skkn một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn ngữ văn lớp 6 - Pdf 13

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
MÔN NGỮ VĂN 6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường THCS đáp ứng
yêu cầu cấp học. Vai trò của người thầy trong việc giảng dạy là vô cùng
quan trọng, quyết đònh cho việc tiếp thu nắm vững kiến thức đến từng học
sinh, người thầy phải có phương pháp dạy học đúng dắn, phù hợp với từng
phân môn, từng bài, từng đối tượng học sinh để đạt được kết quả tốt nhất
trong việc dạy và học của thầy và trò.
Ngày nay, nước ta đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước mà công nghệ thông tin được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, yêu
cầu cần phát triển nguồn nhân lực trong cơ chế thò trường và hội nhập quốc tế
là vấn đề cần thiết. Do đó vấn đề dạy học theo hướng hiện đại đang đòi hỏi
người dạy học và người học phải tìm tòi sáng tạo để chiếm lónh những tri
thức để đáp ứng những nhu cầu phát triển xã hội. Vì vậy, đổi mới phương
pháp dạy học theo đònh hướng tích cực hóa được đặt ra do yêu cầu đổi mới
giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực cho đất nước trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Đối với việc giảng dạy môn Ngữ văn cần căn cứ vào đặc trưng vào sự
vận dụng các phương pháp dạy học của từng phân môn: Văn, Tiếng Việt,
Tập làm văn. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn tuy được xây dựng
theo nguyên tắc tích hợp nhưng không phủ nhận đặc trưng riêng của từng
phân môn trong quá trình giảng dạy.
Nhưng muốn đạt điều đó, người giáo viên phải có phương pháp vững
vàng, có tri thức khoa học sáng tạo, lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp. Để
thực hiện tốt việc giảng dạy môn Ngữ văn 6 người giáo viên phải lựa chọn
phương pháp phù hợp với đặc điểm từng lớp nhằm phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kó năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động vào tình cảm đem
lại hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó chất lượng học tập của học sinh
ngày được nâng cao.

Một số em có khả năng tự học ở nhà rất kém, lười học không nghiên cứu
đọc sách báo, tham khảo tài liệu ở nhà, không tích cực xây dựng bài, chưa
tích cực suy nghó chủ động tham gia các hoạt động tập thể để tự khám phá và
chiếm lónh kiến thức. Các em chưa dám đặt câu hỏi cho nhóm để cùng tranh
luận cho bản thân, cho thầy, bạn, chưa biết tự đánh giá các ý kiến quan điểm
và sản phẩm văn học của nhóm, bản thân… chưa tích cực sáng tạo trong thực
hành vận dụng kiến thức, kỹ năng và tình huống có vấn đề đặt ra từ thực tiễn
vào cuộc sống nên dẫn đến tình trạng học sinh học yếu môn Ngữ văn rất
nhiều.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2011 – 2012, kết quả như sau:
Lớp TSHS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
TS % TS % TS % TS % TS %
6A 42 2 4.7 9 21.4 21 50.0 8 19.2 2 4.7
6B 41 0 0 6 14.7 23 56.1 9 21.9 3 7.3
Kết quả trên cho thấy các em học yếu kém rất nhiều. Là giáo viên đứng
lớp trực tiếp giảng dạy môn Văn. Tôi tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả học tập.
2. Giải quyết vấn đề
Bác Hồ đã từng nói “Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục
mà nên”. Con người sinh ra sống và học tập đều phải trải qua môi trường rèn

2
luyện bản thân, trau dồi đạo đức để trở thành con người có tri thức. Vì thế
á thông qua tác phẩm văn học, học sinh sẽ thấy được cái thiện bao giờ cũng
thắng cái ác, giáo dục con người sống có tinh thần tương thân tương ái,
thương yêu đồng loại, biết ơn tổ tiên ta có công dựng nước, giữ nước qua
truyện truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy”…
biết ơn những người đã tạo những thành quả cho ta hưởng thụ, bước đầu hình
thành trong các em hướng tới cái chân, thiện, mó cảm nhận sâu sắc nội dung

