Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam - Pdf 13

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân Nguyễn thị mỹ

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trờng chứng
khoán việt nam



i

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những
kết quả trong luận án chưa từng được công bố trong bất
cứ một công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Mỹ ii
MỤC LỤC

CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM 71

2.1 Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam và công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam với kiểm toán báo cáo tài chính 71

2.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 71

iii
2.1.2 Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 73
2.2 Tình hình kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam 77

2.2.1 Đặc điểm chung về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam 77

2.2.2 Tình hình thực hiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 87

2.2.3 Tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu, khoản
mục lợi nhuận và báo cáo tài chính hợp nhất trong kiểm toán báo cáo tài chính các
công ty niêm yết 131

2.3 Đánh giá chung thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 145

2.3.1 Những mặt đã đạt được của kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay 145

2.3.2 Những mặt hạn chế của kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

3.2.3 Hoàn thiện kiểm toán các phần hành đặc thù trong kiểm toán báo cáo tài
chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 201

3.2.4 Hoàn thiện việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán và xây dựng văn hóa
doanh nghiệp của công ty kiểm toán 202

3.2.5 Nâng cao chất lượng kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế 203
3.2.6 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty niêm yết trong quan hệ
hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán 209

3.2.7 Hoàn thiện đối tượng kiểm toán trong quan hệ hoàn thiện và nâng cao chất
lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trượng chứng
khoán 214

3.3 Các kiến nghị thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 218

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 221
KẾT LUẬN CHUNG 222
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 224
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 225 v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
A&C : Công ty Kiểm toán và Kế toán
AASC : Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Bảng 2.4 : Kết quả gửi phiếu điều tra 87
Bảng 2.5: Quy trình kiểm toán BCTC của các CTNY tại BIG FOUR 92
Bảng 2.6: Câu hỏi về tính độc lập của KTV với khách hàng 105
Bảng 2.7: Bảng phê duyệt tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng 106
Bảng 2.8: Bảng tính toán mức trọng yếu tại Công ty ABC 107
Bảng 2.9: Thử nghiệm kiểm soát đối với phần hành mua hàng nhập kho của
Công ty CP ABC 107

Bảng 2.10 : Trích giấy tờ làm việc số 4313 - Thử nghiệm kiểm soát
HTKSNB đối với HTK tại Công ty ABC 108

Bảng 2.11: Trích giấy tờ làm việc số 5441 - Test compilation 109
Bảng 2.12: Trích giấy tờ làm việc Số 5445 - Kiểm tra nhập HTK 110
Bảng 2.13: Trích giấy tờ làm việc Số 5447 - Bảng tổng hợp 110
giá trị HTK sau kiểm toán 110
Bảng 2.14: Bảng tính mức trọng yếu của E&Y 111
Bảng 2.15 : Các giao dịch trọng yếu của khách hàng XYZ 111
Bảng 2.16 : Bảng đánh giá rủi ro kiểm toán thích hợp 112
Bảng2.17: Kết quả thực hiện thử nghiệm kiểm soát 113

vii
Bảng 2.18: Bảng thu thập số liệu phát sinh với các tài khoản doanh thu của
công ty XYZ trong năm 2010 115

Bảng 2.19: Bảng đối chiếu số liệu giữa tài khoản kế toán và sổ theo dõi với các
khoản doanh thu năm 2010 của công ty XYZ 116

Bảng 2.20: Đánh giá mức trọng yếu ban đầu chung cho cho các CTNY 119
Bảng 2.21: Bảng xác định mức trọng yếu ban đầu do KTV Công ty AASC thực
hiện tại khách hàng KDC 123

chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm
2011 (cho năm tài chính 2010) 174

Bảng 3.5 : Doanh thu của BIG FOUR toàn cầu qua 4 năm 180
Bảng 3.6: Bốn chỉ tiêu tổ chức hoạt động chủ yếu của các CTKT năm 2010 . 181
Bảng 3.7: Thủ tục kiểm toán theo hướng tiếp cận trên cơ sở rủi ro 193
Bảng 3.8: Cơ cấu giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài 216

SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: TTCK trong hệ thống thị trường tài chính 9

