HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BAN KIỂM SOÁT TRONG QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN - Pdf 14

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới cô giáo Th.S Lê Kim Nguyệt, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ
em trong suốt thời gian nghiên cứu vừa qua. Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết
ơn trân trọng tới toàn thể các thầy cô giáo trong Bộ môn Luật kinh doanh đã giúp
đỡ em trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên ngành luật. Các thầy cô đã hỗ trợ
và chỉ bảo tận tình em trong suốt bốn năm học vừa qua để em có được thành quả
như ngày hôm nay.
Em cũng xin gửi những tình cảm này tới gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ để em có thể hoàn thành Khóa Luận này.
Sinh viên
Mai Thị Dung
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CTCP : Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
HĐQT : Hội đồng quản trị
BKS : Ban kiểm soát
HĐGS : Hội đồng giám sát
GĐ/TGĐ : Giám đốc/ Tổng giám đốc
BGĐ : Ban giám đốc
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của Quản trị
công ty là vấn đề thiết yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
Trong làn sóng cạnh tranh dữ dội của nền kinh tế, quản trị công ty trở thành một yếu
tố quan trọng. Sự thành bại của một công ty luôn lệ thuộc vào cách thức tổ chức, và
quản lý nội bộ của công ty. Một bộ máy công ty đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt với sự

CTCP nói riêng ở Việt Nam là rất cần thiết.
Trong các CTCP, vai trò của BKS là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng
giám sát hoạt động của HĐQT, TGĐ/GĐ, phát hiện những sai phạm, đặc biệt là
tránh những giao dịch tư lợi, những hoạt động bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến
công ty. BKS còn là thiết chế pháp lý đề xuất những giải pháp, những sáng kiến để
hoạt động quản lý, điều hành công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Nhìn từ góc độ lý luận, BKS đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động
quản trị tài chính của doanh nghiệp, nhất là các CTCP. Chức năng quyền hạn của
BKS được luật định nhưng địa vị pháp lý của BKS trong quản trị công ty ở Việt
Nam là hết sức mờ nhạt. Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của BKS
trong CTCP còn nhiều bất cập và chưa tiếp cận được các thông lệ tốt trong quản trị
công ty trên thế giới.
Nhìn từ góc độ thực tiễn, hầu hết các CTCP ở Việt Nam hiện nay, BKS chỉ
đóng vai trò hình thức, được chính HĐQT và các cổ đông lớn dựng lên cho có và
hoàn toàn bị vô hiệu hóa. BKS chưa thực hiện đầy đủ các chức năng quyền hạn của
mình, từ đó chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng của các cổ đông.
Trong bối cảnh đó cùng những yêu cầu đặt ra trước mắt với quá trình hội
nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam nói chung và loại hình CTCP nói riêng thì việc
nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về BKS trong CTCP là hết
sức cần thiết kể cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Với tất cả những lý do đó,
em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về Ban kiểm soát
trong quản trị nội bộ công ty cổ phần” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
BKS trong quản trị nội bộ CTCP không chỉ là mối quan tâm của các nhà
quản trị doanh nghiệp – những chủ thê thực hiện mà còn là vấn đề được các luật gia,
những nhà nghiên cứu pháp lý hết sức quan tâm. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều
5
công trình nghiên cứu về quản trị công ty nói chung và BKS nói riêng. Đơn cử như
những bộ thông lệ tốt về quản trị công ty như các nguyên tắc quản trị Công ty của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hệ thống Quản trị Doanh nghiệp

Lênin, đồng thời vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng được thể hiện trong
chính sách pháp luật, cụ thể vào các quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó Khóa luận kết hợp sử dụng các phương pháp, phân tích, diễn
dịch, quy nạp, tổng kết đánh giá…các quy định của pháp luật về BKS trong quản trị
nội bộ CTCP.