đối tượng học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Văn bản nói chung và văn bản văn học nói riêng là một kết cấu nghệ
thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện

3
của tác giả bằng ngôn ngữ và qua những ấn tượng, cảm giác mà ngôn ngữ
mang đến, các văn bản có khả năng tái hiện một cách sinh động gợi cảm, cụ
thể thực hiện khách quan. Học sinh có thể tái hiện rất sinh động về hình ảnh
“Thạch Sanh” dũng cảm khỏe mạnh với những chiến công của chàng qua
văn bản “Thạch Sanh”. Đọc và học văn không chỉ để biết những sự kiện,
hiện tượng của cuộc sống mà còn để hiểu được ý tưởng sâu xa nằm ngoài
ngôn ngữ (ngôn từ ) tác phẩm hoặc những tư tưởng tình cảm và sự đánh giá
của nhà văn về hiện thực.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh truyện ngắn ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy
giếng” giáo viên cần giúp học sinh hiểu được truyện ngụ ngôn mượn truyện
loài vật, đồ vật, hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo truyện con
người, nhằm khuyên nhủ, răng dạy người ta bài học nào đó trong cuộc
sống.Vậy học sinh bắt đầu tìm hiểu văn bản sẽ hình dung được truyện “ Ếch
ngồi đáy giếng” mượn truyện loài vật để nêu lên bài học luân lý cho con
người không được chủ quan, kiêu ngạo coi thường người khác, phê phán
những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ, con người phải
cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Như vậy đọc hiểu văn bản không chỉ hiểu được nội dung mà ngôn từ
mang lại mà còn hiểu được những tư tưởng tình cảm những ngụ ý mà tác giả
dân gian muốn gửi gắm qua tác phẩm văn học.
Các văn bản trong chương trình ngữ văn 6 đều được chọn lọc rất kó, và là
những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc. Nó giúp học sinh nhận thức
cuộc sống đem đến những bài học những suy tưởng, những cảm xúc thẫm mó
cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn, tình cảm con người.những điều này là phụ
thuộc vốn kiến thức cá nhân. Do vậy sự tiếp thu kiến thức của các em chưa

cùng tiến bộ. Giáo viên nên tiếp thu và đánh gia,ù biểu dương những ý kiến
này, giờ học sẽ đem lại những ấn tượng sâu sắc cho các em.
Vì vậy, giáo viên cần biết vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù đối
với từng phân môn, muốn tìm hiểu được một văn bản văn học không thể
không đọc và đọc sáng tạo, nếu không đọc học sinh sẽ không khai thác được
nội dung trong văn bản cũng như đặc điểm nghệ thuật của văn bản. Song vấn
đề mà tôi muốn đề cập không phải là tên gọi phương pháp mà là phải biết
vận dụng chúng như thế nào trong giờ học văn nhằm giúp học sinh học tập
tích cực mang lại hiểu quả trong việc học ngữ văn.
Đối với giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản trước khi tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật là điều rất quan trọng.
2.1. Phương pháp đọc sáng tạo
a.Bản chất.
Đọc sáng tạo là một phương pháp vô cùng quan trọng đối với việc đọc-
hiểu văn bản, đọc sáng tạo không phải chỉ đọc thật hay, ấn tượng, mà quan
trọng là giáo viên hướng dẫn học sinh đọc có tình cảm giọng đọc, điệu bộ!…
giúp học sinh nhập vai, tái tạo hình tượng nghệ thuật, để học sinh hiểu một
cách chính xác nội dung văn bản, làm sau để học sinh vân dụng vào cuộc
sống thực tiễn. Mức thấp là đọc – hiểu những chữ bề mặt từng dòng.(tìm
nghóa hiển ngôn) mức cao là biết đọc hiểu những thông tin ở “bề sâu” văn
bản do mối quan hệ giữa các dòng, giữa lời văn với nhau.
Đọc sáng tạo giúp học sinh tìm ra lớp nghóa hàm ngôn của văn bản nghệ
thuật, đọc sáng tạo là phương pháp dạy đặc thù của phân môn văn được vận
dụng trong quá trình tìm hiểu khám phá tác phẩm và cả sau khi giờ trên lớp
đã kết thúc.
b. Quy trình thực hiện.

