình quân 16% hàng năm, đạt gấp 2,5 lần năm 2005; trong đó khu vực kinh tế trong
nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 64%.
Hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Dĩ An không ngừng mở rộng, đến nay thị xã đã
có 6 KCN với tổng diện tích quy hoạch 1.196 ha. Bao gồm KCN Sóng Thần 1, Sóng

Khu công
nghiệp Bình
Đường
70,5 12
4
Khu công
nghiệp dệt may
Bình An
60,5 11
5
Khu công
nghiệp Tân Đông
Hiệp A
91,49 14
6
Khu công
nghiệp Tân Đông
Hiệp B
232,92 32
( nguồn: ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương )
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Ban Quản lý dự án thị xã đã nghiệm thu đưa vào
hoạt động 17 công trình cần thiết. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công
trình trọng điểm, quan trọng khác phục vụ dân sinh như trường học, giao thông đô
Trang 14
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
thị, giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị, cụm văn hóa thể dục thể thao, trung
tâm văn hóa thị xã để hoàn thành trong năm 2011, đầu năm 2012 như: đường Tân

mong muốn nữa.
2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chủ yếu là: [5]
- Từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư,…).
- Từ khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn,
nhà nghỉ, trạm dịch vụ, của hàng sử xe,…).
- Từ cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, các
trung tâm hành chánh nhà nước,…).
- Từ các công trình xây dựng
- Từ khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,…).
- Từ các trạm xử lý chất thải và lò thiêu đốt.
Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Nguồn Các hoạt động và vị trí phát Loại chất thải rắn
Trang 16
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
sinh chất thải
Nhà ở Những nơi ở riêng của một
gia đình hay nhiều gia đình.
Những căn hộ thấp, vừa và
cao tầng…
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, nhựa
dẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải vườn, đồ
gỗ, thủy tinh, hộp thiếc, nhôm, kim loại
khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất thải
đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện…) chất
thải sinh hoạt nguy hại.
Thương

Trạm xử
lý, lò
thiêu đốt
Quá trình xử lý nước, nước
thải và chất thải công nghiệp.
Các chất thải được xử lý
Khối lượng lớn bùn dư
(nguồn: Geoge Tchobanoglous và cộng sự, 1993)[5]
2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông thường
gồm có : Rác thực phẩm, giấy loại, bao bì carton, túi nilon, nhựa, vải, cao su, da,
Trang 17
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
gỗ, thủy tinh vỡ, sành sứ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ
hộp, lon nước…
Tùy theo mục đích và phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn từ nguồn phát
sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng, thành phần chất thải rắn có thể được biểu diễn từ rất
đơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn lại hoặc rất chi
tiết gồm từng thành phần riêng. Đối với các nước Châu Á, rác thực phẩm hoặc
thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học là thành phần thường chiếm
tỷ lệ cao nhất.
Bảng 2.2 : Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Hợp phần
% trọng lượng Độ ẩm (%)
Trọng lượng riêng
(kg/m
3

2 - 8
0 - 1
1 - 4
0 - 10
15
40
4
3
2
0,5
0,5
12
2
8
6
1
2
4
50 - 80
4 - 10
4 - 8
1 - 4
6 - 15
1 - 4
8 - 12
30 - 80
15 - 40
1- 4
2 - 4
2 - 4

28
81,6
49,6
64
64
128
160
104
240
193,6
88
160
320
480
Tổng hợp 100 15 - 40 20 180 - 420 300
Trang 18
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
( Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Chất
thải rắn đô thị )[3]
2.4. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
2.4.1. Tính chất lý học
2.4.1.1. Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích,
tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt sẽ rất khác nhau tùy
theo phương pháp lưu trữ: để tự nhiên không chứa trong thùng, chứa trong thùng và
không nén, chứa trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của chất thải
rắn sinh hoạt chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối

Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.
Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được.
Đây là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rỉ rác sinh ra
từ bãi chôn lấp Phần nước dư vượt quá khả năng tích ẩm của CTR sẽ thoát ra ngoài
thành nước rỉ rác.
Khả năng tích ẩm thay đổi tùy theo điều kiện nén ép và trạng thái phân hủy của
chất thải. Khả năng tích ẩm của chất thải rắn sinh hoạt trong trường hợp không nén
có thể dao động trong khoảng 50-60%. Tính dẫn nước (hydraulic conductivity) của
CTR đã nén là thông số vật lý quan trọng khống chế sự vận chuyển của nước rò rỉ
và khí trong bãi chôn lấp.
Bảng : 2.3. Khối lượng riêng và độ ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt
Loại chất thải
Khối lượng riêng
(Lb/yd
3
)
Độ ẩm (% khối
lượng)
Khoảng
dao động
Đặc
trưng
Khoảng
dao động
Đặc trưng
Rác khu dân cư (không
Trang 20
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị

Rác thực phẩm (ướt) 800-1600 910 50-80 70
Thiết bị gia dụng 250-340 305 0-2 1
Rác khu thương mại (tt)
Thùng gỗ 185-270 185 10-30 20
Phần rể cây 170-305 250 20-80 5
Rác cháy được 85-305 200 10-30 15
Rác không cháy được 305-610 505 5-15 10
Rác hỗn hợp 235-305 270 20-25 15
Rác xây dựng và phá dỡ
Rác khu phá dở (không
cháy)
1685-2695 2395 2-10 4
Rác khu phá dỡ (cháy được) 505-675 605 4-15 8
Trang 21
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Rác xây dựng (cháy được) 305-605 440 4-15 8
Bê tông vỡ 2020-3035 2595 0-5 -
Rác công nghiệp
Bùn hoá chất (ướt) 1350-1855 1685 75-99 80
Tro 1180-1515 1350 2-10 4
Vụn da 170-420 270 6-15 10
Vụn kim loại nặng 2530-3370 3000 0-5 -
Trái cây thải bỏ (hỗn hợp) 420-1265 605 60-90 75
Phân bón (ướt) 1515-1770 1685 75-96 94
Rau cỏ thải bỏ (hỗn hợp) 340-1180 605 60-90 75
Vụn kim loại nhẹ 840-1515 1245 0-5 -
Vụn kim loại (hỗn hợp) 1180-2530 1515 0-5 -

phẩm
48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0
Giấy 43,5 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0
Carton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Nhựa 60,0 7,2 22,8 - - 10,0
Vải 55,0 6,6 31,2 4,6 0,15 2,5
Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác vườn 47,8 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5
Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5
Chất vô cơ
Thủy tinh 0,5 0,1 0,4 < 0,1 - 98,9
Kim loại 4,5 0,6 4,3 < 0,1 - 90,5
Bụi, tro 26,3 3,0 2,0 0,5 0,2 68
( nguồn: Geoge Tchobanoglous và cộng sự, 1993)[5]
2.5. Chuyển hóa hóa học, lý học, sinh học của chất thải rắn sinh hoạt
2.5.1. Quá trình chuyển hóa hóa học
Biến đổi hóa học của CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha (từ pha rắn sang pha
lỏng, từ pha rắn sang pha khí, …). Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, những
Trang 23
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
quá trình chuyển hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
bao gồm đốt (quá trình oxy hóa hóa học), nhiệt phân và khí hóa.
Đốt (Oxy hóa hóa học). Đốt là phản ứng hóa học giữa oxy và chất hữu cơ có
trong CTR tạo thành các hợp chất bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt.
Nếu không khí được cấp dư và dưới điều kiện phản ứng lý tưởng, quá trình đốt chất
hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt có thể biểu diễn theo phương trình phản ứng

các phản ứng cracking nhiệt và ngưng tụ trong điều kiện không có oxy, tạo thành
những phần khí, lỏng và rắn. Trái với quá trình đốt là quá trình tỏa nhiệt, quá trình
nhiệt phân là quá trình thu nhiệt.
Quá trình nhiệt phân cellulose có thể biểu diễn bằng phương trình phản ứng sau:
3(C
6
H
10
O
5
) → 8H
2
O + C
6
H
8
O + 2CO + 2CO
2
+ CH
4
+ H
2
+ 7C
Trong phương trình này, thành phần hắc ín và/hoặc dầu thu được chính là
C6H8O.
Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu carbon để tạo
thành khí nhiên liệu cháy được giàu CO, H
2
và một số hydrocarbon no, chủ yếu là
CH4. Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt trong hoặc

BF = 0,83 - 0,028 LC
Trong đó:
- BF : phần có khả năng phân hủy sinh học;
- 0,83 : hằng số thực nghiệm;
- 0,028 : hằng số thực nghiệm;
- LC : hàm lượng lignin tính theo % khối lượng khô.[5]
Sự hình thành mùi: Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các khâu
thu gom, trung chuyển và đổ ra bãi chôn lấp, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, do
khả năng phân hủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTRSH.
Trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S
2-
), sau đó sulfide kết
Trang 25
GVHD: Lê Thị Vu Lan
SVTH: Võ Thị Lan Hương


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status