Ngoài ra, Khóa luận còn sử dụng các phương pháp trình bày, tổn hợp, so
sánh, đối chiếu, kế thừa, phân tích…nhằm đạt kết quả tốt hơn
6. Cấu trúc khóa luận
Nộ dung Khóa luận gồm có 3 phần chính:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về BKS trong quản trị nội bộ CTCP
Chương II. Thực trạng các quy định pháp luật về BKS trong quản trị
nội bộ CTCP ở Việt Nam hiện nay
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của BKS trong
quản trị nội bộ công ty cổ phần tại Việt Nam
7
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BKS
TRONG QUẢN TRỊ NỘI BỘ CTCP
1.1 Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty trong CTCP
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản trị công ty
1.1.1.1 Khái niệm về quản trị công ty
Quản trị công ty là khái niệm đã đang và càng ngày càng trở lên phổ biến,
rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, không có một định nghĩa duy nhất nào về Quản trị
công ty có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Vì ở mỗi khía cạnh, góc
nhìn khác nhau, “quản trị công ty” sẽ thể hiện những đặc trưng riêng của nó.
Thật vậy, về bản chất, “quản trị” hay “quản trị công ty” là đối tượng nghiên cứu
của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là kinh tế học bởi quản trị công ty là vấn đề gắn
liền với chi phí, tính hiệu quả trong hoạt động của công ty. Bởi vì mục đích cuối cùng
của vấn đề quản trị cũng là để tạo ra lợi nhuận cho xã hội, phát triển kinh tế. các nghiên
cứu của kinh tế học chủ yếu tập trung vào vấn đề quản trị công ty với tính chất là một
định chế và tổng thể các nhiệm vụ để chèo lái một hệ thống, hay nói cách khác, tập

phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu
quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng nguồn lực một cách tốt hơn”. [27]
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), “Quản trị công ty là một hệ thống
các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công
ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả và
nhờ vào đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn
trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm cơ
bản nhất của một hệ thống Quản trị công ty là: (i) Tính minh bạch của các thông
tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý;
(ii) Các thành viên trong Hội đồng quản trị có thể hoàn toàn độc lập trong việc
thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản
lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý trong việc
miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết.”
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia Development Bank - ADB), quản
trị công ty bao gồm một hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa cổ
đông, các chức danh quản lý, các chủ nợ, chính phủ và những người có liên quan
khác cũng như hệ thống các cơ chế đảm bảo thực hiện các quy chế trên
9
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ quy định về Quản trị công ty, Điều 2, Quy
chế Quản trị công ty niêm yết ban hành theo Quyết định số 12/2007/QĐ – BTC
ngày 13/03/2007 quy định: “Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo
cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì
quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan đến công ty”. Cũng theo điều
này, các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm: (i) Đảm bảo một cơ cấu quản trị
hiệu quả; (ii) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông; (iii) Đối xử công bằng giữa các cổ
đông; (iv) Đảm bảo vai trò của những người liên quan đến công ty; (v) Minh bạch
trong hoạt động của công ty; và (vi) Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty có
hiệu quả.” [ 1 ]
Quản trị công ty xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích,
các thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các cổ đông, HĐQT, ban điều

pháp lý, quản trị công ty còn được hiểu như là loại chế định pháp lý, đó là chế định
pháp lý về tổ chức công ty. Do vậy, bản chất của quản trị công ty được hiểu như là
cơ chế tổ chức quản lý công ty nhằm mục đích hướng tới bảo vệ hữu hiệu lợi ích
của chủ sở hữu công ty cũng như lợi ích của toàn xã hội.
Tóm lại, từ quá trình phân tích các luận điểm nêu trên, có thể cho chúng ta
một cách nhìn khái quát về quản trị công ty dưới góc độ pháp lý như sau:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, quản trị công ty là tất cả các quy định, các cơ chế
nhằm tổ chức công ty một cách có hiệu quả vì lợi ích của công ty và của xã hội.