Sơ đồ 1.2. Các phần hành kiểm toán cơ bản của kiểm toán BCTC 22
Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm toán BCTC – kinh nghiệm thế giới 64
Sơ đồ 2.1: Tóm tắt cơ sở pháp lý trực tiếp cho hoạt động kiểm toán BCTC các
CTNY tại Việt Nam 86

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập tiến hành –
Chương trình kiểm toán mẫu 89

Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán BCTC của các CTNY - các CTKT không thuộc
nhóm BIG FOUR 118

Sơ đồ 3.1: Cấu trúc tổ chức bộ máy của CTNY 211
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức ban kiểm soát 212

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp (DN) muốn tồn tại, phát triển
cần xác định đúng đắn các nguồn lực kinh tế đang nắm giữ cũng như xu hướng phát

tin hiện đại và rộng khắp không chỉ nhằm công bố thông tin có chất lượng cao, mà
còn phải truyền thông tin nhanh chóng, kịp thời, đồng thời phải làm cho các chủ thể
hoạt động kinh doanh trên thị trường có quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận thông
tin. Một trong những yếu tố góp phần đảm bảo thông tin công bố của các CTNY
được tin cậy là thông qua hoạt động kiểm toán BCTC của các CTNY.
TTCK Việt Nam trong những năm gần đây đã có s
ự biến đổi mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng. Với sự tham gia của rất nhiều CTNY và sự ra đời của hàng
trăm công ty chứng khoán đã thể hiện nhu cầu TTCK Việt Nam phát triển vượt bậc.
Cùng với sự phát triển trên, minh bạch hóa thông tin tài chính của các CTNY đang
trở thành nhu cầu cấp bách đối với những người sử dụng. Tuy nhiên độ tin cậy của
thông tin được cung c
ấp là điều quan tâm chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước
và các nhà đầu tư. Để góp phần đảm bảo tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của
thông tin được công khai của các tổ chức niêm yết trên TTCK, Nhà nước Việt Nam
yêu cầu các CTNY trên TTCK Việt Nam phải bắt buộc kiểm toán BCTC hàng năm
do kiểm toán độc lập thực hiện.
Hiện nay, TTCK Việt Nam còn non trẻ và có rất nhiều biến động phức tạp: Số
lượng các CTNY ngày càng gia tăng, hàng hóa trên TTCK đa dạng, phong phú và
phức tạp. Bên cạnh đó, việc thu hút và mở rộng thị trường vốn của các CTNY còn
rất nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan: Đối với Nhà nước,
việc quản lý vĩ mô đối với TTCK còn bất cập cả về chính sách và thực thi chính
sách; Các CTNY (người gọi vốn) chưa chủ động nắm bắt thị trường nhất là nhu cầu
và mong muốn của nhà đầu tư
; Với các nhà đầu tư, việc phân tích thị trường và tình
hình tài chính của các CTNY chưa hiệu quả cùng với tâm lý dè dặt, e ngại đã cản
trở họ rất nhiều trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. Nhằm đảm bảo
cho thị trường hoạt động lành mạnh, phát triển và đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm
của các chủ thể tham gia TTCK, việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính của
các CTNY phải trung thực, hợp lý và hợp pháp là rất cấp bách. Tuy nhiên, hiện nay

được quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra thị trường chứng khoán.
Về phạm vi nghiên cứu, Đề tài tập trung vào kiểm toán BCTC của các CTNY
(công ty cổ phần) trên TTCK do các công ty kiểm toán (CTKT) độc lập thực hiện
trong quan hệ với bộ phận kiểm toán nội bộ cùng việc quản lý rủi ro của các CTNY.
Trong mối quan hệ đó, Luận án cũng chú trọng đến quan hệ giữa kiểm toán BCTC