5
Ví dụ minh họa:Vận dụng phương pháp đọc – hiểu văn bản trong dạy học
văn bản cổ tích “Em bé thông minh”

thân vào tác giả nhân vật trong tác phẩm để học sinh hiểu tâm tư tình cảm,
điều tác giả, nhân vật muốn đề cập qua văn bản.
Bước này đòi hòi học sinh ở nhà chuẩn bò kỹ những câu hỏi SGK cùng gợi
ý của giáo viên. Đây là bước quan trọng giúp các em hiểu nội dung của văn
bản
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích
? Thử thách với nhân vật em bé thông minh là thử thách gì?
Học sinh: Các câu đố và các lần giải đố.

6
Giáo viên: Đây là hình thức ta thường gặp trong cổ tích.
Giáo viên: Hướng dẫn, gợi ý học sinh thảo luận nhóm hai câu hỏi sau,
từng nhóm đại diện nhóm phát biểu, học sinh bổ sung, nhận xét, giáo viên
chốt ý, thời gian thảo luận nhóm 3 phút.
? Em bé thử thách qua mấy lần? Nội dung câu đố và giải thích câu đố của
em bé?
? Dùng câu đố để thử tài nhân vật trong truyện cổ tích có tác dung gì?
- Học sinh nhóm 1: Câu 1 trả lời nhóm khác nhận xét, bổ sung thử thách
của em bé trải qua bốn lần.
Lần 1: Quan đố “trâu cày một ngày mấy đường”.
Giải đố là viên quan
Lần 2: Vua ra câu đố “ba con trâu đực nuôi làm sau làm sau đẻ thành 9
con trâu con”
- Giải để vua tự nói ra sự phi lý, vô lý điều mình đố.
- Lần 3: Câu đố của vua “một con chim sẽ nhỏ làm thành 3 mâm cỗ”
Giải: đố lại vua
Lần 4: Câu đố của xứ thần “xâu sợi chỉ mành qua ruột con ốc”
Giải: đáp lại bằng bài đông dao
Dựa vào kiến thức dân gian
Nhóm 2 trả lời, nhận xét, bổ sung.

Phương pháp dùng lời nói có nghệ thuật là phương pháp mà người nói
hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn sử dụng các hình thức ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ để chuyển tải những thông tin đã chuẩn bò sẵn, những suy nghó,
cảm xúc, hiểu biết của cá nhân mình tới người nghe, qua cung cấp kiến thức,
giải thích những mối liên hệ nhân – quả, khám phá và sự giảng giải những
khái niệm chung, qui luật, qua trình bày bằng phương tiện trực quan như bản
đồ, tranh ảnh, hoặc đọc, bình bài thơ, đoạn văn…Người nghe sẽ tiếp nhận hệ
thống thông tin đó từ người nói qua nghe, nhìn, ghi nhớ và tái hiện thông tin
tùy theo yêu cầu của dạy học.
b. Qui trình thực hiện:
Ví dụ: vận dụng phương pháp dùng lời nói có nghệ thuật cho bài “ Thầy
bói xem voi”
Bước 1: Chuẩn bò nội dung thông tin, phương tiện dạy học hỗ trợ.
Đối với phương pháp dùng lời nói có nghệ thuật đối với bài “ Thầy bói
xem voi”. Mặc dù là phương pháp dạy học truyền thống nhưng khi áp dụng
phương pháp dạy học này GV có thể cung cấp cho học sinh những tri thức kó
năng với lời bình giảng gọn gàng, ngắn gọn, gợi cảm, thuyết phục mà bản
thân học sinh còn lúng túng chưa cảm thụ thấu đáo, cần chuyển quá trình
thuyết giảng của GV kết hợp trao đổi, đàm thoại giữa GV với học sinh để
phát huy tính tích cực của học sinh.
Ví dụ đối với bước 1: Giáo viên cần chuẩn bò phóng to bức tranh sách giáo
khoa, chuẩn bò kó nội dung bài học.
Bước 2: Giới thiệu bài một cách hấp dẫn gây sự chú ý cho học sinh, gây
hứng thú.
Trong cuộc sống ta thường nghe “ Thầy bói nói mò” , “ thầy bói nói dựa!”
vậy cả 5 thầy bói xem voi phản ánh về con voi có chính xác không? Truyện
nhằm khuyên nhủ ta điều gì ta tìm hiểu truyện “ Thầy bói xem voi”.
Bước 3: Hướng dẫn gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung truyện.
Hỏi: Kể tên nhân vật trong truyện ?
Học sinh: Năm thầy bói mù.

