Thực trạng quản lý nhà nước về công tá thanh tra, những vấn đề cần tập trung giải quyết để tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước về công tác thanh tra - Pdf 13

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC
THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI
QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
NGUYỄN VĂN KIM
Thanh tra viên chính - Thanh tra nhà nước
Thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà
nước về công tác thanh tra là hai hoạt động cơ bản, chủ yếu trong công tác
thanh tra. Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại với nhau.
Hoạt động quản lý nhà nước có tính chất quyết định tới hiệu quả của công
tác thanh tra, hoạt động thanh tra có tác động hoàn thiện và tăng cường công
tác quản lý nhà nước. Thực tiễn cho thấy khi nào công tác tăng cường quản
lý nhà nước được tăng cường và đẩy mạnh thì hoạt động thanh tra thu được
nhiều kết quả, ngành Thanh tra khẳng định được vai trò quan trọng trong
công tác quản lý của các cấp, các ngành.
Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện
nay, phục vụ thiết thực sự nghiệp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, nhằm tiến tới mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh, thì việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh trà là yêu cầu
cấp bách. Do đó, việc nghiên cứu đổi mới một cách toàn diện, triệt để tổ
chức và hoạt động Thanh tra, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công
tác thanh tra là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay.
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC
THANH TRA
1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh tra
Năm 1990, Pháp lệnh Thanh tra được ban hành, đây là văn bản pháp
lý cao nhất, quan trọng nhất quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra.
Pháp lệnh khẳng định vị trí, vai trò công tác thanh tra - là chức năng thiết
yếu của công tác quản lý nhà nước. Tổ chức Thanh tra được thành lập thống
nhất từ Trung ương đến địa phương, bao gồm: Thanh tra nhà nước, Thanh
tra bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra

biện pháp để triển khai thực hiện. Thanh tra nhà nước ban hành, trình cấp có
thẩm quyền nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc
kiện toàn tổ chức Thanh tra, như Nghị định quy định về tổ chức Thanh tra
nhà nước (Nghị định 244/HĐBT), Nghị định quy định về Thanh tra viên
(Nghị định 191/HĐBT), các thông tư quy định về chức danh, cán bộ, chế độ
tiền lương, ngạch bậc Thanh tra viên v.v…
Thanh tra nhà nước phối hợp với các bộ, ngành xúc tiến việc xây
dựng và ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động làm cơ sở cho việc
thành lập Thanh tra các bộ ngành, tiến hành các thủ tục bổ nhiệm chức danh
lãnh đạo và Thanh tra viên để kiện toàn tổ chức. Đến nay, ở các bộ, ngành
đã có hệ thống các quy định khá đầy đủ về công tác thanh tra. Trong thời
gian qua, Thanh tra nhà nước còn kịp thời phối hợp và có ý kiến với lãnh
đạo các bộ, ngành, một số địa phương khắc phục tình trạng lồng ghép, sáp
nhập thanh tra với các tổ chức khác. Bằng nhiều nỗ lực, trong thời gian
không dài, hệ thống Thanh tra nhà nước đã cơ bản được hoàn chỉnh. Cho
đến nay, ở 61 tỉnh thành, 28 bộ, ngành đã có tổ chức thanh tra, gần 1.000 tổ
chức Thanh tra huyện, quận, sở ngành. Toàn ngành có trên 8.500 cán bộ,
trong đó có trên 5.000 Thanh tra viên, 63,6% có trình độ đại học và trên đại
học.
- Đối với Thanh tra các bộ, ngành trung ương:
Từ năm 1990 đến nay, mặc dù có nhiều biến động về việc xác định
phạm vi cơ cấu tổ chức, nhưng nhìn chung, các bộ, ngành đều rất coi trọng
đến công tác thanh tra, quan tâm đến việc kiện toàn tổ chức Thanh tra. Hầu
hết các bộ, ngành đều đã thành lập tổ chức Thanh tra. Hầu hết các bộ, ngành
đều đã thành lập tổ chức Thanh tra, đầu tư trang thiết bị, bố trí cán bộ có khả
năng đảm đương nhiệm vụ này. Hiện nay, nhiều tổ chức Thanh tra được tổ
chức tốt, hoạt động có hiệu quả, như Thanh tra các bộ, ngành: Quốc phòng,
Nội vụ, Ngân hàng, Tài chính, Y tế, Khoa học - Công nghệ và Môi trường…
Song một số nơi, Thanh tra tuy có được thành lập nhưng số lượng cán bộ
quá ít ỏi, năng lực hạn chế nên không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm

định thuộc ngành dọc. Cán bộ thanh tra ở sở, ngành hiện nay được bố trí
không đủ với số lượng quy định, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế.
Thực trạng Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra sở đặt ra vấn đề hệ thống
Thanh tra nhà nước cần phải được nghiên cứu tổ chức như thế nào để phát
huy được vai trò công tác thanh tra phục vụ thiết thực công tác quản lý, song
phải tập trung thống nhất, giảm nhẹ các đầu mối, tránh trùng lắp, chồng
chéo.
- Đối với Thanh tra các địa phương.
Từ trước đến nay, công tác thanh tra ở các địa phương rất được coi
trọng, trong bất cứ giai đoạn nào, hoạt động thanh tra đều được xác định là
công cụ hữu hiệu phục vu yêu cầu quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội
của chính quyền nhân dân các cấp. Trước khi Pháp lệnh Thanh tra được ban
hành, Thanh tra các địa phương đã được tổ chức khá quy mô, cán bộ, Thanh
tra viên nhiều người có năng lực và trình độ. Sau khi Pháp lệnh được thông
qua, các tổ chức Thanh tra ở địa phương được kiện toàn và phát triển mạnh
mẽ. Mạng lưới thanh tra tỉnh, thành phố, huyện quận được xây dựng đều
khắp trong phạm vi cả nước. Tuy mức độ khác nhau về số lượng cán bộ,
Thanh tra viên và quy mô tổ chức thanh tra, nhưng hoạt động thanh tra các
địa phương đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý của
chính quyền các cấp. Hàng năm, các tổ chức Thanh tra đã tiến hành hàng
ngàn cuộc thanh tra kinh tế-xã hội, xét, giải quyết hàng vạn vụ việc khiếu
nại, tố cáo. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế,
quản lý xã hội và thực hiện chính sách, pháp luật. Đã kiến nghị nhiều vấn đề
có tính chất vĩ mô nhằm điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường
hiệu lực pháp luật.
Tuy vậy, thực tế tổ chức và hoạt động thanh tra ở các địa phương còn
nhiều tồn tại. Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mặt tổ
chức tương đối hoàn chỉnh. Song, về chất lượng cán bộ chưa thật sự đáp ứng
yêu cầu. Trong hoạt động còn nhiều hạn chế, nhất là việc triển khai những
cuộc thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện

gỡ những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau
trong xử lý sau thanh tra.
Hàng năm, Thanh tra nhà nước tổ chức nhiều hội nghị tổng kết đánh
giá, kiểm điểm công tác thanh tra trong ngành, đồng thời xây dựng phương
hướng, kế hoạch thanh tra trong năm tới. Tổ chức các cuộc hội nghị thanh
tra với phạm vi và quy mô khác như trong phạm vi bộ, ngành, các địa
phương, thanh tra diện rộng, các cuộc thanh tra chuyên đề, thanh tra có tính
chất phức tạp. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để tăng cường hiệu
quả thanh tra, nâng cao nghiệp vụ thanh tra.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực, song công tác chỉ đạo, xây
dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần
khắc phục. Việc xây dựng chương trình thanh tra toàn ngành chưa thật sự
mang tính chủ động. Nội dung chương trình chưa mang tính vĩ mô, mới tập
trung chủ yếu dựa vào những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu vi phạm. Chưa
chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có tính chất phòng ngừa
để tập trung làm rõ hiệu quả một chủ trương hay một phương thức quản lý.
Trong hoạt động thanh tra đã mất khá nhiều thời gian tập trung vào việc xem
xét, giải quyết những vụ việc vi phạm đã xẩy ra. Do đó, kết luận, kiến nghị
còn hạn chế trong phạm vi nhất định, chưa mang tính dự báo nhằm khắc
phục những vi phạm, những sơ hở trong quản lý có tính chất phổ biến.
Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, chủ yếu là
của Thanh tra nhà nước, đồng thời định hướng cho Thanh tra các tỉnh, thành
phố. Đối với chương trình của Thanh tra các bộ, ngành thì ít được quan tâm,
nội dung hoạt động của Thanh tra các bộ, ngành chủ yếu do lãnh đạo ở đó
quyết định. Trong thực tế, kết quả hoạt động của Thanh tra các bộ ngành
không được gửi về Thanh tra nhà nước, nhiều báo cáo mang hình thức chiếu
lệ, không đảm bảo khách quan, phản ánh không đẩy đủ hoạt động thanh tra
tại bộ, ngành. Sự không nhất quán trong chỉ đạo, việc thiếu gắn bó, liên kết
giữa Thanh tra nhà nước với Thanh tra bộ, ngành đã và đang làm giảm sút
nghiêm trọng hiệu quả công tác thanh tra.

cán bộ quản lý của bộ, ngành, địa phương.
Để đào tạo cán bộ thanh tra có kiến tổng hợp sâu rộng, đa dạng đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác, hàng năm Thanh tra nhà nước cử
nhiều cán bộ đi học lớp đào tạo chính quy, dài hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ
nâng cao trình độ quản lý v.v… Trong những năm qua, năng lực, trình độ
của cán bộ thanh tra được nâng lên khá nhiều, số cán bộ đại học chiếm tỷ lệ
khá cao (63%) có thể đảm đương được các nhiệm vụ được giao.
Về công tác nghiên cứu khoa học: Những năm gần đây, công tác
nghiên cứu khoa học được quan tâm nhất định. Từ năm 1992, Trung tâm
Nghiên cứu khoa học - Thông tin Thanh tra được thành lập, có nhiệm vụ
giúp Tổng Thanh tra nhà nước tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa
học. Sau đó, Hội đồng khoa học Thanh tra nhà nước ra đời, có nhiệm vụ
tham mưu giúp Tổng Thanh tra nhà nước chỉ đạo, định hướng công tác khoa
học của ngành Thanh tra. Vì vậy, hoạt động khoa học đã được thúc đẩy và
thu được nhiều kết quả. Công tác nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn
đề có tính chất lý luận cơ bản về công tác thanh tra, lý luận về nghiệp vụ
thanh tra, những vấn đề đặt ra trong công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, chống tham nhũng, quản lý nhà nước về công tác thanh tra v.v…
Thời gian qua, chúng ta đã nghiên cứu triển khai nhiều đề tài quan
trọng, trong đó có 2 đề tài cấp nhà nước độc lập, gần 20 đề tài cấp bộ và
hàng chục chuyên đề cấp cơ sở. Kết quả thu được đã làm sáng tỏ nhiều vấn
đề khoa học về công tác thanh tra, làm cơ sở ch việc nghiên cứu xây dựng
các văn bản pháp luật về thanh tra. Hoạt động khoa học đã lôi cuốn, thu hút
nhiều cán bộ tham gia, tạo ra không khí nghiên cứu và củng cố, nâng cao tư
duy khoa học cán bộ, Thanh tra viên.
Tuy đạt được những kết quả nhất định, song công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ thanh tra, nghiên cứu khoa học, xây dựng nghiệp vụ công tác
thanh tra còn nhiều điểm bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc
xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra chính quy, hiện đại.
Số cán bộ thanh tra có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao, song chủ