4
năm với việc soát xét BCTC giữa kỳ như một nội dung quan trọng trong quá trình
nghiên cứu trọng yếu và rủi ro kiểm toán BCTC. Tất nhiên, vấn đề tổ chức soát xét
BCTC cần được nghiên cứu qua một đề tài riêng. Trong quan hệ, Tác giả trực tiếp
khảo sát thực tế tại một số CTKT độc lập như: Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính
Kế toán và Kiểm toán (AASC), CTKT Deloitte Việt Nam; CTKT AVA, CTKT
Nhân Việt, CTKT và Tư vấn Sài Gòn (A&C) - Chi nhánh Hà Nộ
i…
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Đề tài vận
dụng các phương pháp chung như thu nhận thông tin, tổng hợp, phân tích, thống kê
từ đó đưa ra luận cứ cơ bản về kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK. Kết
hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp cả nghiên cứu định tính với nghiên cứu định
lượng. Cụ th
ể, trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy được về kiểm toán BCTC của
các CTNY trên TTCK, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước
về lĩnh vực này, Tác giả phân tích và tổng hợp để hoàn thành lý luận chung về kiểm
toán BCTC của các CTNY trên TTCK.
Trong nghiên cứu thực tiễn, Đề tài vận dụng các phương pháp cụ thể như điều
tra, tổng hợp, phân tích thực trạng kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Vi
ệt
Nam. Từ nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đó, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn
thiện kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Cụ thể, Luận án kết
hợp chọn mẫu chủ thể kiểm toán với khách thể kiểm toán: Với khách thể kiểm toán

Trên c
ơ sở tổng hợp lý luận chung, kết hợp với phân tích thực trạng kiểm toán
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, Tác giả đề xuất những giải pháp và
các kiến nghị hoàn thiện kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, tạo niềm tin cho những người quan tâm, góp
phần đẩy mạnh sự phát triển của TTCK Việt Nam hiện nay.
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứ
u về kiểm toán nói chung và
kiểm toán BCTC nói riêng: Một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về kiểm toán và kiểm
toán BCTC như: “Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam”
(Ngô Đức Long,2002); “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán BCTC DN ở Việt Nam”
(Đoàn Thị Ngọc Trai, 2003); “Hoàn thiện kiểm toán BCTC các công ty xây lắp của
các tổ chức kiểm toán độc lập” (Phạm Tiến Hưng,2009); Trong các luận án đ
ó: Tác

6
giả Ngô Đức Long đi vào nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập nói chung để từ
đó nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập trong những thời kỳ mới phát triển
( Ngô Đức Long, 2002); Tác giả Đoàn Thị Ngọc Trai nghiên cứu khái quát chung
về kiểm toán BCTC trong các DN Việt Nam qua việc tiếp cận về qui trình kiểm
toán chung, về bộ máy kiểm toán, về tổ chức xây dựng chuẩn mực kiểm toán; Ngoài
ra, Tác giả c
ũng tìm hiểu cụ thể về qui trình kiểm toán tại CTKT Việt Nam
(VACO), Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), CTKT
và Kế toán (AAC) và tại Kiểm toán Nhà nước; Tác giả Phạm Tiến Hưng nghiên cứu
chuyên sâu về kiểm toán BCTC các DN xây lắp tại Việt Nam qua lý luận và những
đặc điểm chung về BCTC các DN xây lắp cũng như qui trình kiểm toán, đối tượng
kiểm toán, phương pháp kiểm toán, kiểm soát chất lượng qua khảo sát thực tế
tại

Ngoài ra có một số bài báo trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả như :
Báo cáo kiểm toán CTNY đạt yêu cầu (Bùi Văn Mai – Mạnh Bôn, Báo Đầu tư
Chứng khoán Số 314, 2005); Từ góc nhìn kiểm toán – Thử tìm hiểu nguyên nhân
TTCK Việt Nam liên tục điều chỉnh giảm (Lê Quang Bính, Tạp chí Kiểm toán, Số
3,2008); Một số vấn đề công tác kế toán tài chính tại các CTNY trên TTCK Việt
Nam ( Hoàng Thị Việt Hà, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán Số 17, 2009)
hoặc một số đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước như: Giải pháp phát triển kiểm toán
độc lập ở Việt Nam đến năm 2015(GS.TS Ngô Thế Chi – CN Bùi Văn Mai, 2006);
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTKT độc lập ở Việt Nam hiện nay (PGS.TS
Đoàn Xuân Tiên,2008)… Các tác giả trên đã khái quát trên khía cạnh tổ chức kiểm
toán độc lập, kiểm toán BCTC các CTNY tại Việt Nam hiện nay.
Như vậy, có thể thấy chưa có nghiên cứu thực nghiệm ở
Việt Nam về kiểm toán
BCTC các CTNY trên TTCK Việt Nam. Vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu về
kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK hiện nay mang tính thời sự cấp bách.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận án gồm 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán;
Chương 2: Thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Vi
ệt Nam;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