Theo đó “Quản trị công ty” không liên quan đến hoạt động tác nghiệp, điều hành
hoạt động hàng ngày của công ty, chủ yếu chỉ xác định quyền lợi trách nhiệm của
các chủ thể quản lý công ty, giám sát công ty cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện
nó. Cụ thể là xác định rõ nội dung phân chia quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa chủ
sở hữu công ty, ĐHĐCĐ, BGĐ, BKS và những người có liên quan khác của công
ty, đồng thời lập ra các nguyên tắc và thủ tục để ra những quyết định về những vấn
đề của công ty. Các thiết chế điều chỉnh quan hệ này được cụ thể hóa trong Luật
Doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật quản trị công ty (ở một số
nước) và rải rác ở một số luật có liên quan.
Thứ hai, ở phạm vi hẹp hơn, quản trị công ty được hiểu như là chế định về
quản lý nội bộ công ty. Quản trị công ty điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu
với nhau; giữa chủ sở hữu với bộ máy quản lý điều hành công ty, qua đó ngăn chặn
sự lạm dụng quyền lực chức vụ, giảm thiểu rủi ro không cần thiết đối với công ty và
11
chủ sở hữu của công ty, các thiết chế điều chỉnh nó chủ yếu trong các luật về tổ
chức kinh doanh.
1.1.1.2 Những đặc điểm của quản trị công ty
Hiện nay khái niệm quản trị công ty và khái niệm quản lý công ty hay quản
trị kinh doanh là những khái niệm khó phân biệt với nhiều nhà quản lý của Việt
Nam, và ở chừng mực nào đó thì dường như những khái niệm này hay bị nhầm lẫn.
Nhưng đây là ba vấn đề khác nhau nó có mối quan hệ mật thiết với nhau chứ không
bị trùng lặp. Quản trị công ty tập trung vào các cơ cấu và quy trình của công ty

chính của thể chế này là đưa ra định hướng chiến lược cho BGĐ và giám sát họ.
BGĐ chịu trách nhiệm trước thể chế này, và thể chế này chịu trách nhiệm trước
ĐHĐCĐ.
- Những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có những lợi ích khác nhau,
đôi khi là những lợi ích xung đột: Sự khác biệt về lợi ích có thể tồn tại giữa
ĐHĐCĐ, HĐQT, BGĐ… Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại trong mỗi bộ phận
quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông (đa số và thiểu số; kiểm soát và không kiểm
soát; cá nhân và tổ chức) hay giữa các thành viên Hội đồng quản trị. Công ty cần
phải xem xét và đảm bảo sự cân bằng giữa những nhóm lợi ích xung đột này.
- Tất cả các bên đều liên quan đến việc định hướng và kiểm soát công ty: ĐHĐCĐ –
đại diện cho tất cả cổ đông, đưa ra các quyết định quan trọng, ví dụ về việc phân
chia lợi nhuận. HĐQT chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát chung, đề ra chiến lược và
giám sát BGĐ. BGĐ điều hành những hoạt động hàng ngày, thực hiện chiến lược đã
đề ra, lên kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lược Maketing,
giao dịch và quản lý tài sản.
- Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù
hợp giữa những bộ phận quản trị và điều hành – và qua đó gia tăng giá trị lâu dài
của các cổ đông.
Quản trị công ty tập trung vào các mối quan hệ giữa công ty và các bên có
quyền lợi liên quan (là các cá nhân, tổ chức có các quyền lợi liên quan trong công ty).
Các bên có quyền lợi liên quan có thể là các nhà đầu tự, các chủ nợ, các nhà cung cấp,
các khách hàng, các cơ quan chức năng địa phương nơi công ty hoạt động.
Tóm lại, quản trị công ty là mô hình để cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa cá
bên liên quan của công ty, nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn và bền vững của công ty.