Ngay từ khi mới thành lập, ngành Thanh tra đã chú ý tăng cường hợp
tác nhiều mặt với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Chúng ta thường
xuyên tổ chức những đợt học tập trao đổi, nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm
công tác ở nước bạn, đồng thời mời các chuyên gia nước ngoài đến Việt
Nam để hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Những năm gần đây, Thanh tra nhà nước đẩy mạnh quan hệ với các
nước có chế độ chính trị khác nhau. Chúng ta đã cử nhiều đoàn cán bộ
nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài về tổ chức và hoạt động
thanh tra, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng Toà án
Hành chính v.v… đã mời các đoàn, các chuyên gia nước bạn đến Việt Nam
để trao đổi và hội thảo các vấn đề về hoạt động thanh tra và các vấn đề khác
mà các bên quan tâm. Nhiều hội thảo quốc tế đã được diễn ra, thu hút sự
quan tâm chú ý và sự tham gia cộng tác của các tổ chức Thanh tra trong khu
vực và trên thế giới. Bằng nhiều sự cố gắng, đến nay Thanh tra nhà nước đã
đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước, nhiều cơ quan đối tác của Pháp, Đức,
Thuỵ Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc, HồngKông, Xingapo, Malaixia…
Mặc dù vậy, nội dung chương trình hợp tác quốc tế về công tác thanh
tra còn mang nặng hình thức, quan hệ hữu nghị, các vấn đề chuyên sâu về
nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng chưa
được đầu tư nghiên cứu một cách đúng mức. Việc hợp tác để học tập, bồi
dưỡng, đào tạo cho cán bộ thanh tra chưa được thực hiện. Hoạt động đối
ngoại của cơ quan chưa gắn bó, liên quan với hoạt động nghiên cứu khoa
học. Phương thức trao đổi thông tin giữa các bên còn nghèo nàn, đơn điệu.
Bộ phận chuyên trách đối ngoại của Thanh tra nhà nước còn thiếu những cán
bộ năng lực, chuyên môn, do đó hoạt động còn nặng về sự vụ, thiếu tính chủ
động sáng tạo, chưa thật sự trở thành cơ quan tham mưu đầy đủ cho Tổng
Thanh tra nhà nước về công tác đối ngoại.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT VÀ TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA

- Rà soát các văn bản pháp luật hiện hành về công tác thanh tra để
phát hiện những quy định bất hợp lý, chồng chéo, kiến nghị cấp có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền hoặc kiến
nghị cấp có thẩm quyền ban hành những văn bản bổ sung, khắc phục những
khiếm khuyết, những điểm bất hợp lý của Pháp lệnh Thanh tra. Chẳng hạn
như sớm trình Chính phủ ban hành các văn bản để khắc phục tình trạng
chồng chéo, bất hợp lý trong tổ chức của các cơ quan có thẩm quyền phối
hợp với các bộ, ngành hữu quan điều chỉnh và thống nhất một số quy định
pháp luật về phương hướng tổ chức, thành lập các tổ chức Thanh tra ở bộ,
ngành.
- Thanh tra nhà nước phát huy vai trò của cơ quan đứng đầu trong hệ
thống để chỉ đạo và triển khai các hoạt động quản lý nhà nước. Xây dựng
định hướng hoạt động hàng năm cho ngành Thanh tra, xây dựng chương
trình, kế hoạch thanh tra thường xuyên cho Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra
tỉnh, thành phố. Tránh sự chồng chéo, trùnh lắp trong chương trình, kế hoạch
thanh tra. Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan có chức
năng thanh tra, kiểm tra (Viện Kiểm sát, Công an, Kiểm tra Đảng) để xây
dựng chương trình, kế hoạch của mỗi ngành, tránh chồng chéo. Tăng cường
vai trò các vụ chức năng của cơ quan Thanh tra nhà nước trong việc thực
hiện quản lý nhà nứoc. Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các
cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố
cáo. Đôn đốc kiểm tra các cấp, các ngành, các đơn vị trong việc thực hiện
các kết luận, quyết định, kiến nghị về thanh tra, các quyết định giải quyết
khiéu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
- Kiện toàn các tổ chức Thanh tra các cấp, các ngành, nhất là Thanh
tra sở, ngành, Thanh tra huyện, quận chú trọng tới thanh tra các địa phương
ở miền núi, trung du. Bố trí cán bộ lãnh đạo đúng tiêu chuẩn, tuyển chọn bổ
nhiệm cán bộ, Thanh tra viên bảo đảm đúng năng lực, trình độ. Xây dựng
chiến lược về cán bộ đảm bảo ngành Thanh tra phát triển theo định hướng
chính quy hiện đại.

như quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các
đối tượng quản lý bằng tổ chức và quyền uy nhằm đạt được những kết quả
đã định trước thì quản lý nhà nước cũng mang những đặc điểm chung như
vậy. Nghĩa là Nhà nước dùng pháp luật làm phương tiện chủ yếu để quản lý
nhà nước. Thông qua pháp luật, Nhà nước có thể trao một phần hoặc toàn bộ
quyền lực của mình cho các cá nhân hay tổ chức, để các chủ thể này thay
mặt Nhà nước tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước.
Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, khoa học pháp lý đã
kết luận rằng: Quản lý nhà nước là sự tác động của chủ thể mang quyền lực
nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nói cụ thể hơn, theo các nhà lý luận
pháp lý hiện nay thì quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các
lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối
ngoại của Nhà nước.
Như vậy, kết luận trên trong chừng mực nào đó đã làm rõ khái niệm
về quản lý nhà nước. Từ đó hướng cho chúng ta nhận thấy rằng: quản lý nhà
nước trước hết là hoạt động của Nhà nước, Nhà nước thực hiện quyền quản
lý nhà nước của mình chủ yếu bằng các quy định của pháp luật để điều chỉnh
các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật để thực hiện có hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.
2. Về vai trò của công tác thanh tra trong hoạt động quản lý nhà
nước
Nói về vai trò của thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước, Nghị
quyết số 16/HĐBT ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về công tác
thanh tra có đoạn: “Thanh tra là công tác quan trọng trong toàn bộ công tác
quản lý của bộ máy nhà nước. Nó có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo vừa
kiểm tra sự đúng đắn của bản thân hoạt động lãnh đạo của mình, vừa kiểm
tra việc chấp hành của các cơ quan thuộc quyền, nhằm tìm ra những biện
pháp chỉ đạo và quản lý tốt nhất. Bảo đảm cho những chủ chương, chính

thanh tra có mục đích là tổ chức chỉ đạo thực hiện trong thực tế chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, thông
qua đó góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước để Nhà nước có đủ
năng lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Theo thiết chế quản lý hành chính nhà nước của Nhà nước ta hiện nay,
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra, đồng thời
Thanh tra nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra trong phạm vi cả nước.
Tương tự như vậy, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền quản lý
nhà nước đối với hoạt động thanh tra của địa phương, chịu trách nhiệm trước
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác thanh tra; các tổ chức Thanh
tra nhà nước cùng cấp chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân và cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
hoạt động thanh tra trên địa bàn.
Do đó, nghiên cứu về hoạt động quản lý cho thấy rằng: nói quản lý
nhà nước về công tác thanh tra không có nghĩa là nói về các hoạt động của
các tổ chức làm công tác thanh tra, mà là nói đến hoạt động có tính chất nhà

Trích đoạn VỀ PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH TRA TRONG THỜI GIAN TỚ Về thanh tra, kiểm tra: Tiến hành kiểm tra, thanh tra các bộ khác, các Uỷ ban nhân dân, các tổ chức và công dân trong việc chấp hành luật Về tổ chức và cán bộ: Tổng Thanh tra nhà nước tập trung chỉ đạo kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra bao gồm cơ quan Thanh tra nhà nước, Về quan hệ quốc tế: Trong những năm qua, Tổng Thanh tra nhà nước đã quan tâm đến việc tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status