8
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


chỉ tồn tại và phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường.
Cấu trúc của TTCK được thể hiện qua Sơ đồ 01.1:

Sơ đồ 1.1: TTCK trong hệ thống thị trường tài chính
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
TTCK có nhiều loại nên cần phân loại TTCK theo từng tiêu chí khác nhau:
Thứ nhất, Că
n cứ vào quá trình lưu thông chứng khoán, có thể phân chia
TTCK thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi phát
hành lần đầu chứng khoán ra công chúng, tạo vốn cho đơn vị phát hành và chỉ tạo ra
phương tiện huy động vốn. Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán
những chứng khoán đã được phát hành thông qua thị trường sơ cấp. Những loại
chứng khoán này có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên TTCK thứ cấp với
nhiều giá cả cáo thấp khác nhau. Thị trường thứ cấp không ảnh hưởng tới nguồn
vốn cả các tổ chức đã phát hành ra chứng khoán đó nhưng nó giúp tạo nên một yếu
tố quan trọng cơ bản của việc mua bán chứng khoán, đó là tính thanh khoản.
Thứ hai, Căn cứ vào phương thứ
c giao dịch, TTCK bao gồm thị trường tập
trung và thị trường phi tập trung. Thị trường tập trung là thị trường có tổ chức,
trong đó các chứng khoán giao dịch mua bán tại một nơi gọi là Sở Giao dịch chứng
Thị trường tài chính

chứng khoán với mục đích kiếm lời.
1.1.2 Công ty niêm yết
trên
thị trường chứng khoánTheo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 1), công ty là DN do nhiều thành viên
cùng góp vốn cùng chia lợi nhuận hoặc cùng chịu lỗ, tương ứng với phần vốn góp.
[29]. Theo Từ điển Luật học, công ty là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc
pháp nhân bằng một sự kiện pháp lí nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được mục
tiêu chung nào đó. [66]
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, khái niệm về “công ty” được áp dụ
ng không hoàn
toàn giống nhau. Ở Pháp, công ty (La socie’te’, La compagnie) được hiểu là “tổ
chức của những người góp chung vốn và chung hoạt động nhằm mang lại những lợi
ích hoặc lợi nhuận về kinh tế”[90]. Tại Mỹ, theo Luật Công ty của hầu hết các bang
ở Mỹ, công ty (company, corporation) được hiểu là một thực thể được hình thành
bởi một sự kiện pháp lý, được nhà nước (chính quyền bang) thừa nhận và cấp phép,
thành lập chủ y
ếu nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh [22, tr.6]. Tại Việt

11
Nam, Theo Điều 4, Luật DN của Việt Nam - năm 2005, công ty là các tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của luật pháp nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. [58]
Như vậy, công ty được hiểu là một tổ chức của một hoặc nhiều cá nhân, pháp
nhân tiến hành hoạt động kinh doanh theo luật pháp và mục tiêu chung.
Các loại hình công ty thường có những đặc điểm sau:
Một là, Công ty là sự liên kết của cá nhân hoặc pháp nhân. Kết quả của sự liên
kết này tạo ra một tổ chức được pháp luật thừa nhận;

Đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần:
Một là, Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh, chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của
công ty trong phạm vi giá trị tài sản của công ty;
Hai là, Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Công ty cổ phần phải có cổ phiếu phổ thông và có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi các
loại như c
ổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại, cổ phiếu ưu đãi biểu
quyết, cổ phiếu ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. Cổ phần được chuyển
nhượng tự do, trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng. Trong 3
năm đầu, kể từ ngày công ty được đăng kí kinh doanh cổ phần ph
ổ thông của cổ
động sáng lập chỉ được chuyển nhượng cho người ngoài nếu được sự chấp thuận
của đại hội cổ đông;
Ba là, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 3 và không
hạn chế số lượng tối đa;
Bốn là, công ty được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
trong công chúng.