1.1.1.3 Vai trò của Quản trị công ty
13
Theo các nguyên tắc quản trị công ty OECD năm 2004 thì “Quản trị công ty
là một yếu tố then chốt để đẩy mạnh hiệu quả thị trường, phát triển kinh tế cũng
như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư. Quản trị công ty liên quan đến một tạp
hợp các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, cổ đông và các bên có

Cách thức quản trị công ty có thể quyết định việc công ty dễ dàng tiếp cận
các nguồn vốn nhiều hay ít. Những công ty được quản trị tốt thường gây được cảm
tình đối với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của
công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm tới quyền
lợi của cổ đông.
- Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản
Những công ty cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong quản trị công ty
thường huy động được nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động
của mình. Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của
các nhà đầu tư, nghĩa là rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Vì vậy, việc áp
dụng hệ thống quản trị công ty tốt sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được
những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn.
- Nâng cao uy tín của công ty
Những biện pháp quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao
uy tín của công ty. Lý do là để thực hiện quản trị công ty tốt, các doanh nghiệp luôn
phải tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các chủ nợ và việc đảm bảo tính minh
bạch về tài chính sẽ được xem như là một trong những yếu tố quan trọng trong việc
giành được niềm tin cho nhà đầu tư, từ đó nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu
của doanh nghiệp.
1.1.2 Các mô hình quản trị công ty điển hình trên thế giới
Những lý thuyết quan trọng về sự phân chia quyền lực trong công ty hiện đại
đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước, mà đặc biệt là trong nghiên cứu
mang tính kinh điển của Berler và Means. Các học giả về luật công ty hiện đại quan
tâm đến sự phân tách giữa sở hữu và quản trị, đặc biệt trong các CTCP có nhiều cổ
đông, nhất là các công ty niêm yết, nơi mà các cổ đông chỉ quan tâm đến giá trị cổ
phiếu trên thị trường, cùng với một quyền rất quan trọng là lựa chọn các nhà quản
trị mang lại giá trị cao nhất có thể cho cổ phần của họ. Cũng từ đó, các lý thuyết về
đại diện đã xuất hiện để lý giải mối quan hệ giữa các cổ đông và các nhà quản trị,
15
người ta bàn nhiều về bản chất mối quan hệ giữa cổ đông với người quản lý công ty,

16
tay của HĐGĐ, trừ những vấn đề mà pháp luật hoặc điều lệ công ty qui định phải
thuộc về ĐHĐCĐ. Luật công ty của các nước thuộc dòng họ Anglo-American
thường có một qui định rất quan trọng rằng: công việc kinh doanh của công ty được
quản lý bởi, hay dưới sự chỉ đạo của hội đồng giám đốc (hay các giám đốc). Sự
phân chia quyền lực này khác với việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan của bộ
máy quản trị CTCP vẫn thường thấy trong luật công ty của các nước châu Âu lục
địa, Trung Quốc và Việt Nam. Cũng vì thế, HĐGĐ của các công ty theo mô hình
Anh – Mỹ có rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với những người đồng nghiệp
của họ trong hội đồng quản trị công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc
và Việt Nam. Thậm chí, ở một số nước, HĐGĐ có một quyền có lẽ sẽ làm ngạc
nhiên các cổ đông Việt Nam và nhiều nước khác, đó là việc HĐGĐ – những người
làm thuê – lại quyết định việc chia cổ tức cho các cổ đông – những ông bà chủ!