? : Người như thế nào gọi là thầy bói?
Học sinh: Đọc chú thích 1
? : Truyện có tính chất gì?
Học sinh: chế giễu thầy bói và nghề bói toán.
Giáo viên giúp học sinh nhận ra một bài học sờ vào voi mà không nói
đúng về voi thì làm sao có thể nói đúng về số phận con người.
Rút ra bài học cho bản thân học sinh: không mê tín “ Bói ra ma quét nhà
ra rác”, “Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy đòa lí hàm răng chẳng còn”.
Bước 4: Tóm tắt toàn bộ bội dung thông tin
? : Truyện “ Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì?
Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn
diện,rút ra được câu thành ngữ”Thầy bói xem voi”.
2.3. Phương pháp vấn đáp gợi tìm:

9
Là phương pháp hình thành trên cơ sở quá trình tương tác giữa giáo viên
và học sinh thông qua việc giáo viên và học sinh đặt ra những câu hỏi và tìm
ra câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất đònh.
a. Bản chất
Bản chất của phương pháp này là sử dụng một hệ thống câu hỏi cho
học sinh tìm tòi suy nghó nhằm đạt mục tiêu của bài học. Giáo viên không
trực tiếp đua ra kiến thức mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để từ đó
hình thành kiến thức căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức có thể có các
loại vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa, vấn đáp tìm tòi.
b. Quy đònh thực hiện:
Ví dụ minh họa:Vận dụng phương pháp vấn đáp gợi tìm khi tìm hiểu
văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
Bước 1. Giáo viên cần nêu một số câu hỏi cho học sinh chuẩn bò ở nhà.
Đến lớp học sinh tham gia vào hoạt động dạy- học.

- Nghệ thuật: Nhân hóa cụ thể cảm giác đói thành dáng vẽ của cơ thể
của con người rất phú hợp (“Bủn rủn chân tay” “ù cả tay” “mờ cả hai mắt”
“cổ họng khô”)
? Theo em các bộ phận cơ thể con người có biết nói đi,ghen tò giống
người không?
Học sinh: Không
Giáo Viên đây chính` là do tác giả tưởng tượng.Tiết sau chúng ta học
bài kể chuyện tưởng tượng sẽ hiểu rõ hơn.
b? Họ đã nhận ra những sai lầm của mình như thế nào?
Học sinh: Cả bọn nhận ra sai lầm, bác Tai tỉnh ngộ đầu tiên, họ đã vực
lão Miệng dậy tìm thức ăn cho lão.
? Theo em sửa chữa sai lầm của họ đem lại kết quả gì? Vì sao?
- Kết quả: tốt đẹp vì chính sự thương yêu cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau
giúp họ sống chan hòa với nhau, mọi người một việc không ai ghen tò ai.
* Bước 3: Hệ thống hóa nội dung vấn đáp:
Giáo viên: Chuyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói truyện
người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức cộng đồng mà Chân, Tay, Tai,
Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng.
? Em hiểu như thế nào về ý nghóa này? Rút ra bài học gì cho bản thân?
Trong một tập thể mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương
tựa vào nhau để cùng tồn tại, biết hợp tác, quý trọng công sức của nhau thì
cộng đồng mới phát triển.
Những phương pháp dạy học này là phương pháp đặc thù trong môn
Văn học nhưng theo hướng hiện nay “lý luận luôn gắn liền với thực tiễn”
Tức là học sinh qua việc học sẽ biết thực hành vào cuộc sống, biết thôi thì
chưa đủ cần phải vận dụng kiến thức đó như thế nào đó mới là mục đích của
giáo dục, nên phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp không thể thiếu
khi dạy môn Văn.
2.4 Phương pháp dạy học hợp tác( phương pháp thảo luận nhóm, phương
pháp cùng tham gia)

Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân”
Suy nghó của em về hình tượng Thánh Gióng.
- Bước 2: Hoạt động theo nhóm: Học sinh suy nghó trao đổi ý kiến, thảo
luận trong nhóm, thống nhất ý kiến, cử đại diện trình bày kết quả làm việc
của nhóm mình trước tập thể.
- Bước 3: Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên gọi một đại diện nhóm trình
bày kết quả của nhóm, học sinh khác quan sát, bổ sung, nhận xét.
* Về cơ bản phải nêu được:
- Gióng là người anh hùng sinh ra từ sự phi thường
-Hoàn thành sứ mênh đánh giặc cứu nước, người anh hùng lại trở về cỏi
phi thường không cần vinh hoa phú quý. Bay lên trời cũng đồng nghóa với sự
bất tử.
- Gióng là người anh hùng đánh giặc đầu tiên trong văn học Việt Nam.
- Người anh hùng mang trong mình sức mạnh thần thánh ( sự ra đời kỳ lạ)
+ Sức mạnh cộng đồng (Cà, gạo của nhân dân)
+ Sức mạnh thiên nhiên, hỗ trợ cùng đánh giặc là núi non, tre và sắt)
+ Sự trưởng thành của Gióng thể hiện sức sống quật khởi của dân tộc.

12
Bước 4: Giáo viên tổ chức chốt lại, nhằm xác nhận kiến thức và đặt vấn
đề tiếp theo.
Chốt lại những ý học sinh vừa nêu.
Giáo viên: Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ đã ác liệt, thu hút
sự tham gia của cả cộng đồng.
Người dân thời đại Hùng Vương đã có ý thức kiên quyết bảo vệ đòa bàn
cư trú, chống lại mọi đạo quân xâm lược.
Giáo viên nêu vấn đề rút ra kết luận phần ghi nhớ (sách giáo khoa)
- Bước 5: Đánh giá và cho điểm một số cá nhân qua đóng góp trong hoạt
động nhóm.
3. Kết quả:

13
+ Biết thiết kế hệ thống câu hỏi theo một trình tự: Tái hiện, thông
hiểu, vận dụng.
+ Biết điều khiển, hướng dẫn học sinh học tập tự giác, kích thích tư duy
trong quá trình học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà.
+ Tạo cơ hội cho các em mạnh dạng phát biểu ý kiến quan điểm của cá
nhân.
* Về nội dung:
Muốn học sinh nắm vững kiến thức bài học giáo viên cần:
+ Nghiên cứu kỹ nội dung đối với từng bài, nắm vững nội dung thông
qua bài soạn, tài liệu.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
* Đối với học sinh:
- Tích cực tham gia xây dựng bài, tích cực thảo luận nhóm, tranh luận ở
lớp.
- Nắm vững kiến thức của từng bài, học sinh đã biết vận dụng kiến
thức vào cuộc sống.
Tóm lại để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao giáo viên
phải nắm vững các phương pháp dạy học, nội dung của từng bài, vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học. Còn đối với học sinh cần tích cực tham
gia xây dựng bài, chuẩn bò bài ở nhà một cách kỹ lưỡng thì việc dạy – học
kết quả mới khả thi.
Như vận muốn có kết quả cao cần có sự nổ lực của giáo viên và sự cố
gắng của học sinh.
III. KẾT LUẬN
Nói tóm lại việc tìm hiểu một số phương pháp dạy học đặc thù trong phân
môn Văn tôi thấy rằng các em đã biết đònh hướng khi tìm hiểu một tác phẩm
văn học, thông qua tác phẩm văn học các em đã có một số vốn kiến thức,
khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ lưu loát hơn. Biết áp dụng vào cuộc sống
tức là các em đã nắm vững nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi với hành”


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status