Như vậy, công ty cổ phần là loại hình DN được xây dựng trên mối quan hệ về
đầu tư vốn giữa các cá nhân, các tổ chức với sự đa dạng của các chủ sở hữu và cùng
mục tiêu kinh doanh chung. Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sở hữu
và công khai minh bạch các thông tin, nhu cầu kiểm toán nói chung và kiểm toán
BCTC nói riêng là rất cần thiết và có tác dụng thiết thực.
Khi nền kinh tế thị
trường phát triển, sự ra đời của TTCK đã hình thành rất
nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia TTCK. Các chủ thể tham gia TTCK

13
tập trung thường bao gồm: Uỷ ban chứng khoán quốc gia; sở giao dịch chứng

có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao
dịch chứng khoán. [59]

14
Theo Từ điển Thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh – Việt (Dictionary of
stock market), CTNY là công ty có các cổ phần được ghi trên thị trường chính của
sở giao dịch chứng khoán. [67]
Như vậy, CTNY là một tổ chức phát hành chứng khoán trên TTCK tập
trung; là công ty cổ phần tiến hành phát hành chứng khoán trên TTCK tập trung
nhằm huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; là công ty
có chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) được niêm yết trên sở giao dịch ch
ứng
khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán.
CTNY được quyền phát hành chứng khoán dưới dạng cổ phiếu và trái phiếu ra
công chúng. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của CTNY. Trái phiếu là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một ph
ần vốn
nợ của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu gồm có hai loại cơ bản là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ
phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất. Cổ phiếu này không có thời gian đáo
hạn, thể hiện quyền sở hữu vĩnh viễn đối với công ty. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu
th
ường chính là chủ sở hữu của công ty, có quyền tham gia kiểm soát và điều khiển
các công việc của công ty. Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức tối đa hay
tối thiểu mà cổ đông được nhận. Tỉ lệ cũng như hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông
tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và chính sách của công ty, do HĐQT quyết định.
Như vậy, thu nhập mà cổ phiếu thường mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố
định. Đó có thể là mức lợi tức cao nhưng đồng nghĩa với việc chấp nhận mức rủi ro
cao. Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông thường chỉ được nhận những gì còn

nhập DN, cổ tức không được tính vào chi phí hợp lý mà lấy từ lợi nhuận sau thuế.
Tuy nhiên, điều kiện ưu đãi c
ủa cổ phiếu ưu đãi đã làm giảm rủi ro, có thể tăng tính
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và giảm chi phí huy động vốn đối với nhà phát hành.
Như vậy, công ty sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi khi mà công ty muốn tăng VCSH,
chống lại được sự phá sản của công ty nhưng lại không muốn san sẻ quyền lãnh
đạo. Nói cách khác công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi khi sử dụng cổ
phiếu thường
và trái phiếu là bất lợi.
Để trở thành CTNY trên TTCK cần phải có các tiêu chuẩn hay điều kiện
cụ thể tùy thuộc vào qui định của từng sở giao dịch trên từng quốc gia. Thông

16
thường, các CTNY cần đảm bảo cả hai loại tiêu chuẩn : tiêu chuẩn định tính và
tiêu chuẩn định lượng.
Nhóm tiêu chuẩn định tính: Triển vọng phát triển của tổ chức phát hành; tính
khả thi của phương án sử dụng vốn huy động được từ đợt phát hành; nhận xét của
KTV về BCTC của công ty; lợi ích kinh tế mang lại của công ty đối với nền kinh tế
quốc dân; việc thực hiện công tác công bố thông tin;….
Nhóm tiêu chuẩn định lượng: Thời gian hoạt động - công ty phải có thời gian
hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính đến thời điểm niêm yết; quy mô
vốn - công ty cần có số vốn góp vốn cổ đông mức độ nhất định đủ lớn để tạo cơ sở
tiềm lực tài chính mạnh; phân phối quyền sở hữu cổ phần - công ty cần có s
ố lượng
cổ đông nhất định để đảm bảo khả năng hoàn tệ của cổ phiếu được niêm yết; hiệu
quả hoạt động - công ty phải có lợi nhuận trong một số năm tính đến thời điểm niêm yết.
Cơ sở pháp lý đối với CTNY trên TTCK
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng
ký và giao dịch tại thị trường giao d
ịch tập trung. Để được niêm yết trên thị trường,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status