HĐGĐ bổ nhiệm các thành viên của mình hoặc người khác đảm nhiệm các
công việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Người đứng đầu
của bộ phận điều hành là tổng giám đốc (TGĐ). Pháp luật công ty của các nước
Anh – Mỹ không có qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của TGĐ như trong pháp luật
công ty Việt Nam hay Trung Quốc. Quyền lực của TGĐ sẽ do HĐGĐ quyết định
trên cơ sở ủy nhiệm, vì thế, không phải các TGĐ đều có quyền lực như nhau. Khác
với mô hình TGĐ theo luật Anh – Mỹ, trong mô hình quản trị CTCP theo luật Việt
Nam và Luật Công ty 2005 của Trung Quốc thì TGĐ CTCP xuất hiện như một cơ
quan trong bộ máy quản trị, với các quyền và nghĩa vụ do luật định mà các cổ đông
hay HĐQT chỉ có thể trao thêm chứ không được lấy bớt đi. Tuy nhiên, trên thực tế,
TGĐ trong mô hình quản trị của Hoa Kỳ được coi là mô hình TGĐ mạnh, nhất là
khi Chủ tịch HĐGĐ kiêm nhiệm luôn chức vụ TGĐ, hoặc HĐGĐ ủy quyền mạnh
cho TGĐ. Nếu như Chủ tịch HĐGĐ các công ty lớn ở Anh ít kiêm nhiệm chức
TGĐ, thì đồng nghiệp Hoa Kỳ của họ lại hay kiêm nhiệm hai chức danh này.
Nhưng sau các vụ phá sản của một vài công ty lớn xảy ra đầu thế kỷ 21 ở Mỹ như
Enron, WorldCom, Tyco v.v., việc phân tách hai chức danh này trong các CTCP lớn
ở Mỹ đã là một xu thế rõ rệt.

thể hiện ý niệm về mô hình quản trị công ty hướng về những người có quyền lợi
liên quan, khác với mô hình quản trị kiểu Anh-Mỹ nhằm hướng tới cổ đông. Nếu
mô hình quản trị công ty Anh–Mỹ tập trung vào bảo vệ nhà đầu tư, chủ yếu là cổ
đông; thì cấu trúc quản trị của người Đức và châu Âu, và cả Nhật Bản thường
18
hướng vào việc bảo vệ cả người lao động và chủ nợ. Các nhà làm luật Đức đã khá
khôn khéo trong việc sử dụng cơ chế mang tính cấu trúc để dung hòa lợi ích giữa cổ
đông và người lao động trong nền dân chủ công nghiệp, đặc biệt là trong các giai
đoạn khó khăn xây dựng nước Đức sau chiến tranh. Ở Đức, người lao động có thể
được tham gia trực tiếp vào công việc quản trị CTCP; và người làm thuê ở Nhật
cũng luôn được quan tâm trong thực tiễn quản trị với chế độ lao động suốt đời và có
nhiều nhà quản trị là những người lao động lâu năm trong công ty.
Các chủ nợ ở Đức, Nhật, và châu Âu được bảo vệ mạnh mẽ hơn người cho
vay ở Mỹ. Khác với ở Mỹ, nơi mà các cổ đông định chế thường kiểm soát các
CTCP thì các ngân hàng ở Nhật, Đức và châu Âu có vai trò rất lớn trong việc quản
trị các CTCP. Sự bảo vệ quá mạnh mẽ người cho vay và người lao động đã làm cho
tư bản vốn của những nước này kém năng động hơn so với các nước theo mô hình
thị trường tự do kiểu Anh – Mỹ. Giới luật học thế giới, đặc biệt là ở Anh – Mỹ và
Đức, đã tốn nhiều giấy mực để bình luận và đánh giá mô hình hội đồng kép với sự
tham gia của người lao động của nước Đức. Cũng rất thú vị là, chẳng những các
giáo sư luật Anh – Mỹ không thích cấu trúc quản trị CTCP vì có phần nặng nề và
bảo thủ của người Đức, mà ngay cả nhiều học giả, giáo sư về luật công ty hàng đầu
của Đức như Klaus J. Hopt, Horst Siebert, Harald Baum cũng hoài nghi về tính hiệu
quả của cấu trúc quản trị này trong môi trường toàn cầu hóa. Nước Đức có thể sẽ
giảm mất tính cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nếu họ cứ cứng nhắc
áp đặt cấu trúc quản trị CTCP của mình cho các nhà đầu tư đến từ các nền văn minh
công nghiệp khác. Một thực tế là, mô hình hội đồng kép của người Đức ít được áp
dụng trên thế giới; và sự cạnh tranh của luật công ty Anh-Mỹ cũng đã khiến người
Đức gặp nhiều khó khăn. Người Đức cũng đã chẳng mấy thành công để thuyết phục
các nước EU láng giềng, nơi mà luật dân sự và thương mại Đức đã ăn sâu cắm rễ,

định khi số phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau. HĐGS có thẩm quyền chọn, bổ
nhiệm, cách chức các thành viên của BQT. Không những thế, HĐGS còn tham gia
trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty và
giám sát các hoạt động của BQT. BQT thực hiện chức năng điều hành công việc
kinh doanh hàng ngày của công ty. Các thành viên của BQT cùng nhau chịu trách
nhiệm về việc điều hành, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong mối
liên hệ thường xuyên và báo cáo thường xuyên với HĐGS.
20
Như vậy, HĐGS trong cấu trúc hội đồng hai tầng, ví dụ theo luật Đức, không
giống với BKS hayHĐQT trong các CTCP ở Việt Nam. Bởi lẽ: (i) BKS trong CTCP
ở Việt Nam do ĐHĐCĐ bầu và chỉ có chức năng cơ bản nhất là giám sát công tác
quản lý, điều hành của bộ máy quản trị; (ii) nó không có thẩm quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các thành viên của bộ máy quản lý, điều hành; (iii) cũng
không có chức năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty
như HĐGS theo luật Đức.19 Thứ hai, HĐQT theo luật Việt Nam là cơ quan quản lý
công ty do ĐHĐCĐ bầu chọn, và chỉ bao gồm các thành viên do cổ đông bầu chọn
mà thôi. Khác với ở Đức, người lao động trong các CTCP ở Việt Nam không có
quyền lựa chọn và cử đại diện của mình tham gia HĐQT cũng như BKS. HĐQT
trong các CTCP ở Việt Nam có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ và những
chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty. Nó cũng giám sát bộ máy điều
hành, nhưng nó không có chức năng giám sát rộng như HĐGS theo luật Đức vì một
phần quyền lực này đã thuộc về BKS của công ty theo luật định. Thứ ba, thành viên
của HĐGS theo luật Đức không thể đồng thời có mặt trong BQT, trong khi thành
viên của HĐQT trong CTCP của Việt Nam thì có thể nắm giữ các chức vụ điều
hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.[12]
1.2 Khái quát chung về BKS và vị trí của BKS trong quản trị nội bộ CTCP
1.2.1 Sự cần thiết của BKS trong quản trị nội bộ CTCP
Nếu tạm coi công ty cổ phần là một “nhà nước” thu nhỏ, thì ĐHĐCĐ đóng
vai trò là cơ quan lập pháp – nơi quyết định phương hướng phát triển và những vấn
đề khác của công ty; HĐQT và BGĐ được coi là cơ quan hành pháp – nơi điều hành

những cổ đông có hiểu biết về quản trị công ty cũng như các kiến thức liên quan
đến công ty và có khả năng kiểm soát hoạt động của công ty, cũng có các cổ đông
không có hiểu biết gì chỉ đơn giản là góp vốn vào công ty với mục đích là được chia
lợi tức hàng năm khi công ty làm ăn có lãi.
• Thứ hai, do cần thiết có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành
trực tiếp CTCP.
Sự tách bạch này để bảo quyền lợi hợp pháp của các cổ đông, và đặc biệt để
bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số trong CTCP. Trong CTCP ở Việt Nam
thường theo cơ chế người nào sở hữu nhiều thì sẽ có cơ hội nắm quyền điều hành
nhiều hơn, tuy nhiên gần đây nhiều công ty đã nhận thấy được sự cần thiết tách
22
bạch tài sản giữa người điều hành và chủ sở hữu nên đã thuê những người có kiến
thức chuyên môn trong điều hành công ty tạo ra sự minh bạch trong công ty.
Khi quy mô các CTCP nhỏ, số lượng cổ đông ít, CTCP chỉ có 3 cổ đông thì
thường không có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trực tiếp, mà
thường thì cổ đông sẽ là thành viên của HĐQT. Tuy nhiên khi mô hình công ty lớn
hơn, số lượng cổ đông nhiều hơn, có CTCP có hàng chục cổ đông, cá biệt có những
CTCP lớn trên thế giới có hàng ngàn, hàng triệu cổ đông thì sự điều hành và quản lý
công ty trở nên phức tạp và do đó, cần có một đội ngũ quản tri chuyên nghiệp. Từ
đây, người điều hành trực tiếp công ty có thể không đồng thời là chủ sở hữu công ty
nữa. Mối lo ngại của các cổ đông với tư cách là người chủ sở hữu thực sự của công
ty về việc điều hành CTCP của HĐQT và BGĐ là một mối lo ngại chính đáng và có
cơ sở.
Trên đây là hai lý do cơ bản nhất cho thấy sự cần thiết phải thành lập BKS
trong CTCP. BKS cùng với kiểm soát nội bộ là những phương pháp, chính sách
được thiết kế để ngăn chặn gian lận của các thành viên trong HĐQT, BGĐ… và
giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả làm việc, hiệu quả hoạt động và nhằm đạt
được sự tuân thủ các quy định đã được thiết lập.
1.2.2 Chức năng kiểm soát trong quản trị nội bộ CTCP
Công ty với tư các là một pháp nhân – một thực thể pháp lý độc lập, tự bản thân

của công ty.
1.2.3 BKS trong quản trị nội bộ CTCP ở Việt Nam
Trong tác phẩm “Của cải và dân tộc” (The wealth of Naitons), nhà kinh tế
học nổi tiếng Adam Smith đã cho rằng với đặc tính của công việc quản lý, các cổ
đông không nên kỳ vọng, tin tưởng rằng người quản lý sẽ hành động như họ muốn,
bởi lẽ người quản lý công luôn luôn có xu hướng thiếu siêng năng, mẫn cán và lợi
dụng vi trí của mình để tìm kiếm cái lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là cho các cổ
đông và công ty. Trong nghiên cứu của mình, Adam Smith đã dự đoán xu hướng
phát triển của các công ty hiện đại với sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý, kiểm soát công ty (separation of ownership and control). Trong nghiên cứu
nổi tiếng được công bố năm 1932, Berle và Means khẳng định rằng với sự phát triển
của phương tiện truyền thông hiện đại, việc tổ chức tốt của các thị trường chứng
khoán và sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các nhà đầu tư, vấn đề sở hữu vốn
trong các công ty ngày càng bị phân tán và cổ phần sẽ được sở hữu bởi nhiều chủ
24
thể đa dạng hơn. Hai ông cũng cho rằng, mô hình công ty hiện đại ngày nay là đại
diện của một hình thức mới về tài sản, mà tài sản đó lại được kiểm soát, quản lý bởi
những người quản lý công ty (những người làm thuê) hơn là các cổ đông (những
chủ sở hữu thực sự của tài sản). Từ đó, các học giả này cũng kết luận rằng, có sự
phân tách giữa sở hữu và quản lý, kiểm soát trong các công ty hiện đại.
Theo luật về công ty ở khắp nơi trên thế giới, các cổ đông (ĐHĐCĐ) sẽ có
quyền chọn lựa để bầu, bổ nhiệm các vị trí quản lý quan trọng của công ty. Những
người được bầu, bổ nhiệm như HĐQT hay TGĐ (giám đốc điều hành), sẽ được trao
thẩm quyền ra các quyết định nhất định (theo qui định trong điều lệ công ty) để
hành động cho và vì công ty, cũng như định đoạt tài sản của công ty.
Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ
đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở
để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất
cho người chủ, tức các cổ đông và công ty. Với vị trí của mình, người quản lý công
ty được cho là luôn có xu hướng tư lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status